[LMHT] Bản cập nhật 4.7
Trong phiên bản 4.7 lần này,ảncậpnhậtin thê thao Riotđã chỉnh sửa khá nhiều các trang bị, đặc biệt là Ngọn Đuốc Rực Cháy để đảm bảo vị trí đi rừng không quá “bá” như thời điểm hiện tại. Trang bị này đã bị giảm thiểu nhẹ sức mạnh của nó lên quái rừng, giờ đây khi kết liễu hay hỗ trợ đồng đội đều được tính vào chỉ số để nâng cấp lên Đuốc Rực Cháy.
Bên cạnh đó, Gragas, Kassadin cũng đã có được một vài chỉnh sửa quan trọng về kĩ năng. Riotcũng nhấn nhá về việc đưa bọ cạp Skarner lên bàn mổ trong thời gian tới. Một trong những điểm đáng chú ý nhất của phiên bản 4.7 lần này là các tướng đường trên sẽ được buff lên rất nhiều, đặc biệt là Jarvan IV và Malphite.
Vị trí này trước đây thường bị thống trị bởi cá sấu Renekton, sự thay đổi này nhằm đem lại những đối thủ mới giúp trải nghiệm đường trên thú vị hơn.
Ngoài ra trong 4.7, các chỉnh sửa về đồ họa của Phép Bổ Trợ cũng sẽ được cập nhật về hiệu ứng hình ảnh và âm thanh. Song song với nó là các Phụ Kiện sẽ có thời gian sử dụng giảm mạnh từ 120 giây xuống chỉ còn 30 giây ngay từ đầu game. Rồng sẽ cho 145 vàng thay vì 125 vàng cho tất cả như hiện tại. Các skin mới bao gồm Rengar Thợ Săn Bóng Đêm, Pantheon và Braum Đồ Long cũng được cập nhật ngay sau đó.
Phiên bản 4.7 đã được Riotcập nhật ở server Bắc Mỹ, có lẽ trong vòng 1-2 tuần tới những game thủ Việt Nam cũng sẽ nhận được bản nâng cấp này. Trong khi đó, hãy xem qua những thay đổi của 4.7 theo đường dẫn tại ĐÂY.
Theo EG
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Nam Định, 18h00 ngày 14/1: Khách gây thất vọng
- Diễn viên Hồng Nguyên vừa ra mắt 2 tiểu phẩm hài Tết Chọc vợ Tây Bắcvà Tết này ai là bố. Là diễn viên tay ngang nhưng anh lại có niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật nên 2 tiểu phẩm này anh tự viết kịch bản, toàn bộ kinh phí sản xuất đều do anh đứng ra lo liệu.
Đồng nghiệp tới chúc mừng diễn viên Hồng Nguyên ra mắt hai tiểu phẩm hài Tết. "Toàn bộ kinh phí sản xuất cả 2 tiểu phẩm này đều do tôi tự dốc túi lo liệu. Tôi làm tất cả bằng đam mê, bằng cái tâm với nghề, chỉ mong có thể đem lại một vài tiếng cười vui cho khán giả trong dịp Tết đến xuân về.", diễn viên Hồng Nguyên chia sẻ.
Nam diễn viên kể vì đam mê với những cảnh đẹp của vùng Tây Bắc nên anh đã chọn bối cảnh cho tiểu phẩm hài Tết chọc vợ Tây Bắc ở địa điểm thơ mộng này. Tuy nhiên, cả đoàn làm phim quay đúng đợt rét đậm nên nhiều cảnh trong phim không được rực rỡ như anh mong muốn.
Tự mình lên ý tưởng kịch bản, diễn viên Hồng Nguyên chia sẻ, những kinh nghiệm sống và va vấp đời thường là chất liệu để anh đưa vào tiểu phẩm của mình. "Tết này ai là bốcó nội dung khá éo le, trong khi nhân vật của tôi thích cô con gái thì nhân vật con trai tôi lại yêu mẹ của cô gái ấy. Hai mối tình "tréo ngoe", lệch tuổi này đã khiến cả 2 gia đình xào xáo, gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười.
Còn tiểu phẩmChọc vợ Tây Bắckể về câu chuyện một anh ế vợ ngờ nghệch tin rằng lên Tây Bắc có thể theo tục "chọc sàn, bắt vợ" để cưới bất cứ cô gái nào mà mình thích. Anh ta lại bị một tên bạn xấu xúi dại và "chọc" nhầm cô gái đã có chồng. Vì thiếu hiểu biết nên thanh niên nọ đã bị dân bản trói lại, bắt phạt và có một bài học nhớ đời", diễn viên Hồng Nguyên chia sẻ.
Diễn viên Hồng Nguyên muốn giới thiệu cảnh đẹp Tây Bắc thông qua tiểu phẩm hài Tết của mình. Hai tiểu phẩm hài của Hồng Nguyên có sự góp mặt của dàn diễn viên như:Đới Quân, Danh Thái, Vân Anh, Tùng Phễu... Cả hai tiểu phẩm đều được phát hành trên kênh YouTube của diễn viên Hồng Nguyên.
Sinh năm 1970, từng kinh qua nhiều nghề để kiếm sống nhưng đến năm 36 tuổi, Hồng Nguyên từ bỏ nghề lái xe để trở thành diễn viên. Anh cũng từng xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình:Điều bí mật, Kỳ phùng địch thủ, Lựa chọn số phận... Không qua trường lớp đào tạo, cũng không phải "con nhà nòi" như nhiều diễn viên may mắn khác, Hồng Nguyên làm nghề bằng tất cả tình yêu, sự đam mê.
Trích tiểu phẩm "Chọc vợ Tây Bắc":
Tình Lê
Vượng 'râu' ra mắt hài Tết 'Cưới đi kẻo ế 5'
Ngoài mạch câu chuyện 'đẩy quả bon nổ chậm' trong nhà đi thì 'Cưới đi kẻo ế 5' sẽ nhấn về những khó khăn của người dân trong dịch Covid-19 vừa qua.
" alt="Diễn viên Hồng Nguyên ra mắt 2 sản phẩm hài Tết" /> - VietNamNet đến thăm nghệ sĩ Mạc Can một chiều cuối năm 2020. Ông hiện sống trong căn nhà nhỏ của em gái ở Hóc Môn, TP.HCM.
Một tiếng rưỡi nói được vài chục từ, hễ ăn là chực nôn
Trong căn nhà nhỏ nhưng tươm tất, chỗ nghỉ của nghệ sĩ Mạc Can là chiếc giường đặt dưới gầm cầu thang. Tiếp đón phóng viên là bà Dương Thị Mai, em gái ông. Bà nói: "Trong mấy anh em, ông thứ 3, tôi thứ 4, Yến là em út. Căn nhà này của Yến. Hồi xưa, ông sống một mình bên Thanh Đa (TP.HCM). Giờ ông yếu quá nên phải trả nhà, dọn về đây dưỡng bệnh”.
