Lý do VinFast ‘lọt mắt xanh’ truyền thông quốc tế

  发布时间:2025-02-15 07:36:38   作者:玩站小弟   我要评论
Đây không phải lần đầu tiên,ýdoVinFastlọtmắtxanhtruyềnthôngquốctếscoopy VinFast xuất hiện như một tâscoopyscoopy、、。

Đây không phải lần đầu tiên,ýdoVinFastlọtmắtxanhtruyềnthôngquốctếscoopy VinFast xuất hiện như một tâm điểm trên các chương trình quốc tế phản ánh về sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Biểu tượng cho một Việt Nam mới năng động và phát triển

Giải thích về việc lấy VinFast làm ví dụ điển hình cho một Việt Nam mới năng động và phát triển, đài RTS cho rằng, trước VinFast, Việt Nam chưa từng có một ngành công nghiệp sản xuất ô tô đúng nghĩa. Theo RTS, với sự đầu tư vượt trội vào nhà máy có mức độ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, VinFast sẽ là một thế lực của ngành công nghiệp ô tô thế giới.

“Tôi chưa bao giờ tưởng tượng sẽ có ngày cầm lái một chiếc ô tô sản xuất bởi người Việt, ngay trên đất Việt. Nó thực sự rất tốt. VinFast và Việt Nam sẽ là kẻ thách thức trong ngành công nghiệp ô tô thế giới”, biên tập viên của RTS bày tỏ trên sóng truyền hình Thụy Sỹ, khi đang cầm vô lăng chiếc VinFast Lux A2.0.

Trước khi được RTS giới thiệu đến hàng trăm triệu khán giả trên toàn cầu (chương trình này còn được phát lại trên nhiều kênh sóng phục vụ cộng đồng các nước nói tiếng Pháp), cái tên VinFast cũng đã “vượt qua biên giới” với độ phủ dày đặc trên hàng loạt các hãng thông tấn lớn.

Khi VinFast khánh thành nhà máy với “kỳ tích 21 tháng”, chuyên trang tài chính Bloomberg đánh giá rất cao VinFast trong “cuộc đua” với các đối thủ lừng lẫy đến từ nước ngoài, đã có hàng chục năm kinh nghiệm.

Bloomberg nhận định, VinFast chọn cách “đi với những người khổng lồ” trong ngành như BMW, Bosch (Đức), Pininfaria (Ý), Magna Steyr (Áo) và tuyển dụng nhân sự cấp cao từ các hãng xe danh tiếng thế giới “là những yếu tố đảm bảo cho chất lượng sản phẩm cuối cùng”..

Trong khi đó, tờ Nikkei lại cho rằng, VinFast đã thể hiện một bước đi táo bạo khi thị trường Việt Nam có quy mô còn nhỏ so với các nước khác trong khu vực. Ấn phẩm nổi tiếng của Nhật Bản dẫn lời của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng: "Chúng tôi cam kết nỗ lực hết sức để khẳng định vị thế và đẳng cấp thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu".

Ở góc nhìn tổng thể, tạp chí Forbes của Mỹ đưa ra bình luận về vai trò của VinFast trong việc trở thành đầu tàu kéo các doanh nghiệp nội địa tham gia sâu và ngành công nghiệp phụ trợ. Forbes khẳng định, VinFast đã mở đường cho một kế hoạch dài hơn và bền vững, khi dành 30% diện tích tổ hợp sản xuất để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

Riêng CNN lại chọn xe máy điện VinFast để đưa vào một phóng sự về môi trường ở Việt Nam. Kênh truyền hình Mỹ bình chọn cho chiếc xe máy điện VinFast là biểu tượng giao thông xanh nhờ yếu tố bền vững.

“Với đặc tính “vừa hiện đại nhưng vẫn giữ được truyền thống, VinFast xác lập một xu thế mới trong việc sử dụng xe cá nhân tại Hà Nội, thành phố 8 triệu dân với thói quen sử dụng xe máy”, CNN cho hay.

{ keywords}
Trong chương trình đặc biệt về kinh tế Việt Nam phát sóng tại Thụy Sỹ, Pháp và các quốc gia sử dụng tiếng Pháp, đài truyền hình quốc gia Thụy Sỹ RTS đã gọi VinFast là “kẻ thách thức ngành công nghiệp ô tô thế giới”.

