Lội dòng lịch sử, vào năm 1961 tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tuyên bố rằng nước này sẽ đưa nhân loại lên Mặt trăng trước Nga trong chiến tranh lạnh diễn ra trong thời kì đó. Và lời tuyên bố này đã trở thành hiện thực, khi tàu Apollo 11 đưa những phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 1969.
Những chiếc máy ảnh đầu tiên được sử dụng bởi NASA là chiếc Leica 1G, có cảm biến tia cực tím để chụp được những bức ảnh UV, và chiếc Ansco Autoset, có cảm biến thông thường để chụp những bức ảnh màu.
Phi hành gia Wally Schirra thời kì đó sử dụng máy ảnh Hasselblad 500c để chụp những bức ảnh cá nhân, và sau đó đã đề nghị NASA chuyển sang sử dụng loại máy ảnh này. Các kĩ sư của NASA đã 'chế' chiếc máy 500c này để nhẹ hơn, cùng với đó là thêm những nút bấm điều khiển để sử dụng được khi các phi hành gia mặc áo bảo vệ, và thêm một gá để film nữa nhằm gia tăng số ảnh có thể chụp được. Các kĩ sư sau đó đã rất hài lòng về sản phẩm này, nên đã đặt Hasselblad thêm nhiều chiếc nữa để đưa chúng lên Mặt trăng.
Phi hành Neil Amstrong, người đầu tiên đặt chân lên bề Mặt trăng đã sử dụng một chiếc Hasselblad 500EL, với một tấm kính đặc biệt để có để đo được khoảng cách của các sự vật nhờ vào bức ảnh đã chụp lại. Ống kính được sử dụng là Zeiss Biogon 60mm f/5.6, cho góc nhìn khoảng 35mm trên máy ảnh Full-frame.
Chiếc máy ảnh đầu tiên của Schirra với ống kính Planar f/2.8 80mm đã được bán tại một cuộc đấu giá, với mức giá là $275.000 vào năm 2014. Nhưng tất cả những chiếc còn lại trên chiếc tàu Apollo 11 đều không được đem bán, nhưng lí do tại sao? Câu trả lời là chúng...đã nằm lại trên bề mặt Mặt trăng.
Theo như Hasselblad, thì để tiết kiệm nhiên liệu cho mô-đun hạ cánh để bay trở lại tàu vũ trụ, các phi hành gia đã phải bỏ lại toàn bộ 13 chiếc máy Hasselblad 500EL. Họ chụp đầy các cuộn phim, sau đó rút chúng ra rồi đem về để tạo ra những bức ảnh lịch sử, nhưng đáng tiếc là những chiếc máy ảnh tạo nên những bức ảnh đó thì lại bị bỏ lại!
Về tác giả: Allen Murabayashi là chủ tịch của Photoshelter, một trang chuyên về nhiếp ảnh. Bài viết trên là chia sẻ của ông với trang Petapixel.
Theo GenK
" alt=""/>Có bỏ tiền tỷ cũng không mua được những chiếc máy ảnh đã được các phi hành gia đem lên Mặt trăng!Honda SH biển ngũ quý 7 trên đường phố Thanh Hóa
Chiếc Honda SH biển ngũ quý 7 và Yamaha Exciter biển số tiến đều ở Thanh Hóa. Ảnh: Hội Exciter Thanh Hóa.
Tại các tỉnh thành trên cả nước, không khó để bắt gặp những chiếc xe tay ga cao cấp được gắn biển số đẹp. Mới đây nhất là chiếc Vespa 946 biển số 6789 - "san bằng tất cả" ở Kiên Giang.
Trước đó, cộng đồng yêu xe trong nước cũng từng bắt gặp bộ ba Honda SH biển 6789, Air Blade biển tứ quý 8, Air Blade biển 5678 ở Bình Phước và bộ đôi Honda SH trùng số 56789, chỉ khác số hiệu chữ cái B1, B2 ở Ninh Bình.
(Theo Zing)
" alt=""/>Honda SH biển ngũ quý 7 trên đường phố Thanh HóaÔng chủ Facebook thừa nhận công ty đang gặp vấn đề về niềm tin. Ảnh: New York Times. |
Dự án Libra ngay từ khi được công bố vào tháng 6 đã bị chỉ trích dữ dội. Đầu tháng 7, Maxine Waters, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, gửi thư yêu cầu Facebook tạm dừng phát triển Libra cũng như ví kỹ thuật số Calibra cho đến khi Quốc hội Mỹ và các cơ quan quản lý đánh giá những rủi ro có thể xảy ra với hệ thống tài chính toàn cầu.
Hàng loạt ngân hàng trên khắp thế giới cũng bày tỏ quan ngại về Libra. Các cơ quan quản lý cho biết không nhận được câu trả lời rõ ràng về cách Facebook sẽ xử lý một số vấn đề quan trọng như ngăn chặn hoạt động tội phạm và đảm bảo quyền riêng tư của người dùng ra sao.
Ngày 11/10, hai công ty thanh toán lớn nhất thế giới là Mastercard và Visa tuyên bố rút khỏi dự án. Trước đó, PayPal cũng thông báo rời liên minh phát triển Libra.
Hiện không còn công ty thanh toán lớn nào tham gia Hiệp hội Libra. Điều đó khiến cho mức độ tin cậy của đồng tiền kỹ thuật số này giảm mạnh dù chỉ mới ở giai đoạn "thai nghén".
Nhiều đối tác lớn đã rút khỏi Hiệp hội Libra, khiến độ tin cậy của đồng tiền này giảm mạnh. Ảnh: Vox. |
Thành viên còn lại của Hiệp hội Libra chủ yếu là quỹ đầu tư mạo hiểm, viễn thông, blockchain, những công ty công nghệ và các nhóm phi lợi nhuận. Tên tuổi đáng chú ý nhất gồm Lyft và Vodafone, đều không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
Tại phiên điều trần, Zuckerberg cũng sẽ khẳng định công ty sẽ không tự ý phát triển dự án này cho đến khi đạt được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý.
"Mặc dù Hiệp hội Libra hoạt động độc lập và chúng tôi không kiểm soát nó nhưng tôi muốn làm rõ mọi việc. Facebook sẽ không tham gia khởi động hệ thống thanh toán Libra ở bất cứ đâu trên thế giới cho đến khi các cơ quan quản lý tại Mỹ chấp thuận", ông nói.
" alt=""/>Mark Zuckerberg: 'Facebook gặp vấn đề nghiêm trọng về niềm tin'