Biết có người đến thăm, Mạc Can cố đứng dậy. Ông đi từng bước khó nhọc bằng khung tập đi, được bà Mai dìu. Nghệ sĩ đã yếu đi nhiều sau vài đợt nhập viện trong năm 2020. Ông hiện không thể tự đi một mình. Bà Mai vừa xoa bóp chân cho anh trai, kể rằng lúc bệnh trở nặng, hai cẳng chân ông sưng to, rồi dần phù nề cả nửa thân dưới. Ông bị bệnh tim, gout, thấp khớp, loét dạ dày...
“Tôi mới nhận chăm ông mấy tháng nay. Bác sĩ không yêu cầu tái khám nhưng uống hết thuốc phải lấy thuốc mới. Ông uống thuốc mỗi ngày. Có mấy tháng thôi mà ông xuống sắc, xuống sức vậy đó”, bà nói.
Trong một gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ, Mạc Can nói được vài chục từ. Hỏi về ăn uống, ông nói: Ngon lành; về giấc ngủ, ông nói: Ngủ được; về bệnh tình, ông nói: Vẫn khỏe; ở nhà thế nào, ông nói: Thoải mái;… Cuộc trò chuyện cứ thế diễn ra. Ông bị líu lưỡi, nói năng khó nhọc nên thường không muốn nói nhiều. Cả bà Mai, bà Yến đều vất vả để biết ông muốn gì.
Dù vậy, sự hài hước, lạc quan của Mạc Can như xưa nay không thay đổi. Ông nói gì cũng thú vị. Hỏi ông mỗi ngày ra sưởi nắng bao lâu? Ông nói: Nửa ngày(thực tế chỉ khoảng 1 giờ). Hỏi ông năm nay bao nhiêu tuổi? Ông nói: Bốn mươi mấy(ông sinh năm 1945, năm nay 75 tuổi). Hỏi vì sao ông không thích xem TV? Ông trả lời: TV không thích tui.
Cuộc sống của Mạc Can hiện gói gọn trong căn nhà nhỏ. Nơi xa nhất ông có thể đi là sân nhà, cách giường ông khoảng 5m. Ông ăn mỗi ngày chỉ 2 bữa, lần nào cũng nôn hoặc chực nôn, uống nước luôn bị sặc. Mạc Can chỉ có thể ăn cháo yến đóng gói – loại cháo nhuyễn có thể nuốt, không thể cho thêm gì vào vì chỉ một chút lợn cợn là ông không ăn được. Mỗi lần ăn, bà Mai đút cháo bằng đúng nửa muỗng cà phê, nhiều hơn là ông chực nôn. Ăn quá ít, Mạc Can phải uống thêm sữa để đủ sức uống thuốc.
Dĩ nhiên vì không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt cá nhân đều do bà Mai hoặc bà Yến thực hiện. “Anh mình già cả rồi, tụi tôi không ngại cũng không thấy phiền hà. May mọi sinh hoạt của ông đều đúng giờ giấc”, bà Mai nói.
Khao khát, trông chờ đồng nghiệp thăm
Mỗi ngày Mạc Can dậy lúc 8 giờ sáng, rửa mặt, thay đồ, ăn cháo rồi uống thuốc. Buổi trưa, ông uống sữa, chiều được dìu ra sân ngồi. Ban đêm, ông ngủ rất ít, thường nằm nhắm mắt chứ không ngủ, đến 4h sáng mới thực sự ngủ ngon. Sau này, bà Mai mới biết anh trai thường cố gắng tự ngồi dậy buổi đêm vì không muốn làm phiền mình.
“Ông là vậy, không khỏe cũng không bao giờ nói, có đau có mệt cũng kêu là khỏe. Mấy hôm trời lạnh, đêm ngủ, ông rên hừ hừ, sáng hôm sau lại nói là ngủ ngon”, bà Mai cho hay. Rồi bà nói chậm rãi: “Mấy hôm nay ông đỡ mệt, đỡ đau, mừng lắm. Mỗi ngày, Yến đi chợ, nấu ăn rồi đi làm, tôi thì theo sát ông. Ông đi bước nào, tôi đi bước đó, ông có thể ngã ngang bất cứ lúc nào. Bạn biết rồi đó, chỉ cần một cú ngã, ông có thể…”, rồi bỏ lửng.
Nghệ sĩ Mạc Can. Vì không thể đi quá khoảng sân nhà, Mạc Can thương nhớ công việc, bạn bè, đồng nghiệp; khao khát được thăm. Lúc phóng viên hẹn gặp, bà Yến nói: “Bạn chỉ cần nói hẹn buổi sáng là được, đừng nói mấy giờ. Nếu biết giờ, ông sẽ bỏ bữa để ngồi trông, tội lắm!”. Bà Mai nói thêm: “Ông hay quên nhưng ai hứa tới thăm đều nhớ rất rõ. Hễ nghe tiếng xe, ông ngóng lên ngóng xuống, đứng ngồi không yên vì tưởng có ai tìm gặp”.
Mạc Can bị yếu tay, không dùng được điện thoại. Ông trách “cái điện thoại kỳ cục” vì “nói nó không nghe”. Người nghệ sĩ già nhớ đồng nghiệp vô cùng nhưng không tự bấm gọi được. Ngược lại nếu ai gọi, ông cũng không thể tự nghe. Nhiều lần, Mạc Can cố gắng bấm loạn xạ rồi ấn nhầm nút tắt. Khi phóng viên VietNamNet đến, ông mừng rỡ, nắm tay chặt tay phóng viên, đặt lên ngực, trán một cách thân tình.
Năm 2019, Mạc Can còn khỏe. Ông thuê căn trọ để đi quay phim, viết sách báo… tự làm mọi thứ. Căn phòng bé xíu nhưng cơ man là sách báo. Ông ở một mình nhưng không biết chăm sóc bản thân. Hễ tập trung viết, ông lại nấu một nồi cơm nhỏ ăn trong 2 ngày nên sinh bệnh.
Trong vài người tới thăm từ khi Mạc Can về Hóc Môn, bà Mai nhận ra danh ca Phương Dung, một vài người chung đoàn phim với ông trước đây. Phương Dung có gửi ông ít tiền tiêu, trước đó còn có Trấn Thành và Khương Dừa.
Số tiền ấy rất quý vì mỗi tháng, Mạc Can sống hoàn toàn vào 2,6 triệu đồng do Hội Sân khấu TP.HCM hỗ trợ. Thời còn khỏe, ông thường tự đi lĩnh tiền, giờ ủy quyền cho cháu ruột nhận thay. “Ngoài ra không còn khoản tiền gì, hoặc có thì giờ ông cũng không nói được nên tôi chẳng biết”, bà Mai chép miệng.
