Nhận định, soi kèo PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1: Tìm lại phong độ
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Khách đáng tin -
Một thói quen của cha mẹ tác động lớn tới thành công của conĐọc sách kích thích vùng não có liên quan đến việc xử lý hình ảnh
Một nghiên cứu hồi tháng 8/2015 cho thấy đọc sách giúp làm tăng hoạt động ở những khu vực não liên quan tới xử lý hình ảnh. Điều này cũng gợi ý cho các nhà nghiên cứu rằng khi trẻ không phải là người đọc, chúng cũng vẫn hình dung ra những địa điểm mà mình đã nghe thấy.
“Khi trẻ nghe câu chuyện, chúng đang tưởng tượng trong tâm trí mình” – John S. Hutton, nhà nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati, cũng là tác giả chính của nghiên cứu này chia sẻ với tờ The Times.
Đọc sách khác với nói chuyện
Một nghiên cứu khác gần đây quan sát thấy rằng đọc sách to thành tiếng cho trẻ nghe từ giai đoạn thai nhi giúp trẻ tiếp xúc với vốn từ nhiều hơn là chúng nghe được trong các cuộc trò chuyện hằng ngày.
Đồng thời, trẻ cũng được tiếp xúc với những cấu trúc câu mà chúng không được nghe thấy trong những cuộc trò chuyện hằng ngày.
Đọc sách cải thiện khả năng xử lý thông tin
Một nghiên cứu năm 2014 dựa trên dữ liệu từ trẻ em Australia từ 4-5 tuổi phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có bố mẹ đọc sách cho con nghe ít nhất 6 ngày/ tuần đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra quốc gia được thiết kế để đo lường khả năng đọc hiểu so với những đứa trẻ có bố mẹ chỉ đọc sách cho con 1-2 lần/ tuần, bất chấp những yếu tố khác như thu nhập hay trình độ học vấn của bố mẹ.
Đọc sách giúp trẻ tăng khả năng giải quyết vấn đề
Trong một cuộc khảo sát với trẻ 9 tháng tuổi ở Ireland, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ có mẹ đọc sách và nói chuyện “thường xuyên” thể hiện tốt hơn trong các câu hỏi riêng tư được đưa ra bởi ĐH California, San Francisco và ĐH Oregon so với những trẻ có mẹ “hiếm khi” hay “không bao giờ” đọc sách, nói chuyện với trẻ.
- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
Xem thêm:
Người thành công làm gì vào tối Chủ nhật?"> -
Tại Việt Nam, theo Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nhà nước đã được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain. Khát vọng sáng tạo đóng góp giải pháp công nghệ cho đồng tiền số quốc giaTheo kỹ sư Nguyễn Thùy Linh, Phòng Công nghệ tiền số, Trung tâm công nghệ, TCT Dịch vụ số Viettel (VDS), thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) trong những năm qua vấn đề công nghệ cho tiền số đã được tập trung nghiên cứu. “Từ 2017 đến nay, các giải pháp về tài chính số đã được Viettel xử lý trong quá trình phát triển các sản phẩm tiêu biểu như ViettelPay, ViettelMoney”, Linh cho biết.
Kỹ sư Thùy Linh đại diện duy nhất của VN tham gia nhóm dự án thuộc lĩnh vực Thanh toán số và Thương mại số tại trụ sở Trung tâm chuyển đổi công nghiệp 4.0 WEF (Hoa Kỳ) Tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và tài chính số, Thùy Linh hiện là một trong những chuyên gia cao cấp của Viettel về công nghệ tiền điện tử. Đặc biệt nữ kỹ sư này vừa trải qua một năm làm việc tại Diễn đàn kinh tế giới (WEF). Năm 2021, Thùy Linh đã xuất sắc vượt qua nhiều vòng thi khắt khe để trở thành đại diện duy nhất của VN tham gia nhóm dự án thuộc lĩnh vực Thanh toán số và thương mại số tại trụ sở Trung tâm chuyển đổi công nghiệp 4.0 WEF (Hoa Kỳ).