Thương hiệu Việt với tầm nhìn toàn cầu

Tại sao dù mới bước chân vào ngành công nghiệp ô tô thế giới và có sản phẩm thương mại chưa đầy 1 năm, VinFast lại được truyền thông quốc tế chú ý đến vậy? Theo nhìn nhận của các chuyên gia, trước tiên phải xuất phát từ bối cảnh, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong suốt 25 năm qua chủ yếu đi gia công cho các hãng nước ngoài. Và VinFast ra đời đã đánh dấu bước ngoặt cho ngành công nghiệp trọng điểm này.

Hãng xe Việt đã thực hiện một chiến lược phát triển rất khác thường khi chủ động đứng ra làm chủ chuỗi giá trị sản xuất ô tô ngay từ đầu. Nhà máy hiện đại bậc nhất thế giới của VinFast ở Hải Phòng sở hữu chu trình sản xuất hoàn thiện, đồng bộ và tự động hóa cao với hàng nghìn robot, trang bị hệ điều hành sản xuất thông minh mang lại hiệu suất tối ưu.

Đặc biệt, VinFast là nhà máy ô tô duy nhất tại Việt Nam làm chủ được các công đoạn cốt lõi, có năng lực tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô như thân vỏ, động cơ..., qua đó khẳng định được vị thế của một nhà sản xuất ô tô độc lập.

{ keywords}
 Hình ảnh VinFast cũng từng xuất hiện trên nhiều trang báo và kênh truyền thông lớn của thế giới như Nikkei, Bloomberg, Forbes, CNN...

Dường như giới truyền thông quốc tế đã nhận ra tầm nhìn xa của hãng xe Việt là vươn ra thị trường thế giới. Rất nhiều báo quốc tế đã dự đoán về chiến lược này khi VinFast công bố sản lượng nhà máy ô tô lên đến 250.000 chiếc/năm trong giai đoạn đầu, hướng tới 500.000 chiếc/năm vào năm 2025. Khi dung lượng thị trường trong nước vẫn ở quy mô nhỏ - trên dưới 200.000 xe mỗi năm, xuất khẩu là con đường mà VinFast đã nhắm đến ngay từ đầu.

“Tầm nhìn của VinFast là trở thành một công ty và thương hiệu ô tô toàn cầu”, Đài RTS dẫn lời bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Tổng Giám đốc VinFast, cho thấy mục tiêu lớn của thương hiệu ô tô Việt. Một trong những thị trường đầu tiên VinFast muốn hướng tới là Mỹ, rất giàu tiềm năng nhưng được đánh giá là đầy thách thức.

{ keywords}
Mẫu xe máy điện Klara của VinFast từng được kênh truyền hình CNN (Mỹ) bầu chọn là biểu tượng giao thông xanh của Hà Nội.

Chính bởi thế, giới quan sát trên thế giới hiện coi VinFast như là biểu tượng mới của kinh tế Việt Nam - đất nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

"Vingroup là một minh chứng cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị cao", tờ Bloomberg viết.

Chiếc ô tô mang thương hiệu Việt đã trở thành một ví dụ điển hình cho sự năng động của đất nước hình chữ S. Sức hút của VinFast với truyền thông quốc tế như lời khẳng định về sự tự chủ của doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Và giờ đây, ô tô VinFast đang dần “soán ngôi” lúa nước, nón lá, gốm sứ... trong các đề tài kinh điển thường được báo chí thế giới đề cập khi nhắc tới Việt Nam.

Minh Tuấn

相关文章

  • Nhận định, soi kèo Malut United vs Borneo FC, 19h00 ngày 10/2: Khó tin cửa dưới

    Hư Vân - 10/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g
    2025-02-15
  • Những khuyết điểm sẽ được chỉnh sửa khiến khuôn mặt trở nên hoàn hảo.

    Tuy nhiên, KyRhys không muốn dành quá nhiều thời gian cho việc chỉnh ảnh, bên cạnh đó, anh cũng muốn mình luôn giống với "KyRhys trên mạng" nên đã tìm đến bác sĩ thẩm mỹ.

    KyRhys không phải trường hợp duy nhất.

    Anika, cô gái được mệnh danh là "Nữ hoàng Snapchat", bị ám ảnh bởi ảnh "tự sướng" của chính mình. Trong giai đoạn từ 19 đến 21 tuổi, cô chụp 25 bức ảnh/ngày và trung bình mỗi ảnh của Anika nhận được khoảng 300 lượt yêu thích. Việc được "trăm like" khiến cô cảm thấy mình như trở thành người nổi tiếng.

    Tuy nhiên, chia sẻ với trang The Guardian, Anika cho biết cô không hài lòng với khuôn mặt mộc của mình khi nó không được chỉnh sửa bởi các ứng dụng. 

    Cô đã liên lạc với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để sửa khuôn mặt mình giống với ảnh selfie. Điều này làm cô trở nên tự tin và có thể gặp gỡ những người theo dõi mình ngoài đời thật mà không khiến họ bất ngờ hay thất vọng.

    Trong một nghiên cứu được đăng tải trên The Guardiannăm 2017,những người thích chụp ảnh selfie lung linh thường hy vọng nâng cao địa vị xã hội, rũ bỏ suy nghĩ tiêu cực của mình và ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ.

    Hội chứng ám ảnh ngoại hình khi sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh

    Bác sĩ thẩm mỹ Dirk Kremer cho biết đối tượng bệnh nhân tìm để ông để thực hiện phẫu thuật ngày càng trẻ. Họ thường đến với chiếc điện thoại trên tay cùng loạt ảnh selfie đã được chỉnh sửa qua các ứng dụng. 

    Theo Independent, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và các nhà nghiên cứu cho biết ngày nay, khách hàng không còn mang theo ảnh của người nổi tiếng hay thần tượng khi đến trung tâm, bệnh viện yêu cầu phẫu thuật. Thay vào đó, họ mang những bức ảnh selfie đã được chỉnh sửa để trở thành phiên bản hoàn hảo của chính họ.

    Nguoi tre do xo di phau thuat de giong anh 'song ao' tren mang xa hoi hinh anh 2
    Nguoi tre do xo di phau thuat de giong anh 'song ao' tren mang xa hoi hinh anh 3
    Nguoi tre do xo di phau thuat de giong anh 'song ao' tren mang xa hoi hinh anh 4
    Nguoi tre do xo di phau thuat de giong anh 'song ao' tren mang xa hoi hinh anh 5
    Nhiều người đến tìm bác sĩ thẩm mỹ với chiếc điện thoại trên tay cùng loạt ảnh selfie. 

    Tiến sĩ Neelam Vashi, giám đốc trung tâm thẩm mỹ và laser của ĐH Boston cho biết một hiện tượng mới có tên là "rối loạn Snapchat" (thuật ngữ được đặt bởi bác sĩ thẩm mỹ Tijion Esho) xuất hiện và khiến người dùng tìm kiếm những chương trình phẫu thuật để họ có thể giống như các phiên bản được lọc qua filter.

    Năm 2018, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo về hiện tượng này.

    "Việc sử dụng các ứng dụng và chỉnh sửa quá nhiều có thể dẫn đến chứng rối loạn dị dạng cơ thể hay mặc cảm ngoại hình (BDD). Đây đều là bệnh tâm thần khiến mọi người bị ám ảnh bởi những khiếm khuyết tưởng tượng. Khi những hình ảnh này trở thành chuẩn mực trên phương tiện truyền thông xã hội thì trong cuộc sống thực, định nghĩa về cái đẹp sẽ thay đổi", ông Vashi cho biết.

    '/>
  • Vào năm 2001, khi bắt đầu tham gia WTO, Trung Quốc đã hứa sẽ cho các hệ thống thanh toán nước ngoài vào thị trường này. Theo đó, đến năm 2006 thì các hệ thống thanh toán nước ngoài sẽ bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc. Và đó là thời điểm mà Visa hay MasterCard chờ đợi. Cũng vào năm 2006, theo các báo cáo sau này thì khi đó mới chỉ có 17% tổng giao dịch mua hàng của người tiêu dùng là thực hiện qua thẻ. Đây chắc chắn là ‘miếng mồi béo bở' mà các hãng thẻ lớn của Mỹ muốn chen chân vào.

    Tuy vậy, đến năm 2006 thì chẳng có sự thay đổi nào. Năm 2010, Mỹ đã đệ trình một vụ kiện lên WTO để chống lại việc Trung Quốc chưa ‘mở cửa' cho các công ty thẻ nước ngoài. Mỹ thắng vụ kiện đó nhưng thực tế Trung Quốc vẫn chưa cho phép sự xuất hiện của Visa hay Master.

    Theo luật pháp Trung Quốc, tất cả các khoản thanh toán trong nước thực hiện bằng Nhân dân tệ sẽ được triển khai qua hệ thống thanh toán của nước này. Đến năm 2016, ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ra quy tắc chính thức và theo đó các hệ thống thanh toán nước ngoài có thể vào thị trường đông dân nhất thế giới mà không cần thành lập liên doanh.