Mạc Can rất sợ đi bệnh viện, phiền hay mệt chỉ là thứ yếu, nguyên do chính là ông sợ không có tiền trả mà mỗi lần nhập viện hết mười mấy triệu đồng. Bà Mai nói: “Hồi trước, ông không bao giờ nói cho ai biết mình bệnh tật, đau ốm. Sau này, tụi tôi biết tính ông nên cũng không thông báo. May sinh hoạt phí cũng không là bao. Vậy mà tiền bên Hội Sân khấu vẫn không đủ mua thuốc, Yến thường xuyên phải bù tiền túi vào”.
Bà Mai chăm sóc anh trai Mạc Can. Ước nguyện giản đơn nhưng xa vời
Nghệ sĩ Mạc Can hiện lúc nhớ lúc quên, nói năng khó nhọc nhưng nhắc đến phim là ông nhớ rõ, nói nhiều, nét mặt rạng rỡ. Ông hóm hỉnh nói về phim: Nhớ thấy mẹ!; và nói về viết sách, báo: Có tiền sao không nhớ?
Khi phóng viên hỏi: Phim nào ông nhớ nhất?, Mạc Can bất ngờ nói thành câu: “Nhớ thì nhớ nhiều, làm sao nhớ hết được”; và trả lời câu Ông hiện mong ước gì?rằng: “Đóng nhiều phim. Phim nào hay hơn mấy phim trước”. Bà Mai tỏ ra bất ngờ, gọi đây là "kỷ lục".
Dường như trong rất nhiều công việc từng làm, Mạc Can chỉ giữ lại 2 điều: giấc mơ đóng phim và nỗi nhớ nghề viết.
Nghệ sĩ Mạc Can thương nhớ đồng nghiệp, công việc. “Ông khi nhớ, khi quên. Vài lần ông kêu tôi soạn đồ cho ông đi diễn. Nếu nhớ phim cổ tích, ông kêu tôi soạn áo dài khăn đóng; còn phim hiện đại, ông kêu tôi soạn âu phục mà mấy thứ ấy có còn đâu. Có lần tự dưng ông hỏi: Hai chú chở tôi về đâu rồi?Tôi không hiểu gì, nhớ hoài mới ra rằng có một lần ông đi đóng phim đã được hai cậu trong đoàn phim chở về nhà. Hóa ra là ông nhớ chuyện xưa. Không hiểu sao ông mê phim đến vậy?
Ông chỉ muốn đóng phim, không cần tiền nong gì đâu. Ông hay đau, mệt nhưng ra đoàn phim vất vả, ồn ào lại vui như được quà! Tôi ước gì có ai đó mời ông đóng phim, vai gì cũng được, như vai người bệnh chẳng hạn…”, bà Mai kể.
Hỏi Mạc Can vì sao buồn? Ông nói: “Buồn vì hổng được vui. Buồn vì không biết được diễn vai gì”, với đôi mắt ướt. Trong khi đó, nếu ông đau đáu được đóng phim thì người ông nhớ nhất lại là nhà thơ Phạm Sỹ Sáu cùng tháng ngày viết văn…
Có lẽ nghệ sĩ Mạc Can mong Tết để con cháu đến thăm. Ông có 2 con gái đều thương cha nhưng nghèo, lấy chồng ở quê rất xa, khó về thăm thường xuyên. Bù lại, ông có 3 người cháu ruột (một người đã mất – PV), vài người cháu họ, đều thương ông nhiều. Họ đưa ông đi bệnh viện, có 1 cháu gái còn ở lại chăm ông.
Bà Mai nói: “Anh em chúng tôi còn mấy người nên tự chăm sóc lẫn nhau. Cả họ không có ai khá giả. Tôi cũng già, 70 tuổi rồi, Yến thì 68 tuổi, chăm ông cực chứ nhưng tôi không nề hà. Yến thương ông vô cùng. Yến hay nói tôi: Anh Ba không còn sống bao lâu, chị em mình chăm anh.Cô Yến không có gia đình, mỗi ngày đều đi vắt sổ khăn sữa em bé cho một doanh nghiệp kiếm thêm thu nhập.
Ông là người thân của mình thì tôi chăm, không thì bỏ cho ai giờ? Ông hiền lắm, xưa giờ vẫn hiền khô. Tụi tôi có mấy anh em, bỏ sao đành! Sống nhà Yến cũng thoải mái. Ngoài 3 người còn có thằng em thứ 5 của tụi tôi. Cô Yến thương anh nhiều nên đưa anh về ở”.
Bà Mai kết thúc chia sẻ bằng nụ cười nhẹ nhàng: “Cỡ nào cũng phải chạy tiền lo cho ông chứ biết làm sao! Dù gì, chúng tôi gắn bó với anh cũng cả đời rồi”.
Gia Bảo
Ảnh:Thanh Tùng
'Ký ức vui vẻ' đầy tiếng cười bởi sự lém lỉnh của nghệ sĩ Mạc Can
Nghệ sĩ Mạc Can - bác Ba Phi của "Đất phương Nam" vui mừng gặp gỡ nghệ sĩ Hồng Vân, MC Lại Văn Sâm, .. trong chương trình "Ký ức vui vẻ".
" alt="Ước nguyện cuối đời của nghệ sĩ Mạc Can" /> Tai nạn ập đến vào khoảng 8 giờ tối ngày 21/9/2024, trên đường đi học về, không may Nhật Anh đâm phải một chiếc xe taxi. Hậu quả, em bị chấn thương nặng gồm chấn thương sọ não, chấn thương hậu môn, gãy xương hàm trên, gãy hở độ I đùi trái, gãy kín ⅓ đùi phải, gãy ⅓ xương chày phải, gãy kín đầu dưới 2 xương cẳng tay phải và trái.
Do không có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị của em hết sức tốn kém. Chỉ trong vòng hơn 2 tuần, gia đình đã chi trả gần 200 triệu đồng, bao gồm các khoản viện phí.
Đón nhận tấm lòng bạn đọc, chị Nga, mẹ của Nhật Anh xúc động cho biết: "Số tiền này như là chiếc phao cứu sinh giúp cho con tôi có thêm cơ hội chữa trị. Hiện tại cháu đã được chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh. Tôi sẽ dành tiền để đóng viện phí cho con và trang trải khoản vay trước kia. Phần còn lại để sau này điều trị phục hồi cho cháu".
" alt="Trao hơn 211 triệu đồng đến em Trần Nhật Anh bị tai nạn giao thông" />- Bản tin 19h vừa là cơ hội, vừa là thách thức
- Là một người trẻ nhất bản tin Thời sự 19h, áp lực dồn lên vai Quốc Anh thời gian qua như thế nào?
