Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), thành viên tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới GD-ĐT
Hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phải gắn với thi cử ở tất cả các khối lớp.
Thực tế, các môn học - dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như “dạy người" luôn phải "thi" suốt đời lại chưa được chú trọng.
Có thể khẳng định, giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của mỗi con người.
Ta thường nói, “học chữ song song với học làm người” hoặc “dạy người thông qua dạy chữ” chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Học làm người mà chỉ đợi “cài theo”, “cõng cùng” các nội dung kiến thức thì dù quý nhưng chưa đủ.
Do vậy, cần phải có sự chỉ đạo và bắt đầu ngay ở tất cả các nhà trường. Giáo dục lối sống thực ra không thể làm là có ngay kết quả, mà cần quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng. Quan niệm chỉ học đạo đức, lối sống khi chương trình sẵn sàng, chờ đồng bộ… là sai lầm bởi qua mỗi một lứa học sinh là ta mất đi một thế hệ con người Việt Nam bị khuyết thiếu về đạo đức lối sống.
Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải bắt đầu từ những người thầy. Mặc dù tôi chưa là một hiệu trưởng tốt nhưng tôi luôn nỗ lực và cố gắng trở thành hiệu trưởng tốt trong mắt học trò, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
Trải qua hai ngôi trường nhưng nhiều mô hình giáo dục khác nhau, điều tôi trăn trở là đa số các thầy cô, từ sâu thắm lòng mình đều mong muốn được làm việc, được cống hiến để trở thành những thầy cô giáo tốt. Tuy nhiên, tôi lại chưa tạo được động lực và cơ chế tốt để các thầy cô được khẳng định năng lực của mình và cống hiến.
Nhiều nhà trường, đa số thầy cô vẫn đang nỗ lực để làm tốt công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, nhưng thường là tự phát, chưa có kế hoạch, tổng kết, rút kinh nghiệm. Vì thiếu tính cụ thể, bài bản nên thường rơi vào tình trạng “mạnh ai nấy làm”, “không làm không sao”, “có thi đâu mà lo”. Vậy nên điều đầu tiên giờ đây là cần “thông suốt” nhận thức trong giáo viên.
Sẽ không thể có hiệu quả khi ta dạy đạo đức bằng cách giảng giải bởi đạo đức được hình thành qua rèn giũa và trải nghiệm, đặc biệt là khi nhìn thấy thầy cô làm.
Nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường ta thường gặp như “5 điều Bác Hồ dạy”, “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Thi đua dạy tốt – học tốt”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”…. thiết nghĩ đến 5 phẩm chất của chương trình giáo dục phổ thông mới là “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”. Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên.
5 điều Bác Hồ dạy, lời đầu tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Thế nhưng khi nghe tiếng nhạc Quốc ca, thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học sinh rằng yêu Tổ quốc từ những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc ca ta dừng lại nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim mình.
Khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, nhiều thầy cô mẫu mực từng giờ lên lớp, từng lời ăn miếng nói, mày mò tự học, hết sáng tạo này đến sáng tạo khác để có những bài giảng hay, hấp dẫn. Nhưng còn không ít thầy cô ngại tự học, hay chê bai và bàn lùi với đổi mới.
Có những thầy cô ngồi quán cafe hay đi chơi đâu đó, ngay lập tức mạng xã hội biết vì thầy cô chụp ảnh bằng những công cụ với hiệu ứng rất đẹp và hiện đại nhưng lại không biết ứng dụng CNTT để soạn bài.
Nghe chuyên gia, đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm hay, dù lòng rất nể và thấy hấp dẫn nhưng lại không làm theo vì sợ bị đồng nghiệp khác chê cười "làm học giống"; thậm chí không muốn làm mà chỉ muốn xin sản phẩm của chuyên gia hay đồng nghiệp đi trước chia sẻ để thực hiện ngay.
Được phân công làm việc nhóm thì chỉ làm việc của cá nhân mình theo phép tính cộng mà không biết rằng làm việc nhóm còn là sự cộng hưởng, hỗ trợ nhau, sự lan tỏa ở mọi khâu.
Chúng ta sẽ không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hằng ngày. Việc nêu gương đạo đức, lối sống chính là việc thầy cần trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn.
Thúy Nga (Ghi)
-Chiều 26/7, các thành viên của Hội đồng quốc gia về nguồn nhân lực và UB Đổi mới giáo dục quốc gia của Chính phủ đã cùng thảo luận về vấn đề bức thiết: Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông.
