Bệnh phụ khoa là các bệnh lý thuộc cơ quan sinh dục nữ như âm đạo,ưatừngquanhệcómắcbệnhphụkhoakhômu liver âm hộ, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng… Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ.
Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu xử trí không đúng, bệnh có thể để lại những hậu quả xấu đối với sức khỏe như viêm nhiễm tiểu khung, vô sinh, các bệnh lý đối với thai nghén... Các tác nhân gây bệnh phụ khoa thường gặp là nấm candida, chlamydia trachomatis…
Nhiều người cho rằng bệnh phụ khoa là bệnh của phụ nữ đã có gia đình. Tuy nhiên theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, thực tế các cô gái chưa từng quan hệ tình dục cũng có thể mắc bệnh. Quan hệ tình dục chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân gây bệnh phụ khoa.
"Mọi phụ nữ, thậm chí là trẻ gái 12-13 tuổi, đều có khả năng mắc bệnh do cấu trúc của vùng kín mở hẳn ngoài da, lại nằm giữa lỗ đi đại tiện và tiểu tiện - nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu giữ vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn, nấm sẽ phát triển gây viêm nhiễm", BS Dung cho biết.
Thực tế, ở những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa thấp hơn vì có màng trinh bảo vệ. Màng trinh giống như một lớp màng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong nhưng chỉ một phần nào đó.
Theo BS Dung, một số trường hợp mắc bệnh phụ khoa là do thụt rửa sâu âm đạo, đặt thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, việc thủ dâm bằng tay khi tay cũng như môi trường tiến hành không sạch cũng có thể gây bệnh.
Một nguyên nhân khác là do chị em mặc quần chật, bó sát người trong thời gian dài khiến cho vùng kín bị bí khí, tạo môi trường ẩm thấp. Đây là điều kiện cho vi khuẩn, đặc biệt là nấm phát triển.
Một số trường hợp mắc bệnh do quá sạch. Nhiều chị em có thói quen rửa vùng âm đạo liên tục vì nghĩ như thế là sạch. Tuy nhiên, chính việc vệ sinh quá thường xuyên, cộng thêm hóa chất trong dung dịch sát khuẩn khiến niêm mạc âm đạo bị khô, mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, các hóa chất cũng tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển.
Trong môi trường âm đạo tồn tại cả vi khuẩn có lợi và có hại. Âm đạo khỏe mạnh khi lợi khuẩn vượt trội hoặc cân bằng với hại khuẩn. Độ pH trong âm đạo quyết định môi trường sống của các loại vi khuẩn này.
"Vì vậy, thay đổi độ pH là một trong những lý do gây mất cân bằng hệ sinh thái trong âm đạo, khiến hại khuẩn phát triển nhanh về số lượng trong khi lợi khuẩn giảm đi", BS Dung khuyến cáo.
Biểu hiện của bệnh là ngứa, rát âm hộ, ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi, màu sắc không bình thường. Bên cạnh đó, có thể có một số biểu hiện như mụn lở loét ở vùng kín, đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.
Bệnh không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân, với cảm giác nóng rát, khó chịu. Nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh dễ chuyển sang mãn tính, để lại di chứng như teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung, BS Dung cho biết.
Hơn nữa, ngứa bộ phận sinh dục có thể do dị ứng, ký sinh trùng, hắc lào... Vì thế trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, chị em cần đi khám, phát hiện nguyên nhân để việc điều trị mang lại hiệu quả.
Để tránh mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ khuyên chị em nên giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, tắm thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), tránh mặc quần chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát, chọn chất liệu cotton. Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn hạn sử dụng, sau 4-6 giờ phải thay một lần.
Khi vệ sinh vùng kín, chị em cũng cần nhớ không dùng nước bẩn để tắm rửa, không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, không dùng nước muối vì muối có tác dụng giữ ẩm.
Khi thấy có những biểu hiện ngứa, rát vùng kín nhiều ngày không khỏi, chị em nên đi khám.