Tôi đã công tác tại VTV được hơn 6 năm. Nhìn lại chặng đường hơn một năm dẫn Bản tin 19h, trong tôi có rất nhiều suy nghĩ, cảm xúc. Tôi cảm thấy rất vinh dự và cả những trách nhiệm. Vinh dự vì được các lãnh đạo tin tưởng giao cho giữ sóng một trong những bản tin quan trọng nhất của Ban Thời sự và của Đài THVN, còn trách nhiệm vì cảm thấy bản thân cần phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm kiến thức trên nhiều lĩnh vực để có thể hoàn thành tốt công việc hiện tại.
" alt="BTV Quốc Anh: Luôn đặt mình vào vị trí khán giả" /> Showroom mở cửa trở lại cùng nhiều mẫu xe mới ra mắt đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở khi chỉ trong nửa đầu tháng 10, nhiều mẫu xe mới đã được các hãng cho ra mắt. Có thể liệt kê như loạt xe của “nhà” Kia là K3 (tên mới của Kia Cerato), Kia Sonet, Kia Carnival hay mẫu SUV 7 chỗ lần đầu góp mặt là Volkswagen Teramont.
Và trong ít ngày tới, có thể hàng loạt cái tên nữa sẽ được ra mắt, từ bình dân đến cao cấp như Toyota Raize, Beijing X3, Toyota Land Cruiser Prado, BMW 4-Series hay Mercedes-Benz S-Class,… Việc góp mặt của nhiều mẫu xe mới đã tạo nên sự sinh động và giúp khách hàng có thêm cho mình những lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, ngay sau khi các showroom được mở cửa trở lại, không ít mẫu xe tiếp tục được các hãng và đại lý đưa ra chương trình giảm giá, khuyến mại lớn, tập trung vào phân khúc xe nhiều người quan tâm như sedan hạng B hay SUV 7 chỗ. Có hãng, mức giảm giá bao gồm tiền mặt và phụ kiện lên tới cả trăm triệu đồng.
Khi cuộc sống dần trở lại ổn định, nhu cầu mua xe ô tô của người dân và doanh nghiệp cũng sẽ tăng trở lại vào dịp cuối năm thì sự đa dạng của những mẫu xe mới, ưu đãi hấp dẫn sẽ như một đòn bẩy để thị trường ô tô những tháng cuối năm càng thêm sôi động.
Khách vẫn “mỏi cổ” chờ thông tin giảm lệ phí trước bạ
Tuy đã hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi” nhưng nhiều khách hàng vẫn đang "đủng đỉnh" chờ thêm ưu đãi nhiều hơn nữa vào dịp cuối năm. Đặc biệt, với những khách hàng đang nhắm đến các dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước thì điều quan tâm nhất lúc này có lẽ là có hay không việc giảm 50% lệ phí trước bạ như đề xuất của Bộ Tài chính.
Anh Đoàn Mạnh Hùng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang có nhu cầu mua xe SUV sản xuất trong nước vào thời điểm này để đi lại. Khi tham khảo một số đại lý, anh Hùng nhận được vô vàn lời tư vấn "chắc như đinh đóng cột" của các nhân viên bán hàng rằng sẽ giảm 50% lệ phí trước bạ trong ít ngày tới.
Với việc xe đang được giảm giá xe tới vài chục triệu, nếu cộng với 50% phí trước bạ giảm thêm nữa thì anh Hùng có thể tiết kiệm được cả trăm triệu đồng khi mua xe. Tuy nhiên, anh vẫn tỏ ra khá đắn đo bởi tìm hiểu trên mạng chưa hề thấy có thông tin chính thức về việc này.
“Tôi rất nóng lòng mua xe, nhưng khi tôi đề nghị những nhân viên bán hàng và đại lý viết giấy cam kết chịu phần rủi ro cho khách hàng nếu thời điểm giao xe không được giảm lệ phí trước bạ như lời tư vấn thì không đại lý nào dám viết”, anh Hùng nói.
Nhiều khách hàng dù rất "kết" nhưng vẫn chưa xuống tiền mua xe vì đang chờ thông tin về giảm lệ phí trước bạ. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Chia sẻ với VietNamNet, chuyên gia Marketing Nguyễn Văn Phương cho rằng, khách hàng cần hết sức tỉnh táo với những lời giảm giá “mồm” từ các nhân viên bán hàng vì thực tế đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức nào về việc giảm lệ phí trước bạ 50% cho các xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
“Nhân viên tư vấn thường đánh trúng vào tâm lý của khách hàng là thích ưu đãi, giảm giá sâu để sớm chốt hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng mua xe, nếu chính sách trên không được áp dụng thì khách hàng cũng khó có cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi cho mình”.
Vị chuyên gia này cho rằng, Chính phủ và Bộ Tài chính cần sớm quyết định việc cho phép giảm lệ phí trước bạ trong thời gian tới. Ngay cả việc không chấp thuận thì cũng sớm có thông tin chính thức để các hãng xe chủ động tính toán, cân đối kế hoạch bán hàng của mình trong giai đoạn cao điểm tới.
Một nhân viên bán hàng của KIA Đống Đa cho biết, từ khi được mở cửa đón khách trở lại, cộng với việc ra mắt hàng loạt mẫu xe mới thì lượng khách đến với đại lý này rất đông, nhân viên “chốt đơn” liên tục. Tuy vậy, không ít người đến chỉ để xem mà chưa muốn xuống tiền bởi nguyên nhân chờ giảm lệ phí trước bạ.
“Khách hàng nào mua xe vào thời điểm này đều là những người thực sự có nhu cầu. Cánh sale chúng tôi rất mong muốn chính sách về lệ phí trước bạ sớm rõ ràng để khách hàng quyết định thay vì lững lờ như bây giờ. Còn chúng tôi cũng không bị mang tiếng là “chém gió” không căn cứ", nhân viên bán hàng này chia sẻ.Hoàng Hiệp
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thêm 5 mẫu ô tô giảm giá đến 100 triệu đồng gần cuối tháng 10
Sau những tháng ảm đạm do giãn cách phòng chống dịch, thị trường ô tô trong tháng 10/2021 đã bắt đầu sôi động khi các hãng xe cấp tập ra mắt xe mới, duy trì khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng, vực dậy doanh số.
