您现在的位置是:NEWS > Giải trí
‘Nhẹ gánh’ nỗi lo triết học cùng tân sinh viên
NEWS2025-01-26 17:01:25【Giải trí】0人已围观
简介Với Hội thi Olympic toàn quốc các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đườngoai hang angoai hang a、、
Với Hội thi Olympic toàn quốc các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường” (ASSĐ) năm 2015,ẹgánhnỗilotriếthọccùngtânsinhviêngoai hang a các tân sinh viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng với những câu hỏi trắc nghiệm thay vì “cày cuốc” môn Triết học “khó nhằn”.
“Phao” cứu cánh cho tân sinh viên
Sinh viên năm nhất “chân ướt chân ráo” thường gắn liền với những khoảng thời gian vui chơi khá dài hơi và gặp phải một “cơ số” khó khăn khi muốn tìm lại cảm hứng học tập, đặc biệt là với một môn học “mới toe” và gắn mác trừu tượng như Triết học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những môn học vô cùng “nặng đô” đầu tiên mà các tân sinh viên sẽ bắt buộc phải “diện kiến” và vượt qua trong quãng thời gian mới gia nhập giảng đường Đại học.
Điểm chung của các sinh viên “mới cứng” chính là việc chưa quen với môi trường “học như không học” thiên nhiều về việc tự tìm tòi nghiên cứu của giảng đường Đại học. Do vậy, đến giờ Triết học, nhiều bạn sinh viên đã biến chiếc bàn học cứng cáp thành những “chiếc gối” vô cùng êm ái, mơ màng chìm vào giấc ngủ.
Bi quan hơn, Triết học sẽ nhanh chóng trở thành nỗi “ác mộng” làm bạn mất luôn cảm hứng tới lớp mà quấn chặt lấy chăn nằm nhà. Với những bạn sinh viên năm 1 nếu không cẩn thận thì việc phải đối diện với khả năng thi lại hoặc thậm chí học lại Triết học là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy vậy, với Hội thi Olympic toàn quốc các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường” (ASSĐ) năm 2015 được phối hợp tổ chức bởi Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT, Công ty CP Trò chơi Giáo dục Trực tuyến - Egame thì các tân sinh viên đã có được một phương thức bổ trợ vô cùng hoàn hảo cho công cuộc “cày cuốc” môn học “khó nhằn” này.
Cách học trên ASSĐ rất nhẹ nhàng chỉ với việc trả lời câu hỏi thông qua hình thức trắc nghiệm. Chính vì vậy, thay vì cặm cụi ngồi “nhai” kiến thức một cách khô cứng thì bạn chỉ cần đăng nhập và tham gia luyện tập với thư viện câu hỏi phong phú của Hội thi. Thú vị hơn, bạn hoàn toàn có thể rủ bạn hoặc lập nhóm cùng giúp đỡ nhau vượt qua những thử thách “khó mà dễ” của ASSĐ. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất phấn khích khi được “sát cánh” cùng bạn bè học tập thật vui vẻ.
Các bạn sinh viên miệt mài với 1 hình thức học Triết mới |
Chia sẻ về Hội thi, bạn Nguyễn Duy Hải, sinh viên năm 1 khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: ASSĐ là một Hội thi rất thiết thực và thú vị khi các bạn sinh viên có thể tham gia ôn tập kiến thức triết học ngay trên máy vi tính. Hải cũng chia sẻ khi tham gia trả lời các câu hỏi của ASSĐ, bạn đã có thêm những kiến thức quý báu giúp bạn đối mặt với kỳ thi triết học cuối kỳ sắp tới.
Hệ thống câu hỏi phong phú và thực tiễn của ASSĐ được các tân sinh viên đánh giá cao |
Cùng với đó, các câu hỏi trong cuộc thi không hề mang tính chất đánh đố, gây khó khăn cho các SV năm nhất mới toanh. Bằng chứng là một cô bạn xinh xắn có tên là Trần Thị Kim Yến, sinh viên lớp 14KTH1, ĐH Khoa học tự nhiên, TP HCM đã ẵm ngay giải quán quân với số điểm tuyệt đối 700 điểm trong khoảng thời gian 7’23s ngay tuần đầu tiên diễn ra Hội thi ASSĐ.
Nguyễn Thị Kim Yến, một tân sinh viên tự tin với triết học thông qua Hội thi ASSĐ |
Được học, được thi, được giải mang về
Ngoài việc được tiếp cận với cách học Triết mới mẻ và hiện đại, các tân “SV” hoàn toàn có thể trở thành những “thợ săn” thực thụ khi tham gia ASSĐ. Với cơ cấu giải thưởng rất lớn với tổng giá trị lên tới 300 triệu đồng cùng những chuyến du lịch về nguồn dành cho cá nhân và tập thể. Đây sẽ là một sự khích lệ rất lớn để các bạn quyết tâm chinh phục được vị trí cao nhất và trở thành những “nhà triết học” thực thụ.
Không những vậy, hàng tuần, các bạn sinh viên còn có cơ hội gặt hái được những giải thưởng tuần với giải nhất 500 nghìn đồng. Chắc chắn, đây sẽ là những “thu nhập” thiết thực và giúp ích thêm cho sinh hoạt hàng ngày mà bất kỳ tân sinh viên nào cũng mong muốn đạt được.
Vòng thi cá nhân của Hội thi ASSĐ sẽ diễn ra trong vòng 7 tuần trước khi chọn ra được 100 thí sinh xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết xếp hạng trực tuyến vào ngày 10/5 sắp tới. Song song với đó là vòng thi bảng đội tuyển các tỉnh sẽ diễn ra vô cùng hấp dẫn và gay cấn từ ngày 8/4 - 19/5/2015. Sẽ còn rất nhiều cơ hội dành cho tất cả các bạn sinh viên có mong muốn được thử sức và rèn luyện với Triết học.
Mọi thông tin về Hội thi được cập nhật tại:http://anhsangsoiduong.cpvm.vn/
Tấn Tài很赞哦!(61)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
- Yan My: 'Tôi mong sớm được nấu cơm cho người mình yêu'
- Mãn nhãn, mãn nhĩ cuộc thi múa khèn lớn nhất Tây Bắc
- Hot girl Hàn bị 20 gã đàn ông xâm hại tình dục nức nở khi rời tòa
- Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng
- Lắp đặt 200 smart tivi phục vụ bệnh nhân đón Tết
- FPT tiên phong lĩnh vực truyền hình tương tác
- 'Chợ sung sướng': Lọ thuốc 100 nghìn khiến phụ nữ tự nguyện dâng hiến
- Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- Ngẩn ngơ với những màn hoá trang Halloween đẹp mê mẩn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1: Đôi công hấp dẫn
Chị Huyền Anh, tác giả của bài viết, đã có nhiều năm sinh sống, học và làm việc ở nước ngoài. 1. Vì sao bạn muốn định cư nước ngoài?
- Nếu câu trả lời là bạn đi vì muốn có trải nghiệm mới, nắm bắt cơ hội mới thì hãy cứ đi nhưng đừng đóng luôn cánh cửa quay về Việt Nam vì chưa chắc bạn và gia đình sẽ thích thú hay thích hợp với cuộc sống nơi đất khách đâu. Cứ đi, nhưng biết đâu là để trở về.
