Thời gian qua, tỉnh cũng chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở, ngành liên quan thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Trong lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, đổi mới công nghệ áp dụng các công cụ hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, thương mại điện tử, ứng dụng sản xuất thông minh.
Đặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện Dự án “Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Nam Định”; đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị trực tuyến được xây dựng hoàn thiện với tên miền là https://ndtex.vn thu hút hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng thông tin bán hàng cũng như tìm mua các sản phẩm công nghệ, thiết bị.
Đối với nông nghiệp, ưu tiên ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp…
Đến nay, đã có 52 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tem điện tử thông minh (QR-Code) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho gần 150 dòng sản phẩm, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chống gian lận thương mại cho các sản phẩm nông sản thực phẩm.
Đối với phát triển xã hội số, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; tận dụng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng. Số hóa tài liệu, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ứng dụng, phát triển nền tảng hỗ trợ khám, tư vấn, chữa bệnh từ xa, từng bước xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh, hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng dựa trên nền tảng công nghệ số…
Để tạo thuận lợi cho tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 77/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ đổi mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Minh Hoan cho biết, để thúc đẩy chuyển đổi số, trước tiên là chuyển đổi nhận thức, tiếp đó là ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuyển đổi số. Mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển, chuyển đổi số, trong đó việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực có ý nghĩa sống còn và là cơ hội để phát triển ngành, lĩnh vực.
Thanh Hải
" alt=""/>Nam Định: Ứng dụng công nghệ thông minh đẩy nhanh chuyển đổi sốTheo Cục Chuyển đổi số quốc gia, trong năm 2022, Bộ TT&TT có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số cho tối thiểu 10.000 lượt cán bộ nhà nước, phổ cập kỹ năng số cơ bản cho tối thiểu 10 triệu lượt người dân. Các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số giúp thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia và tạo ra thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ số.
Việc xây dựng và đưa vào hoạt động nền tảng học trực tuyến mở đại trà chính là cách tiếp cận mới trong bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng. Nếu như trước đây các khóa học trực tiếp với số lượng tham gia hạn chế thì hiện nay cách làm mới là xây dựng tài liệu số và tổ chức học trên nền tảng số.
Nửa đầu năm 2022, Bộ TT&TT đã hoàn thành 3 khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 1.648 công chức, viên chức là đội ngũ nòng cốt về chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương trên nền tảng OneTouch. Đặc biệt, tháng 9 vừa qua, Bộ TT&TT bắt đầu tổ chức phổ cập kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân tại 63 địa phương và bồi dưỡng về chuyển đổi số cho lãnh đạo UBND cấp xã. Đến nay, có gần 6 triệu lượt truy cập vào nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch. Tổng cộng 117.158 lượt cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương được bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số.
Riêng với các địa phương, bên cạnh những chương trình tập huấn tự tổ chức, đã có hơn 41.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng về chuyển đổi số qua nền tảng OneTouch. Nhiều tỉnh thành như Hải Phòng, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Nam, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Dương… chỉ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức bằng phương thức trực tuyến qua nền tảng số.
Để thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng và tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho các đối tượng phù hợp, trong đó ưu tiên hình thức bồi dưỡng, tập huấn qua nền tảng học trực tuyến mở đại trà.
Hướng dẫn kỹ năng số cơ bản cho ít nhất 10 triệu người dân
Đối với các Tổ công nghệ số cộng đồng, tính đến hết tháng 9/2022, đã 159.132 lượt truy cập, tham gia khóa tập huấn dành riêng cho đối tượng này trên nền tảng OneTouch. Cũng trong tháng 9, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã phối hợp với Trung ương Đoàn, các địa phương và các doanh nghiệp ICT tổ chức bồi dưỡng trực tiếp cho Tổ công nghệ số cộng đồng tại 55/63 tỉnh, thành phố.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện Vietnam Post, một trong những doanh nghiệp đồng hành triển khai chương trình bồi dưỡng kỹ năng số cho các Tổ công nghệ số cộng đồng cho biết, việc cử nhân sự tham gia đào tạo cũng là tiền đề để các dịch vụ số của đơn vị như sàn thương mại điện tử Postmart, ví PayPost… đến gần hơn với người dân. Với việc huy động doanh nghiệp ICT tham gia chương trình, Bộ TT&TT mong muốn tạo sự gắn kết doanh nghiệp với các địa phương, đồng thời mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ.
Hiện nay, các thành viên của hơn 61.000 Tổ công nghệ số cộng đồng trên cả nước với nòng cốt là lực lượng thanh niên đã và đang “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số. Riêng trong “Tháng 10. Tháng tiêu dùng số”, Bộ TT&TT đặt mục tiêu tối thiểu 10 triệu người dân Việt Nam được phổ biến, hướng dẫn các kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, sử dụng phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản và sử dụng các nền tảng số Việt Nam khác do địa phương lựa chọn để giải quyết bài toán của mình.
Vân Anh
" alt=""/>Nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch đã có gần 6 triệu lượt truy cậpTrẻ bị nhiễm virus RSV thường có những dấu hiệu khởi phát gồm nghẹt mũi, sổ mũi, ho nhẹ và sốt. Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 ngày và dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm ho, thở khò khè và thở gấp.
Nhóm trẻ dễ chuyển nặng khi nhiễm RSV gồm trẻ sơ sinh; sinh non; bệnh tim bẩm sinh; bệnh phổi mãn tính và suy giảm miễn dịch; bệnh sơ nang; hội chứng Down, bại não; thời điểm sinh gần với mùa RSV.
Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh nhân nhiễm virus RSV. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp thích hợp để phòng tránh cho trẻ.
Ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh. Ngoài ra, giữ không gian sống và vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát; không có khói, bụi, khói thuốc lá, vệ sinh mũi họng thường xuyên. Người lớn có biểu hiện ho, cảm lạnh không tiếp xúc với trẻ, hạn chế ôm hôn. Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo ở khuỷu khi ho hoặc hắt hơi.