" alt="Khách sẵn tiền mua xe, chỉ nóng lòng chờ giảm phí trước bạ," />- Bộ sách Hát Then các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam do nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, Ths. Phạm Minh Hương, Ths. Nguyễn Thuỷ Tiên biên soạn, NXB Văn hoá dân tộc phát hành vừa được trao giải B - Giải Sách Quốc gia lần thứ 3 là bộ sách nghiên cứu công phu, tương đối đầy đủ và được hệ thống hóa, đối với di sản Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Sách được khởi sự sưu tầm, biên soạn từ năm 2015, với mục đích làm Hồ sơ Quốc gia Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam để đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bộ sách về di sản hát Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái. Bộ sách gồm 3 quyển, trong quyển một, các tác giả giới thiệu khá đầy đủ, chi tiết về một số nội dung liên quan di sản Then. Then gắn bó với đời sống, văn hoá, tâm linh... các dân tộc Tày, Nùng, Thái như thế nào? Đặc điểm cơ bản của Then là gì, các mô hình sinh hoạt hát Then. Đàn tính, lời ca trong Then, làn điệu Then, nhạc cụ trong Then, diễn xướng Then, khi nào phải làm lễ Then, ai là người thực hiện các nghi lễ... được trình bày chi tiết trong bộ sách.
Quyển thứ hai gồm lời bài hát trong các nghi lễ Then của người Tày ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn như: Sa khoăn tẩu Long Vương, Cấp sắc, Khảu lườn mẩu, Pây thử, Thôi tang...
Nội dung quyển thứ ba trình bày lời hát trong các nghi lễ Then của người Tày ở Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên như: Cầu khoăn, Trình tổ, Cầu mùa, Cầu hoa, Cúng mụ, Lễ hội xuân...
Các chuyến đi điền dã đã xác định được vùng Then chính là 11 tỉnh của miền núi phía Bắc, cùng các bản ghi âm, lời hát, phỏng vấn các nghệ nhân Then về thế giới quan vũ trụ Then, các nghi lễ như cấp sắc, cầu mùa, cầu bình an, tạ ơn tổ tiên… trong sinh hoạt tín ngưỡng Then truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Những chuyến đi điền dã công phu đó còn có ý nghĩa hệ thống hóa lại những vốn quý của Then còn đến hôm nay, như ghi danh sách các nghệ nhân Then còn lưu giữ Then ở các bản làng, những người chế tạo các dụng cụ âm nhạc Then.
Then là tín ngưỡng dân gian, biểu hiện qua những nghi lễ Then có sự tích hợp của âm nhạc, múa, mỹ thuật dân gian, ngôn ngữ, tập tục tộc người. Phần âm nhạc ghi âm được đã được ký âm, cùng với phần lời hát nguyên vẹn bằng tiếng dân tộc và được dịch ra tiếng Việt, cùng những phỏng vấn mô tả các nghi lễ đều được giới thiệu và hệ thống hóa cẩn trọng trong bộ sách.
Trong số 11 tỉnh thuộc vùng Then, thì tỉnh Lạng Sơn có nghệ nhân Then đông nhất cả nước. Trong số 11 tỉnh thuộc vùng Then, thì tỉnh Lạng Sơn có nghệ nhân Then đông nhất cả nước. Trong vốn quý đó, có những nghệ nhân như bà Then Mỗ Thị Kịt, người Tày, sinh năm 1922; bà Then Mông Thị Sấm, người Nùng, sinh năm 1939, hay trẻ như thầy Then Nguyễn Văn Thọ, sinh năm 1991 đều nổi tiếng đàn hay hát giỏi.
Hàng nghìn trang ghi chép, ký âm, dịch thuật, phỏng vấn mô tả nghi lễ… được sắp xếp trong 3 tập sách dày tổng cộng hơn 3.000 trang. Tính đến nay, có thể xem đây là bộ sách tập hợp đầy đủ nhất, có tính bách khoa hàn lâm về tín ngưỡng Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Tình Lê
Đoàn binh Tây Tiến: Hành trình 67 năm từ tập di cảo tới tay bạn đọc
Cuốn 'Đoàn binh Tây Tiến' được nhà thơ Quang Dũng hoàn thành từ năm 1952. Đến năm 2019, sau 67 năm, bản thảo viết tay của tác giả mới được in và phát hành.
" alt="Bộ sách công phu trong 5 năm giành giải B Sách Quốc gia 2020" />
- ·Nhận định, soi kèo DPMM vs Lion City Sailors, 19h15 ngày 13/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Đạo diễn Long Vân 'Biệt động Sài Gòn' qua đời
- ·Song Hye Kyo tái xuất màn ảnh giữa lúc Song Joong Ki gây bão
- ·Trưng bày gần 30 ấn bản sách đẹp, đặc biệt
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Fiorentina, 2h45 ngày 14/1: Tiếp đà sa sút
- ·BTV Hoài Anh lần đầu diễn thời trang cùng con gái
- ·NSND Công Lý
- ·Dương Cẩm Lynh mê đọc sách
- ·Nhận định, soi kèo Monterrey vs Puebla, 08h00 ngày 13/1: Chủ thắng cả trận lẫn kèo
- ·Lý do một chiếc bát được bán giá kỷ lục 25 triệu USD
Mẹ con chị Oanh được hai lái xe Khoa Đoàn và Nhung Lê của nhóm "Những chuyến xe yêu thương" đưa từ bệnh viện về tận nhà. Anh Bình Minh chia sẻ, hôm đó là ngày Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dù cả anh và hai mẹ con đều có xét nghiệm âm tính nhưng ô tô cá nhân rất khó ra vào thành phố, nếu có đưa hai mẹ con về quê cũng không vào Hà Nội được.
Ngay trong buổi sáng, anh Minh đã bàn bạc với hai lái xe khác của nhóm để thực hiện bằng được công việc hết sức ý nghĩa, đó là đưa hai mẹ con có hoàn cảnh khó khăn này về tận nhà ở Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Trong đó, thành viên Khoa Đoàn (Đoàn Văn Khoa) đưa hai mẹ con từ bệnh viện đến chốt kiểm soát giáp với thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Còn Nhung Lê (Lê Thị Nhung) - cô gái 9X nhưng cực kỳ nhiệt huyết đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh sẽ đón phía bên kia chốt và làm nốt phần việc còn lại. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
Sau khi về đến nhà an toàn, chị Oanh đã hết sức xúc động gửi lời cảm ơn đến chị Nhung, anh Khoa, anh Minh và các anh chị trong nhóm đã không quản vất vả, xa xôi, đưa mẹ con chị về tận nhà trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
Việc tình nguyện dùng ô tô cá nhân thực hiện những chuyến xe "0 đồng" đưa bệnh nhân về nhà như câu chuyện trên chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp đã được nhóm tình nguyện “Những chuyến xe yêu thương” vận chuyển thành công trong hơn 1 năm qua. Những ngày này, trung bình mỗi ngày nhóm hỗ trợ được khoảng trên dưới 10 trường hợp từ các bệnh viện về quê hoặc đến chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô.