- Nếu câu trả lời là vì bạn chán ghét Việt Nam thì hãy suy nghĩ lại, đất nước cũng như con người, nơi nào cũng có ưu khuyết điểm riêng.
Tuy Việt Nam có nhiều điều bất cập nhưng cũng có nhiều điểm sáng mà chỉ khi đi xa mới thấy có giá trị: ẩm thực đặc sắc và phong phú, dịch vụ tốt và rẻ (ở nước ngoài bạn phải tự làm hết mọi việc vì thuê người quá đắt), có gia đình và bạn bè (ở xứ người cho dù có cố gắng hoà nhập đến mấy thì bạn cảm giác mình vẫn là người khách lạ thôi).
- Nếu câu trả lời là bạn đi vì tương lai con cái thì hãy hỏi con có hạnh phúc hay có nhu cầu đi nước ngoài không... chứ đừng tự quyết định giùm. Thường con nít không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần có ba mẹ luôn yêu thương và ủng hộ, dù là nhiều tiền hay ít tiền, dù ở trên mảnh đất nào đi nữa. Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ có tương lai hạnh phúc, và hạnh phúc đó là do nó cảm nhận được từ tình yêu của ba mẹ chứ không phải từ nhà trường hay từ một đất nước xa lạ.
Chồng và hai con của chị Huyền. Nhiều gia đình đi vì con nhưng sau đó lại lục đục nơi xứ người do không chịu nổi áp lực của cuộc sống. Khi cha mẹ không hạnh phúc thì làm sao có thể đem lại hạnh phúc cho con? Vì thế theo tôi, hãy cố gắng nuôi con bằng tình yêu thương, sự quan tâm nhiều nhất có thể đến năm 18 tuổi, sau đó gửi con đi du học nước ngoài theo nguyện vọng của con cũng không muộn.
Chưa kể đến chuyện, trẻ con đi học nước ngoài trước 18 tuổi sẽ hấp thụ hầu như toàn bộ tư tưởng kiểu Tây, điểm sáng cũng nhiều nhưng không phải là không có mặt trái. Rồi con cái lớn lên cũng ít chia sẻ hay gần gũi với ba mẹ hơn, thế là nhiều phụ huynh cũng bị sốc và bắt đầu kể lể về sự hy sinh của mình.
Nếu nói về sự thành đạt, tôi không chắc là các bạn Việt kiều giỏi hơn hay giàu có hơn các bạn Việt Nam. Dĩ nhiên môi trường giáo dục tốt là một điều kiện thuận lợi, nhưng đó không phải là tất cả. Một đứa trẻ có nên người và giỏi giang hay không còn tuỳ vào sự uốn nắn của ba mẹ và tố chất riêng của trẻ.
Hãy chọn nơi khiến bạn hạnh phúc nhất rồi con bạn sẽ hạnh phúc theo.
Vợ chồng chị Huyền Anh và hai con. 2. Bạn đã tìm hiểu kỹ về đất nước mình muốn định cư lâu dài chưa?
Bảng xếp hạng các nước đáng sống nhất trên thế giới chủ yếu gồm các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Tuy nhiên, các tiêu chí dùng để đánh giá chỉ mang tính định lượng như tuổi thọ, giáo dục, bình đẳng giới, tài chính, mà không thể hiện được tính định tính, nghĩa là cảm xúc của mỗi con người.
Chưa có ai dám nói người hạnh phúc nhất là người sống lâu nhất, học cao nhất, được đối xử bình đẳng nhất hay giàu có nhất cả. Vậy bạn có chắc là bạn sẽ hạnh phúc hơn khi đến sống ở một nước nằm trong danh sách quốc gia đáng sống đó? Với tôi, đất nước nào cũng có cái hay cái dở, chỉ là phù hợp với ai hay không thôi.
Trước khi quyết định định cư ở một đất nước nào, ngoài việc biết vì sao mình muốn đi, bạn còn cần phải tìm hiểu thật kỹ về mọi chính sách và thực tế cuộc sống hằng ngày tại đó nữa.
Ví dụ như hồi tôi ở Pháp, an sinh xã hội tại đó rất tốt, đặc biệt là cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp (sinh viên, thất nghiệp...). Nhưng khi bắt đầu đi làm và đóng thuế, tôi thấy lương của mình bị cắt bớt 23% cho các khoản bảo hiểm xã hội, rồi mua nhà mua xe cũng tốn kha khá cho bảo hiểm bắt buộc các loại.
Ngoài ra, hàng năm phải đóng các khoản thuế đủ thứ tên khác: thuế GTGT 20%, thuế TNCN, thuế tài sản, thuế nhà, thuế nghe nhìn, thuế năng lượng, thuế rác thải... Không có cái gọi là miễn phí ở đây, muốn nhận trợ cấp hay hưởng chế độ an sinh tốt thì bạn phải đóng thuế nhiều, chứ chính phủ không phải tự in tiền để lo cho dân.
Gia đình chị Huyền Anh khi ở Pháp. Đi khám bệnh tuy là không tốn tiền (vì đã đóng bảo hiểm y tế bắt buộc) nhưng nhiều khi phải ngồi chờ cả buổi, hay lấy hẹn từ trước đó cả tuần hoặc cả tháng, tuỳ là khám tổng quát hay chuyên khoa. Có lúc chờ đến lượt khám bệnh thì bệnh cũng đã tự hết hoặc chuyển nặng thêm rồi.
Khi gửi con đi học thì phải theo tuyến, vậy nên lúc chọn thuê hay mua nhà cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khu có trường tốt thường là nhà giá cao, còn nhà rẻ thường nằm trong khu lộn xộn và dĩ nhiên chất lượng trường học cũng bị ảnh hưởng.
Học phí gần như là miễn phí cho mọi công dân nhưng các phụ phí khác (ăn trưa, hoạt động ngoại khoá...) lại chênh lệch rất nhiều giữa các gia đình tuỳ theo thu nhập.
Các gia đình nhận trợ cấp thì phải đóng rất ít, còn nếu ba mẹ cùng là cấp bậc quản lý có khi phải trả các khoản phụ phí gấp chục lần các hộ "nghèo" (tôi phải viết trong ngoặc kép vì nhiều người vẫn đầy đủ sức lao động nhưng không thích đi làm mà ở nhà nhận trợ cấp).
Tóm lại, nếu muốn an sinh tốt, bạn phải sẵn sàng đóng thuế cao ở các nước phát triển. Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu có thu nhập cao, bạn vẫn có thể dành ra một khoản tiền để mua bảo hiểm hay đầu tư để chi trả cho các khoản chi phí giáo dục, y tế cao cấp.
Một bên là các khoản dự trữ bắt buộc do chính phủ thu thông qua thuế, một bên là các khoản dự trữ tự nguyện do bạn tự cân đối theo nhu cầu của mình, thực tế là không khác nhau.
Vợ chồng chị Huyền Anh từng sống ở Pháp 7 năm, ở Úc 1 năm và đi du lịch hầu hết các nước châu Âu, châu Á. 3. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng về vật chất và tinh thần chưa?
Nhiều người suy nghĩ đơn giản là chỉ cần bán hết nhà cửa và thu gom tài sản chuyển qua nước ngoài là xong. Nhưng chi phí sinh hoạt ở các nước phát triển đắt đỏ hơn ở Việt Nam rất nhiều.
