Được biết, Toàn từng bị Cơ quan Công an xử lý vào tháng 3/2016 cũng với hành vi tương tự. Sau đó, Toàn trở nên cảnh giác và ranh ma hơn khi không bao giờ trực tiếp ra mặt mà sai đàn em đi giao dịch. Trước Tết Nguyên đán 2018, Cơ quan Công an định “cất lưới” đường dây này nhưng hắn thấy động nên bất ngờ nằm im.
Mới đây, thấy tình hình có vẻ ổn định, Toàn tiếp tục nhập hàng về để bán. Trưa ngày 28/3, Toàn giao Vũ Thạch Vĩ (SN 2000, ở quận Bình Thạnh) đi đưa 2 cây mã tấu cho khách với giá 1,5 triệu đồng. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm giao hàng, đối tượng này hẹn giao dịch tại một con hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Phú Nhuận thì bị các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự ập vào bắt giữ. Qua khai thác nhanh, Cơ quan Công an biết được đây là mắt xích trong đường dây của Tô Quốc Toàn.
Trưa cùng ngày, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp cùng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an phường 5, quận Phú Nhuận, Công an TP. Hồ Chí Minh bất ngờ ập vào nơi ở của đối tượng Toàn tại địa chỉ 211/89/12 Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Phú Nhuận phát hiện được cả kho hung khí lên tới gần cả trăm cây đao, kiếm nhật, mã tấu, roi điện…
" alt=""/>Công an TP.HCM: Bắt đối tượng tàng trữ và buôn bán vũ khí qua mạngĐào tiền ảo là chủ đề mà tội phạm mạng không thể bỏ qua khi chúng đang tìm cách kiếm nhiều tiền hơn nữa. Chúng khai thác trên máy tính, máy chủ, laptop và thiết bị di động, và không chỉ bằng phần mềm độc hại.
Các chuyên gia tại Kaspersky Lab đã tìm ra bằng chứng rằng các tội phạm đang tăng khả năng đào tiền bằng các ứng dụng hợp pháp và lan truyền chúng dưới hình thức quảng cáo bóng đá và ứng dụng VPN mà hai quốc gia Brazil và Ukraine là nạn nhân chính.
Theo như dữ liệu của Kaspersky Lab, "máy đào tiền hợp pháp" phổ biến nhất là các ứng dụng liên quan đến bóng đá. Chức năng chủ yếu là phát các đoạn quảng cáo bóng đá trong khi bí mật đào tiền mã hoá.
Để làm điều này, tội phạm mạng đã sử dụng Coinhive chạy trên nền tảng JavaScript. Khi người dùng xem quảng cáo, ứng dụng sẽ mở tệp tin HTML trên JavaScript, chuyển đổi từ CPU của người truy cập thành tiền mã hoá Monero cho kẻ phát triển chúng.
Những ứng dụng này được lan truyền rộng rãi qua Google Play Store và những ứng dụng phổ biến nhất đã được tải xuống khoảng hơn 100.000 lần, trong đó 90% lượt tải xuống đến từ Brazil.
" alt=""/>Cài ứng dụng VPN, xem bóng đá trên di động có thể bị lợi dụng đào tiền ảoChỉ còn hơn 1 tuần nữa, vòng chung kết toàn quốc cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet - ViOlympic năm học 2017 – 2018 sẽ chính thức diễn ra. Vòng chung kết ViOlympic toàn quốc dành cho học sinh các khối lớp 5, 9 và 12 đối với môn Toán Tiếng Việt; lớp 4, lớp 8 đối với môn Toán Tiếng Anh và lớp 9, lớp 12 đối với môn Vật lí.
Theo thông tin từ Trung tâm ViOlympic trực thuộc FPT, cuộc thi ViOlympic năm nay thu hút sự tham gia của học sinh trên toàn quốc. Trong đó, gần 15.000 học sinh đến từ hơn 50 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia Vòng chung kết toàn quốc. Đặc biệt, nhiều tỉnh thành sau một thời gian không có học sinh tham gia vòng thi cấp quốc gia, năm nay đã chính thức quay trở lại như: Nam Định, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Để chuẩn bị cho vòng thi chung kết ViOlympic toàn quốc năm học 2017 - 2018 sắp diễn ra, Ban tổ chức cuộc thi vừa có thông báo lưu ý cán bộ phụ trách các cụm thi và các thí sinh tham gia những điểm cần lưu ý trong quá trình tham gia vòng chung kết.
![]() |
Thông báo của Ban tổ chức nêu rõ, các học sinh dự thi vòng chung kết ViOlympic cần hoàn thành hết vòng thi số 12 của môn Toán Tiếng Việt, vòng 9 với các môn Toán Tiếng Anh và Vật lí trước 0h ngày 15/4/2018; nếu không hoàn thành điều kiện nêu trên, học sinh sẽ không được tham gia vòng chung kết ViOlympic toàn quốc năm học 2017 - 2018.
Học sinh chỉ được mang bút chì, com-pa, thước kẻ, bút mực, bút bi, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản. Tất cả thí sinh không được phép sử dụng bất cứ công cụ tìm kiếm (Google, Bing...) cũng như công cụ, phần mềm dịch nào trong quá trình làm bài thi.
" alt=""/>Thí sinh thi chung kết toàn quốc ViOlympic năm học 2017