Anh Bình Minh đưa một bé trai nhiều tháng tự điều trị ở bệnh viện một mình về chốt kiểm soát tại thị trấn Xuân Mai để người nhà đón về Tân Lạc, Hoà Bình. Đối tượng ưu tiên của nhóm là những bệnh nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, điều trị lâu ngày trong các bệnh viện của Hà Nội như bệnh viện Nhi hay Viện Huyết học và truyền máu Trung ương,… Họ là những người đã quá kiệt quệ về sức khoẻ, tinh thần và cả kinh tế.
Đại diện nhóm “Những chuyến xe yêu thương” chia sẻ, tuy đây là công việc hoàn toàn “free” nhưng hoạt động của nhóm cũng đã thu hút được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng, đặc biệt là từ các lái xe ở nhiều vùng miền khác nhau.
"Trong thời gian giãn cách xã hội hiện nay, những chuyến xe vẫn đảm bảo an toàn phòng dịch. Lái xe trước khi vận chuyển bệnh nhân đều phải xét nghiệm Covid-19 và được bệnh viện cấp cho giấy đi đường, đồng thời tự nêu cao ý thức phòng chống dịch bệnh ở mức cao nhất", đại diện nhóm nói.
Công tác phòng dịch được các lái xe trong nhóm tuân thủ tuyệt đối. Mang xe nhà đi… “vác tù và hàng tổng”
Trịnh Minh Hiếu (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, nhóm lái xe này được thành lập được khoảng hơn 1 năm nay, hiện có khoảng 20 người thường trực ở Hà Nội và nhiều thành viên từ các tỉnh, thành phố lân cận khác. Sau khi có thông tin từ bệnh viện hoặc người bệnh qua fanpage, ban điều phối sẽ thông báo để các thành viên "book" chỗ.
“Nhóm sử dụng xe cá nhân của chính các thành viên để đưa bệnh nhân miễn phí. Bản thân những anh em trong nhóm không phải ai cũng dư giả và có điều kiện. Thế nhưng, chúng tôi vẫn hoạt động đều đặn hoàn toàn dựa trên sự nhiệt tình và cái tâm của mỗi người”, anh Hiếu chia sẻ với VietNamNet.
Anh Trịnh Minh Hiếu (bên trái). Bản thân là chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty của anh gần như bị “đóng băng” trong thời kỳ dịch bệnh. Anh Hiếu đã phải chuyển sang nhiều việc ngắn hạn khác như dịch thuật, biên dịch sách, thậm chí là chạy Grabcar vào thời gian rảnh để có “đồng ra đồng vào”.
Tuy vậy, anh vẫn cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người, nhất là những bệnh nhân ở những tỉnh xa về Hà Nội điều trị. Do vậy, khi cần, anh sẵn sàng mang chiếc Honda CR-V của mình đưa đón bệnh nhân, dù tận miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,... hay miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh,…
“Chúng tôi cũng mỗi người một cảnh, không phải ai cũng dư giả, nhất là trong thời dịch bệnh như hiện nay. Thế nhưng chỉ cần ai đó thực sự cần là chúng tôi sẵn sàng lên đường”, anh Hiếu nói.
Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình, anh Hiếu cho biết, vào khoảng tháng 9 năm ngoái, anh cùng một thành viên trong nhóm đã đưa cặp vợ chồng người Mông đi chữa bệnh cho con ở Hà Nội về nhà ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Anh Hiếu vẫn áy náy vì không thể đưa được gia đình người Mông về gần nhà hơn nữa bởi điều kiện thời tiết và đường sá. Chuyến đi vào ban đêm, đường xa và trắc trở, lại gặp trời mưa to khiến chiếc SUV không thể lăn bánh lên tận bản của cặp vợ chồng này. Áy náy lắm nhưng chẳng làm khác được, các anh đành để gia đình người Mông đi bộ hơn 3 km đường núi về nhà trong đêm.
Hơn 1 giờ sau, cuộc điện thoại của người chồng với giọng Kinh lơ lớ: “Chúng em về đến nhà rồi, mưa ướt hết nhưng em bé không sao”, làm cả hai anh nhẹ cả người.
Một trong những thành viên tích cực và đặc biệt nhất trong nhóm chính là “cô gái vàng” Nhung Lê đã được nhắc đến ở phần trên, hiện đang sống và làm việc tại TP. Bắc Ninh.
Nhung Lê và một gia đình bệnh nhân nhí trên đường về quê Sơn La. Chia sẻ với VietNamNet, Nhung Lê cho biết, bản thân bị cuốn hút khi thấy các hoạt động rất nhân văn của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” trên facebook. Do đó, vào cuối năm 2020, chị đã tình nguyện "viết đơn" xin tham gia lái xe chở các bệnh nhân nghèo về với gia đình.
Cô gái 30 tuổi này sở hữu chiếc Mazda 3 còn khá mới và tay lái cũng được đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đi đến những nơi xa xôi, lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc xe những vết xước, cùng nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Một trong những trải nghiệm khó quên nhất của nữ lái xe này là chuyến đưa người từ bệnh viện về nhà “vắt qua 2 năm”. Đó là vào tối ngày 31/12/2020, khi xung phong đưa gia đình bệnh nhân chỉ mới 2 tháng tuổi từ Bệnh viện Nhi về tận huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
Nhung Lê đã tự lái hàng chục chuyến xe chở bệnh nhân lên các tỉnh Tây Bắc xa xôi. Trong khi bạn bè đang bận “count-down” thì Nhung và em trai lại chọn cách đón năm mới trên đường cùng với những người "vừa lạ vừa quen". Chiếc xe đi từ Bắc Ninh lên Hà Nội đón người rồi một mạch về đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai vào lúc 2 giờ đêm, sau đó quay về đến Bắc Ninh đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé có lẽ là phần thưởng đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
“Từ khi Hà Nội giãn cách xã hội để phòng chống dịch thì những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải đi nhiều hơn. Em cũng vừa đi một chuyến lên Mường Tè (Lai Châu) với tổng quãng đường 1.200 km.”, nữ lái xe này kể.
Những chuyến xe với đầy ắp những yêu thương, sẻ chia. Ngoài việc mang xe cá nhân để giúp bệnh nhân khó khăn về quê, những lái xe như anh Minh, anh Hiếu, chị Nhung,... và rất nhiều người nữa của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” còn sẵn sàng bỏ tiền túi và kêu gọi thêm các "Mạnh thường quân" tích cực ủng hộ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong và sau mỗi chuyến đi của mình.
Với những lái xe không chuyên này, họ hàng ngày vẫn lên dây cót cho nhau từ những nguồn năng lượng tích cực. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, những sự góp sức dù nhỏ cũng rất đáng trân quý.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chàng trai Quảng Bình lái xe cứu thương tới Bắc Giang 'xin' chống dịch
Cảm thấy cần phải làm một điều gì đó để chống dịch Covid-19, chàng thanh niên 24 tuổi Đặng Minh Trí đã một mình lái xe cứu thương gần 600km từ Quảng Bình đến Bắc Giang, xin được cùng góp sức chống dịch.
