|
Đánh giá về công nghệ thực tế ảo - VR, Thạc sĩ Bùi Vân Anh, Viện CDIT nhấn mạnh, đây là một trong những công nghệ hiện đại, mang tính đột phá và thuộc trọng tâm phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với nhiều lợi ích và đặc trưng mới lạ, công nghệ thực tế ảo đã được đưa vào ứng dụng wor rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong khoa học cũng như trong đời sống xã hội.
Cũng theo chia sẻ của đại diện Viện CDIT, với phương thức truyền đạt thông tin một cách chân thực, sống động, cuốn hút người xem và khả năng tương tác thời gian thực, công nghệ VR đã được các nước trên thế giới ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như quân sự, y tế, truyền thông, du lịch và đặc biệt trong giáo dục, đào tạo… Đơn cử như, với ngành y tế, VR được sử dụng trong chẩn đoán, điều trị, phẫu t huật, phục hồi chức năng, giảm đau trong điều trị vết thương và đào tạo sinh viên y khoa; hay VR cũng góp phần hiệu quả trong huấn luyện quân sự nhằm đào tạo các tân binh tiếp xúc với các công cụ, vũ khí an toàn hơn hoặc trải nghiệm qua các môi trường chiến đấu khác nhau…
Giới thiệu về những ứng dụng nổi bật của công nghệ VR tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, đại diện Viện CDIT cho hay, ở Việt Nam, đào tạo là lĩnh vực sớm ứng dụng công nghệ hiện đại này. Từ năm 2012, một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng đã bắt đầu phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ VR để mô phỏng cơ thể ảo nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho Bộ môn giải phẫu của nhà trường. Đến năm 2015, công trình nghiên cứu này được triển khai ứng dụng trên thực tế. Hệ thống mô phỏng các bộ phận chính của cơ thể con người như hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa. Thông qua mô hình và hệ thống phần cứng điều khiển, tương tác, sinh viên làm quen với việc thực hành trên các thiết bị nội soi và thực hành giải phẫu thay vì học trực tiếp trên xác, tiêu bản hoặc tranh.
" alt=""/>Những ứng dụng nổi bật của công nghệ thực tế ảo tại Việt Nam