Đôi khi, bán một căn nhà to ở trung tâm thành phố lớn tại Việt Nam chỉ mua được một căn hộ nhỏ tại ngoại ô thành phố ở nước ngoài, thậm chí không đủ tiền phải vay nợ mấy chục năm.
Nhiều người nghĩ ra nước ngoài ai cũng mua được nhà và xe, nhưng không biết rằng phần lớn là phải vay ngân hàng để mua và mất cả đời để trả nợ. Rồi hoá đơn hằng tháng, tiền thuế hằng năm phải trả cũng là những khoản tài chính khổng lồ dễ gây stress.
Về tinh thần thì khó có thể giải thích được hết nỗi lòng của người tha hương. Nhiều khi phải đi xa rồi mới thấm thía được thế nào là nỗi nhớ từng góc phố, từng món ăn, từng khoảnh khắc ấm áp bên gia đình, bạn bè...
Ở các nước phát triển, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, cộng thêm cuộc sống mưu sinh bận rộn khiến người ta ít quan tâm đến nhau. Đồng nghiệp cũng chỉ xã giao trong công việc chứ ít khi trở thành bạn bè thân thiết.
Thế là nhiều cộng đồng người Việt ra đời để bầu bạn với nhau. Tuy nhiên, đôi khi trong các hội nhóm đó có những người cũng không hẳn là hợp tính hay cùng tần số với mình để có thể trò chuyện rôm rả. Nhưng làm gì có nhiều sự lựa chọn. Ở đây chỉ giới hạn giữa chọn bạn Tây hay bạn ta, chứ không còn là chọn bạn có cùng tính cách hay cùng sở thích nữa.
Chị Huyền Anh và gia đình trong chuyến du lịch ở Singapore. Cuộc sống đắt đỏ và bận rộn như một guồng quay công nghiệp nuốt chửng từng người. Trong tuần ai cũng bận đi làm đến 6-7h tối mới về, tất bật cơm nước, lo cho con cái xong thì cũng chỉ muốn leo lên giường ngủ.
Cuối tuần thì sáng thứ bảy nhà nào cũng lo đi siêu thị mua sắm cho cả tuần, sau đó lo dọn dẹp nhà cửa hết ngày, đến chủ nhật thì đưa con ra công viên chơi hoặc hẹn hò ăn uống ở nhà bạn (vì mọi hoạt động vui chơi giải trí hay nhà hàng đều đắt đỏ, đi nhiều là không có tiền trả nợ ngân hàng).
Nếu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho các thử thách trên thì có thể đi thử một năm để xem liệu gia đình mình có thích ứng cuộc sống xứ ấy không. Nếu chỉ đi vài ngày hay một tháng kiểu thăm dò thì bạn vẫn chỉ là khách du lịch cưỡi ngựa xem hoa, chưa kịp thấm thía nỗi nhớ nhà, sự cô đơn hay các áp lực dồn dập từ cuộc sống thường ngày.
5 cử chỉ tay cần tránh để khỏi rắc rối khi ra nước ngoài
Có những cử chỉ tay là 'vô thưởng vô phạt' ở đất nước bạn nhưng lại có thể gây khó chịu cho nhiều người ở nước ngoài.
">'Định cư nước ngoài
Ếch sông chỉ bé tý bằng đồng xu đã vô tình “du lịch” miễn phí từ Nam Phi sang Anh Người phụ nữ tìm cách nhốt con ếch trong một chiếc hộp rồi gọi điện cho RSPCA (Hiệp hội Hoàng gia phòng chống hành vi tàn ác với động vật. Đây là tổ chức từ thiện nhằm thúc đẩy phúc lợi động vật, hoạt động tại Anh và xứ Wales) nhờ sự hỗ trợ.
Các chuyên gia của RSPCA đã đưa con ếch tới một trang trại địa phương, nơi chuyên thu nhập những động vật đặc biệt. “Chú ếch dường như vẫn đang xem xét điểm đến mới của mình. Có vẻ nó chưa quen với khí hậu lạnh lẽo ở Anh vì từng sinh sống ở một nơi ấm áp hơn”, một chuyên gia của RSPCA cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, họ từng nhận những cú điện thoại nhờ sự hỗ trợ của hành khách khi bất ngờ thấy thằn lằn, ếch, cua hay thậm chí cả nhện độc trong hành lý sau mỗi chuyến đi nước ngoài trở về.
“Có người còn giật mình thấy cả những con bọ cạp có khả năng gây chết người xuất hiện trong túi hành lý. Tôi hi vọng hành trình đáng chú ý của chú ếch nhỏ này sẽ nhắc nhở khách du lịch luôn kiểm tra kỹ vali của mình trước khi về nhà, để không phải nhận được những “món quà” bất ngờ tương tự”, chuyên gia RSPCA cho biết.
Quốc Việt
TheoDM
">Một chú ếch vô tình “du lịch” miễn phí cả chặng đường dài 12.800km
- Được vợ trước của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà se duyên trước khi qua đời, cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi (1918 - 1997) về làm dâu nhà đại gia khi tuổi đời còn khá trẻ.
Kỳ 3>>Cuộc sống ngắn ngủi trong biệt thự sang trọng của vợ đại gia Hải Phòng
Kỳ 2>>Cuộc sống khó tin trong biệt thự của thương gia giàu có
Kỳ 1>>Chuyện rút nhẫn kim cương, hiến 10.5kg vàng của doanh nhân đất Cảng
Ít ai biết, đằng sau thành công của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) là hai người vợ giỏi giang.
Nếu như người vợ Đinh Thị Nhiêu đã dốc lòng cùng cụ Sơn Hà gây dựng những nền tảng đầu tiên thì người vợ ba Nguyễn Thị Ngọc Mùi giúp chồng phát triển sản nghiệp lên một tầm cao hiếm có.
Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà - Nguyễn Thị Ngọc Mùi Giai nhân đất Kinh Bắc
Cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi (quê gốc Hải Dương) là con gái một viên quan nhỏ ở Bắc Ninh.
Thời ấu thơ của người con gái này khá êm ấm, đủ đầy. Ngọc Mùi sống cùng gia đình trong căn nhà rộng rãi, trồng nhiều hoa hồng, loại hoa mà cụ yêu thích nhất.
Nguyễn Thị Ngọc Mùi thời thiếu nữ. Cha cụ Mùi luôn hi vọng con gái theo nho học, sau này theo làm nghề thầy thuốc nhưng với suy nghĩ tiến bộ, muốn thoát khỏi những lễ giáo phong kiến đè nặng lên vai người phụ nữ đương thời, Ngọc Mùi muốn lên Hà Nội theo văn hóa tây học.
Năm đó Nguyễn Thị Ngọc Mùi mới qua 9 tuổi, không đủ điều kiện thi. Nhờ sự vận động của thầy giáo, Ngọc Mùi được thi và đỗ vào trường Breux (hay gọi là trường Hàng Cót, Hà Nội). Cụ Mùi trọ học ở phố Hàng Trống, nơi ở của vợ chồng người bác họ buôn bán nước mắm và bán sơn.
"Mẹ tôi ngày đi học 2 buổi. Bà luôn giữ giờ giấc sinh hoạt điều độ, đi học là về nhà tuyệt nhiên không bao giờ la cà ngoài đường. Ông ngoại còn mời thầy giáo đến nhà dạy tiếng Pháp cho con gái", họa sĩ Sơn Trúc - con gái cụ Mùi và doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, chia sẻ.
