您的当前位置:首页 > Thể thao > Mối tình tay ba GM 正文

Mối tình tay ba GM

时间:2025-01-26 13:50:53 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Khi nói đến ngành công nghiệp ô tô Mỹ và Trung Quốc,ốitìkết qkết quả bóng đá cúp c2kết quả bóng đá cúp c2、、

Khi nói đến ngành công nghiệp ô tô Mỹ và Trung Quốc,ốitìkết quả bóng đá cúp c2 người ta sẽ nghĩ ngay tới những cuộc cạnh tranh nảy lửa trên thị trường quốc tế lẫn tại thị trường nội địa tại 2 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới này. 

Dẫu vậy, câu chuyện thành công của liên doanh General Motors (GM), SAIC (Tập đoàn ô tô Thượng Hải) và Wuling (Wuling Motors Liễu Châu) là một minh chứng cho tình hữu nghị tốt đẹp về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn là nơi đóng vai trò là một trong các công xưởng sản xuất xe điện của thế giới, không những bán trong nước mà còn xuất khẩu đến châu Âu, Nam Á và hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á. Đây sẽ là một liên doanh khiến mọi đối thủ có 100% vốn góp của Trung Quốc phải dè chừng, một cuộc hợp tác thành công vang dội. 

Dây chuyền sản xuất ô tô của Liên doanh SGMW tại thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: SGMW. 

GM, SAIC và Wuling - Những cái tên tưởng chừng như rất khác biệt

Sự bén duyên giữa GM và SAIC bắt nguồn từ khá sớm nhưng lại không mấy mặn nồng. Thập niên 1980, sau thành công vang dội của “Ngoại giao bóng bàn”, ngành công nghiệp Mỹ - Trung bước vào giai đoạn “trăng mật” với hàng loạt các hợp tác song phương. 

GM thời điểm đó đã hợp tác cùng SAIC- một doanh nghiệp tìm kiếm các khả năng phát triển xuất khẩu ra ngoài Trung Quốc. Dẫu vậy, sự hợp tác này chỉ dừng lại ở mức GM cho SAIC sản xuất một số loại linh kiện đơn giản dành cho ô tô của GM và không có sự chuyển giao công nghệ nào được đặt ra. 

Mẫu xe tải cỡ nhỏ do công ty Wuling Motors Liễu Châu sản xuất trước đây. 

Bước qua những cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, GM thực sự cần chen chân vào thị trường ô tô Trung Quốc đầy tiềm năng. Điều đó giúp cho hãng sẽ thay đổi mãi mãi về sau. Không lâu sau đó, liên doanh GM - SAIC được thành lập với mục tiêu là phân phối chính hãng các dòng xe của Buick (một công ty con của GM) tại Trung Quốc, sau này là cả Cadillac và Chevrolet, tạo nên những thành công vang dội. 

Trước năm 2000, Tập đoàn Wuling Motors Liễu Châu là một doanh nghiệp sản xuất chủ yếu các loại ô tô vận tải cỡ nhỏ, phục vụ mục đích thương mại và vận chuyển hàng hóa phục vụ nông nghiệp. 

Năm 2002, với định hướng muốn chuyển mình trở thành một tập đoàn sản xuất ô tô du lịch cỡ nhỏ, hướng tới nhu cầu di chuyển của người dân, Tập đoàn Wuling Motors Liễu Châu quyết định cùng liên doanh GM - SAIC để thành lập nên Tập đoàn Liên doanh GM - SAIC - Wuling, hay còn được biết đến với tên gọi SGMW. 

Từ năm 2011 đến nay, liên doanh này có 50,1% cổ phần thuộc về Tập đoàn ô tô Thượng Hải (SAIC), 44% thuộc về General Motors (GM) và chỉ 5,9% thuộc về Wuling Motors Liễu Châu (Wuling). 

Chặng đường phát triển đầy gian nan của liên doanh SGMW

Sau khi thành lập 1 năm, liên doanh SGMW đã ngay lập tức sản xuất xe du lịch cỡ nhỏ, phù hợp với định hướng ban đầu của Wuling. Dẫu vậy, mẫu xe này lại mang tên Chevrolet Spark, thừa hưởng từ thiết kế Daewoo Matiz, những cái tên rất quen thuộc tại Việt Nam và đều là các công ty con của GM. 

Dây chuyền sản xuất xe điện Wuling Hongguang Mini EV của Liên doanh SGMW. Ảnh: SGMW.

Tới năm 2010, mẫu xe chở khách cỡ nhỏ đầu tiên của Wuling mới thực sự lộ diện, chiếc MPV HongGuang (Hồng Quang). Đây chỉ là một mẫu xe 7 chỗ khá đơn điệu, công nghệ cơ bản và không có gì quá nổi bật, nhưng cũng được coi là một màn chào sân khá ấn tượng. 

Mẫu MPV này đã tạo ra tiếng vang cho Wuling với doanh số 100.000 chiếc mỗi năm tại thị trường Trung Quốc và cho ra mắt hàng loạt phiên bản như HongGuang S, S1, S3, V, Plus,... Thậm chí, mẫu xe còn được xuất khẩu ra các nước Đông Nam Á. 

Năm 2012, thương hiệu con thứ 2 của SGMW được ra mắt với tên gọi Baojun (Bảo Quân), khá tương đồng với Wuling. Tuy nhiên, nếu Wuling là một thương hiệu mới hơi hướng Trung Quốc của SAIC nhiều hơn, thì Baojun lại mang tư tưởng Mỹ của GM nhiều hơn. Nói cách khác, Baojun chính là một nước đi của GM Hàn Quốc (hậu duệ của Daewoo) nhằm thâm nhập thị trường Trung Quốc một cách “Trung Quốc hơn”. 

Tới năm 2015, Baojun đã cho giới thiệu đến với người tiêu dùng đất nước tỷ dân đầy đủ mọi phân khúc ô tô du lịch, từ sedan, SUV, Crossover cho đến MPV gia đình. Tất cả đều mang đậm công nghệ từ Mỹ với nền tảng mới của GM và hệ dẫn động cầu trước cũng như phần nào được đón nhận. 

Nhìn chung, SGMW tạo ra cả thương hiệu Wuling và Baojun đều hướng tới các mục tiêu xuất khẩu để hỗ trợ cho cả SAIC và GM và họ thực sự đã tạo ra những bước tiến đáng kể.

Trong những ví dụ tiêu biểu cho sự ăn ý này, chiếc Baojun 530 sẽ trở thành Wuling Almaz trên các thị trường ở châu Á hay MG Hector ở thị trường Ấn Độ, trong khi chiếc Baojun 630 ở những thị trường Trung Đông hay châu Phi lại được biết đến với tên gọi Chevrolet Optra.

Sự phân chia này giúp cho các công ty con và cả các công ty mẹ là GM và SAIC đều được hưởng lợi từ các sản phẩm nội địa Trung Quốc ra đến các thị trường xuất khẩu. 

Hùng Dũng(Theo Carnews China/Investorinsigt.Asia/Just-auto) 

Bạn có góc nhìn vào về câu chuyện thành công hay thất bại của các liên doanh ô tô trên thế giới? Hãy chia sẻ bài viết về ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!