您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Chuyện tình ngọt ngào của anh lính trẻ Hà Nội nơi ngã bảy sông
NEWS2025-01-26 08:30:29【Ngoại Hạng Anh】8人已围观
简介Nếu bên đó là nhà mình,ệntìnhngọtngàocủaanhlínhtrẻHàNộinơingãbảysômike tyson là nơi chôn rau cắt rốnmike tysonmike tyson、、
Nếu bên đó là nhà mình,ệntìnhngọtngàocủaanhlínhtrẻHàNộinơingãbảysômike tyson là nơi chôn rau cắt rốn, tôi sẽ ào qua ngay để ôm lấy từng người, ngắm nhìn những khung cảnh xưa. Nhưng đó là nơi tôi đóng quân một thời. Hơn 40 năm rồi, lớp cũ chắc người còn, kẻ mất. Có còn ai nhớ và mong tôi trở về.
Biết thế nhưng không hiểu sao, hơn 40 năm qua, tôi vẫn luôn nhớ về nơi này và lặn lội về đây. Dường như có điều gì đó rất mơ hồ, nhưng hối thúc mãnh liệt khiến tôi trở về.
Ngày trở về
Con sông chảy về ngã bảy Phụng Hiệp, Cần Thơ bắt nguồn từ đâu, tôi không biết. Chỉ biết khi là anh lính 19 tuổi, môi đỏ như môi con gái, tóc xoăn, xanh ngồng như cỏ, tôi đã đặt chân lên mảnh đất này, đi trên con đường đầy những bông hoa dại trắng li ti dọc đôi bờ.
Lúc buồn, lặng nhìn dòng sông lúc vơi, lúc đầy với cơ man bèo lục bình... tôi lại thấy lòng nguôi ngoai với bao cảm xúc bâng khuâng thuở đầu đời.
Năm đó, ngay sau chiến tranh nên cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền không sầm uất, tấp nập như bây giờ. Nhưng nhà nào sát mặt sông cũng trổ một cây cầu ra bán hàng. Nhà bán tre, nứa, lá; nhà bán lu, bán thẩu; nhà bán xăng, bán nhớt... nên ngã bảy hồi đó cũng nhộn nhịp với những cửa hàng, cửa hiệu đơn sơ, mộc mạc.
Hầu hết anh em trong tiểu đội của tôi là người Hà Nội, vừa tốt nghiệp phổ thông là nhập ngũ nên tuổi đời đều xấp xỉ đôi mươi. 12 chàng lính trẻ đóng quân trong 3 nhà dân liền kề. Ngoài giờ canh gác, làm nhiệm vụ, hễ ở nhà là đùa nghịch như một đám trẻ.
Tôi ở nhà chú, thím Năm. Chú Năm là người Hoa, gầy đen như thỏi sắt, nói tiếng Việt lơ lớ. Thím Năm người chính đất Phụng Hiệp béo tốt, phúc hậu, lúc nào cũng cười nói xởi lởi. Thi thoảng, thím Năm cất công xay bột, giã chuối hấp cả mẹt bánh, lại nạo dừa khô chưng nước cốt béo ngậy, đãi cả tiểu đội đặc sản sông nước miền Tây.
Chú thím tốt bụng hồn hậu là thế, nhưng cô con gái duy nhất tên Phi Vân, tuổi như bọn tôi, cũng cỡ 19 - 20, mặt lúc nào cũng lạnh tanh, khinh khỉnh. Cả ngày, cô ấy chẳng thèm nói một câu với đám lính trẻ. Ngay cả khi có cậu nào đó cả gan tếu táo, trêu ghẹo, cô cũng chỉ đưa đôi mắt nhỏ và dài thừa hưởng của người cha liếc xéo một cái rồi ngoắt người bỏ đi. Phi Vân đang học Văn khoa.