Họa sĩ Sơn Trúc bên thêm biệt thự Nguyễn Sơn Hà. Những năm đi học, cô gái này nổi tiếng là người khẳng khái, học giỏi. Trong các kỳ thi, môn tiếng Pháp và Toán, Ngọc Mùi luôn được điểm 10 đến mức các thầy giáo nước ngoài phải ngạc nhiên.
“Mẹ tôi thường kể, ngày còn đi học cụ chỉ tâm niệm học thành tài để làm lên nghiệp lớn chứ không phải để viết thư tình. Bởi vậy năm 16 tuổi mẹ đẹp rực rỡ, được nhiều thanh niên để ý, tán tỉnh nhưng bà đều bỏ ngoài tai", họa sĩ Sơn Trúc kể tiếp.
Cuộc hôn nhân với đại gia Hải Phòng
Gia đình doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và bác của cụ Mùi có mối quan hệ thân tình, bạn làm ăn lâu năm. Khi người vợ hai của doanh nhân Sơn Hà lâm bệnh nặng, biết mình chẳng sống được bao lâu nữa đã cậy nhờ bạn mai mối cho chồng mình với Ngọc Mùi.
Bởi cụ thấy cô gái đó tuy tuổi trẻ nhưng chững chạc, con nhà nề nếp nên cố gắng se duyên, hi vọng thay mình chăm sóc đàn con thơ.
Cụ Mùi bên chồng và các con chồng sau ngày cưới. Cụ Nhiêu mời cụ Mùi đến nói chuyện: “Tôi thấy gia đình em gia giáo, em lại đứng đắn, thùy mị. Nếu em nhận lời làm vợ ông nhà tôi, có thể sau này con tôi đỡ khổ”.
Sau cuộc gặp đó, cụ Nhiêu qua đời. Suốt một năm, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà thường lên Hà Nội bàn việc làm ăn, cũng tiện để thăm và tìm hiểu cụ Mùi theo di nguyện của vợ.
Cụ Sơn Hà không tỏ tình lãng mạn mà thẳng thắn bày tỏ với cụ Mùi: “Tôi rất bận, ngoài kinh doanh còn có các công việc xã hội. Tôi không như thanh niên khác, hàng tuần đưa vợ con đi xem chiếu bóng, nhảy đầm. Nếu cô giúp tôi trông nom đàn con nhỏ để rảnh tay hoạt động thì thực là điều đáng quý”.
Tuy nhiên cụ Mùi vẫn kiên quyết chối từ cuộc hôn nhân này vì ngại cụ Sơn Hà giàu có, danh vọng, lại hơn mình 24 tuổi trong khi bản thân còn trẻ, mang nhiều hoài bão.
Thế nhưng hoàn cảnh gia đình cụ Mùi bắt đầu sa sút, mọi gánh nặng dồn lên vai người mẹ khốn khổ. Thương mẹ sớm hôm vất vả, cụ Mùi đã đồng ý về làm dâu Hải Phòng năm tròn 18 tuổi.
Người vợ ba của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà chụp ảnh trong khu vườn hoa của biệt thự rộng 2000 m2. Đám cưới giai nhân và vị thương gia giàu có diễn ra khá đơn giản. Ngày cưới, nhà gái làm vài mâm ở Bắc Ninh, sau đó nhà trai lên rước dâu từ 4 giờ sáng.
Về làm vợ kế, dạy dỗ 5 người con riêng của chồng, cụ Mùi gặp vô vàn khó khăn. Người con trai cả của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà tên Sơn Lâm chỉ kém cụ Mùi vài tuổi.
Đây cũng là lý do khiến Sơn Lâm thường không vâng lời mẹ kế. Cụ Mùi nghĩ: “Sơn Lâm có 5 anh em, nếu không dìu dắt được anh cả thì các em cũng khó nên người”. Vì vậy cụ đã tìm cách giáo dục, uốn nắn con cả của chồng.
Khi Sơn Lâm hỗn với mình, cụ Mùi không đánh mà dẫn các con ra mộ cụ Nhiêu rồi khấn: “Em nhận việc nuôi dạy các con nên người hữu ích, nay Sơm Lâm đã phụ công, hỗn láo, nói bậy. Em xin trao trả Sơn Lâm cho chị. Mong chị lượng thứ cho”.
Tất cả các con của cụ Nhiêu đều òa khóc, riêng Sơn Lâm thì quỳ xuống mộ mẹ đẻ và hứa không bao giờ làm như như vậy nữa. Từ đó các con của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà đều yêu mến, nghe lời người mẹ kế.
Chủ nhật nào cụ Mùi cũng cùng chồng đưa các con ra thăm mộ mẹ, để các con lần lượt kể những thành tích và những việc chưa làm được trong tuần. Việc này trở thành lệ, dù chồng vắng nhà cụ Mùi vẫn duy trì.
Không muốn dựa dẫm tiền bạc vào chồng, ngay khi kết hôn được một thời gian, cụ Ngọc Mùi bắt tay vào xây dựng sự nghiệp riêng cho mình.
Qua một số mối quan hệ, cụ học hỏi việc buôn bán bất động sản, dần trở thành bà chủ, nắm trong tay nhiều tài sản lớn, không phụ thuộc chồng về kinh tế.
Căn biệt thự ở Lạch Tray (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) xây dựng trên mảnh đất 2.000 m2. Mảnh đất này cụ Mùi mua lại của người bạn gốc Hoa.
Ngoài căn biệt thự kể trên, cụ Mùi còn sở hữu nhiều căn biệt thự ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Hà Nội và vô số căn nhà lớn nhỏ ở các thành phố lớn.
Những năm tháng cuối đời, cụ Mùi sống lặng lẽ trong căn biệt thự cũ kỹ, phủ bóng những vết bụi thời gian. Nơi cụ và các con lưu giữ ký ức đẹp đẽ về người chồng.
Năm 1997, sau chuyến về thăm Bắc Ninh cùng con gái Sơn Trúc, cụ lên cơn đau tim rồi đột ngột qua đời, khép lại cuộc đời của giai nhân một thuở.
Chuyện rút nhẫn kim cương, hiến 10.5kg vàng của doanh nhân đất Cảng
Trong Tuần lễ vàng, doanh nhân Sơn Hà không ngần ngại rút chiếc nhẫn quý bằng platin, cẩn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng nhà nước.
">Lời tỏ tình kỳ lạ của đại gia Hải Phòng và giai nhân kém 24 tuổi
Nhận định, soi kèo Famalicao vs Estrela, 22h30 ngày 25/1: Đạp đáy vươn lên
- Mặc dù quá quen thuộc với những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học viên lái xe, tuy nhiên giây phút nữ học viên đạp nhầm chân ga, va chạm với xe ô tô khác khiến anh Tuấn Anh hoảng hốt.
Chạm vào vùng 'nhạy cảm', vị khách 80 tuổi khiến cô gái tái mặt
Bên trong biệt thự hơn 2.000m2 của đại gia lừng lẫy Hải Phòng
Phụ xe buýt lặng người trước 'gia tài' bỏ quên của người lạ mặt
Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
Vài năm trở lại đây, việc sở hữu một chiếc xe ô tô riêng không còn quá khó với nhiều gia đình khá giả. Kéo theo đó là nhu cầu học lái xe ngày càng tăng, đặc biệt là đối tượng chị em phụ nữ.
