Yonhapđưa tin, chiều 7/12, quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu đối với hai bản kiến nghị gồm luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol và kiến nghị điều tra cáo buộc tham nhũng, can thiệp bầu cử nhằm vào Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee.
Vài phút trước phiên bỏ phiếu này, đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền (PPP) tuyên bố sẽ không ủng hộ cả hai kiến nghị trên. Đây là tuyên bố quan điểm chung của PPP, nhưng quyết định bỏ phiếu cuối cùng phụ thuộc vào từng thành viên của đảng.
Đảng cầm quyền phản đối luận tội Tổng thống, điều tra Đệ nhất phu nhân
Theo ghi nhận củaYonhap,sau khi bỏ phiếu về kiến nghị điều tra Đệ nhất phu nhân, các nghị sĩ đảng cầm quyền PPP đã rời khỏi hội trường, bỏ qua phần bỏ phiếu luận tội Tổng thống.
Theo hiến pháp, bản kiến nghị luận tội Tổng thống chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 trong số 300 nghị sĩ quốc hội ủng hộ. Sau đó, bản kiến nghị sẽ được chuyển cho Tòa án Hiến pháp để xét xử. Trong quá trình xét xử, Tổng thống sẽ bị đình chỉ chức vụ.
Nếu ít nhất 6 thẩm phán của tòa án nhất trí với bản kiến nghị, tổng thống sẽ bị luận tội.
Trong trường hợp đó, Thủ tướng Han Duck-soo sẽ tạm thời đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ diễn ra trong vòng 60 ngày.
Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị ảnh hưởng sau khi ông bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật đêm 3/12 với lý do ngăn chặn hành động chống phá nhà nước.
Sắc lệnh thiết quân luật đã khiến dư luận Hàn Quốc hoang mang. Quốc hội họp khẩn lúc nửa đêm để bỏ phiếu chặn sắc lệnh của Tổng thống.
Sau vụ việc này, các đảng đối lập đã liên kết lại, đệ trình quốc hội bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon và kêu gọi ông từ chức.
Thậm chí, lãnh đạo đảng cầm quyền PPP Han Dong-hoon cũng cho thấy sự thay đổi lập trường khi lãnh đạo này cho rằng nên đình chỉ chức vụ của Tổng thống càng sớm càng tốt. Ông nói, việc kết thúc sớm nhiệm kỳ của Tổng thống Yoon là "không thể tránh khỏi" vì " ông ấy đang ở trong tình thế không thể thực hiện nhiệm vụ một cách bình thường". Tuy nhiên, ông không đề cập cụ thể đến việc luận tội.
Về phần mình, trong bài phát biểu trước công chúng đầu tiên sau sắc lệnh thiết quân luật kéo dài 6 giờ đồng hồ, Tổng thống Yoon sáng nay đã xin lỗi toàn dân, cam kết chịu trách nhiệm pháp lý, đồng thời giao lại việc điều hành đất nước cho đảng cầm quyền và chính phủ.
Quốc hội bác bỏ kiến nghị điều tra Đệ nhất phu nhân
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu bác bỏ dự luật kêu gọi điều tra về các cáo buộc tham nhũng đối với Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee, do chỉ có 198 phiếu thuận, 102 phiếu chống. Để thông qua bản kiến nghị, cần ít nhất 2/3 trong số 300 nghị sĩ ủng hộ.
Hồi tháng trước, Tổng thống Yoon đã phủ quyết dự luật. Để vô hiệu hóa phủ quyết, dự luật cần được sự ủng hộ của ít nhất 2/3 nghị sĩ quốc hội.
Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu luận tội Tổng thống
Sau phần bỏ phiếu kiến nghị điều tra Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee, quốc hội Hàn Quốc tiếp tục bỏ phiếu với kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol. Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đảng cầm quyền đã rời khỏi hội trường để bày tỏ quan điểm phản đối luận tội Tổng thống. Một số thành viên, trong đó có nghị sĩ Ahn Cheol-soo vẫn ở lại.
Để thông qua luận tội Tổng thống, quốc hội cần ít nhất 200 phiếu ủng hộ, nghĩa là 192 phiếu của các đảng đối lập và ít nhất 8 phiếu của đảng cầm quyền.