" alt=""/>“Giáo dục bất thành là khi trò đỗ tốt nghiệp THPT nhưng vẫn ngơ ngác”3 loại mặt nạ không nên bỏ qua nếu da bạn bị khô
Rước họa vì làm đẹp bằng vitamin E
Làm đẹp bất ngờ từ đá lạnh chị em ít biết
Lông mày
Nếu các bạn Thái thích một chằng mày sắc nét thì phong cách vẽ lông mày ngang của gái Hàn lại có sự nhẹ nhàng, đáng yêu.
Thái Lan
Một đôi lông mày đẹp theo kiểu Thái nằm ở màu đen rậm và dày. Người Thái thích đôi lông mày trông tự nhiên, có độ cong to ở đầu, mỏng dần về phía đuôi mắt, màu tối như nâu đen, đen giúp lông mày thêm sắc sảo. Họ ít khi tỉa đều ở phần đầu mà để các sợi mọc rõ, thậm chí còn vẽ thêm từng sợi để càng tăng cảm giác "tua tủa" tự nhiên.
Hàn Quốc
Nhiều bạn gái Việt hiện nay ưa thích phong cách vẽ lông mày ngang bắt nguồn từ xứ sở Kim Chi. Chân mày ngang mang lại cho bạn gái nét đẹp dễ thương, hiền hòa và phù hợp với phần lớn gương mặt phái đẹp. Kiểu lông mày ngang được kẻ đậm đều từ đầu đến đuôi, màu chì thường được các cô gái sử dụng cho lông mày là nâu sáng hoặc nâu vàng trên nước da trắng hồng.
Đôi mắt
Một đôi mắt trong veo nhẹ nhàng, trông tự nhiên là sự lựa chọn của các cô gái Hàn Quốc; một bên là đôi mắt to, sắc lẹm với hàng mi giả dày là sở thích của các cô gái Thái.
Thái Lan
Các cô gái Thái cực yêu thích cái đẹp sắc sảo nên bước trang điểm cho đôi mắt sẽ nhấn mạnh cá tính này. Đôi mắt được trang điểm theo phong cách Thái phải là một đôi mắt to, sâu với hàng mi giả dày và đen láy. Để tạo nên đôi mắt đẹp, con gái Thái sẽ dùng lông mi giả và màu mắt tối để phủ lên bầu mắt, thêm chút nhũ sáng ở khóe mắt.
Hàn Quốc
Trái ngược với Thái Lan, các cô gái của xứ sở Kim Chi lại ưa thích lối trang điểm mắt nhẹ nhàng và trong veo. Họ dùng mascara chuốt đậm thay vì dùng mi giả dày cộp. Họ thích tạo bọng mắt nhẹ bằng phấn sáng để mắt có độ "sưng" rất dễ thương.
Son môi
Một đôi môi sáng và tươi như đỏ, cherry, mận chín, cam… không thể thiếu với gái Hàn, thì con gái Thái lại thích vẻ đẹp đôi môi “nhợt nhạt” với tone màu đất, nude…
Thái Lan
Phần mắt đã được tô đậm nên son môi mà các cô gái Thái ưa thích là những tông màu trầm như nude, hồng nhạt, tông đất, … để mang lại dự hài hòa cho khuôn mặt và làn da ngăm đen. Những màu son này làm toát lên vẻ đẹp quý phái rất Tây, đầy quyến rũ của gái Thái.
Hàn Quốc
Đôi mắt sáng, trang điểm tự nhiên, đôi lông mày ngang hiền hòa, nước da trắng hồng sẽ phải đi với những màu son tươi. Con gái Hàn trang điểm theo lối tự nhiên, nhẹ nhàng nên rất thích một đôi môi căng mọng. Tô son màu đỏ, hồng tươi, cam, đào được hội chị em da trắng yêu thích.
Chính ba sự khác biệt rất rõ nét trong lối trang điểm của các cô gái Thái và Hàn giúp bạn thêm kiến thức về làm đẹp hữu ích để vận dụng cho bản thân. Bạn sẽ chọn lối trang điểm của gái Thái hay gái Hàn?
Thái Thị Hậu
" alt=""/>Sự khác biệt giữa cách trang điểm của người Thái và người HànChỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại các chung cư của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu do “ông trùm nhà giá rẻ” Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư. Tối ngày 11/10, “đại hỏa” đã phát ra từ tầng hầm khu chung cư Xa La (Hà Đông) khiến hàng ngàn người hoảng loạn, các lực lượng phải ứng cứu cho gần 100 người ở các tòa CT4A, CT4B, CT4C. Vụ cháy đã làm nhiều xe máy, ô tô đã bị cháy dưới 2 tầng hầm.
