Khi công bố Llama 2, Meta cho biết phiên bản mới sẽ có giấy phép thương mại cho phép các công ty tích hợp vào sản phẩm dịch vụ. Zuckerberg khẳng định không tập trung kiếm tiền trực tiếp từ Llama 2, song trên thực tế Meta đã nhận được một khoản tiền không tiết lộ từ những công ty đám mây như Microsoft và Amazon.
Metaverse (vũ trụ ảo) như tên của công ty, vẫn là một trọng tâm phát triển của gã khổng lồ truyền thông xã hội trong thời gian tới. Song, sự nổi lên như vũ bão của AI tạo sinh khiến Zuckerberg không thể ngồi yên. Meta định vị Llama và hệ sinh thái xung quanh LLM này là một nguồn mở thay thế cho GPT (ChatGPT của OpenAI) hay PaLM 2 (Bard AI của Google).
Các chuyên gia nhận định Llama có vị thế trong lĩnh vực AI tạo sinh tương tự như Linux, đối thủ mã nguồn mở với Microsoft Windows, trên thị trường hệ điều hành máy tính.
Linux có vai trò quan trọng trong thế giới Internet hiện đại, đồng thời đã xâm nhập và trở thành một bộ phận quan trọng với các máy chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới. Và đây có lẽ cũng là mục tiêu của Meta với việc phát triển Llama làm nền tảng kỹ thuật số tiềm năng hỗ trợ ứng dụng AI tiếp theo.
Cho đi để nhận lại
Vào tháng 7, Zuckerberg nói rằng những cải tiến do các nhà phát triển bên thứ ba thực hiện đối với Llama có thể làm “tăng hiệu quả”, giúp Meta chạy phần mềm AI của mình rẻ hơn.
Meta cho biết họ dự kiến chi tiêu vốn cho năm 2023 sẽ nằm trong khoảng từ 27 tỷ USD đến 30 tỷ USD, giảm so với mức 32 tỷ USD vào năm ngoái.
Giám đốc tài chính Susan Li cho biết con số này có thể sẽ tăng vào năm 2024, một phần là do các khoản đầu tư liên quan đến trung tâm dữ liệu và AI.
Công ty đặt cược rằng các nhà phát triển bên thứ ba sẽ thường xuyên cập nhật Llama 2 và phần mềm AI liên quan để nó chạy hiệu quả hơn, một cách giao việc nghiên cứu và phát triển cho đội quân tình nguyện viên.
Không chỉ vậy, cộng đồng sử dụng phổ biến LLM cũng mang lại sự ảnh hưởng tích cực. Chẳng hạn, khi các nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới sử dụng Llama, Meta sẽ có cơ hội dễ dàng tiếp cận tuyển dụng những kỹ sư lành nghề.
Điều này từng được thực hiện với Facebook, nền tảng có lịch sử chuyên sử dụng các dự án nguồn mở, ví dụ như khung mã hoá PyTorch cho ứng dụng học máy, làm công cụ thu hút nhân tài công nghệ muốn đầu quân cho công ty.
Bên cạnh các công cụ điện toán đám mây như Microsoft Azure và Amazon Web Services, Hugging Face là một trong những đối tác quan trọng mà Meta lựa chọn cho Llama 2.
Theo đó, các nhà phát triển, nhà nghiên cứu AI và hàng nghìn công ty sử dụng nền tảng của Hugging Face có thể chia sẻ mã, bộ dữ liệu và mô hình, biến nền tảng này trở thành một trong những cộng đồng lớn nhất trong ngành.
Dù vậy, không phải Meta “cho đi” nghiên cứu của mình hoàn toàn miễn phí. Công ty này yêu cầu những nhà phát triển bên thứ ba phải xin cấp phép phê duyệt sử dụng Llama 2 nếu họ tích hợp vào bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào có “hơn 700 triệu người dùng hàng tháng”. Bước đi này được cho là nhằm giữ chân những đối thủ trực tiếp như Snap hay TikTok.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của TC Cowen với 680 công ty trong lĩnh vực điện toán đám mây, cho thấy, các doanh nghiệp đầu tư vào AI thích sử dụng LLM có sẵn trên thị trường.
Cuộc khảo sát ghi nhận 32% số người được hỏi đã sử dụng hoặc có kế hoạch sử dụng LLM được đóng gói thương mại như phần mềm GPT-4 của OpenAI trong khi 28% tập trung vào LLM nguồn mở như Llama và Falcon. Chỉ 12% số người được hỏi dự định sử dụng LLM nội bộ.
(Theo Bloomberg, CNBC)
Trong bức ảnh do tài khoản Collin Anderson cho đăng tải lên mạng xã hội Twitter, người đứng đầu Vatican đang cầm trong tay một chiếc iPad. Điều đặc biệt là, camera mặt trước của iPad bị một sticker dán đè lên.
Bức ảnh đã thu hút hàng ngàn lượt "thích" (liked) và chia sẻ lại kể từ khi được đăng tải hồi tuần trước. Một số ý kiến bình luận ca ngợi Giáo hoàng Francis đã chú trọng áp dụng các biện pháp phòng ngừa khi dùng các thiết bị số. Trong khi đó, một số khác tỏ ra hoài nghi về tính chân thực của bức ảnh cũng như việc thực tế có sticker che phủ camera trước của iPad hay không.
