Cũng theo ông Kirby, giới chức Mỹ đang xem xét “một số hình thức hiện diện của lực lượng quốc tế” sau khi giao tranh giảm dần ở Dải Gaza. Song ông nhấn mạnh hiện chưa có quyết định nào được đưa ra.
Trước đó, hãng tin Bloomberg tiết lộ Washington và Israel đang thảo luận xem có nên trao “quyền giám sát tạm thời ở Dải Gaza cho các quốc gia trong khu vực với sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ, Anh, Đức và Pháp hay không”. Hãng tin cho biết thêm, các kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu, và ít nhất 2 lựa chọn khác cũng đang được cân nhắc bao gồm sự tham gia của Liên Hợp Quốc.
Dù bác bỏ ý tưởng về sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Gaza có sự tham gia của quân đội Mỹ, ông Kirby đã nhắc lại những bình luận trước đó của Nhà Trắng về việc Hamas “không thể là tương lai của chính quyền ở Gaza".
Khi được hỏi về điều gì sẽ xảy ra sau xung đột, ông Kirby cho biết, giới chức chưa có tất cả câu trả lời, nhưng “dù đó là gì cũng không thể là Hamas”.
Xung đột Israel – Hamas bùng nổ sau cuộc đột kích của Hamas vào Israel hôm 7/10 khiến khoảng 1.400 người Israel thiệt mạng, và hàng trăm người khác bị bắt làm con tin.
Israel đã liên tục tiến hành các đợt không kích quy mô lớn vào Dải Gaza khiến hơn 8.000 người thiệt mạng. Quân đội Israel cho biết chiến dịch tiêu diệt Hamas có thể kéo dài nhiều tháng, bất chấp các nhóm viện trợ quốc tế cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở Dải Gaza.
2. Nhìn lại 2 kỳ SEA Games mà bóng đá Việt Nam bước lên bục cao nhất nhận huy chương, bên cạnh tài cầm quân của HLV Park Hang Seo cũng cần tới sự may mắn và cả năng lực của các cầu thủ thời điểm đó.
Nếu như SEA Games 30 là khá dễ dàng với lứa cầu thủ tài năng nhất mà bóng đá Việt Nam sản sinh ra trong khoảng 10 năm qua như Quang Hải, Văn Hậu, Tiến Linh, Hoàng Đức bên cạnh Trong Hoàng, Hùng Dũng cho 2 suất trên tuổi… thì giải đấu kế tiếp khó khăn hơn một chút.
Tuy nhiên, khi tiếp tục còn có những cầu thủ trên tuổi “gánh” như Hùng Dũng, Tiến Linh, Hoàng Đức, U23 Việt Nam cũng vẫn đi đến trận đấu cuối cùng và bảo vệ thành công tấm HCV và đưa ông Park Hang Seo lên tầm cao mới.
Nhắc lại để thấy rằng dù chiến thắng thuyết phục ở các kỳ SEA Games 30 và 31 nhưng vai trò của các suất bổ sung trên tuổi hay chất lượng cầu thủ quan trọng ra sao nếu như muốn bước lên bục cao nhất.
3. Danh sách U22 Việt Nam lúc này về cơ bản là mạnh nhất so với những gì đang có. Và đặt lên bàn cân với các đối thủ trong khu vực đội bóng của ông Philippe Troussier vẫn được đánh giá rất cao.
Nhưng thực tế lại khác, vẫn còn khá nhiều lấn cấn với U22 Việt Nam sau Doha Cup cũng như việc phải nằm ở một bảng đấu có mức độ cạnh tranh “cực gắt” cho mục tiêu bảo vệ tấm HCV SEA Games lần thứ 3 liên tiếp.
Kinh nghiệm hay sự gắn kết rồi tới chuyên môn vẫn cần thời gian kiểm chứng điều này rất khác so với thời của HLV Park Hang Seo trước đây khi các cầu thủ có quãng dài chơi, gắn bó cùng nhau.
“Bột” không thật tốt, nên mọi sự trông cả vào tài năng HLV Philippe Troussier cũng là dễ hiểu. Chỉ có điều sự kiên nhẫn của người hâm mộ dường như có giới hạn để SEA Games 32 này tân thuyền trưởng bóng đá Việt Nam thực sự vất vả.
