Đoàn viên, thanh niên chia sẻ ý kiến tại hội thảo |
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội cho biết khởi nghiệp và chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là hai nội dung đang được thành phố rất quan tâm.
"Riêng đối với Chương trình OCOP, chúng tôi mong muốn thông qua đây các sơ sở Đoàn cũng như các đoàn viên thanh niên sẽ phát huy tiềm năng lợi thế về sản phẩm đặc trưng của địa phương mình. Và cùng với khả năng sáng tạo, các bạn trẻ sẽ góp phần nâng cao giá trị, đưa sản phẩm làng nghề đến với đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và cả nước" - ông Tiến nhấn mạnh.
Các đoàn viên, thanh niên cũng được chuyên gia chia sẻ thông tin cơ bản về Chương trình OCOP, sản phẩm và câu chuyện sản phẩm, lợi ích của chủ thể khi tham gia OCOP, xây dựng thương hiệu và nhãn mác, vai trò của Đoàn Thanh niên trong OCOP...
TS Bùi Đình Hòa, giảng viên Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, gợi ý "Trước khi khởi nghiệp, các bạn trẻ phải đặt câu hỏi thị trường của sản phẩm là gì? Các bạn đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hướng tới sản phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó là quan tâm đến mẫu mã để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường...".
Các khách mời và chuyên gia tham dự hội thảo |
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức, cho rằng "Các bạn thanh niên phải tự đặt quyết tâm biến những điều khó khăn thành thuận lợi. Ví dụ như phải biết biến mùa hoa súng bên dòng Yến Vĩ của Mỹ Đức có sức hút tới đông đảo du khách giống như mùa hoa Tam giác mạch của Tây Bắc, hay biến sản phẩm nông sản quê nhà thành những sản phẩm có thương hiệu được xuất khẩu ra thị trường quốc tế...". Ông Việt, với trọng trách Bí thư Huyện ủy, bày tỏ sự đồng hành cùng thanh niên Mỹ Đức làm chủ kinh tế, xây dựng nơi đây thành Miền quê đáng sống.
Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, thì nhận định đối với đoàn viên, thanh niên nói chung, đặc biệt là những người đang sinh sống tại khu vực ngoại thành, khởi nghiệp luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm.
Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, phát biểu tại hội thảo |
"Chúng tôi nhận thấy rằng ngoài tiềm năng về sức trẻ, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết muốn được cống hiến, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương thì hiện nay, ở hầu hết các địa phương còn có rất nhiều lợi thế để các bạn trẻ khai thác. Chương trình OCOP chính là một “lực đẩy” để giúp các bạn đoàn viên, thanh niên thực hiện ước mơ của mình" - ông Hưng bày tỏ.
Các vị đại biểu trao tặng học bổng tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi |
Cùng trong dịp này, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao tặng 20 suất học bổng tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá 20 triệu đồng, tặng 1 năm báo giấy trị giá 19 triệu đồng cho các Bí thư Chi đoàn các xã của huyện Mỹ Đức.
Ngân Anh
Quyết định bỏ Đại học Stanford từ năm 17 tuổi, ở tuổi 25, Austin Russell trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới với khối tài sản ước tính gần 3,3 tỷ USD.
" alt=""/>Hỗ trợ thanh niên ngoại thành Hà Nội khởi nghiệp với nông sản địa phươngMỗi lần phải gia nhập vào cỗ máy thi cử khủng khiếp, đóng vai một giám thị, giám sát hay giám khảo, là tôi lại băn khoăn tự hỏi: từ khi nào mà thi cử trở thành một cái lò bát quái kinh hoàng như vậy?
Hình ảnh thường thấy trong tháng 6 hàng năm. Ảnh: Thanh Hùng |
Đã có bao nhiêu tuổi thanh xuân, bao nhiêu ước mơ bị nhấn chìm và tiêu hủy trong cái lò thiêu đó?
Đã có bao nhiêu giọt nước mắt thậm chí bao nhiêu sinh mạng rớt xuống một cách oan uổng?
Đã có bao nhiêu cuộc đời rẽ sang một bước ngoặt khác sau khi bước ra từ các kì thi?
Chừng nào thì cỗ máy phi lí tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của và sức lực đó ngừng quay?