Tuy nhiên, nhiều độc giả khác nhấn mạnh, chúng ta vẫn có lí do để thích cách làm này của Giáo hoàng. Các camera trên máy tính, smartphone và máy tính bảng từ lâu đã chứng minh là cánh cửa bỏ ngỏ đối với hacker, giúp bọn tội phạm công nghệ cao có thể xâm nhập và nhòm ngó thế giới của chúng ta.
Mark Zuckerberg là một trong những người nổi tiếng đầu tiên được phát hiện cố gắng bịt "cánh cửa" này một cách thô sơ.
Trong một bức ảnh Zuckerberg cho đăng tải nhằm quảng bá con số người dùng kỷ lục của Instagram hồi tháng 6/2016, một vài khán giả tinh mắt chỉ ra rằng, chiếc laptop mang thương hiệu Apple trên bàn làm việc của CEO Facebook không chỉ có băng dính dán kín webcam mà còn có băng dính che phủ khu vực micro kép của máy. Điều đó ám chỉ, ngay cả chuyên gia mã hóa vào hàng giỏi nhất trên hành tinh này cũng vẫn áp dụng các biện pháp thô sơ để bảo đảm rằng không có ai đang bí mật theo dõi mình.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Zuckerberg và vợ - Pricilla Chan - cũng đã có cuộc tiếp kiến với Giáo hoàng. Vì vậy, một số người cho rằng, có thể CEO Facebook đã cố vấn cho lãnh đạo Vatican cách bảo mật thiết bị điện tử của mình.
Tuấn Anh(theo Daily Mail)
" alt=""/>Giáo hoàng cũng học mẹo bảo mật của CEO Facebook?CIA đã cài cắm một chương trình firmware tùy biến có tên gọi "Cherry Blossom" vào router của mục tiêu để theo dõi mọi hoạt động trên Internet của người dùng. Ảnh minh họa: PCPER
Về cơ chế hoạt động, router nhận dữ liệu Internet từ một modem và mỗi router sẽ có một địa chỉ IP công khai duy nhất trên Internet. Các máy chủ trên mạng Internet sẽ kết nối với router thông qua modem và thiết bị này có nhiệm vụ định tuyến lưu lượng truy cập đến các thiết bị khác trong mạng. Do đó, nếu hacker có thể chiếm quyền kiểm soát router của ai đó, hắn sẽ có một cánh cửa sổ để theo dõi mọi thứ đối tượng đang làm trên mạng trực tuyến.
Theo các tài liệu mới của WikiLeaks, CIA đã phát triển và duy trì một kho công cụ chuyên chiếm quyền kiểm soát các router. Cơ quan tình báo này đã sử dụng một chương trình có tên gọi "Cherry Blossom" (Hoa anh đào), khai thác bản tùy biến của một hệ điều hành dành riêng cho router (firmware) để biến thiết bị này thành công cụ theo dõi.
Sau khi xâm nhập thành công, Cherry Blossom cho phép một điệp viên theo dõi lưu lượng Internet của mục tiêu từ xa, rà quét các thông tin hữu ích như mật khẩu và thậm chí tái điều hướng mục tiêu tới một trang web mong muốn.
Tài liệu mô tả các phiên bản khác nhau của Cherry Blossom, với mỗi phiên bản được điều chỉnh cho phù hợp với từng thương hiệu và mẫu router nhất định. Tốc độ cập nhật phần cứng dường như đã khiến Cherry Blossom khó tấn công mọi mẫu router có trên thị trường, song theo Wikileaks, firmware này có thể xâm nhập gần 25 loại router khác nhau, phổ biến nhất do 10 hãng (Asus, Belkin, Buffalo, Dell, DLink, Linksys, Motorola, Netgear, Senao và US Robotics) sản xuất.
Về cách thức cài cắm Cherry Blossom vào router mục tiêu, CIA sẽ "dùng công cụ Claymore hoặc thông qua hoạt động chuỗi cung ứng". Trong đó, "hoạt động chuỗi cung ứng" nhiều khả năng ám chỉ việc cơ quan tình báo Mỹ xâm nhập vào thiết bị không dây ở khâu nào đó giữa nhà máy và người mua router, một thủ thuật phổ biến trong các hoạt động gián điệp. Tài liệu không nói rõ "công cụ Claymore" ở đây là gì.
Tài liệu rò rỉ đề năm 2012, nên hiện người ta chưa rõ các firmware theo dõi của CIA đã phát triển ra sao trong 5 năm vừa qua. Hiện cũng chưa rõ phạm vi sử dụng của Cherry Blossom rộng tới đâu, dù tài liệu thường mô tả việc CIA dùng các firmware này tấn công các router nhất định, thay vì theo dõi thiết bị định tuyến của số đông người dùng.
Giới quan sát hiện có lí do để tin rằng Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ (NSA) từng sử dụng các thủ đoạn tương tự. Năm 2015, tờ The Intercept đã cho công bố các tài liệu mà "người thổi còi" Edward Snowden đánh cắp được, trong đó đề cập chi tiết cách Sở Chỉ huy thông tin của Chính phủ Anh (GCHQ) khai thác các lỗ hổng ở 13 mẫu tường lửa Juniper để nghe lén người dùng.
Tuấn Anh (Theo The Verge, Slashdot)
" alt=""/>CIA phát triển bộ công cụ chiếm quyền kiểm soát router