" alt="Những chuyến xe đầy ắp sự yêu thương, sẻ chia" />- Trên kênh YouTube cá nhân, danh hài Thúy Nga vừa chia sẻ chuyến tham quan một mảnh đất của em gái, rộng 25000 m2 tại tiểu bang Florida, Mỹ. Tại đây, có một căn nhà cho thuê với giá 2000 USD mỗi tháng. Phần đất còn lại được dùng để trồng cây ăn trái.
Nữ nghệ sĩ tâm sự, suốt một năm qua mắc kẹt tại Mỹ vì Covid-19, cô không có công việc để làm, khiến kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, Thúy Nga tiết lộ, cô quyết định trở thành môi giới nhà đất, kiếm thêm thu nhập.
“Hôm nay, tôi quay cho mọi người xem mảnh đất này và sẵn tiện bán luôn. Tôi phải bán nhà, bán đất bớt đi không bữa giờ dịch bệnh ăn hết tiền rồi. Tôi muốn khởi nghiệp buôn bán nhà đất trên kênh YouTube của mình. Tôi phải tập tành kinh doanh, buôn bán cho có thêm chút tiền chứ cứ làm nghệ sĩ mãi nghèo lắm, sống không nổi”, Thúy Nga trải lòng.
Ngoài mảnh đất của em gái, Thúy Nga còn giới thiệu đến khán giả một mảnh đất khác rộng 1600m2 và một căn nhà đang cho thuê.
Thúy Nga mắc kẹt tại Mỹ gần 1 năm qua
Cách đó vài ngày, Thúy Nga “gây bão” khi tuyên bố thuê phi cơ riêng để về Việt Nam. “Cả năm qua dịch bệnh tôi không làm ăn được gì cả, cứng ngắc cả người rồi. Giờ chờ hết dịch mua vé về Việt Nam thì lâu quá”, cô nói.
Sau đó, Thuý Nga quyết định trải nghiệm dịch vụ bay trong 15 phút với chi phí 200 USD. Ban đầu, nữ danh hài tỏ ra khá phấn khích vì nam phi công khá đẹp trai. Song, sau 15 phút, Thúy Nga đã rút lại ý định thuê máy bay riêng về Việt Nam. Cô cho hay: "Sau khi bay thử 15 phút tôi đã chịu không nổi vì máy bay riêng này đi ù tai quá, nếu bay hàng chục giờ đồng hồ để về Việt Nam chắc tôi chết. Tính ra còn đắt hơn vé máy bay từ Cali qua Florida chơi, có 40 đô".
Trao đổi với chúng tôi, Thúy Nga cho biết, cách đây vài tháng, chị gửi con gái Nguyệt Cát (9 tuổi) ở Việt Nam và một mình về Mỹ để giải quyết công việc riêng. Tuy nhiên, sau đó nữ danh hài bị mắc kẹt tại Mỹ do dịch Covid-19.
Theo Thúy Nga, tại Mỹ ban bố cách ly xã hội, các chuyến bay thương mại không được khai thác. Từ trước đến nay, nữ danh hài chưa từng xa con gái quá một tháng. “Khi sang đây, tôi cứ nghĩ chỉ tạm xa con một thời gian ngắn nhưng không ngờ lại bị mắc kẹt lại lâu đến thế”, Thuý Nga ngậm ngùi nói.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Thuý Nga. Không chỉ xa con, chị phải hủy toàn bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và các show diễn ở cả Việt Nam lẫn Mỹ.
Thúy Nga phải rút tiền tiết kiệm để tiêu xài
Không có thu nhập, chị rút tiền tiết kiệm ra để tiêu xài. Nữ danh hài cho biết, hiện tại chị vẫn có thể cầm cự được nhưng nếu dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và mắc kẹt thêm một thời gian dài nữa ở Mỹ thì tình hình có thể trở nên gay go. Nữ nghệ sĩ giờ chẳng mong điều gì khác ngoài sự bình an, sớm được về Việt Nam đoàn tụ với con và tiếp tục các công việc vào cuối năm nay.
Thúy Nga sinh năm 1976, quê ở Quảng Trị. Năm 18 tuổi, chị thi vào trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM. Năm 2000, chị gia nhập sân khấu kịch Phú Nhuận của Hồng Vân. Năm 2003, Thúy Nga và Quốc Thuận thành lập nhóm hài riêng, làm tiểu phẩm tham gia chương trình“Gala Cười”. Ba năm liên tiếp, họ đoạt giải Nhóm hài trẻ được yêu thích.
Đặc biệt, Thúy Nga từng đóng chung nhiều vở kịch cùng nghệ sĩ Hoài Linh, trong đó có thể kể tới vai làm vợ Hoài Linh với các sản phẩm như: Vợ chồng thằng Đậu, Chuyện xứ người, đại gia đình,...nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ khán giả vì diễn xuất tự nhiên.
Hoài Linh cũng nhận con gái Thúy Nga làm con nuôi
Năm 2010, Thúy Nga kết hôn và sinh con gái - bé Nguyệt Cát. Sau khi ly hôn, chị sống, làm việc tại Mỹ lẫn trong nước.
Với nhiều năm làm nghề cùng tên tuổi vang xa, cát-xê của Thúy Nga cũng thuộc top đầu trong showbiz. Nữ danh hài có 2 căn nhà ở Việt Nam và Mỹ. Căn biệt thự ở quê nhà có giá khoảng gần 10 tỷ đồng, còn nhà ở Mỹ có sân vườn rộng rãi và có tới 112 ô cửa sổ.
(Theo Dân Việt)
Thuý Nga: 'Làm mẹ đơn thân không tủi, khó nhất con hỏi ba là ai'
Xác định làm mẹ đơn thân từ khi mang bầu nên Thuý Nga không hờn tủi mà chỉ suy nghĩ làm sao để trả lời con một cách thông minh, tinh tế nhất rằng: "Ba nó là ai".
" alt="Nữ danh hài gặp khó khăn tại Mỹ, phải làm môi giới nhà đất kiếm sống là ai?" /> Kwak Ji Hyun (Hàn Quốc) đặt cọc mua nhà sau 4 năm chi tiêu dè xẻn, dành mọi khoản để có căn hộ đầu tiên cho mình.
Giống nhiều thanh niên Hàn Quốc, Ji Hyun đặt mục tiêu sở hữu nhà. Với thu nhập thấp, cô quyết định ăn tiêu dè sẻn, thắt lưng buộc bụng hết mức có thể.
Sau 4 năm, nữ nhân viên văn phòng tiết kiệm được 100 triệu won và dùng để đặt cọc cho căn hộ đầu tiên của mình.
