Jack Ma, người giàu nhất Trung Quốc hiện nay, lên tiếng phủ nhận tình trạng người lao động kiệt sức khi làm việc tại các công ty công nghệ ở nước này. Trong một bài blog đăng tải ngày 12/4, ông nói: “Để được làm việc theo văn hoá 996 là phúc lớn”.
Luật lao động Trung Quốc quy định người lao động không làm tăng ca hơn 35 giờ mỗi tháng. Song nhu cầu của ngành công nghiệp đã khiến phần lớn nhân viên các công ty công nghệ phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối suốt 6 ngày trong tuần.
“Đây là một cuộc biểu tình phản đối với chi phí thấp, hài hước và đậm tính nghệ thuật”, tài khoản GitHub giải thích. “Chỉ có những bưu kiện gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, quyền và lợi ích của người khác mới bị coi là phạm pháp. Chưa kể chi phí mua và gửi một bản sao bộ luật là rất rẻ, ước tính ít hơn 5 nhân dân tệ (khoảng 0,74 USD)”.
Ngoài Alibaba, chủ nhân hoạt động “nghệ thuật biểu diễn” này còn khuyến khích người tham gia bỏ ra nhiều hơn 0,74 USD để gửi thêm những bản sao bộ luật cho một số lãnh đạo của các công ty công nghệ.
Danh sách có bao gồm Richard Liu, CEO của JD.com, và Ren Zhengfei, người sáng lập Huawei. Địa chỉ thư tín đến trụ sở các công ty trên cũng được chia sẻ rộng rãi.
Ông Ren Zhengfei, nhà sáng lập Huawei, cũng nằm trong "tầm ngắm" của cư dân mạng. Ảnh: Gizmodo. |
Các bản sao Luật lao động Trung Quốc sẽ được gửi đi ngày 4/5 tới. Đó là Ngày Giới trẻ quốc gia Trung Quốc, được thành lập năm 1949 để kỷ niệm cuộc biểu tình của sinh viên nước này chống lại chủ nghĩa đế quốc vào cuối Thế chiến I.
Hồi cuối tháng ba, một người dùng đã tạo ra kho lưu trữ có tên 996.icu trên GitHub. Kho lưu trữ này giải thích cách văn hóa 996 vắt kiệt sức lực người lao động thế nào, dẫn tới những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn.
Bài đăng kết thúc với câu “Developers Lives Matters” (Sự sống của các nhà phát triển cũng quan trọng), dùng lại ý tưởng của chiến dịch “Black Lives Matter” hồi 2015 để bảo vệ quyền lợi cho người da màu tại Mỹ.
Nhanh chóng nhận được hơn 30.000 sao, 996.icu trở thành chủ đề phổ biến số một. Nhiều nhân viên từ các công ty công nghệ đã bày tỏ sự thất vọng của họ khi phải làm việc quá sức.
Người dùng iPhone các đời máy từ 6 đến 7 Plus đều có thể tham gia khởi kiện bằng cách điền mẫu tại website baterrydown.vn. Sau hơn một tháng đã có 4.616 người tham gia vụ kiện.
Hồ sơ vụ án được gửi đến Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên phía toà án đã dời lịch xét xử hai lần để có thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ.
Ngày 12/2, Toà án nhân dân TP.HCM đã trả lời bằng văn bản yêu cầu phía bị hại cung cấp thêm chứng từ liên quan đến đăng ký kinh doanh của Apple tại Việt Nam, cụ thể là công ty TNHH MTV Apple Việt Nam.
Trả lời Zing.vn, luật sư Trần Mạnh Tùng cho biết việc Apple Inc xin lỗi công khai và thừa nhận lỗi này được đăng tải trên website của hãng. Nhưng trong đó, hãng không đề cập chính sách bồi thường thiệt hại hay giải pháp để nhanh chóng khắc phục lỗi cho người tiêu dùng ở Việt Nam.