11 giờ trưa chủ nhật, nắng rát mặt nhưng anh Phạm Tuấn Anh (SN 1983), thầy giáo dạy lái xe tại một trung tâm ở Hà Nội, vẫn tranh thủ kèm cặp học viên tập lái trên thực địa, chuẩn bị cho buổi thi thực hành vào đầu tuần.
Thầy giáo Phạm Tuấn Anh trong một buổi dạy thực hành Tranh thủ giờ giải lao, anh dành cho chúng tôi ít phút trò chuyện. Trung bình 1 tháng anh hướng dẫn cho khoảng 15 - 20 phụ nữ đến học.
“Ngoài dạy đi thi, tôi còn bổ túc cả tay lái cho học viên có bằng nhưng không kinh nghiệm thực tế. Mỗi lần ngồi lên xe là họ bắt đầu hồi hộp, quên cả thao tác điều khiển.
Tình trạng có bằng nhưng không lái được xe khá phổ biến. Thường thì dạy cho đối tượng nữ sẽ lâu hơn, kỳ công so với học viên nam.
Quan trọng là giúp họ điều tiết tâm lý, xây dựng phản xạ và kỹ năng xử lý. Muốn họ làm được điều đó, người dạy phải đưa họ cọ xát các tình huống cụ thể.
Ví dụ, lái trên các địa hình từ bằng phẳng đến đồi núi, ban đêm, sương mù, trời mưa, đường ùn tắc. Hay cách lùi xe cho chuẩn”, thầy giáo sinh năm 1983 chia sẻ.
Theo thầy giáo, để nắm được các kỹ năng thuần thục, học viên cần trải qua khoảng 1000 km với tất cả các tình huống kể trên.
Anh Tuấn Anh chia sẻ, việc nắm chắc các kỹ năng khi lái xe là yếu tố rất quan trọng Anh Tuấn Anh cho biết, mình từng làm nghề lái xe nhưng sau đó bén duyên với công việc đào tạo, đến nay đã hơn 10 năm. Quãng thời gian đó, người đàn ông này đã trải qua nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
“Làm nghề này tưởng đơn giản, nhàn hạ nhưng thực tế nó cũng đầy rẫy áp lực, căng thẳng và nguy hiểm.
Quá trình thực hành, không may học viên lái xe sơ sẩy, gặp va chạm, trong khi mình ngồi bên cạnh hướng dẫn, nếu không xử lý khéo léo rất dễ gây ra xung đột…”, thầy giáo dạy lái xe bộc bạch.
Anh cho hay, cách đây 3 tháng, anh kèm cho nữ học viên 45 tuổi, làm sếp một công ty bất động sản. Mặc dù có tài xế nhưng nữ đại gia vẫn thích tự lái xe. Chị đã có bằng nhưng chưa bao giờ đủ dũng cảm điều khiển xe ra đường nên nhờ anh Tuấn Anh phụ đạo.
Công việc bận rộn, phần lớn chị chỉ học được 2 ngày cuối tuần hoặc giờ nghỉ trưa. Để tạo điều kiện cho học viên, anh Tuấn Anh thường cho họ tự bố trí lịch dạy kèm vào giờ rảnh rỗi.
Vị sếp nữ tiết lộ với thầy giáo, mình thi bằng với số điểm rất cao nhưng không hiểu sao, cứ nghĩ đến việc ngồi sau vô lăng là tim đập, chân run.
Buổi đầu tiên học, mặc dù được anh Tuấn Anh trấn an, chị vẫn bối rối, đôi lần quên mất phanh nằm ở đâu. Nhờ hệ thống phanh phụ trên xe, anh xử lý kịp thời, tránh những tai nạn đáng tiếc.
Hệ thống phanh phụ thường thấy trên các xe tập lái. Tuy nhiên, khi xe đi đến khu vực Hà Đông (Hà Nội), một chiếc xe máy bất ngờ đi từ dưới lên, cắt ngang đầu xe ô tô, rẽ vào ngõ. Nữ học viên hoảng hồn, phanh gấp, đạp nhầm luôn vào chân ga, va quệt với chiếc xe sang bên cạnh.
Mặc dù đã quá quen với những tình huống này nhưng anh Tuấn Anh vẫn cảm thấy nghẹt thở khi hai xe va vào nhau.
Chủ phương tiện là người đàn ông đeo kính cận bước xuống, chặn đầu xe. Người này đập cửa kính, bắt đầu lăng mạ lái xe vì tội lái ẩu. Ông ta còn yêu cầu bồi thường khoản tiền sửa chữa xe.
Nữ đại gia thấy hai xe không hề hấn gì nên tỏ ý phản đối, nói hơi khó nghe. Bực mình, ông ta lớn tiếng, gọi người nhà đến, đòi đánh nhau. Hai người mặt đỏ tía tai, chỉ chực xông vào cho đối phương một trận.
Trước tình cảnh lộn xộn, ầm ĩ, anh Tuấn Anh xin lỗi, giải thích rằng đây chỉ là chuyện không may, do học viên đang tập lái. Lúc này quan sát thấy biển đề xe tập lái người đàn ông kia mới dịu lại, lên xe bỏ đi.
“Bên cạnh truyền đạt kinh nghiệm, tôi cũng nhắc học viên luôn giữ thái độ hòa nhã trong bất kể tình huống nào. Vì có đánh nhau, mình cũng thiệt”, anh Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, anh cho hay, tình huống kể trên chỉ là hi hữu, hiếm khi xảy ra. Vẫn theo lời thầy giáo sinh năm 1983, một nguyên tắc anh thường dặn dò các học viên nữ khi học lái xe ô tô là chú ý trang phục. Họ tuyệt đối không được mặc váy ngắn hay sử dụng giày cao gót.
Anh cho hay, quá trình lái xe, nhiều trường hợp run quá, gặp sự cố, thay vì đạp vào phanh, họ đạp luôn chân ga. Thầy giáo ngồi ghế phụ kêu đưa chân khỏi bàn đạp ga nhưng học viên tinh thần hoảng loạn, buộc anh phải cầm chân họ nhấc ra.
Vì thế để tránh hiểu lầm đáng tiếc nảy sinh giữa thầy và học viên, anh lưu ý họ mặc quần dài.
Trước khi học, thầy giáo Tuấn Anh thường nhắc nhở học viên nữ chú ý trang phục. Đặc biệt không nên dùng giày cao gót. “Một đồng nghiệp mới vào nghề của tôi từng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi dạy lái xe cho cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Cô ấy thuê thầy dạy riêng, không muốn ghép lớp. Buổi đầu tiên, nữ học viên đó mặc váy ngắn, thầy nhắc nhở nhưng cô bỏ ngoài tai.
Khi gặp sự cố trên đường, cô gái bấn loạn, chân ấn vào bàn đạp ga. Trong tình thế gấp rút, bạn tôi cầm chân cô gái đó kéo ra.
Cô gái bất ngờ quay sang tát thầy vì cho rằng mình bị sàm sỡ rồi nằng nặc đòi lại tiền”, thầy giáo này nhớ lại.
Lý giải về việc khuyến cáo không nên đi giày cao gót khi điều khiển ô tô, thầy giáo cho biết thêm: "Thực tế, việc sử dụng giày cao gót làm nguy cơ tai nạn tăng cao.