Tiết lộ trên sóng truyền hình, Ji Hyun cho biết cô tằn tiện ở mọi khoản chi tiêu. Mỗi tháng, cô chỉ tiêu tối đa 300.000 won tiền sinh hoạt phí, ngay cả khi cộng khoản chi phí bắt buộc dành cho chữa trị căn bệnh tiểu đường lâu năm.
Có những tháng, cô gái chỉ tiêu vỏn vẹn 8.400 won cho tiền ăn. Ji Hyun gần như không đặt đồ ăn hay đi ra ngoài hàng quán mà nấu ăn tại nhà hàng ngày hoặc xin thức ăn thừa tại căng tin của công ty.
Nếu trúng thưởng một chai nước, cô cũng sẽ bán lại, bởi chỉ uống nước máy miễn phí hoặc nước lọc, trà tự pha.
Nữ nhân viên văn phòng 24 tuổi đi bộ 2 tiếng mỗi ngày để tiết kiệm tiền đi xe bus, tàu điện ngầm.
Bí quyết khác của Ji Hyun là sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau để tích điểm, nhận phiếu giảm giá và dùng nó để mua các sản phẩm cần thiết. Điều này giúp cô tiết kiệm được khoảng vài trăm won mỗi lần.
“Đó chỉ là số tiền lẻ, không có giá trị và nhiều người cho rằng hành động này lãng phí thời gian nhưng nếu đang nỗ lực tiết kiệm, mọi khoản đều là đóng góp tích tiểu thành đại", cô gái 24 tuổi chia sẻ.
Để không mất nhiều chi phí đi lại, Ji Hyun thường đi bộ 2 tiếng mỗi ngày thay vì đi xe bus hoặc tàu điện ngầm.
Nói về lý do tằn tiện, Ji Hyun cho biết cô có hoàn cảnh sống khó khăn, khi cha bị rối loạn cảm xúc, mẹ mắc chứng nghiện rượu. Cuộc sống từ nhỏ đã vốn trong cảnh nghèo túng, thiếu thốn. Khi lớn lên, cô sớm tìm cách tự lo cho bản thân và muốn có cuộc sống độc lập.
"Tôi không muốn sống trong cảnh nghèo đói và tiết kiệm là cách tốt nhất để thực hiện điều đó", cô bày tỏ. Hiện, cô gái còn chia sẻ những cách thức tiết kiệm của mình thông qua kênh, trang cá nhân.
Sau khi chương trình phát sóng, câu chuyện của Ji Hyun nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, đông người chỉ trích cô gái có lối sống và suy nghĩ cực đoan, không biết tận hưởng cuộc sống và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Số khác bày tỏ lo ngại những người trẻ sẽ học theo cách chi tiêu này.
Tuy nhiên, Ji Hyun khẳng định thấy may mắn và hạnh phúc khi đã mua được nhà sau 4 năm chắt bóp, dù vẫn còn khoản nợ trả góp trong tương lai.
"Sở hữu căn nhà đứng tên mình đem lại cho tôi cảm giác an toàn. Khoảng thời gian 4 năm qua thực sự rất khó khăn, song cuộc sống sẽ tương sáng hơn trong tương lai".
Theo Zing
" alt="Cô gái Hàn Quốc mua nhà nhờ tằn tiện, xin thức ăn thừa" />Phụ nữ lái xe mang đến nhiều lo lắng, bất an cho cánh mày râu (Ảnh minh hoạ) Nghe vợ nói mà thực sự tôi như có lửa đốt, phần vì bực cái kiểu "tiền trảm hậu tấu", đã chốt rồi mới về nói chuyện với chồng; phần vì tôi rất không yên tâm khi giao xe cho vợ đi chặng đường xa như vậy.
Tôi chẳng lạ gì đường từ Hà Nội lên Mộc Châu vì trước đây đã vài lần lái xe lên đó. Cung đường này tuy không quá xa và phức tạp nhưng cũng có nhiều đèo dốc, khúc cua mà với người ít kinh nghiệm cầm lái như vợ tôi là hơi khó.
Có thể trong những người bạn vợ tôi sẽ có người biết lái xe và đổi lái cho nhau, nhưng nếu không quen xe cũng sẽ phần nào bỡ ngỡ, xử lý thiếu linh hoạt. Không phải coi thường phụ nữ lái xe nhưng đôi khi các chị em đi chơi chỉ mải ngắm cảnh, buôn chuyện mà không chú ý đến đường sá, rất nguy hiểm.
Khi thấy tôi tỏ ý không đồng tình, vợ tôi lại giận dỗi và nói "mát" rằng tôi bủn xỉn, sợ hỏng xe nên không muốn cho vợ lấy ô tô đi chơi. Tôi không muốn cãi nhau và làm khó vợ nên đành chấp nhận, tuy vậy chỉ vì chuyện này mà mấy hôm nay vợ chồng tôi ít nói chuyện với nhau hơn.
Chiếc xe là tài sản chung của hai vợ chồng, cô ấy dùng tôi cũng không thể giữ. Hơn nữa, 2 năm dịch bệnh vừa qua tôi cũng không đưa vợ con đi đâu chơi được. Tôi chỉ biết dặn dò cô ấy đi cẩn thận và cầu mong chuyến đi sẽ an toàn, vui vẻ. Nhưng thú thật, giao xe cho vợ mà trong lòng vẫn rất bất an.
Độc giả Phạm Thành Sơn (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào với câu chuyện trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô Xe máy theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Lái mới có nên về quê đường dài vào ban đêm không?
Dự kiến chuyến đi về quê ăn tết của tôi phải mất trên dưới 8 tiếng. Nếu đi vào ban đêm, vợ con tôi sẽ rất khoẻ và lại tiết kiệm kha khá thời gian. Nhưng là lái mới nên tôi vẫn có nhiều băn khoăn, lo lắng.
" alt="Vợ nằng nặc đòi tự lái xe du xuân với bạn, tôi cản không được" />
- ·Nhận định, soi kèo AEK Athens vs Athens Kallithea, 01h30 ngày 13/1: Derby một chiều
- ·Có nên cho bạn mượn xe đi Tết hay không?
- ·Những góc nhìn nhân sinh từ tiểu thuyết 'Người đẹp ngủ mê'
- ·Phụ nữ nên học bằng lái ôtô B1 hay B2?
- ·Nhận định, soi kèo Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1: Thất vọng cửa trên
- ·Long Nhật: “Tôi mong có cơ hội để nói lời xin lỗi Siu Black, Phương Thanh”
- ·Tường lửa mùa 2 tập 5: Á hậu Hoàng Thùy, Phương Nga tiếc nuối vì mất gần 400 triệu đồng
- ·Sao Việt ngày 9/8: BTV Hoài Anh thần tượng 'Giọng đọc huyền thoại' Kim Tiến
- ·Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
- ·Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam