Tại tọa đàm “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước” do ICTnews tổ chức mới đây,Đàotạoanninhmạngchưatheokịpthựctếmc và mu đánh giá về thực tế đào tạo nhân lực an ninh mạng tại Việt Nam, ông Triệu Trần Đức, Tổng Giám đốc CMC Infosec cho rằng hiện nay tín hiệu tích cực là có nhiều sinh viên ngày càng quan tâm đến ngành học an ninh, an toàn thông tin (ATTT). “Ngành học an ninh, an toàn thông tin đang mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ với thu nhập cao hơn so với một số ngành nghề CNTT khác”, ông Triệu Trần Đức nói. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, bên cạnh cơ hội nghề nghiệp đang rộng mở thì thực tế vấn đề đào tạo còn nhiều hạn chế. Một số chương trình đào tạo về an ninh, an toàn thông tin tại Việt Nam còn chưa cập nhật kịp với tình trạng thực tế đang diễn ra, dẫn tới thực trạng các sinh viên sau khi ra trường vẫn chưa thể làm được việc. “Tôi cho rằng phải tăng cường chất lượng đào tạo càng sớm càng tốt. CMC Infosec sẵn sàng hợp tác với các đơn vị đào tạo để tư vấn về nội dung và các kịch bản đào tạo, nhằm đưa chất lượng bắt kịp với trình độ thế giới”, ông Đức bày tỏ. Chung quan điểm với ông Triệu Trần Đức, các đánh giá của giới công nghệ trong thời gian qua cũng cho rằng việc đào tạo an ninh mạng tại Việt Nam phần lớn còn thiếu tính thực tiễn về kiến thức, phương pháp học, các trường chưa có điều kiện để sinh viên có thể thực hành do đây là một ngành còn mới, tốc độ thay đổi chóng mặt. Quan trọng hàng đầu chính là vấn đề về phương pháp học, sinh viên đang thụ động mà chưa có kỹ năng học chủ động. |