Thi cử đã trở nên một con ngoáo ộp kinh hoàng đến nỗi, trong các buổi hội thảo, bao giờ tôi cũng nhận được câu hỏi của phụ huynh: nếu học văn theo cách đó thì liệu có qua nổi các kì thi hay không.
Trong những lần tập huấn và làm việc cùng các giáo viên phổ thông, bao giờ tôi cũng nhận được những ánh mắt e dè: "Nhưng mà chúng nó còn phải thi cô ạ!".
Ách thi cử không những đè nặng lên vai học sinh, mà còn trở thành nỗi ám ảnh của cả phụ huynh và giáo viên, khiến cho phụ huynh không dám để con mình được học theo cách mà nó muốn và khiến cho giáo viên cũng không dám dạy theo cách mà mình tin là đúng và tốt cho học sinh.
Nhưng nghịch lý là, khi người ta nhận ra sự phi lý đó của thi cử và xóa bỏ các kì thi, thì tình trạng cũng không khá khẩm gì.
Cả xã hội lại lao vào một cỗ máy xem ra còn khủng khiếp hơn.
Người ta ra sức tạo ra nhiều cuộc thi hơn nữa để sản xuất ra thật nhiều giải thưởng. Điểm số các môn học được đội lên cao vút. Rút cục là, gánh nặng trút lên học sinh cũng chẳng hề thuyên giảm. Nỗi âu lo căng thẳng của phụ huynh cũng chẳng được vơi đi. Và việc giành được tấm vé vào trường nọ trường kia lại càng trở thành một cuộc chiến đấu cam go và không công bằng hơn nữa.
Vậy thì lỗi đâu phải ở các kì thi.
Thi, về bản chất là một thử thách để đo lường ý chí, năng lực của con người, để con người có thể tự định vị mình trong xã hội, giúp con người hiểu rõ mình là ai, có thiên hướng và sở trường sở đoản như thế nào. Hiểu theo nghĩa đó thì thi đơn giản là một sự đánh dấu.
Nhưng cái gì đã biến thi cử trở thành một con ngoáo ộp đáng sợ như vậy?
Các lò luyện thi không ngừng dọa người ta về sự khủng khiếp của thi cử, tuyên truyền về vinh quang của những kẻ chiến thắng, tiết lộ những mánh lới để đạt điểm cao.
Nhiều trường quảng bá cho thương hiệu của mình bằng cách trưng ra các loại giấy khen, giải thưởng.
Truyền thông xã hội đổ dồn con mắt vào thi cử để thổi nó lên thành những tin sốt dẻo.
Các nhà làm chính sách giáo dục dựa vào đổi mới thi cử để tạo nên dấu ấn.
Không ít các tác giả viết sách nhờ nắm bắt được những xu thế mới của các kì thi mà kiếm được rất nhiều tiền.
Các nhà quản lí giáo dục dùng thi cử để đánh giá, kiểm soát, bắt các giáo viên và các trường học phải đi theo một cái khuôn đúc sẵn, vì ở trong cái khuôn đó thì dễ quản lí hơn nhiều.
Các trường học càng lấy điểm đầu vào cao thì càng sang chảnh, càng hấp dẫn học sinh và phụ huynh. Các thầy cô càng luyện trúng tủ, càng có nhiều học sinh đỗ đạt thì càng tiếng nổi như cồn.
Nhiều cửa hàng phô tô sống được là nhờ in phao và tài liệu chỉ chuyên phục vụ cho các kì thi.
Ngoài ra còn có thể kể đến những cò mồi chạy điểm, chuyên kiếm chác một cách bất chính từ các kì thi. Và không ít bố mẹ đã dùng các kì thi và các giải thưởng để bày tỏ niềm tự hào của mình về con cái.
Tất cả những yếu tố đó đang góp phần thổi thi cử lên thành một con ngoáo ộp khổng lồ, hung dữ, khiến cho ai ai cũng phải khiếp sợ.
Và khi con ngoáo ộp thi cử ngày càng trở nên khổng lồ hơn, thì bọn trẻ con biến thành những nạn nhân yếu đuối run rẩy, phụ huynh sẵn sàng dâng hiến thời gian và của cải để vỗ béo chúng, giáo viên sẵn sàng hi sinh lý tưởng nghề nghiệp của mình để chiều lòng chúng. Và tất cả chúng ta sẽ trở thành nạn nhân.