Nữ chuyên gia Viettel cho hay, qua trao đổi, các chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao việc Việt Nam sử dụng hạ tầng viễn thông để vận hành một ngân hàng số như ứng dụng Viettel Money. “Không chỉ đột phá về mặt công nghệ và sản phẩm, Viettel Money còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tài chính toàn diện tới mọi người dân. Điều này không chỉ mới mẻ tại Việt Nam mà còn ở trên thế giới”, Linh cho biết.
Trở lại Việt Nam, Thùy Linh cùng với các đồng nghiệp Trung tâm Công nghệ VDS đề xuất dự án nghiên cứu công nghệ CBDC từ khuyến nghị của WEF về thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới. Sau nhiều vòng bảo vệ chuyên môn, dự án công nghệ CBDC “chưa từng có tiền lệ” được lãnh đạo Tập đoàn Viettel chấp thuận triển khai.
Theo ông Hoàng Đại Huỳnh, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ VDS, CBDC là vấn đề mới nhưng đã trở xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm phát triển, có tiềm năng ứng dụng cao.
“Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử. Về phía Viettel, với vai trò và thế mạnh về công nghệ chúng tôi chủ động nghiên cứu, phát triển, xây dựng các nền tảng để có thể sẵn sàng hỗ trợ, đóng góp tri thức, giải pháp khi được yêu cầu”, ông Huỳnh nói.
Kỹ sư Thùy Linh cho biết đội ngũ phát triển dự án công nghệ cho CBDC được Viettel trao cơ hội hầu hết là các thành viên thuộc nhóm Gen Z. “Tin tưởng, giao việc khó cho đội ngũ trẻ là một điểm khác biệt và cũng là “sức cuốn hút” của Viettel”, Linh nói.
Với nữ kỹ sư phân tích nghiệp vụ Đinh Ngọc Hà (1991), dự án CBDC với hàng lọat các bài toán “rất phức tạp, rất lớn” do đó có “không gian sáng tạo là vô tận”. Do đây là lĩnh vực rất mới nên hành pháp lý của VN cũng còn rất hạn chế. Hà và các đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu cách thức một số quốc gia xây dựng CBDC sau đó đối chiếu với các điều kiện trong nước tìm giải pháp.
Mong bà con vùng sâu vùng xa cũng có thể tiếp cận dịch vụ
Trong quá trình xây dựng bài toán nghiệp vụ nhóm dự án cũng vấp nhiều vấn đề chưa có quy định mà ngay các chuyên gia tài chính đầu ngành của VN mà VDS tham vấn cũng thấy vướng mắc. Cách làm của team CBDC là sáng tạo các đề xuất mới.
Đội ngũ phát triển dự án công nghệ cho đồng tiền số quốc gia (CBDC) hầu hết là các thành viên nhóm Gen Z. Tin tưởng, giao việc khó cho đội ngũ trẻ là một điểm khác biệt tạo nên sự cuốn hút của Viettel “Chúng tôi suy nghĩ là đối với những vấn đề chưa có tiền lệ thì cần chủ động thử nghiệm. Nếu thành công, các đề xuất đó có thể trở thành cơ sở để cho cơ quan chức năng tham khảo trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý, quy định. Trước đây khi tham gia dự án sandbox về Mobile Money VDS cũng đã đề xuất nhiều chính sách và cũng đã được các cơ quan quản lý tiếp thu, sử dụng”, Ngọc Hà chia sẻ.
Vừa gia nhập Viettel sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, kỹ sư phát triển phần mềm Trần Lê Hoàng (1999) một trong những thành viên trẻ tuổi nhất của dự án. Bắt nhịp nhanh với công việc, Hoàng cho biết Viettel hiện có môi trường lý tưởng để nghiên cứu về các công nghệ mới.
“Chúng tôi có thuận lợi là không gặp phải bất cứ giới hạn nào. Team có thể tham khảo tất cả các dự án CBDC mà các nước đang thử nghiệm từ e-Krona (Thụy Điển) đến e-CNY (Trung Quốc). Tất cả các giải pháp công nghệ tương ứng các khung pháp lý, thể chế các nước đang áp dụng đều được nhóm nghiên cứu kĩ để tìm ra ứng dụng phù hợp bối cảnh Việt Nam”, Hoàng chia sẻ.