Ngay sát tường nhà thím Năm là nhà thím Bảy. Nhà thím Bảy có 3 cô con gái. Chị cả tên Phi Phượng, bằng tuổi Phi Vân. Cô thứ hai Thủy Phượng vừa tuổi 16 trăng tròn. Cô em út chừng 2-3 tuổi.
Tôi để ý Thủy Phượng ngay từ hôm đầu mới tới. Cô bé có nước da trắng hồng, đôi môi đỏ như son, nổi bật trên khuôn mặt trắng mịn, đôi mắt đen với hàng mi cong. Thủy Phượng đang học đệ tam, tương đương với lớp 8 ngoài Bắc.
Hàng ngày sau giờ học, cô bế đứa em gái bên sườn nhìn các anh bộ đội họp hành, chơi đùa. Thi thoảng, cô lén nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Ai trêu một câu là cô cười bẽn lẽn, đỏ mặt cắp em chạy mất hút. Cái ngày ấy tính đến bây giờ cũng đã hơn 40 năm, bằng già nửa đời người mà đôi khi tôi vẫn như nhìn thấy Thủy Phượng với đứa em gái bé bỏng lúc nào cũng đèo đẽo bên sườn.
Thủy Phượng thường mặc bộ đồ trong nhà, màu hồng nhạt có những chấm màu trắng nhỏ li ti như những bông hoa dại nở đầy trên những rìa cỏ dọc bờ sông.
Một hôm, sau giờ học về, em loay hoay ngồi làm bài bên cái bàn nhỏ kê dưới gốc cây chùm ruột ngay dưới hiên nhà. Cái cây chỉ cao xấp xỉ mái hiên, gầy gò, mỗi cành èo uột vài chiếc lá bé xíu mà lúc lỉu quả xanh, quả đỏ như những trái xoan bám đầy các cành tuốt đến tận ngọn cây.
Cô bé mồm ngậm cái bút bi, oằn người trên ghế, mắt chăm chăm nhìn vào cuốn bài tập trước mắt mà mãi chẳng viết nổi một dòng. Thấy vậy tôi ghé nhìn vào. Thì ra là một bài toán hình học. Chưa đọc hết đầu bài, tôi đã có ngay cách giải.
Định bày cho Thủy Phượng thì cô sinh viên Văn khoa từ trong nhà bước ra hỏi: "Em học bài mà sao cứ nhấp nhổm như bị kiến cắn thế?". Cô bé nhăn nhó cầu cứu: "Em gặp bài toán khó quá, Hai bày cho em đi". Mũi cô sinh viên Văn khoa chợt hửng lên, rồi chỉ vào tôi giọng thách thức: "Cưng nhờ anh Tư bộ đội chỉ cho. Mà thôi, ảnh quen cầm súng, chứ hồi nào tới giờ có cầm sách, cầm bút đâu mà bày. Để lát rảnh Hai bày cho".
Tôi nghe máu nóng dồn lên mặt nhưng vẫn cố điềm tĩnh ngồi xuống, chỉ cho Thủy Phượng hiểu được cách giải của bài toán trong vòng 5 phút. Cô bé không giấu được vẻ ngạc nhiên reo lên: "Ôi, anh Tư giỏi quá. Không như chị Hai nói đâu nha".
Từ hôm đó, Thủy Phượng quấn quýt tôi hơn và Phi Vân cũng nhìn các anh bộ đội không còn bằng ánh mắt chảnh chọe nữa.
Hồi chúng tôi đóng quân ở ngã bảy cũng là dịp cái Tết đầu tiên sau chiến tranh. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những bông mai vàng, loại hoa đặc trưng cho những ngày Tết phương Nam.
Hồi đó, khi vừa nhìn thấy những bông hoa vàng rực khoe sắc trên những cành cây mũm mĩm và sum sê lá, tôi đã thầm so sánh với hoa đào miền Bắc bật nở cánh thắm trên những cành gầy guộc, khẳng khiu. Tôi thấy, hoa đào hợp với không khí Tết miền Bắc trong cái lạnh se sắt. Còn hoa mai mơn mởn sắc lá xanh, hoa vàng hợp với cái Tết ở miền Nam rực rỡ nắng.