" alt=""/>HLV Troussier cần vận son để bảo vệ HCV SEA GamesSách gồm ba phần. Phần 1: Xu hướng và công nghệ mới trong báo chí và truyền thông; Phần 2: Những đổi mới về kinh tế báo chí và truyền thông; Phần 3: Đào tạo báo chí và truyền thông: Giá trị cốt lõi và kỹ năng mới.
Sau khi in và phát hành 1.000 cuốn, vào hồi tháng 1 năm nay, GS Jim Macnamara (Úc) đã gửi email đến Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn Trường ĐH Văn Lang phản ánh tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân sao chép 85% nội dung bài báo của ông đăng trên tạp chí quốc tế Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.
Sách của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM bị thu hồi vì đạo văn |
Hai tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân viết bài “Mối quan hệ giữa chuyên viên PR và nhà báo – dưới góc nhìn đạo đức truyền thông”. Khi viết bài này, tác giả Hoàng Xuân Phương từng là Trưởng Bộ môn Truyền thông Ứng dụng – Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Bà đảm nhiệm vị trí này từ ngày 11/7/2018 đến ngày 4/3/2019, sau đó đã chủ động xin nghỉ nhiệm vụ lãnh đạo trưởng bộ môn. Tháng 10/2020, bà Hoàng Xuân Phương xin nghỉ việc tại trường Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM và nghỉ việc chính thức sau đó 1 tháng. Còn tác giả Vũ Mộng Lân công tác ở Khoa Quan hệ Truyền thông và nghệ thuật, Trường ĐH Văn Lang.
Ông Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho hay sau khi nắm được thông tin bài viết “Mối quan hệ giữa chuyên viên PR và nhà báo – dưới góc nhìn đạo đức truyền thông”của nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương, Vũ Mộng Lân trong sách “Báo chí và Truyền thông: Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại”là bài dịch của tác giả Jim Macnamara mà không xin phép và không đề tên tác giả Jim Macnamara, Ban Biên tập đã liên hệ với Nhà xuất bản ĐH quốc gia TP.HCM đề nghị thu hồi sách và tái bản sách mới không có bài vi phạm.
Đại diện Ban biên tập và các tác giả đã xin lỗi tác giả Jim Mcnamara. Ban tổ chức Hội thảo đã gọi điện thông báo về vấn đề này cho các tác giả khác và các bạn đọc đã mua, hoặc được tặng sách để trao đổi về vấn đề này, đề nghị gửi lại sách tại phòng B204 của trường, khi có sách tái bản, ban tổ chức hội thảo sẽ gửi bản in mới.
Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM đã có quyết định số 55/NXB-HCTH ngày 24/12/2020 về việc xử lý sai sót, thu hồi và thực hiện đăng ký tái bản sách.
Cũng theo ông Nam, sách không bán trên thị trường, không giới thiệu, ký gửi tại bất cứ nhà sách, đơn vị phân phối nào bên ngoài. Từ lúc in xong, sách chỉ phát hành tại văn phòng Khoa Báo chí và Truyền thông và thư viện trường. Sau khi nhận thấy sai sót, Khoa đã rút sách từ thư viện về khoa và không phát hành, tặng cho bất cứ ai.
Ông Nam nhấn mạnh, quan điểm của nhà trường là nghiêm túc trong việc xem xét và xử lý các thiếu sót, các bên có liên quan để đảm bảo tính nghiêm túc trong khoa học, học thuật.
Phía Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM cho hay, hai tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân đã nhận trách nhiệm việc dịch không xin phép và không đề tên tác giả. Tác giả Hoàng Xuân Phương cho biết tác giả Vũ Mông Lân đã dịch mà không xin phép, sau đó nhờ tác giả Hoàng Xuân Phương đứng tên chung vì nghĩ rằng như vậy dễ được đăng hơn. Nhóm tác giả đã email xin lỗi tác giả Jim Macnamara và đề nghị chịu toàn bộ kinh phí tái bản sách.
Lê Huyền
Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội phán quyết không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong vụ thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
" alt=""/>Sách của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM bị thu hồi vì đạo văn