"Không những vậy, Apple Inc còn đưa ra khuyến nghị thay pin để đảm bảo hiệu suất máy, làm cho người tiêu dùng thiệt hại rất nhiều về kinh tế. Việc làm này của Apple không những không phải là giải pháp tích cực cho người tiêu dùng mà còn là một giải pháp mang tính kinh doanh nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận cho bị đơn bằng việc gây thiệt hại cho người tiêu dùng", phía bị hại cho biết.
"Chúng tôi chỉ yêu cầu Apple đưa ra các giải pháp sửa chữa, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và ngăn chặn việc gây thiệt hại cho người tiêu dùng ở Việt Nam", vị luật sư nói thêm. Tuy nhiên mức thiệt hại và chi phí mong muốn đền bù vẫn chưa được bên đệ đơn đưa ra.
Ngoài ra tin đồn về việc Apple sẽ cung cấp tính năng bật tắt việc kiểm soát hiệu năng khi thiết bị chai pin ở phiên bản iOS 11.3 sẽ không ảnh hưởng đến hồ sơ vụ kiện. "Hồ sơ vụ kiện nêu ra những sai phạm của Apple trong quá khứ và yêu cầu đền bù, khắc phục thiệt hại. Những động thái sau đó không được xét vào hồ sơ", luật sư Tùng cho biết.
Dự kiến trong một tuần tới, phía bị hại sẽ nhanh chóng hoàn thành các giấy tờ liên quan mà toà án yêu cầu. Hiện tại hồ sơ vụ kiện đã lên tới 600 trang.
Theo Zing
" alt=""/>Sau 1 tháng, đơn kiện Apple làm chậm iPhone tại VN vẫn chưa được xử lýVào năm nay, iPod sẽ bước sang tuổi 18 khi có nhiều dấu hiệu cho thấy sản phẩm này sẽ hồi sinh trong năm nay. Không chỉ là bước đột phá đầu tiên về công nghệ của Apple kể từ khi cuộc chiến PC kết thúc, sản phẩm này đã khởi đầu cho một chuỗi các thành công tiếp theo của Apple, với iPhone, App Store và Apple Watch. Đầu những năm 2000, Apple trở thành tiêu chuẩn cho sáng tạo và thiết kế. Mọi công ty khác đều buộc phải theo đuôi họ hoặc sẽ chết.
Tuy nhiên, Apple phiên bản năm 2019 đã khác xa thực tế đó. Trên sân khấu của "sự kiện đặc biệt" vài tuần trước, CEO Tim Cook đã giới thiệu một loạt các dịch vụ mới: Apple TV+, bước đi đầu tiên của công ty tiến vào lĩnh vực streaming nội dung, Apple Arcade, dịch vụ gaming và Apple News+, dịch vụ thuê bao tin tức.
Thật không thể tin nổi! Apple đang ở đâu suốt 6-7 năm qua vậy? Mảnh đất của các dịch vụ này đã ngày càng chật chội hơn trong suốt những năm qua, và giờ đây, công ty sáng tạo nhất hành tinh lại đang nhảy vào đó.
Apple TV+ tự nói mình là một dịch vụ tuyệt vời khi không hề có thông tin nào về giá, ngay cả khi đó là mảng kinh doanh quá nhiều sự cạnh tranh. Thay vào đó, Apple lại mời các tên tuổi như Oprah và Steve Carrell để đánh lạc hướng sự chú ý người xem khỏi màn diễn dở dang của mình.
Cho đến nay, điểm sáng đáng chú ý nhất trong sự kiện vừa qua lại là Apple Card, một "loại thẻ tín dụng hoàn toàn mới" nhưng thực ra cũng giống như chiếc thẻ tín dụng bình thường. Đây chắc chắn không phải chiếc thẻ đầu tiên có mức lãi thấp, hoàn tiền thanh toán và không phí.
Không chỉ vậy, ngay cả với các lĩnh vực mà Apple từng đi đầu, như những giải pháp cho người sáng tạo, cũng không còn sáng tạo như trước nữa.
Trong khi đó, Microsoft, đối thủ từng bị chế nhạo trong clip quảng cáo của Apple lại đột nhiên trở nên hấp dẫn các nhà sáng tạo trẻ tuổi.