Theo ông Hoàng Đại Huỳnh, CBDC hướng tới việc sử dụng công nghệ để tạo ra phiên bản số của đồng tiền quốc gia do vậy khi áp dụng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn đến nền tài chính quốc gia. Mục tiêu được Viettel đặt ra là mong muốn hỗ trợ người dân ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có internet hay vẫn có thể sử dụng được dịch vụ.
Kỹ sư Thùy Linh cho biết CBDC đòi hỏi sự kết hợp của nhiều công nghệ, bài toán khác nhau từ bảo mật trên phần cứng, bảo mật trên phần mềm, bài toán truyền dẫn dữ liệu, bài toán giao tiếp giữa các thiết bị v.v. Tất cả đều là các công nghệ lõi phức tạp.
Do vậy để phát triển CBDC rất cần sự hợp tác công và tư, cần sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức tài chính, thanh toán để phát triển các chức năng tương tự các nền tảng tài chính, thanh toán trực tuyến hiện có. “Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng mức độ phổ cập cho người dân, kể cả các unbanker, underbanker - những người chưa tiếp cận tài chính chính thức, chưa có tài khoản ngân hàng…”, Linh chia sẻ.
Theo các chuyên gia, chặng đường đi đến đồng tiền số quốc gia của Việt Nam sẽ còn khá dài. Trung Quốc triển khai CBDC từ 2014 nhưng mới thử nghiệm ở 4 thành phố lớn. Các nước châu Âu cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Theo kĩ sư Thùy Linh, Việt Nam, đi sau nên có cơ hội thể kế thừa kinh nghiệm của thế giới. Với những nền tảng đang được xây dựng, Viettel hoàn toàn đủ năng lực tư vấn, hỗ trợ về công nghệ để các cơ quan chức năng triển khai ứng dụng.
“Điều quan trọng nhất, chúng tôi đã nhìn thấy con đường cần phải đi như thế nào”, nữ kỹ sư Viettel tự tin khẳng định.
Hoa Ban
"> -
Siêu Trăng sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong tuần tớiSiêu Trăng sẽ xuất hiện vào ngày 14/6 tới đây. Tại Việt Nam, pha Trăng này sẽ diễn ra vào khoảng 18h52’ ngày 14/6 tới. Khi đó, Mặt Trăng sẽ ở gần Trái Đất nhất và vì thế có thể nhìn thấy với kích thước to hơn và sáng hơn so với thông thường.
Kỳ trăng tròn này thường được những bộ tộc bản địa châu Mỹ gọi là Trăng Dâu. Nguyên nhân bởi nó trùng với thời điểm thu hoạch dâu tây và báo hiệu mùa quả chín. Ở những nơi khác, hiện tượng này còn được gọi là Trăng mật và Trăng hoa hồng.
Sao Thủy đạt ly giác cực đại
Vào ngày 16/6 tới, Sao Thủy sẽ ở vào vị trí đạt ly giác phía tây. Đây được xem là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát Sao Thủy.
Thời điểm tốt nhất để quan sát hành tinh này là ở phía đông bầu trời ngay trước bình minh. Lúc này, Sao Thủy sẽ ở vào vị trí cao nhất của đường chân trời buổi sáng.
Ngày hạ chí
Hạ chí là ngày bắt đầu mùa hạ tại Bắc Bán cầu và ngày bắt đầu mùa đông tại Nam bán cầu. Theo thuật ngữ thiên văn học của phương Tây, thời điểm diễn ra Hạ chí là lúc Mặt Trời nằm tại kinh độ 270 độ ở Bắc bán cầu. Thời điểm Hạ chí của năm nay sẽ diễn ra vào lúc 16h05 ngày 21/6.
Trăng mới
Hiện tượng thiên văn thứ 4 sẽ diễn ra trong tháng 6 là Trăng mới. Tại Việt Nam, Trăng mới sẽ xuất hiện vào thời điểm 9h53 phút ngày 29/6 tới đây.
Đặc điểm của Trăng mới là Mặt Trăng sẽ xuất hiện ở cùng phía với Trái Đất và không thể quan sát được trên bầu trời đêm. Mặc dù vậy, đây là lúc thích hợp nhất để quan sát dải ngân hà và các vì sao bởi chúng không bị lu mờ do ánh sáng của Mặt Trăng tác động.
Trọng Đạt
">