LTS: Với chủ đề “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật 2015 được tập trung trong hai tháng, bắt đầu từ ngày 1/10 đến ngày 31/11, trong đó cao điểm trong tuần lễ từ ngày 2-9/11. Báo VietNamNet hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam bằng loạt bài về giải pháp cho những vụ án kéo dài, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân vào một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên, phần thắng đã thuộc về nguyên đơn, Constrexim Holdings (CTX) từng tin rằng, công lý cuối cùng sẽ chiến thắng... Thế nhưng, chuyện nhìn vậy mà chưa chắc đã phải vậy.
Vừa qua, báo VietNamNetnhận được đơn kiến nghị của CTX, theo đó năm 2009, CTX ký hợp đồng với Công ty CP Mỹ Phát, chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng Olalani thành phố Đà Nẵng, với tổng giá trị là 230 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dù đã thanh toán đến 220 tỷ theo đúng Hợp đồng nhưng Công ty Mỹ Phát không giữ đúng cam kết, vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của hợp đồng, không bàn giao tài sản đúng thời hạn, gây thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế và uy tín đối với CTX.
|
Dự án Olalani khiến CTX Holdings khốn đốn trong thời gian dài |
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình, CTX đã làm đơn khởi kiện Công ty Mỹ Phát ra Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Trình bày tại đơn kiến nghị, CTX cho biết, tại bản án sơ thẩm ngày ngày 18/06/2014, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên buộc Công ty Mỹ Phát phải trả CTX số tiền phạt do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại, tổng số là 44.9 tỷ đồng. Tuy vậy, tòa sơ thẩm lại không tuyên Công ty Mỹ Phát phải bàn giao tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ) cho CTX.
Tại bản án phúc thẩm ngày 08/01/2015, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã xét xử và tuyên buộc bị đơn là Công ty Mỹ Phát phải trả cho CTX tiền phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, tổng số tiền 186 tỷ đồng và buộc Công ty Mỹ Phát phải bàn giao 57 căn hộ và 02 villa cho CTX. Bản án phúc thẩm cũng yêu cầu bị đơn phải thuê nhà quản lý tiêu chuẩn quốc tế theo đúng cam kết tại hợp đồng.
Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, ngày 29/05/2015 Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tạm đình chỉ thi hành bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm ngày 08/01/2015 của Tòa phúc thẩm cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán.
Để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình (tài sản đã được cấp sổ đỏ), CTX đã nhiều lần bằng văn bản yêu cầu công ty Mỹ Phát bàn giao tài sản. Tuy nhiên, công ty Mỹ Phát thẳng thừng từ chối bàn giao với lý do “tạm đình chỉ thi hành án theo Quyết định kháng nghị”.
“Như vậy, nội dung tạm đình chỉ thi hành án trong Quyết định kháng nghị đã tạo cơ sở cho Công ty Mỹ Phát công nhiên chiếm giữ tài sản của chúng tôi để kinh doanh kiếm lời, mặc dù chính Quyết định kháng nghị đã khẳng định việc Mỹ Phát phải bàn giao tài sản cho CTX là đúng” – đơn kiến nghị của CTX viết.
Việc tạm đình chỉ thi hành án, kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện như hiện nay không những làm tăng mức độ thiệt hại đối với tài sản nhà nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng nghìn cán bộ công nhân viên của CTX.
Câu chuyện đằng sau có còn uẩn khúc gì không? Tại sao Constrexim Holdings phải viết đơn cầu cứu đến cơ quan truyền thông?
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này?
Phong Vân
Dự án Olalani: “Thiên đường” hầu tòa" alt="Khi doanh nghiệp xin được ra tòa"/>
Khi doanh nghiệp xin được ra tòa
Theo đó hệ thống văn bằng giáo dục dục đại học, gồm bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo.Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo.
Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo.
Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định.
Chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp do bộ, cơ quan ngang bộ quy định hoặc cấp cho người học dự thi đạt yêu cầu cấp chứng chỉ, phù hợp với quy định về cấp chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong khi đó, Điều 14 của Nghị định quy định, trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau:
Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;
Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Căn cứ vào quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, bậc 7 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.
Người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 7.
Như vậy, với những chương trình đào tạo đại học đặc thù bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư có trình độ tương đương bậc 7. Đây là trình độ thạc sĩ.
Theo PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Nghị định không nói kỹ sư, bác sĩ tương đương thạc sĩ mà điều này chỉ được hiểu bởi theo khung trình độ quốc gia. Cụ thể nếu chuẩn đầu ra của chương trình từ 150 tín chỉ trở lên, xem như tương được bậc 7. Có nghĩa là tương đương trình độ thạc sĩ nhưng không có bằng thạc sĩ và không có nghĩa là thạc sĩ.
Do vậy điều mà các trường tiếp tục quan tâm là chữ “tương đương” này thì xếp lương như thế nào? Nếu tương đương trình độ thạc sĩ mà được xếp lương như một cử nhân thì qoay lại như cũ thì từ gọi bác sĩ, kỹ sư sẽ không còn ý nghĩa. Do vậy vấn đề lương người có bằng bác sĩ, kỹ sư vẫn phải chờ hướng dẫn từ Bộ Nội vụ.
Lê Huyền
" alt="Có bằng bác sĩ, kỹ sư có được hưởng lương thạc sĩ"/>
Có bằng bác sĩ, kỹ sư có được hưởng lương thạc sĩ