    Như vậy, trên lý thuyết thì chẳng có một rào cản nào với các công ty như Visa hay MasterCard nếu muốn triển khai ở Trung Quốc. Đó là động lực khiến năm 2017, họ quyết định nộp đơn xin giấy phép để có thể vào nước này. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các lá đơn này vẫn chưa được xem xét. Theo Financial Times thì Chính phủ Trung Quốc không chính thức chấp nhận và cũng không chính thức từ chối các đơn xin giấy phép này.

    American Express có lẽ là thành công hơn trong quá trình xin giấy phép tại Trung Quốc so với Visa hay MasterCard. Họ xác nhận với CNN rằng ứng dụng của mình đã được Ngân hàng trung ương Trung Quốc chấp nhận. Tuy vậy, để có được điều này thì American Express cũng đã liên kết với một công ty dịch vụ thanh toán nội địa Trung Quốc là Lianlian Group.

    Visa và MasterCard vẫn chưa thể thâm nhập thị trường Trung Quốc

    Trở lại với thời điểm của những năm đầu thế kỷ 21. Năm 2002 - chỉ một năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, công ty thẻ UnionPay được thành lập. Trên con đường phát triển của mình, hiện tại công ty này đã chiếm tới 90% thị phần giao dịch thẻ ngân hàng ở Trung Quốc. Trên bình diện toàn thế giới, hiện tại, hệ thống thanh toán của Trung Quốc đã chiếm 44% thị trường thẻ ngân hàng trên thế giới về mặt thanh toán. Con số này của Visa hay MasterCard chỉ lần lượt là 21% và 16%.

    Vì Visa và MasterCard đã ‘lạc hậu' tại Trung Quốc

    Theo thống kê của KPMG, hiện nay có hơn 80% người dân Trung Quốc thích thanh toán bằng điện thoại di động. Còn theo đánh giá của công ty tư vấn iResearch thì vào năm 2016, thị trường thanh toán di động ở Trung Quốc được định giá khoảng 5.5 nghìn tỷ USD, gấp 50 lần thị trường Mỹ với 112 tỷ USD.

    Sự tiện lợi của thanh toán di động khiến người dân nước này đang dần chuyển từ thẻ ngân hàng sang điện thoại thông minh nếu muốn thanh toán một thứ gì đó. Một số trường Đại học của Trung Quốc hiện đã cho phép sinh viên trả học phí và sinh hoạt phí thông qua điện thoại di động. Rất nhiều dự báo cho rằng nếu mô hình này được áp dụng trên toàn Quốc, thì mỗi năm các trường Đại học có thể tiết kiệm khoảng 44.034 USD cho việc sản xuất thẻ và 1.467.835 USD cho chi phí làm lại thẻ.

    Thanh toán qua thẻ dường như đang trở nên 'lạc hậu' ở Trung Quốc

    Hiện tại, Alipay và Wechat Pay đang là hai 'ông lớn' chiếm giữ hơn 90% thị phần ngành thanh toán di động ở Trung Quốc. Tại các thành phố lớn hiện nay, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm... hầu hết đã chấp nhận thanh toán qua điện thoại. Với các cửa hàng nhỏ lẻ thì QR code được đặt ngay bên ngoài giúp người dùng có thể quét mã để thanh toán. Điều này có nghĩa người dân Trung Quốc hiện nay đang dần chuyển từ phương thức dùng thẻ ngân hàng sang thanh toán di động bởi sự tiện lợi, dễ dàng hơn.

    Như vậy, trải qua gần 20 năm mòn mỏi chờ đợi, đến hiện tại có vẻ như thời điểm Visa hay MasterCard xâm nhập được vào thị trường Trung Quốc vẫn chưa có lời giải. Và nếu vào được thì liệu có thành công khi mà UnionPay đã chiếm thị phần quá cao và gần như vị thế là không thể xoay chuyển trên thị trường thẻ ngân hàng. Hơn nữa, người Trung Quốc hiện tại đã thích dùng thanh toán di động hơn là thẻ ngân hàng.

    '/>
  • Nhận định, soi kèo Teuta vs Dinamo City, 23h00 ngày 10/2: Chủ nhà rơi tự do

    Nguyễn Quang Hải - 10/02/2025 08:41 Nhận định
    2025-02-15

最新评论