Mặt tiếp xúc nhỏ khiến chân dễ trượt khỏi bàn đạp. Hậu quả sẽ khôn lường nếu đó là một tình huống phanh khẩn cấp. Bên cạnh đó, đôi gót dài có thể mắc kẹt làm vô hiệu hóa đôi chân của người lái".
Ngoài ra, trường hợp học viên nữ thi bằng lái tới 4 lần vẫn không đỗ vì vấn đề tâm lý khiến anh Tuấn Anh nhớ mãi. Người phụ nữ đó ngoài 30 tuổi, nhìn trông cứng cỏi, mạnh mẽ nhưng hễ lên xe là toát mồ hôi hột.
Chị chán nản, bỏ ngang, phải 1 năm sau mới tiếp tục luyện tay lái. Trước giờ thi, anh Tuấn Anh phải gọi điện động viên. Khi đạt điểm tuyệt đối, chị nhảy cẫng lên vì sung sướng, chia sẻ rằng: "Cảm giác còn vui hơn cả đỗ đại học".
(Còn nữa)
Luật 'ngầm' trong gia đình đại gia 70 tuổi ở Hà thành
Cách vài tháng lại xuất hiện một phụ nữ ôm bụng bầu đến nhà đòi vị đại gia 70 tuổi phải có trách nhiệm. Trước tình hình này, các con ông đưa ra luật ngầm: Bất kể ai mang con đến, đòi tiền bạc phải đưa đi giám định ADN.
">Quý bà váy ngắn ngồi sau vô
- - Tùng Dương bày tỏ quan điểm trước những ồn ào của cuộc tranh luận gây bão với Hồ Quỳnh Hương và Dương Khắc Linh trên ghế nóng The X-Factor.
Cực đoan nhưng không bảo thủ
Anh tự nhận thấy mình là người cực đoan hay quyết liệt trong nghệ thuật?
- Tôi nghĩ hai tính từ ấy đều cần thiết để vẽ nên chân dung của một người nghệ sĩ thực thụ. Nếu là người không có chính kiến trong nghệ thuật thì tác phẩm sẽ không tới và không thể hiện được bản sắc trong phong cách nghệ thuật của mình. Tôi biết nhiều nghệ sĩ rất cực đoan. Cực đoan đến mức bảo thủ. Nhưng đó cũng là điểm yếu của người nghệ sĩ, nếu không biết lắng nghe, mặc kệ xung quanh, không cần nghe ý kiến đóng góp của ai thì bản chất rồi cũng sẽ dậm chân tại chỗ, tự dung túng cho mình những thứ sai lệch cho bản thân. Để có được thành công ngày hôm nay, tôi nghĩ mình khá cực đoan và rất quyết liệt, nhưng tôi không bảo thủ.
Có phải vì sự quyết liệt với nghệ thuật này khiến anh có những tranh luận gây bão với Hồ Quỳnh Hương và Dương Khắc Linh về sự dễ dãi trong cách đưa ca khúc và giới thiệu giọng ca trẻ ra công chúng?
- Ai cũng có tôn chỉ nghệ thuật của mình. Điều gì tôi nói đã nói, tôi cũng không muốn nhắc lại nữa. Bạn đã thấy vì để bảo vệ quan điểm nghệ thuật của mình, nên tôi nghiêm khắc đến mức khắc nghiệt. Tôi cho rằng tôi đã làm đúng với những điều mình suy nghĩ, tôi không cố tình hạ bệ hay xúc phạm ai cả.
Và bạn cũng có quyền chê tôi hát dở một bài hát nào đó trong những bài tôi hát nếu thực sự nó không lay động được bạn. Tôi sẽ rất vui vì chúng ta thẳng thắn với nhau. Nghệ thuật là phải thẳng thắn, sòng phẳng và công tâm. Không thể ép tôi thích được. Hãy nhìn vào thực tế, những ca khúc có ca từ chất lượng gần đây đếm trên đầu ngón tay, thị phần đã được chiếm lĩnh bởi những ca từ phản cảm, tiêu cực hoặc hời hợt, nhạt nhẽo...
Chúng ta vẽ và khắc họa cuộc sống xung quanh, không có nghĩa rằng chúng ta thể hiện cái nhìn hời hợt, vô cảm, vô tâm. Các bạn trẻ ngày nay, một bộ phận không nhỏ đang tự dung dưỡng và thẩm thấu cho mình những điều đó. Tôi chỉ cảnh báo như vậy theo quan điểm của tôi. Chứ một mình cá nhân tôi không thể thay đổi được thói quen nghe nhạc của một bộ phận khán giả trẻ. Nhưng biết sao được, bạn là người thế nào không khó thể đọc được bạn trong cách nghe nhạc, trong cách sống, thẩm mỹ...
Tùng Dương nghĩ mình khá cực đoan và rất quyết liệt, nhưng không bảo thủ
Không biến học sinh thành bản sao
Nhạc sĩ Quốc Trung vừa có bài trả lời phỏng vấn trong đó có nhắc đến thực trạng các ca sĩ trẻ hiện giờ chỉ đầu tư cho nhan sắc và quần áo, anh có chung quan điểm hoặc có ý kiến không?
- Tôi rất đồng quan điểm với nhạc sĩ Quốc Trung. Chúng tôi thực sự vẫn cho rằng giá trị cao nhất nằm chất gỗ chứ không phải là nước sơn. Đó là điều kiện tiên quyết để trở thành người nghệ sĩ thực thụ. Còn trở thành “ngôi sao” thì lại khác. Bạn có nhiều cách để trở thành ngôi sao, nhưng trở thành nghệ sĩ thực thụ thì chỉ có thực chất mà thôi.
Mỗi người nghệ sĩ sẽ có những đặc thù khác nhau, trong đó quan trọng nhất là mức độ tài năng cũng như tính cách, mục tiêu hình ảnh hướng tới khác nhau. Khi ngồi ghế nóng X Factor, nhiều ý kiến cho rằng Tùng Dương đang muốn người khác phải đi con đường mình đã chọn. Họ thắc mắc những lời khuyên của anh với các ca sĩ trẻ liệu có còn đúng đắn trong thời showbiz “trăm hoa đua nở” như hiện nay?
- Mọi người hãy nhìn học trò của tôi là có thể trả lời được câu hỏi này. Tôi không bao giờ có ý định biến học sinh thành những bản sao của mình, mà luôn tìm những thế mạnh, bản sắc riêng của các em để phát triển. Nếu có sự áp đặt duy nhất thì chính là sự văn minh mà tôi đòi hỏi ở cách bạn trong việc thể hiện một ca khúc hoặc tạo dựng hình ảnh cho mình. Tôi tin những lời nói của tôi sẽ nhận được sự chia sẻ của những bạn trẻ mong muốn tiếp thu và nghĩ tới những điều lâu dài trên con đường nghệ thuật chứ không phải những giá trị trước mắt. Không ai có thể lựa chọn con đường cho chính mình ngoài minh cả. Nhất thời và lâu dài - tuỳ các bạn tự lựa chọn!
Trước khi tư vấn, hay góp ý cho một giọng ca trẻ trên cương vị giám khảo hay huấn luyện viên, Tùng Dương thường cân nhắc những yếu tố gì? Anh có nghe câu cái gì tốt nhất với mình chưa chắc đã tốt cho người khác, chưa? Anh đã bao giờ để ý kiến chủ quan của mình áp đặt lên các thí sinh?
