Trong 6 tháng đầu năm 2024, quận Bình Thủy đã triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính với 9.038 hồ sơ đã được số hóa, ở 31 loại kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thành phố cấu hình trên hệ thống kho dữ liệu số hóa (cấp quận 19 loại kết quả, cấp phường 12 loại kết quả), đạt tỷ lệ 50,33%.
Các đơn vị thực hiện trao đổi công việc thông qua hộp thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản và điều hành, tỷ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử cấp quận đạt trên 99,35%, cấp phường 99%. Các đơn vị cấp quận tiếp nhận trên 24.430 văn bản đến, cấp phường 15.112 văn bản.
Số lượng văn bản đến được luân chuyển và chuyển đến lãnh đạo phòng ban công chức để xử lý 63.749 lượt, đã thực hiện xử lý 56.604 lượt, tỷ lệ văn bản đến đã được xử lý đạt trên 88,8%.
Tình hình thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tính đến ngày 31/5/2024, tỷ lệ hồ sơ giải quyết bằng hình thức trực tuyến thuộc thẩm quyền của UBND quận đạt tỷ lệ 89,99% ở 40 thủ tục, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến các phường đạt từ 57% - 98,4% với 18 thủ tục hành chính.
Trên địa bàn quận hiện có 32 thủ tục hành chính phát sinh hồ sơ thanh toán trực tuyến, với 4.421 hồ sơ đã thực hiện thanh toán trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ đã thực hiện thanh toán trực tuyến đạt 69,63%.
" alt=""/>Cần Thơ: Bình Thủy đẩy mạnh chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vựcBộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa ra giải pháp “kiềng ba chân” nhằm khắc phục những vấn đề ngành đang gặp phải
Theo Bộ trưởng Tiến, bên cạnh việc phải xây dựng y tế cơ sở chăm sóc con người; tăng chất lượng chăm sóc tại bệnh viện và cơ sở vật chất, chân thứ ba để đảm bảo kiềng ba chân là phải nâng cao chất lượng nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng cho biết, sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật Giáo dục Đại học. Vì vậy, cần phải có một cơ chế đào tạo riêng cho ngành Y tế.
“Sáu năm ra trường phải học thêm một năm để thực hành. Tiếp theo, phải thi toàn quốc để có chứng chỉ hành nghề với đánh giá của hội đồng giáo dục quốc gia độc lập. Sau đó, cần phải học chuyên khoa ít nhất 2-3 năm thì mới có thể hành nghề. Như thế mới đảm bảo chất lượng đào tạo và theo mô hình chuẩn quốc tế”.
Đồng thời, đào tạo ngành y tế, theo Bộ trưởng Tiến nên đi theo hai hệ. Một, hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu. Hệ thế hai là thực hành tức bác sĩ chuyên khoa và rất quý giá trong thực hành.
"Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, cũng không thể nói tương đương, càng không thể nói hệ này kém hệ kia. Mỗi hệ là một nghề mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ" - Bộ trưởng Tiến nói.
Thúy Nga
Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định: Cá nhân tôi là Bộ trưởng phản đối và kiên quyết chống tiêu cực.
" alt=""/>Bộ trưởng Y tế: Học Y ít nhất 9 năm mới có thể hành nghềJJ và cậu anh trai khuyết tật |
Chị Rachel Wright đã đăng tải bức ảnh cậu con trai 10 tuổi JJ – người đã không nghỉ buổi học nào trong năm và cậu được thưởng một buổi tối vui chơi ở trung tâm vui chơi địa phương.
Chia sẻ trên Facebook, chị Wright đã giải thích lý do tại sao con trai chị sẽ không nhận phần thưởng này.
4 lý do đó như sau:
1. Chúng tôi không tặng thưởng cho sự may mắn. Trong gia đình này, chúng tôi nghĩ đến nhiều lý do nhất có thể để khen ngợi bọn trẻ. Chúng tôi sẽ tổ chức ăn mừng và khen thưởng chúng, nhưng việc đủ may mắn để không bị ốm ngày nào không phải là một trong số những lý do đó. Thằng bé may mắn không bị sốt, không bị tai nạn hay bệnh mãn tính.
