- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1: Đôi công hấp dẫn
- - "Báo chí đã và đangtrở thành một trong những kênh cung cấp thông tin có giá trị cho lực lượng côngan trong phòng ngừa, điều tra, khám phá tội phạm",Thượng tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhấn mạnh,
Bộ Công an sáng nay tổ chức gặp mặt, tọa đàm “Vai trò của báo chí trong sựnghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân” nhân kỷniệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
|
Toàn cảnh buổi gặp mặt, tọa đàm
|
Tại đây, các đại biểu đều khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp bảovệ an ninh trật tự (ANTT) và xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) trongnhững năm qua, nhất là giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, nêu những giải pháp,đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác phối hợp giữa hai bên.
Chủ trì buổi gặp mặt, Thượng tướng, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, bày tỏ sự cảmơn đối với sự quan tâm cộng tác, giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan báo chí và độingũ những người làm báo đối với lực lượng CAND và sự nghiệp bảo vệ ANTT trongnhững năm qua.
|
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt
|
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí đã kịp thời nhận diện, chủ động đấutranh, vạch trần âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá, phạm tội củacác thế lực thù địch và các loại tội phạm.
Thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự cho thấy, báo chí đã và đang trởthành một trong những kênh cung cấp thông tin có giá trị cho lực lượng công antrong phòng ngừa, điều tra, khám phá tội phạm.
Nhiều vụ án lớn, nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, manh động,liều lĩnh được phát hiện, phản ánh qua báo chí, cung cấp thông tin ban đầu đểtrên cơ sở đó lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xácminh, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh các đối tượng trước pháp luật.
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Tô Lâm cũng chia sẻ, lực lượng công an trong suốthơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành luôn có sự đồng hành, giúp đỡ củacơ quan báo chí. Điều này thể hiện rõ nét thông qua các hoạt động tuyên truyền,biểu dương những thành tích, chiến công của lực lượng CAND trong đấu tranhphòng, chống tội phạm; làm cho nhân dân hiểu được những khó khăn, vất vả, giankhổ, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ, từ đó thêm tin yêu, cảm phục, tích cực giúpđỡ, ủng hộ lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, công tác công an bản chất là công tác dân vận, để mọi tầng lớp nhân dân tổchức triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước. Do đó công tác tuyên truyền vận động nhân dân là vô cùng quan trọng. Thựchiện được nhiệm vụ này không ai làm hay hơn, tốt hơn lực lượng báo chí.
"Để mọi người dân cảm nhận được cuộc sống hòa bình, yên lành, yên tâm, tintưởng…lực lượng báo chí CAND mặc dù lớn mạnh nhưng cũng không thể hoàn thànhnhiệm vụ này, nếu không có sự giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân, sự vào cuộc, chỉđạo, dẫn dắt, phối hợp của các cơ quan báo chí" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
|
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, cần phải có sự thống nhất cao về nhận thức, hành động giữa hai lực lượng. |
Mục tiêu của lực lượng CAND, không phải chỉ là phá hàng nghìn vụ án, bắt hàngnghìn đối tượng mà phải bảo vệ được chế độ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyềnđất nước, xây dựng xã hội trật tự kỷ cương, lành mạnh.
"Đối với lực lượng CAND, báo chí cách mạng không chỉ là phương tiện, mà cònlà tấm gương mà lực lượng CAND phải tự soi mình, tự nhìn thấy những khiếmkhuyết, nhược điểm, những vết nhọ trên mặt mình mà chấn chỉnh" - lời Bộ trưởng.
Qua đây, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, cần có sự thống nhất cao về nhậnthức, hành động giữa hai lực lượng. Bộ trưởngTô Lâm đề nghị Công an các đơn vị, địa phương cần trân trọng và tiếp tục pháthuy truyền thống đoàn kết, gắn bó tốt đẹp, sự giúp đỡ quý báu của báo chí cáchmạng đối với sự nghiệp bảo vệ ANTT trong thời gian qua.
Đồng thời, Bộ trưởng Công an cũng mong nhận được sự quan tâm,ủng hộ nhiều hơn nữa từ phía các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báotrong thăm dò, định hướng dư luận xã hội và bảo vệ ANTT.
Trăn trở lớn nhất của Bộ trưởng Tô Lâm
Dù bận rộn với lịch làm việc dày đặc cuối năm, Bộ trưởng Công an Tô Lâm vẫn dành cho VietNamNet buổi trò chuyện.
" alt=""/>Bộ trưởng Tô Lâm: Báo chí là nơi lực lượng công an tự soi mình
- - Đặt chân lên đất Thủ đô chưa tròn một tháng, đây cũng là lần đầu tiên cậu sinh viên Học viện An ninh nhân dân được bước chân ra ngoài phạm vi ngôi trường của mình từ khi nhập học. Nhưng "lần đầu tiên" này cũng đủ để Trương Văn Lên nhận ra rằng cuộc sống ở đây “quá khác biệt” so với quê nhà.