Đến sáng nay (12/10), công tác khắc phục hậu quả vụ cháy tối qua tại toà nhà CT4A, CT4B, chung cư Xa La vẫn đang được tiến hành. Nhiều người dân vẫn còn bàng hoàng sau vụ cháy, dần dần trở về nhà để dọn dẹp, trở lại cuộc sống hàng ngày.
Trước khi các chung cư cao tầng ở tòa nhà CT4A, CT4B, CT4C thuộc khu đô thị Xa La (Q.Hà Đông, Hà Nội) bị cháy thì “giặc hỏa” đã liên tiếp xảy ra tại các chung cư. Ngày 16/9, hỏa hoạn tại chung cư HH4A, khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vài ngày sau vụ cháy tòa HH4A Linh Đàm, ngày 20/9, dân cư ở tòa CT5B, thuộc Khu đô thị Xa La (quận Hà Đông) lại hoảng loạn vì cháy. Nhiều ngày sau hỏa hoạn, cư dân tại các tòa nhà vẫn chưa hết bàng hoàng.
Khu vực bên ngoài tòa nhà tại khu Kim Văn – Kim Lũ được ra sức tận dụng bán hàng, làm bãi đỗ xe...
|
Việc “bà hỏa” liên tiếp "ghé thăm" các chung cư cao tầng đã khiến người dân cảm thấy lo lắng, bất an. Một cư dân sống tại chung cư Kim Văn – Kim Lũ cho biết, sau đợt cháy chung cư HH4A, chung cư có được diễn tập, phổ biến kiến thức cơ bản về việc phóng cháy chữa cháy. Tuy nhiên chính những cư dân cũng thừa nhận, dù có được phổ biến nhưng kiến thức của họ vẫn hết sức mơ hồ.
Ghi nhận tại chung cư Kim Văn – Kim Lũ, khu vực bên ngoài tòa nhà được ra sức tận dụng bán hàng, làm bãi đỗ xe... gây cản trở cho xe cứu hỏa khi di chuyển, xe thang không thể tiếp cận nhanh nhất. Đây cũng là hình ảnh phổ biến tại nhiều khu đô thị như khu đô thị Nam Trung Yên, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính…
Hình ảnh hàng quán bủa vây các tòa nhà phổ biến tại KĐT Trung Hòa – Nhân Chính. |
Tại một số tòa nhà chung cư, hệ thống phòng cháy chữa cháy chỉ để “làm cảnh” với hộp cứu hỏa không có dụng cụ. Khu vực cầu thang thoát hiểm cũng được tận dụng để bán hàng hoặc để đồ.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy chỉ để “làm cảnh” với hộp cứu hỏa không có dụng cụ tại chung cư CT4B-X2 (Bắc Linh Đàm). |
Cư dân sống tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính cho biết, dù chuyển về tái định cư ở đây trong thời gian khá lâu nhưng cũng không thấy có lần nào được diễn tập phòng cháy chữa cháy, việc tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy cũng không được phổ biến thường xuyên. “Ban quản lý cũng đã hạn chế việc sử dụng bếp than tổ ong nhưng hiện tượng đun bếp than tổ ong trước tòa nhà là vẫn có” – một cư dân cho biết.
Khu vực hành lang thoát hiểm được người dân tận dụng làm nơi để xe, chứa đồ… |
Cùng với sự “mơ hồ” của người dân về vấn đề phòng cháy chữa cháy thì chính chủ đầu tư tại các chung cư cũng tỏ ra “thờ ơ”. Không ít công trình đã được bàn giao sử dụng dù chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Vi phạm này càng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn cháy nổ.
Hàng quán được bày ngay khu vực hành lang, lối đi. |
Số liệu từ Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cho thấy: Tính đến quý II/2015, toàn thành phố có 891 công trình nhà cao tầng, trong số 779 công trình đã đưa vào sử dụng thì có 60 công trình chưa được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy, 121 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
Hiểm họa còn rình rập từ chính những “chuồng cọp”, lồng sắt tại nhiều khu đô thị mới.
|
Trên thực tế việc tồn tại một số công trình được cấp phép xây dựng nhưng thiếu những văn bản theo quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cũng cho thấy sự bất cập trong quản lý hiện nay. Và hơn hết, không ai khác chính những người sinh sống ở đây sẽ chịu thiệt hại khi cháy nổ xảy ra.
Hồng Khanh
Làm sao kiểm soát hiểm họa cháy ở chung cư?" alt=""/>Liên tiếp cháy chung cư, dân phập phồng lo 'giặc hỏa'