- Thay vì đưa ra những lời nhận xét khen ngợi,tung hê quá lời có thể gây sự ảo tưởng cho các em khi không nhìn nhận đúng thực lực của mình, tôi chọn cách thẳng thắn. Thật khó để nghe những lời chê,nhưng dù có khó đón nhận thế nào,tôi cũng phải nói. Bởi những lời cảnh tỉnh cũng chính xuất phát từ những kinh nghiệm, những bài học sâu sắc của bản thân mình đã đúng kết. Bạn đã thấy rất nhiều những quán quân gần đây, sau các cuộc thi họ gần như mất hút. Sự thực là sự định hướng cho họ ở góc độ nhất thời. Vì vậy câu chuyện ai đúng ai sai không để tranh cãi, mà quan trọng nhất là kết quả thực tế của từng cá nhân. Các bạn trẻ cũng không khó để nhận ra những lời khuyên nào là có tâm với mình, hay những lời khen ngợi theo kiểu "đầu môi chót lưỡi".
Giám khảo The X-Factor cho biết sẽ luôn bảo vệ quan điểm của mình đến cùng
Bảo vệ sự nhân văn trong nghệ thuật
Khi nhận xét hay phản pháo ý kiến một ai đó, Tùng Dương có phải cân nhắc từng câu từng chữ để tránh người nhận cảm thấy tổn thương không?
- Bản thân tôi cũng thực sự không muốn làm ai bị tổn thương. Tôi chỉ nói những gì mà tôi cảm thấy là đúng theo quan điểm nghệ thuật của tôi. Và nói xong không có ác cảm, hay để bụng. Tôi bảo vệ cho sự nhân văn trong nghệ thuật. Anh muốn làm gì thì cốt lõi trong nghệ thuật vẫn phải là sự nhân văn. Sự nhân văn là giá trị cao nhất của loài người. Chúng ta sống trong xã hội phát triển, vì vậy hãy tôn trọng những quan điểm làm nghệ thuật vươn tới chân thiện mỹ và những giá trị tích cực. Tôi là thế, tôi sẽ luôn bảo vệ quan điểm của mình đến cùng.
Coi hoà nhạc “Điều còn mãi” như người bạn thân
Lần thứ 3 anh được mời biểu diễn tại hòa nhạc “Điều còn mãi”, cảm xúc của anh như thế nào?
- Hai năm liên tiếp tôi được mời tham gia biểu diễn hoà nhạc “Điều còn mãi” của VietNamNet. Và năm nay là năm thứ ba, tôi nghĩ chắc do mình đã làm tốt ở những chương trình trước và tôi cảm thấy rất vui khi tiếp tục lại được báo VietNamNet tín nhiệm.
Tôi là vậy, khi nhận lời tham gia bất cứ một chương trình nào, tôi luôn hết mình trong công việc và nghiêm túc từ những buổi tập luyện. Và đến năm thứ ba liên tiếp này, tôi coi hoà nhạc “Điều còn mãi” như một người bạn thân thiết của mình, cứ vào dịp lễ 2/9 tôi lại được cất cao tiếng hát với cảm xúc quen thuộc mà tươi mới tại thánh đường Nhà hát Lớn Hà Nội.
Với tác phẩm “Người là niềm tin tất thắng”, anh có chút lo sợ nào không khi đây là tác phẩm đã gắn với tên tuổi của thày anh, NSND Quang Thọ?
- Khi tôi được học tại Học viên âm nhạc Quốc gia VN, thầy giáo Quang Thọ có dạy chúng tôi rằng "khi một tác phẩm các em chưa từng hát và cảm thấy chưa tự tin để hát, nếu trong tương lai giải quyết được nó có nghĩa là mình đã vượt qua chính mình".
Bài hát này đã có nhiều những thế hệ nghệ sĩ thể hiện thành công. Tôi không nghĩ là mình phải tìm cách vượt qua được họ, tôi thể hiện với tâm thế là một nghệ sĩ nhạc nhẹ cũng có thể hát những tác phẩm kinh điển theo lối hát hiện đại và mang hơi thở của thế hệ ngày hôm nay.
Và được hát tôn vinh Bác Hồ - vị cha già dân tộc trong kỷ niệm ngày lễ Quốc khánh, ngày mà Bác đã đọc tuyên ngôn độc lập thì quả là một điều thật ý nghĩa. Đó là lý do tôi chọn tác phẩm "Người là niềm tin tất thắng" một tác phẩm dạt dào tình cảm và đầy hào sảng.
Anh được giới chuyên môn ca ngợi khi biết cách làm mới các tác phẩm nhạc đỏ kinh điển. Cách nào giúp anh làm mới nhạc đỏ mà không khiến các thế hệ đi trước phật lòng, lại được thế hệ trẻ đón nhận?- Có rất nhiều cách để khai thác hay làm mới những ca khúc chính thống. Tuy nhiên, chúng ta thực hiện đó với thái độ như thế nào, đó mới là điều quan trọng. Vì giờ đây ai cũng biết mỗi thời một khác, các nghệ sĩ gạo cội họ như những người đã khai phá ra cách hát chuẩn mực cho nhạc đỏ, và chúng tôi vẫn luôn luôn muốn giữ những tinh thần hảo sảng, bất khuất, kiên cường ấy.
Chỉ khác là chúng tôi được sinh ra trong thời bình, thì lòng yêu nước lại được thể hiện theo một tâm thế khác, luôn mong muốn đất nước giàu đẹp, luôn muốn ca ngợi vẻ đẹp của những người anh hùng như những tấm gương noi theo từ quá khứ. Chúng tôi nghĩ mình chính là cầu nối cho các thế hệ tiếp theo tiếp nhận và gìn giữ những giá trị truyền thống.
Cũng có những sự làm mới của các bạn trẻ vì không đúng tinh thần nên vẫn bị các bậc tiền bối không ngại ngần chê thẳng thừng đấy thôi (cười). Nếu có bị chê, tôi nghĩ chắc không phải do người xưa bảo thủ đâu, mà do các bạn trẻ có thể đã ẩu và chưa thực sự dành nhiều tâm sức khi hát những bài hát ấy. Do đó họ chưa thể thuyết phục được những đôi tai khắt khe. Và một điều nữa theo quan điểm của tôi, đã hát chính ca - những tác phẩm ca ngợi quê hương đất nước thì phải hát với một tâm thế hào hùng, tươi sáng, tự tin và khỏe khoắn.
Dự định của anh trong năm nay thế nào?
- Tôi bắt tay thực hiện cuốn album "Tùng Dương - Hits" gồm những bài hát hit của tôi trong suốt hơn 1 thập kỷ qua và hoàn thành DVD Thập kỷ hoan ca. Tôi đã nhận lời tham gia rất nhiều những chương trình lớn và ca những concert của riêng tôi từ nay tới cuối năm. Còn CD "Rễ cây" với nhạc sĩ Sa Huỳnh vì thay đổi nhà sản xuất nên sẽ rời lại. Mong rằng dự án âm nhạc nào cũng sẽ nhận được sự quan tâm của khán giả ruột của mình và của công chúng. Còn bây giờ trước mắt, tôi phải tập luyện thật tốt 2 tác phẩm để lại thăng hoa trong chương trình hoà nhạc "Điều còn mãi" (cười).
- Xin cảm ơn anh!
