- "Chúng tôi chỉ thích nghe nhạc Bolero nhưng vẫn phải mời ca sĩ mà mình không nghe được cái gì dù ngồi hàng đầu. Thấy các em nghe rất vui,ĐểhọcsinhhạnhphúcchúngtôisẵnsàngchitriệumờiSơnTùlich bd duc cổ vũ hết mình, tôi hiểu mình đã đem lại hạnh phúc cho các em. Chúng tôi sẵn sàng chi 300 triệu để mời được Sơn Tùng MTP nếu các em thích".
Những lời gan ruột của người thầy tại "hội nghị Bình Than"
Gần 93% học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn
Hiệu trưởng lặng người khi phụ huynh chủ tiệm vàng đánh xe vào trường nạt nộ
5 điều phụ huynh phải tự soi lại mình
Đây là lời của một hiệu trưởng tại tọa đàm giáo dục với chủ đề "Hành động vì hạnh phúc học sinh" được tổ chức chiều 14/12 tại TP.HCM.
Trước khi đặt câu hỏi "Vì sao học sinh không cảm thấy hạnh phúc khi tới trường?", ông Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM điểm lại những vụ việc bạo lực chấn động trong giáo dục rồi đặt câu hỏi: " Ai là người tổn thươg? Ai là người đau khổ? Ai là người được cảm thông? Và cuối cùng tại sao học sinh lại không hạnh phúc?
"Thấy các em nghe thì rất vui, vỗ tay cổ cũ, tôi hiểu, mình đã đem lại niềm vui và hạnh phúc cho các em"- Thầy Huỳnh Thanh Phú |
Lý giải cho vấn đề này ông Vương Văn Cho, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hổ, TP.HCM, cho rằng hiện nay câu khẩu hiệu "mỗi ngày tới trường là một ngày vui" không còn đúng nữa.
Theo ông Cho, các em không vui vì phải chịu quá nhiều áp lực. Tất cả đều kỳ vọng các em phải có thành tích học tập tốt trong khi năng lực mỗi người khác nhau.
Còn ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM,cho rằng, để đến trường ngày nào cũng vui thì vai trò đầu tiên là của người hiệu trưởng nhà trường.
"Tại trường chúng tôi hàng năm đều có chương trình tình ca mùa xuân. Trước khi tổ chức chúng tôi yêu cầu học sinh gửi những ca sĩ mà các em thích. Dù giáo viên toàn thích nghe bolero như nhưng vẫn phải mời ca sĩ mà mình không thích ngồi hàng đầu vẫn không nghe được cái gì, còn các em nghe thì rất vui, vỗ tay cổ cũ. Tôi hiểu, mình đã đem lại niềm vui và hạnh phúc cho các em"- ông Phú cho biết.
Theo ông Phú để học sinh vui, ông sẵn sàng làm nhiều việc, trong đó có thể chi tới 300 triệu để mời bằng được Sơn Tùng MTP tới trường hát nếu học sinh của ông thích và yêu cầu.
Ông Phú cho rằng, điều này của ông đã tiêm "vitamin vui" cho học trò, giúp các em xem trường học gần gũi như ở nhà, được sống với đam mê, sở thích của mình.
Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng, để học trò cảm nhận được hạnh phúc, mỗi giáo viên phải quan tâm tổ chức các hoạt động giảng dạy trên lớp, biết tái cấu trúc chương trình để truyền đạt kiến thức đủ, thời gian còn lại để ứng dụng thực tế.
"Người học trò bước khỏi phòng học không phải nhớ gì được dạy mà nhớ những gì được ứng dụng thì mới thành công".
Học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn, ít cằn nhằn
Tại cuộc tọa đàm, TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, và các cộng sự đã công bố một kết quả khảo sát thú vị.
Theo đó, với câu hỏi "Học sinh cần thề nào mới cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày tới trường? có đến 92,8% học sinh mong muốn thầy, cô cười nhiều hơn khi vào lớp; 82,4% học sinh mong thầy, cô không phê bình mình trước mặt bạn bè và nhiều người khác; 74% học sinh mong thầy, cô mỗi khi vào lớp không nhắc đi nhắc lại "môn học này là quan trọng nhất"; 70,2% học sinh mong muốn thầy, cô động viên nhiều hơn trách phạt; 66,3% mong thầy, cô giảm giao bài tập khi về nhà; 82,4% muốn tổ chức học tập xen kẽ chơi, trao đổi, thảo luận; 70,2% muốn thưởng điểm hay khen tặng và động viên nhiều hơn trách phạt; 60% muốn chấp nhận những suy nghĩ hành vi chưa giống như người khác mong đợi…
92,8% học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn |
Tuy nhiên ông Sơn nêu lên thực tế đang tồn tại hiện nay ở các trường sư phạm đó là số lượng học phần, tín chỉ các môn tâm lý chiếm tỷ lệ quá ít ỏi. Suốt 17 năm nay môn Tâm lý giáo dục không còn nằm trong danh sách các môn thi tốt nghiệp của sinh viên sư phạm nữa.
Ông Lê Phan Quốc, Phó Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng nguyên nhân khiến chất lượng đầu ra của sinh viên sư phạm hiện nay còn hạn chế là do thời lượng đào tạo môn tâm lý học đã giảm đi rất nhiều. Cách đây 17 năm sinh viên sư phạm thi tốt nghiệp ra trường với môn Tâm lý học thì hiện môn nay chỉ còn 2 tín chỉ, các học phần tâm lý giáo dục nói chung cũng không quá 10 tín chỉ. Theo ông Quốc, sau khi xuống cơ sở, điều ông lo lắng nhất là sinh viên khi vừa ra trường thì sục sôi, thích thú, háo hức nhưng nhưng sau đó một học kỳ thì không còn hiện tượng này.
Còn theo bà Nguyễn Thị Kim Tuyết, Phó trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Bình Dương, vì sao giảo viên lên lớp cứ phải mở đầu tiết học bằng câu hỏi "cho cô biết hôm trước chúng ta học gì?" hay hỏi bài cũ bằng cách gọi học sinh lên bảng.
Bà Tuyết cho hay, bản thân bà cũng từng ám ảnh bởi cách hỏi bài cũ ngày xưa, nên ở cương vị của một người thầy cần phải thay đổi điều này.
Theo ông Lê Thanh Long, Trưởng phòng GD tiểu học, Sở GD-ĐT Cần Thơ, để học sinh hạnh phúc thì phải đáp ứng được nhu cầu học, chơi của học sinh. Muốn vậy, phải thay xác định nhu cầu của học sinh chứ không phải của người lớn. Hiện nay, việc dạy và học đang theo nhu cầu của người lớn, là phải thi cử và đạt điểm cao.
Lê Huyền
Những lời gan ruột của người thầy tại "hội nghị Bình Than"
Nhiều đại biểu chia sẻ giáo viên hiện đang phải chịu nhiều áp lực từ công việc, phụ huynh, học sinh,...