Chỉ 3 nghị sĩ đảng cầm quyền ở lại bỏ phiếu luận tội Tổng thống
Theo Yonhap, chỉ có 3 nghị sĩ PPP ở lại tiếp tục phần bỏ phiếu luận tội Tổng thống gồm nghị sĩ Ahn Cheol-soo, Kim Yea-ji và Kim Sang-wook.
Trước đó, nghị sĩ Ahn Cheol-soo cho biết ông sẽ ủng hộ luận tội Tổng thống nếu ông không đưa ra kế hoạch từ chức cụ thể và đề xuất một kế hoạch lập nội các đoàn kết dân tộc trung lập.
"Tôi nghĩ đây là yêu cầu cơ bản cho một sự ra đi có trật tự mà công chúng có thể chấp nhận được", ông nêu quan điểm.
Ngược lại, theo ông, nếu không có kế hoạch rõ ràng về việc Tổng thống Yoon từ chức, dư luận có thể sẽ quay lưng lại với đảng cầm quyền.
Kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon có thể bị hủy
Bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol nhiều khả năng sẽ bị quốc hội hủy bỏ khi hầu hết nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền tẩy chay phiên bỏ phiếu, chỉ có 2 nghị sĩ đảng cầm quyền ngồi lại.
Ngay cả khi ông Yoon thoát nguy cơ bị luận tội, tình trạng bất ổn chính trị dự kiến vẫn tiếp tục, với việc phe đối lập chính cam kết liên tục đệ trình các kiến nghị luận tội cho đến khi Tổng thống bị đình chỉ.
Quân đội Hàn Quốc sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Seon-ho ngày 7/12 triệu tập cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo, chỉ huy quân đội trên toàn quốc, chỉ đạo quân đội tiếp tục duy trì sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp.
Kêu gọi các nghị sĩ đảng cầm quyền trở lại bỏ phiếu
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-shik kêu gọi các nghị sĩ đảng cầm quyền trở lại bỏ phiếu sau khi hầu hết thành viên đảng này tẩy chay phiên bỏ phiếu luận tội Tổng thống. Nếu không đủ ít nhất 200 phiếu ủng hộ, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon sẽ bị hủy bỏ.
Trong khi đó, hàng trăm nghìn người tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội và các tuyến đường lân cận đề nghị các nghị sĩ bỏ phiếu luận tội Tổng thống.
Tổng thống Hàn Quốc thoát nguy cơ bị luận tội
Theo Yonhap, quốc hội Hàn quốc hủy bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol do không đủ số đại biểu.
Các nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền (PPP) đã tẩy chay buổi bỏ phiếu bằng cách rời khỏi hội trường quốc hội. Chỉ có 3 nghị sĩ của PPP ở lại.
Trong khi đó, để thông qua bản kiến nghị luận tội cần có tối thiểu 200 phiếu ủng hộ. Các đảng đối lập có 192 ghế trong quốc hội, đảng cầm quyền PPP có 108 ghế.
Theo Yonhap" alt=""/>Tổng thống Hàn Quốc thoát nguy cơ bị luận tộiTheo RT, ông Assange đã nhận tội và bị tòa án Mỹ kết tội gián điệp. Giờ đây, ông sẽ sớm được tự do trở về quê hương Australia sau 5 năm ngồi tù ở Anh.
Ông Assange vào sáng 26/6 đã nhận tội âm mưu thu thập và phổ biến thông tin quốc phòng tại Tòa án quận Bắc Mariana của Mỹ. Ông sẽ không phải tiếp tục chịu án ở Mỹ, theo thỏa thuận trước đó với Bộ Tư pháp Mỹ.
Trong phòng xử án ông Assange, có sự xuất hiện Đại sứ Australia tại Mỹ Kevin Rudd, Đại sứ Australia tại Vương quốc Anh Stephen Smith và luật sư của ông, Jennifer Robinson. Khi được Thẩm phán Romana Manglona hỏi liệu ông Assange có nhận tội hay không, ông trả lời là "có tội".
Ông trùm WikiLeaks nói với Thẩm phán Manglona ông tin rằng Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ cho phép ông công khai các tài liệu mật của Mỹ. Ông nhận định rằng, Tu chính án thứ nhất và Đạo luật gián điệp của Mỹ "mâu thuẫn với nhau". Mặc dù vậy, ông cho biết quyết định nhận tội vì "sẽ khó thắng được một vụ án như vậy trong mọi tình huống".