Rung động đầu đời
Năm đó, năm hòa bình đầu tiên nên đơn vị tổ chức Tết to tại hội trường mượn của phường. Bộ đội đóng ở nhà dân nào mời luôn cả gia đình đó cùng tham gia. Chú thím Năm kêu không hợp nơi đông vui, nên cử Phi Vân đi thay. Nhà thím Bảy thì kêu Thủy Phượng góp mặt.
Phi Vân khi đó đã thân thiện hơn với mấy anh bộ đội. Cô mặc bộ xường xám truyền thống đỏ chót của người Hoa. Chúng tôi đã đông đủ hết ngoài sân mà chưa thấy Thủy Phượng đâu. Lát sau, em bước ra từ khung cửa quen thuộc mà ai cũng ngỡ ngàng. Không còn là Thủy Phượng trẻ con trong bộ đồ ở nhà, mà là một thiếu nữ xinh đẹp nổi bật trong chiếc áo dài xanh thẫm. Một vùng da trắng nõn lộ nơi tà áo xẻ khiến tôi ngẩn ngơ.
Những người lính trẻ đều mở to mắt nhìn, khiến cô bé e thẹn, mặt đỏ bừng. Vì nơi tổ chức phía bên kia thị trấn, nên chúng tôi phải ngồi đò vượt qua ngã bảy sông. Thủy Phượng ngồi cạnh tôi trước ánh mắt ganh tỵ và lời chọc ghẹo của các anh bộ đội. Càng bị trêu, em càng nép vào tôi. Mỗi khi đò chao nghiêng, em càng bám vào cánh tay tôi siết chặt. Người tôi nóng bừng và tim đập thình thịch.
Đây là lần đầu tiên, tôi ngồi sát một cô gái. Cảm nhận được hơi nóng từ cơ thể thanh tân đó truyền sang người mình, thật sự tôi luống cuống và bối rối lắm. Nhưng trước ánh mắt của chỉ huy và đồng đội, tôi phải vờ ngó lơ và lạnh tanh. Đâu biết cái tuổi đôi mươi còn trong veo, những va chạm cơ thể dù thoáng qua cũng khiến con tim tôi bồi hồi và cơ thể rung lên biết bao nhiêu cảm xúc.
Đêm đó về, tôi ngủ mơ. Tôi mơ đã chạm vào em và môi mình chạm vào bờ môi đỏ thắm như cánh đào của em. Sáng dậy, tôi nằm bâng khuâng, mơ màng ngắm dòng sông trôi qua khung cửa sổ nơi gác xép nhà chủ thì nghe tiếng Thủy Phượng gọi: "Anh Tư, anh Tư xuống em bảo nè".
Tôi vội bước xuống, Thủy Phượng vẻ nôn nóng đã chờ ngay dưới chân cầu thang. Em dúi vội vào tay tôi mảnh giấy rồi quay đầu chạy. Hai bím tóc dày nhảy nhót trên bờ vai.
Trở lại gác xép, tôi mở tờ giấy ra coi. Cả trang giấy chỉ vẻn vẹn dòng chữ viết nắn nót bằng màu mực tím học trò: "Anh Tư. Em thương anh”. Tôi lặng người. Niềm hạnh phúc ngập tràn. Tôi ấp tờ giấy còn ấm nóng bàn tay em lên ngực mình. Từ đó, tôi luôn giữ mảnh giấy trong túi áo nơi ngực trái của mình. Người lính trẻ chưa một mối tình đầu, thấy trái tim mình như được sưởi ấm.
Đêm đó, tôi đi dọc bờ sông nơi đơn vị đóng quân. Mảnh trăng cuối tháng mỏng, bạc hình lưỡi liềm soi xuống dòng sông lấp loáng. Bỗng có người ôm choàng lấy mình từ phía sau. Tôi giật mình. Bàn tay tôi chạm vào vòng tay con gái ấm mềm. Giọng con gái nhẹ thoảng nhưng âm thanh cất lên vui thánh thót: "Em làm anh Tư bất ngờ hả?".
Thì ra là Thủy Phượng. Tôi ngây người, nín thở cố giữ cho khoảnh khắc đó kéo dài hơn.
Từ hôm đó cứ thỉnh thoảng, chúng tôi lại đi bên nhau, chẳng nói năng gì. Chỉ bàn tay nắm lấy bàn tay. Những cây dừa bên đường xoải những tàu lá dài vỗ vào nhau theo gió. Nước cũng theo gió va những đợt sóng vào bờ. Tận khi đến gốc bình bát trước cửa nhà chúng tôi mới dừng lại. Thủy Phượng lại vòng tay ôm tôi từ đằng sau...
Nhà tâm lý học lâm sàng Meg Jay cho rằng, tuổi đôi mươi là điểm phát triển ngọt ngào để chúng ta lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai. Đó là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Khi ấy, chúng ta không chỉ có sức khỏe, có khao khát cùng sự sục sôi của tuổi trẻ, mà còn có cả những giấc mơ đẹp và những kỷ niệm tuyệt vời. Báo VietNamNet mở diễn đàn Tuổi đôi mươi để cùng độc giả ôn lại những khoảnh khắc khó quên về thời điểm chuyển tiếp đặc biệt trong cuộc đời này. Bài viết liên quan xin gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn. |
'Tuổi đôi mươi, vợ tôi là cô gái đẹp nhất Hà Nội'
Tuổi đôi mươi, không son phấn, không nước hoa, không xăm môi mày, không bọc răng sứ, không đồ hiệu, không xe máy chỉ có xe đạp, hàng ngày đi làm thêm ở hiệu sách… nhưng với tôi, em là người đẹp nhất.很赞哦!(7)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Cartagines vs San Carlos, 09h00 ngày 24/1: Điểm tựa sân nhà
- Nhận định, soi kèo Lech Poznan vs Wisla Plock, 1h30 ngày 23/10
- Nhận định, soi kèo Bhayangkara vs Borneo, 15h15 ngày 27/10
- Chỉ số chất lượng không khí là gì?
- Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn
- Nhận định, soi kèo Toulouse vs Grenoble, 20h00 ngày 18/9
- Nhận định, soi kèo U19 Ba Lan vs U19 Ukraine, 18h00 ngày 12/10
- Nhận định, soi kèo Barcelona (W) vs Arsenal (W), 2h00 ngày 6/10
- Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 23/1: Bất phân thắng bại
- Nhận định, soi kèo Aguilas vs Alianza, 6h ngày 9/10
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
Nhận định, soi kèo Hamburger vs Dusseldorf, 1h30 ngày 17/10
Nhận định, soi kèo Norwich vs Liverpool 1h45 ngày 22/9
- Tiện lợi sản sinh ra rác
Từ năm 2022, chị Nguyễn Hằng Nga ở Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã giảm dần “tốc độ” tất bật mua sắm cuối năm.
“Muốn mua gì thì tôi lên mạng đặt. Muốn nhanh 2 giờ nhận hàng cũng có” - chị chỉ vào trang mua hàng trực tuyến đã được cài đặt là trang mặc định khi mở máy tính.
Trước đây còn dè dặt mua thực phẩm trên mạng, chị Nga vẫn tất bật đi chợ, đi siêu thị để có đồ tươi ngon mỗi ngày. Còn bây giờ, chị còn tin trên mạng hơn cả người bán thịt ở chợ.
“Các thương hiệu thực phẩm xanh, organic đều có gian hàng trên các trang thương mại điện tử. Ở đấy giá cả công khai, có các chương trình khuyến mại nữa nên mình chỉ mất chục phút lựa chọn cho buổi đi chợ ảo” - chị Nga chia sẻ.
Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử 2023 được công bố sau khi các chuyên gia thực hiện khảo sát trên gần 7000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Kết quả cho thấy, xu hướng hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo…) tiếp tục tăng mạnh, với sự tham gia của 65% doanh nghiệp. Mạng xã hội cũng đồng thời giúp cộng đồng doanh nghiệp xây dựng uy tín, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhanh nhất tới khách hàng.
Sự bùng nổ mua sắm online đang thay đổi thói quen của các thế hệ từ trung tuổi đến trẻ em. Họ đã quá thuộc câu “Cần gì lên mạng search”. Điều này càng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, lên chiến lược tiếp cận khách hàng online.
“Càng cuối năm chúng tôi sẽ càng phải nhập thêm bao bì, băng keo và các loại chống sốc để bọc hàng. Con số này sẽ gấp 3 lần so với các tháng trong năm” - chị Lê Thùy Dương chủ cửa hàng đồ gốm cho biết.
Theo tính toán của chị, khách mua trực tiếp chỉ cần 1-2 lần bọc sản phẩm nhưng với khách mua online mỗi sản phẩm ít nhất 4 lần bọc, hoàn toàn bằng nylon. “Chỉ có thùng đựng bằng xốp hoặc carton còn lại là là bằng nhựa một lần. Nếu di chuyển vỡ thì cửa hàng và người giao hàng sẽ rất mệt” - chị Dương nói.
Rác nhựa từ hàng online
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố vào tháng 7/2022, mỗi năm tại Việt Nam ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra trên đất liền và lượng rác thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới.
Hoạt động xử lý rác thải nhựa nước ta hiện nay chủ yếu là đem đi chôn, lấp. Trên thực tế, chỉ có 9% lượng rác thải nhựa được đem đi tái chế trên toàn cầu, phần còn lại được thải ra môi trường tự nhiên.
“Xu hướng mua sắm online đặt ra bài toán xử lý rác thải nhựa vốn đã rất phức tạp ở Việt Nam” - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đáp - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, nền kinh tế tuần hoàn, tái chế rác nhựa chưa “tiêu thụ” hết lượng rác thải ra môi trường hàng năm.
Chị Nguyễn Hằng Nga thừa nhận từ khi tích cực mua sắm online, chị giảm được thời gian đi lại và xăng xe nhưng rác thì tăng lên.
“Mỗi sản phẩm phải bọc ít nhất 2-3 túi nylon. Một tuần cả nhà 4 người mua khoảng 10 món đồ sẽ phải thải ra vài chục túi” - chị Nga khẳng định rác nylon đang quá nhiều trong thùng rác nhà chị.
Thực tế đó ai cũng nhìn thấy nhưng không dễ tìm ra giải pháp. “Với người bán hàng như chúng tôi, nylon là rẻ nhất rồi. Nên dù phải bọc nhiều lớp vẫn rẻ hơn nếu mua các vật liệu khác” - chị Lê Thùy Dương cho biết.
Phần lớn túi nylon hay các túi nhựa dùng để bọc đồ khi giao hàng online thường dày, dai, được chằng néo chắc chắn bởi lớp băng dính. Khi tháo lớp bọc, người mua thường dùng kéo cắt theo vị trí băng dính. Như vậy, túi đựng thường bị nát và khó tái sử dụng lại như: đựng rác tại nhà.
“Khi nhựa đã trở thành rác thải, chúng có thể: • Bị vứt vào thùng rác sinh hoạt, theo xe rác tới bãi chôn lấp hoặc lò đốt. • Bị vứt một cách bừa bãi ở các nơi công cộng, bị gió cuốn bay; đến khi mưa xuống, rác thải trôi theo sông ra biển. • Bị vỡ vụn, dưới tác động của nắng và gió, thành những mảnh nhựa nhỏ hơn rồi nhỏ hơn, và cuối cùng trở thành vi nhựa trong môi trường tự nhiên. • Được phân loại riêng để bán ve chai và được tái chế thành những sản phẩm mới” (Theo: Sổ tay hướng dẫn giảm nhựa dành cho người tiêu dùng, WWF phát hành 2022).