2. Giải thưởng đi học đủ 100% (100% Attendance Awards) có thể làm cho những đứa trẻ hay ốm yếu bị kỳ thị. Trong gia đình này, bạn sẽ không phải xấu hổ khi bị ốm, bị tổn thương hoặc yếu đuối.
3. Thằng bé không kiểm soát được việc đi học đều 100%. Trong gia đình này, bạn không tự hào về những thứ mà mình không làm. Thằng bé không hề kiểm soát việc đi học đều. Tôi là người đưa con đến trường và việc đi học hay nghỉ học là quyết định của tôi. Tôi mới là người được tặng thưởng (nếu có).
4. Chúng tôi sẽ cho con nghỉ học 5 ngày vào cuối kỳ học này. Trong gia đình, chúng tôi đánh giá cao trường học và công việc, nhưng chúng tôi cũng hiểu tầm quan trọng của việc tạo dựng những kỷ niệm và nghỉ ngơi. Vì thế, con trai chúng tôi sẽ kết thúc năm học sớm một tuần và đi Ý thay vì tham gia tiệc cuối năm, xem phim và chơi trò chơi cuối năm học (với sự cho phép của nhà trường).
Bà mẹ người Anh cũng cho rằng việc tặng thưởng cho trẻ khi đi học đều sẽ gửi một thông điệp sai tới bọn trẻ. “Chúng ta đang dạy bọn trẻ về những giá trị gì? Chúng ta đang dạy chúng điều gì về việc tìm đến nhau và chăm sóc cho những người ốm yếu hay tàn tật trong cộng đồng của chúng ta?” – chị viết.
“Tôi hiểu tầm quan trọng của việc đi học đều, nhưng phải có những cách tốt hơn để giúp những gia đình và những đứa trẻ không đi học đều vì có lý do chính đáng”.
Bài viết của chị trên Facebook nhận được hơn 25 nghìn lượt “like”, rất nhiều phản hồi từ các bậc cha mẹ và giáo viên.
Trong một phản ứng sau đó, chị nói rằng chị tôn trọng tất cả những ý kiến đồng tình và không đồng tình. Bà mẹ này cũng cho biết chị ngạc nhiên trước những phản ứng của cộng đồng mạng. “Rõ ràng đó là vấn đề cần xem xét lại. Tôi đã có một quyết định dạy con công khai. Tôi khá chắc là nếu vài triệu người được phép tranh luận về bất cứ quyết định nuôi dạy con nào mỗi ngày thì sẽ có những số liệu thống kê tệ hơn nhiều”.
Như chị nhắc đến trong bài viết của mình, cậu anh trai 11 tuổi của JJ bị khuyết tật nghiêm trọng. Bà mẹ cho biết chị đã muốn viết về giải thưởng cho những đứa trẻ đi học đều từ rất lâu rồi, nhưng chỉ đến khi con trai chị nhận được phần thưởng này chị mới lên tiếng.
“Là mẹ của một đứa trẻ khuyết tật nặng, tôi rất có ác cảm về việc khen thưởng những đứa trẻ không bị ốm yếu” – chị giải thích.
“Điều quan trọng là gia đình chúng tôi đánh giá cao tất cả thành viên, và ốm yếu có nghĩa là cần được chăm sóc, chứ không phải bị trừng phạt. Kể từ khi con trai lớn của chúng tôi được sinh ra, giá trị và quan điểm của chúng tôi đã thay đổi”.
Chị Wright cũng cho biết đang lên kế hoạch cho JJ có thời gian vui chơi với những đứa trẻ không thể đi học đầy đủ.
Bà mẹ này từng kể về hành trình nuôi dạy một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt trong cuốn hồi ký của mình – The Skies I’m Under. Chị hi vọng cuốn sách của mình cũng như blog và những bài viết được lan truyền trên Facebook sẽ làm cho mọi người suy nghĩ kỹ càng về những thứ như là “giải thưởng cho việc đi học đầy đủ”.
Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)
" alt=""/>Bà mẹ gây tranh cãi vì không cho con nhận giải thưởng 'học sinh đi học đầy đủ'