Ông Julian Assange, công dân Australia, là người đã sáng lập ra mạng WikiLeaks vào năm 2006 chuyên rò rỉ các thông tin mật ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đợt công bố dữ liệu mật đầu tiên của WikiLeaks bao gồm các hình ảnh cho thấy cuộc không kích vào năm 2007 của quân đội Mỹ ở Iraq khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Đến cuối năm 2010, WikiLeaks tiếp tục công bố hàng chục nghìn tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ và sau đó là một lượng lớn điện tín ngoại giao mật của Mỹ. Ban đầu, WikiLeaks chia sẻ các dữ liệu mật này thông qua một số hãng truyền thông như Guardian, New York Times.
WikiLeaks tiếp tục một đợt công bố tài liệu mật quy mô lớn nữa vào năm 2016, lần này là các thư điện tử của Ủy ban Dân chủ quốc gia Mỹ. Giới tình báo Mỹ sau đó nghi ngờ các thư điện tử này bị tin tặc Nga đánh cắp và chuyển cho WikiLeaks.
Cuộc chiến pháp lý của ông Assange bắt đầu vào năm 2010, khi ông bị cảnh sát Anh bắt giữ vì cáo buộc tấn công tình dục ở Thụy Điển nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.
Ông Assange đã được tại ngoại vào năm 2012 và được tị nạn tại đại sứ quán Ecuador ở London. Ông bị bắt vào năm 2019 khi Ecuador thu hồi quyền tị nạn của ông.
Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố bản cáo trạng chống lại ông Assange vào ngày bị bắt. Mỹ khi đó cáo buộc ông mắc 17 tội danh gián điệp.
Sau nhiều năm bị giam giữ, ông Assange đã ký một thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ về việc sẽ nhận tội vi phạm Đạo luật Tình báo của Mỹ. Sau đó, ông được tòa án Anh cho tại ngoại và được đưa tới Saipan để xét xử.
Theo RT" alt=""/>"Ông trùm" WikiLeaks nhận tội tại Mỹ để được trả tự doTrong chương trình thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Saltan Bin Ahmed Al Jaber, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ cao, CEO Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi của UAE (ADNOC) và các cộng sự, sáng 29/10 (giờ địa phương).
Bộ trưởng Saltan Bin Ahmed Al Jaber cho biết Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan đánh giá cao cuộc hội đàm thực chất với Thủ tướng vừa qua. Ông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam - UAE đối với sự thịnh vượng của mỗi nước và trong khu vực.
Điểm lại nỗ lực của hai bên để đi đến ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) Việt Nam - UAE, Bộ trưởng mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là hợp tác phát triển năng lượng bao gồm các dự án lọc dầu, khí hóa lỏng LNG, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện năng lượng mặt trời.
Nhấn mạnh UAE có năng lực phát triển các ngành công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, vị Bộ trưởng chia sẻ mong muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho cả khu vực.
Nhấn mạnh hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam - UAE là không có giới hạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định hai bên rất có tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực, nhất là năng lượng và công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo.
Theo ông, Việt Nam là nước có tiềm năng và đang phát triển ngành dầu khí, cả khai thác, lọc dầu, cũng như thương mại về dầu khí. Hiện Việt Nam có 3 nhà máy lọc dầu, song cần có thêm các nhà máy lọc dầu để không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cung cấp cho thị trường nước ngoài.
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn của UAE hợp tác với Việt Nam bằng các dự án cụ thể, trong đó có xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu.
Trong lĩnh vực công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam chủ trương phát triển dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số.
Việt Nam cũng đã thành lập và xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn, trong đó phấn đấu đào tạo 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp này.
Cho biết Việt Nam đang hoàn thiện thể chế, pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng đề nghị các tập đoàn của UAE kết nối, bàn bạc với phía Việt Nam để triển khai các dự án hợp tác cụ thể.
UAE là nền kinh tế lớn thứ hai tại khu vực vùng Vịnh; là trung tâm tài chính - thương mại hàng đầu ở Trung Đông. Đây cũng là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ 4 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ngành công nghiệp chủ chốt của UAE là khai thác và chế biến dầu mỏ, chiếm 30% GDP.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) thành lập năm 1971, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng của UAE, là một trong những tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Hoài Thu (Từ Abu Dhabi, UAE)
" alt=""/>UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu tại Việt Nam