“Em vẫn chưa dám sang đường. Mọi người bảo tìm cầu vượt mà đi. Cầu vượt là cái cầu để đi bộ qua đường ấy chị” – Lên giải thích về khái niệm “cầu vượt” mà có lẽ cậu chỉ mới biết đến khi ra Hà Nội học.
|
Trương Văn Lên hiện là sinh viên Học viện An ninh nhân dân |
Vài tháng trước, Lên vẫn đang là học sinh lớp 12A1, Trường THPT Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Ở ngôi trường miền núi thuộc một huyện nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước, Trương Văn Lên là trường hợp hiếm hoi, là niềm tự hào của các thầy cô nơi đây.
Năm lớp 12, Lên giành giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý và tham gia Đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, em xuất sắc đạt tổng điểm 27,35 ở các môn thi khối C03 (Toán, Văn, Lịch sử) và 29 điểm ở các môn khối C00 (Văn, Sử, Địa).
Đỗ cả 2 trường Học viện An ninh nhân dân và Học viện Hành chính quốc gia, Lên chọn môi trường quân đội để theo học những năm tiếp theo.
“Trở thành một chiến sĩ công an là mơ ước từ nhỏ của em. Mặt khác, trường quân đội cũng giúp em đảm bảo đầu ra cho công việc sau này và hỗ trợ em rất nhiều về mặt tài chính” – Lên chia sẻ.
Lên kể nhờ thành tích học tập tốt và hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm nào em cũng được trường tặng xe đạp để đi học. Nhà em chỉ cách trường 2 cây số, nhưng những khi trời mưa, đường lầy lội, khó đi. Phương pháp học tập của Lên cũng giống như nhiều học sinh nông thôn, miền núi khác: em tự học là chính. Những phần kiến thức chưa hiểu, em hỏi thầy cô hoặc lên mạng tra cứu, mặc dù Internet ở nơi em sống “không nhiều như ở Hà Nội”.
Là con út trong gia đình có 4 người con, bố Lên năm nay 70 tuổi, mẹ đã ở tuổi 55. Cả gia đình chỉ trông vào mấy sào ngô. “Ngày em còn nhỏ, thiếu cơm ăn là chuyện thường xuyên. Sau này, có anh trai em đi làm thuê cho người ta, cuộc sống cũng bớt khổ hơn một chút”.
“Hồi còn đi học, em cũng phải giúp bố mẹ làm đồng, nên thời gian học không có nhiều lắm. Những năm cấp 2, tiền ăn học của em chủ yếu dựa vào tiền công đi làm thuê của anh trai. Còn những năm học cấp 3, em nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhà trường, các tổ chức, ban ngành”.
“Những năm em học cấp 3, các anh chị ở Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Kạn là những người đỡ đầu em. Mỗi tháng, các anh chị hỗ trợ 500 nghìn đồng để em ăn học. Khi em đỗ đại học, các anh chị cũng tặng cho em 7 triệu đồng để chuẩn bị cho những năm học sắp tới. Và còn nhiều người khác nữa đã giúp đỡ em rất nhiều để em có được ngày hôm nay”.
Lên nói, em biết ơn và trân quý tất cả những tấm lòng của các anh chị, các ban ngành, tổ chức đã dành cho em. Chính vì thế, mong muốn của em là sau khi tốt nghiệp đại học, được quay trở về công tác tại tỉnh để được đền đáp lại công ơn của những con người Bắc Kạn đã từng chìa tay ra với em, để được giúp đỡ lại những em học sinh khác cũng có hoàn cảnh khó khăn như em.
Khi được hỏi tại sao bố mẹ đặt tên em là “Lên”, cậu sinh viên dân tộc Sán Chỉ đáp: “Bốn anh chị em em được đặt tên là Đồng Thời Tiến Lên”.
Vậy là, Lên đã thay các anh chị đáp lại phần nào mong mỏi của bố mẹ. Em đã “lên” tới đất Thủ đô để bắt đầu gây dựng cho mình một tương lai sáng hơn.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Nam sinh dân tộc vượt khó muốn trả ơn cuộc đời
- - Sinh năm 1995, Phạm Minh Trí sinh ra và lớn lên ở Cộng hòa Séc. Từ nhỏ, Trí đã nhen nhóm ước mơ được đi du học Mỹ, vì em biết rằng đất nước này sở hữu những trường đại học tốt nhất trên thế giới.
|
Phạm Minh Trí , sinh năm 1995 là cựu sinh viên của ĐH Yale (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Năm học cấp 3, em được trải nghiệm một khóa học hè ở ĐH Pennsylvania có tên là Leadership in the Business World (Lãnh đạo trong thế giới kinh doanh). “Lần đầu tiên trong đời em được giao tiếp với các bạn thông minh, tham vọng và năng động như vậy”. Từ đó, em càng quyết tâm sẽ phải sang Mỹ học đại học.
Để mở rộng cơ hội cho mình, Trí nộp đơn cho 8 đại học của Mỹ và 5 đại học của Anh. Lúc nhận kết quả, em phải lựa chọn giữa ĐH Yale (Mỹ) và ĐH Oxford (Anh) – đều là những ngôi trường nằm nằm ở vị trí đầu bảng trong danh sách trường đại học tốt nhất thế giới.
Cuối cùng, chàng trai gốc Việt quyết định chọn Yale, bởi vì Yale là một trường “liberal arts”, trong đó sinh viên không cần phải chọn trước ngành học của mình. Vào năm thứ 2 hoặc thứ 3, sinh viên mới phải chọn chuyên ngành mình muốn theo đuổi và cảm thấy phù hợp. Điều này cho phép Trí được khám phá nhiều môn học, nhiều lĩnh vực mà mình cảm thấy tò mò.
Trong suốt quá trình theo học ở Yale, cậu được quỹ học bổng Bakala Foundation của Séc chi trả toàn bộ chi phí học tập. Bakala là một quỹ học bổng dành cho những học sinh, sinh viên xuất sắc của Séc cần hỗ trợ để học tập ở một ngôi trường nước ngoài. Đây là một học bổng rất cạnh tranh nên hầu hết những người được chọn trao học bổng Bakala đều là sinh viên của các trường thuộc khối Ivy League như Minh Trí.
|
Trí chụp cùng gia đình trong lễ tốt nghiệp ĐH Yale. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ về kinh nghiệm để thuyết phục ban tuyển sinh của Yale, Trí cho rằng điểm số luôn là điều kiện cần, tuy nhiên điều kiện đủ là bạn phải thuyết phục trường rằng bạn khác biệt, độc nhất ở một điểm nào đó, có thể là tính cách, cách tư duy hay những dự án mà bạn tham gia… “Bạn phải trả lời cho Yale một câu hỏi là tại sao họ lại nên chọn bạn mà không phải là những sinh viên cũng xuất sắc khác. Bài luận cũng là cơ hội để bạn thể hiện sự khác biệt của mình” – Trí nói.
Chàng trai 22 tuổi không chia sẻ nhiều về những hoạt động em từng tham gia trong thời gian học đại học, tuy nhiên 2 hoạt động mà em kể tên có thể khiến bất cứ ai cũng thấy ấn tượng.
“Em từng sang Bắc Kinh để học tiếng Trung ở Harvard-Beijing Academy – một cơ sở cung cấp các khóa học tiếng Trung và tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa của ĐH Harvard” – Trí chia sẻ.
Một trải nghiệm khác chắn chắn được đánh giá cao trong hồ sơ xin việc của Trí là kỳ thực tập ở Facebook. “Thông tin được truyền đạt trong công ty rất rõ ràng và minh bạch. Tất cả nhân viên của Facebook đều biết là công ty đang nỗ lực ở mảng kinh doanh nào, đang làm những dự án mới nào. Các lãnh đạo luôn muốn nhân viên bám sát vào sứ mệnh chung của công ty, vì thế các thông tin đều được công khai”.
Trí luôn cảm nhận được sự thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ của tất cả mọi người trong công ty. Hoặc thậm chí nếu nhân viên muốn đi uống cà phê cùng các quản lý cũng tương đối đơn giản, chỉ cần một dòng tin nhắn qua Facebook là đủ.
Kỷ niệm vui nhất với Trí trong thời gian thực tập ở đây là, nhóm của cậu đã chiến thắng một “hackathon” (hoàn thành một dự án phần mềm trong một thời gian ngắn) và nhờ đó được mời đi thuyết trình dự án cho Mark Zuckerberg và nhóm điều hành của Facebook.
Ngoài những trải nghiệm có được từ Facebook, cậu cũng từng làm việc cho Axon.com, cộng thêm nhiều kinh nghiệm trong mảng phát triển và kinh doanh phần mềm, tham gia các dự án khởi nghiệp.
Chính vì thế, dù mới chân ướt chân ráo ra trường nhưng nhờ tích lũy được kinh nghiệm làm việc đáng kể từ thời sinh viên, hồ sơ của Trí đã thuyết phục được ban nhân sự của hãng vận tải Uber giao cho cậu vị trí quản lý sản phẩm (product manager).
|
Trí và các bạn. Ảnh: NVCC |
Yếu tố mà cậu cho là rất quan trọng để chinh phục được những thách thức trong cuộc sống của mình là tìm được một người đi trước, sẵn sàng chỉ dẫn, giúp đỡ mình trong mỗi bước đi. “Em rất may mắn khi đã gặp được các anh chị lớn hơn đi trước sẵn sàng giúp đỡ em trong việc tìm công ty, chuẩn bị phỏng vấn, tư vấn sự nghiệp…”
Đó cũng là lý do mà hiện tại Trí sẵn lòng tham gia các chương trình, dự án chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ khác đang đặt mục tiêu đi du học hay muốn làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài như một sự đáp trả lại những gì mà mình đã nhận được từ những người đi trước.
Ngoài việc tìm “mentor” (người chỉ dẫn) cho mình, Trí cho rằng một yếu tố nội tại cần thiết khác là sự tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. “Điện thoại iPhone, ngân hàng World Bank, khách sạn Hilton… đều được thành lập bởi những người không khác gì chúng ta cho lắm. Nếu họ làm được thì mình cũng có thể làm được” – cậu nói.
" alt=""/>Chàng trai Việt 22 tuổi tham gia Yale, Facebook và Uber