Chương trình hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" 2016 sẽ trở lại với công chúng yêu nhạc vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên VTV3, tiếp sóng trên VietNamNet. "Điều còn mãi 2016" dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn do báo VietNamNet tổ chức với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi. Các ca sĩ Đăng Dương, Tùng Dương, Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương sẽ đồng hành cùng "Điều còn mãi 2016".
Việt Anh
">Tùng Dương: Không cố tình hạ bệ hay xúc phạm ai cả
- Với vé máy bay hạng thương gia nội địa của Vietnam Airlines, bạn sẽ không phải lo xếp hàng chờ đợi làm thủ tục, trải nghiệm phòng chờ sang trọng, không gian khác biệt, sử dụng công nghệ giải trí tiên tiến... ở độ cao 10.000m trên không.
Chất lượng dịch vụ 4 sao quốc tế
Nếu như trước kia, vé thương gia chỉ bán tốt trên các đường bay quốc tế thì vài ba năm trở lại đây, tỷ lệ lấp đầy ghế thương gia nội địa trên mỗi chuyến bay của Vietnam Airlines tăng trưởng ấn tượng. Quan niệm chặng bay ngắn không cần và không đủ thời gian để “sang chảnh” đã hoàn toàn thay đổi khi Vietnam Airlines không ngừng nâng cấp, hoàn thiện chất lượng dịch vụ 4 sao quốc tế, đảm bảo những người chi tiền mua vé thương gia thực sự được hưởng trọn tiện ích của một thượng đế thực thụ trên bất cứ hành trình bay nào.
Mua vé hạng thương gia nghĩa là hành khách sẽ nhận được những ưu đãi đặc biệt, chăm sóc đến từng chi tiết từ dịch vụ mặt đất đến trên không. Dù chuyến bay khởi hành trong giờ cao điểm, sân bay nườm nượp người thì khách cũng không phải lo xếp hàng chờ đợi làm thủ tục vì đã có quầy phục vụ check-in riêng, và số lượng khách thương gia trên mỗi chuyến bay không nhiều (tối đa chỉ tương ứng khoảng 10% số chỗ).
Chế độ ưu tiên còn được áp dụng cho các thủ tục mặt đất ở tất cả các công đoạn soi chiếu an ninh, lên máy bay, nhận hành lý, phòng chờ Bông sen. Tranh thủ trước giờ lên máy bay, hành khách có thể tìm đến các khu chức năng trong phòng chờ Bông sen để ăn uống, đọc sách, nghỉ ngơi, mát xa... Nếu dư dả thời gian, hành khách cũng có thể tắm gội, lấy lại cảm giác hoàn toàn thoải mái, thư giãn trước chuyến bay, tiết kiệm thời gian dù điểm đến là trở về nhà hay đi công tác.
Nhưng điều mong chờ nhất đối với hành khách “chi bạo” mua vé thương gia chính là ở dịch vụ trên máy bay, bao gồm tiện nghi ghế ngồi, chất lượng phục vụ, ẩm thực, giải trí đều được cung cấp hiệu quả với sự kín đáo và riêng tư, đảm bảo tính cá nhân hoá ngày càng cao. Ấn tượng đầu tiên của hành khách khi bước vào khoang máy bay là được tiếp viên nồng hậu chào bằng tên riêng, giúp treo áo khoác, cất hành lý cùng vật dụng cá nhân và chào đón khách bằng đồ uống giải khát tuỳ chọn... như quy trình phục vụ của khách sạn 5 sao.
Không gian riêng tư, thư giãn khác biệt
Trên những chiếc máy bay tân tiến Boeing 787-9 Dreamliner, mỗi ghế ngồi thương gia là một không gian riêng tư vì các hàng ghế cách nhau tới 106,6cm, được xếp theo cấu hình 1-2-1 (gồm 7 hàng, 4 chỗ). Chỉ cần bấm các nút điều khiển để ngả phẳng ghế 180 độ là đã có thể được nằm trên chiếc giường êm ái với chăn ấm nệm êm.
Từ mỗi chỗ ngồi, hành khách đều có thể lựa chọn hình thức giải trí yêu thích như xem phim qua màn hình tivi cá nhân15,4 inch, nghe nhạc theo chương trình giải trí tự chọn bằng tai nghe chống ồn, điều chỉnh ánh sáng tự động qua nút bấm trên cửa sổ để có một không gian riêng tư, tận hưởng được cảm giác thư giãn tuyệt vời như ở khách sạn 5 sao.
Ở dòng máy bay Airbus 350, ghế thương gia vẫn là thiết kế thông minh đột phá có thể ngả 180 độ để biến thành giường phẳng hoàn hảo, màn hình giải trí cá nhân, ngăn chứa hành lý rộng rãi và thiết kế hạng ghế xen kẽ giúp hành khách dễ dàng di chuyển đến lối đi khi cần thiết mà không ảnh hưởng đến các hành khách bên cạnh.
Theo lịch khai thác của Vietnam Airlines, siêu máy bay Boeing 787-9 và Airbus 350 vẫn được đưa vào khai thác trên các đường bay Hà Nội - TP.HCM nên khách bay nội địa hoàn toàn có thể được trải nghiệm dịch vụ 4 sao quốc tế như đối với chặng bay đường dài, chỉ khác biệt ở suất ăn và chương trình giải trí được điều chỉnh cho phù hợp với hành trình bay.
Bay nội địa, hành khách sẽ đồng hành nhiều hơn với những chiếc A321/A321 neo nhưng ngay cả khi bị hạn chế về không gian và cấu tạo do đặc điểm của dòng máy bay thân hẹp một lối đi, ghế thương gia của Vietnam Airlines trên tàu bay nhỏ vẫn rất đáng đồng tiền bát gạo. Vì mỗi vị trí đảm bảo cách nhau vừa đủ để tạo không gian thoải mái cho hành khách nghỉ ngơi, thư giãn.
Đặc biệt, sự tiên phong của Vietnam Airlines trong ứng dụng công nghệ giải trí không dây (wireless streaming) trên A321neo cho phép mọi hành khách sử dụng các thiết bị cá nhân vốn rất đa dạng hiện nay từ máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh... để truy cập vào thư viện giải trí của máy bay, cùng với các tiện ích vượt trội khác theo tiêu chuẩn 4 sao sẽ đem lại cho hành khách sự hài lòng.
Ẩm thực hạng thương gia trên các chuyến bay nội địa cũng là niềm tự hào của hàng không quốc gia và là trải nghiệm đặc sắc đối với hành khách. Trên các đường bay khoảng 2 giờ, hành khách sẽ được phục vụ bữa ăn tiêu chuẩn gồm bữa sáng, trưa và bữa giữa buổi.
Các bữa chính có salad rau, sữa chua, món nóng với 3 lựa chọn theo khẩu vị cá nhân và tráng miệng bánh ngọt, trái cây, được phục vụ trong bộ đồ ăn bằng sứ sang trọng, tinh tế như tiêu chuẩn nhà hàng cao cấp. Nhâm nhi ly vang trắng (hoặc đỏ) hảo hạng khi thưởng thức đồ ăn và nghe một bài hát yêu thích tìm thấy trong “kho” âm nhạc giải trí của hệ thống AVOD trên máy bay, bạn sẽ chạm đến khoảnh khắc thư giãn tuyệt vời trong không gian hoàn toàn khác biệt ở độ cao 10.000m trên không.
Ngọc Minh
">Vé hạng thương gia nội địa Vietnam Airlines có gì đặc biệt?