Chiếc Surface Studio khổng lồ của họ, được xem như giấc mơ của các nhà thiết kế, với các chức năng và đặc tính thẩm mỹ tưởng chừng như chỉ thấy trên sản phẩm của Apple. Đối tượng khách hàng tưởng chừng luôn là kẻ xa lạ với Microsoft nhưng giờ đây lại đang tìm đến họ. Điều gì đang xảy ra vậy?
Có lẽ đối với một CEO như ông Tim Cook, người vốn không phải nhà sáng lập, việc sáng tạo không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi đam mê khám phá của công ty đang dần cạn kiệt, mầm mống của sự tự thỏa mãn đã bắt đầu phát triển, và trước cả khi Apple kịp nhận ra nó, một làn sóng các sáng tạo công nghệ mới đã ập đến và sắp lướt qua mà họ không hề hay biết.
Có lẽ đã đến lúc Apple và đội ngũ lãnh đạo của mình cần một hướng tiếp cận mới. Họ cần làm lại tư duy của mình như đối thủ truyền kiếp Microsoft đã từng làm. Có lẽ Tim Cook có thể học hỏi điều đó từ CEO đương nhiệm của Microsoft, ông Satya Nadella.
Đặt khách hàng lên trước túi tiền
Trong tháng Năm năm 2015, gần một năm sau khi ông Nadella lên nắm quyền, Microsoft đã đưa ra một thông báo quan trọng. Windows 10 sẽ là bản Windows cuối cùng của họ. Từ năm 1985 đến nay, Windows luôn là nguồn thu lớn nhất của Microsoft, thế nhưng giờ đây nó lại không còn chỗ đứng trong tương lai của công ty nữa.
Windows dưới thời ông Nadella đã trở thành một thứ rất khác so với trước đây.
Tất nhiên chiến lược của Microsoft còn quan trọng hơn thế nữa. Họ chuyển mình theo một mô hình mới: Windows sẽ biến thành một dịch vụ. Thay vì yêu cầu người dùng chi ra hàng trăm USD mỗi năm để có phiên bản mới, họ sẽ phát hành Windows 10 như một bản nâng cấp miễn phí cho người dùng hiện tại và liên tục đưa ra các bản cập nhật cũng như cải thiện khác.
Ông Nadella biết rằng, khi có ngày càng nhiều người dùng và thiết bị chạy Windows, các nhà phát triển sẽ càng được khuyến khích làm giàu thêm hệ sinh thái cho Microsoft, một chiến thắng kiểu win-win-win cho cả Microsoft, người dùng và cộng đồng nhà phát triển.
Ngược lại, chiến lược sản phẩm của Apple dường như đang cố vơ vét từng đồng từ khách hàng của mình. Mỗi điện thoại hay laptop mới đều cần các phụ kiện để hoạt động phù hợp. Các phụ kiện này đang làm bảng theo dõi doanh thu của Apple dày lên mỗi ngày nhưng nó lại làm người dùng ngày càng bực bội vì các phiền phức của nó. Thay vì tìm cách giải quyết, Apple lại ra mắt thẻ Apple Card như một mánh lới để vơ vét thêm doanh thu từ người dùng.
Hướng ra bên ngoài, không phải nhìn vào bên trong
Trước khi ông Nadella đảm nhiệm chức vụ CEO, tăng trưởng của Microsoft phần lớn được xem xét dựa trên vị thế của công ty ở các thị trường hiện tại và cách thức để cải thiện vị thế đó. Góc nhìn đó đã chịu trách nhiệm cho thất bại thảm hại của Microsoft trên thị trường di động.
Thay vì tự hỏi "Vấn đề mới nào chúng ta cần giải quyết cho người dùng?" Microsoft lại tự hỏi "Làm thế nào để gia tăng thị phần?" Điều này dẫn tới một quyết định đau đớn: thương vụ thâu tóm Nokia trị giá 8 tỷ USD. Bước đi này trở thành một thảm họa khi chẳng ai cần thêm một hệ điều hành di động thứ ba nữa.
" alt=""/>Khi sức sáng tạo đang dần cạn kiệt, Apple nên học hỏi Microsoft để quay lại vị thế xưa