Chúng ta chưa phân loại rác tại nguồn, chưa có hệ thống thu gom để đưa rác đến nơi tái chế. Chính vì vậy, việc thu gom rác thải nhựa từ việc mua hàng trực tuyến vẫn là thách thức.
Tại Hàn Quốc, sau khi lượng rác thải nhựa tăng 19% trong năm 2021, các ứng dụng giao hàng lớn của quốc gia này như Yogiyo và Coupang Eats đã quyết định không sử dụng đồ dùng một lần bắt đầu từ tháng 6/2021, trừ khi khách hàng yêu cầu. Trong khi đó, gã khổng lồ của thị trường bán lẻ Shinsegae đã sử dụng các hộp đựng bột bã mía thân thiện với môi trường đối với các thực phẩm tươi sống bán tại cửa hàng E-mart.
Anh Thu">Mua sắm online tăng mạnh dịp cuối năm, rác nhựa đi về đâu?
Siêu máy tính dự đoán Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Samut Prakan, 19h00 ngày 6/10
- Sự thay đổi toàn cầu hướng tới các tàu thuyền thân thiện với môi trường là điều hiển nhiên, với việc các nhà máy đóng tàu tích cực tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Việc thành lập các khu vực biển được bảo vệ, nơi động cơ diesel hiện bị cấm, nhấn mạnh tính cấp thiết của các hoạt động bền vững trong ngành chèo thuyền, bao gồm cả du thuyền và siêu du thuyền giải trí.
Trong khi ngành công nghiệp này đang chuẩn bị đón nhận các tàu thuyền chạy bằng hydro thì việc thiếu cơ sở hạ tầng để phân phối, và tiếp nhiên liệu trở thành trở ngại đáng kể.
Trong động thái mới nhất, công ty phát triển năng lượng tái tạo độc lập NatPower H và công ty kiến trúc Zaha Hadid Architects đã bắt tay hợp tác dự án trị giá 100 triệu euro, giới thiệu 100 trạm tiếp nhiên liệu hydro cho hoạt động chèo thuyền thú vị.
Chúng sẽ được lắp đặt ở các trung tâm năng lượng bền vững tại các bến du thuyền lớn của Ý.
Dự án tham vọng này có tên là Trạm tiếp nhiên liệu hydro NatPower H. Nó sẽ cung cấp hydro xanh - loại hydro được sản xuất bằng năng lượng tái tạo. Hydro có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng điện trong pin nhiên liệu, chỉ thải ra hơi nước và không khí ấm - không giống như động cơ đốt trong gây ô nhiễm.
Điều này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng bền vững trong ngành hàng hải, chèo thuyền giải trí. Một khoản tiền khổng lồ 100 triệu euro cũng được dành cho dự án này.
Filippo Innocenti, Giám đốc của Zaha Hadid Architects, mô tả các trạm tiếp nhiên liệu hydro xanh này là những công trình được xây dựng bằng vật liệu bền vững có phát thải cacbon thấp, thể hiện được tương lai có trách nhiệm với môi trường.
Còn Andrea Minerdo, Giám đốc điều hành của NatPower H, nhấn mạnh mục tiêu của họ là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng của ngành đóng tàu Ý, thúc đẩy du thuyền chạy bằng hydro với lượng khí thải CO2 trực tiếp bằng 0.
Dự án sẽ được triển khai trong 6 năm tới và trước mắt đã đạt được thỏa thuận với 25 bến du thuyền và cảng của Ý. Điều này sẽ đặt nền móng cho mạng lưới trạm nhiên liệu hydro toàn cầu, cung cấp giải pháp toàn diện cho nhu cầu năng lượng của cộng đồng chèo thuyền giải trí.
HUỲNH DŨNG(Nguồn: Interestingengineering)">Trạm tiếp nhiên liệu thuyền hydro đầu tiên trên thế giới
Nhận định, soi kèo Hull vs Blackpool, 1h45 ngày 29/9