Kì thực, thi cử đơn giản thôi.
Nhìn từ môn Ngữ văn chẳng hạn, toàn bộ chương trình thi vào lớp 10 chỉ xoay quanh độ ba chục tác phẩm văn học trong chương trình lớp 9, quanh đi quẩn lại chỉ có vài kiểu bài tìm biện pháp tu từ, phân tích ngữ pháp câu, đọc hiểu một đoạn văn bản ngăn ngắn, nghị luận về vài hiện tượng xã hội, viết đoạn văn qui nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp…
Toàn bộ chương trình thi Đại học cũng không vượt qua vài chục tác phẩm lớp 11 và lớp 12, rồi lại là nghị luận xã hội, đọc hiểu văn bản… Lượng kiến thức đó thực ra quá nhỏ so với năng lực tiếp thu và ghi nhớ của một đứa trẻ bình thường. Những kĩ năng mà kì thi đòi hỏi cũng chỉ là một phần nhỏ xíu trong những kĩ năng mà môn học cần tạo dựng cho học sinh.
Một đứa trẻ có thể say sưa chơi Đế chế, thạo cách tải game, biết tán tỉnh bạn gái, về mặt logic, không thể không đủ trí tuệ để chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng vô cùng đơn giản đó.
Vậy tại sao lại cần phải đem các kì thi ra để dọa nạt lẫn nhau và chặt đứt hết mọi niềm vui được học của trẻ con, cũng như thủ tiêu hết sức sáng tạo, niềm vui được dạy của giáo viên?
Tôi từng là "gà chọi" trong rất nhiều các cuộc thi, nhưng may mắn lớn nhất là từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi con quái vật thi cử.
Là vì trước mỗi kì thi, tôi thường không học chi hết, chỉ xem phim, đọc truyện tranh và làm những việc mình thích. Là vì buổi sáng trước khi đi thi, bố mẹ tôi không có đối đãi hay chăm sóc đặc biệt chi hết, vẫn cứ phải dậy sớm ăn một bát tô cơm nếp đậu xanh hoặc ruốc, rồi tự đạp con xe cà tàng đến trường. Dù có được điểm cao hay điểm thấp, cũng chả được khen thưởng hay trách phạt gì. Không có chuyện ép con học thêm.
Là vì tôi ít có thói quen so sánh điểm chác với người khác và cũng chẳng có tham vọng đỗ cao đỗ thấp.
Là vì tôi không có thói quen thức khuya dậy sớm dốc hết sức mình cho các kì thi. Tôi không có cảm giác hồi hộp căng thẳng khi bước vào phòng thi mà luôn coi đó như một trò chơi.
Và điều kì diệu là, điểm của tôi lại thường cao, nhiều lúc cao đến mức hơi đáng xấu hổ.
Cái bọn học cực giỏi mà tôi biết, chúng nó cũng chẳng chăm chỉ luyện lò gì đâu. Bọn cực giỏi ấy, chúng nó cũng chỉ học vì chúng thích học và coi thi cử chẳng ra gì. Chúng nó thích thì chúng nó thi thôi.
Không tin, các phụ huynh và các con cứ đi hỏi những bọn cực giỏi mà xem.
Còn cái bọn đã từng cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho thi cử, thì khi sang tới cái dốc bên kia của cuộc đời, thường thở dài cho đó là một hành động ngu muội nhất trong cuộc đời.
Trong số những vĩ nhân mà chúng ta ai cũng biết, những người từng có cống hiến vô cùng lớn lao cho nhân loại, Einstein và Edison, mẹ Tereza và Obama, Steve Jobs và Hemingway..., liệu có ai từng là những học trò giỏi thi hay không?
Thế nên, đừng để bị con ngoáo ộp thi cử đó hù dọa, hãy tỉnh táo bước ra khỏi guồng quay khủng khiếp đó và để đứa trẻ được học theo cách tự nhiên nhất của loài người: tự khám phá thế giới tri thức để thỏa mãn trí tò mò và cảm nhận niềm vui của sự phát hiện, tìm tòi, thử nghiệm và nếm trải những thất bại và bất lực của sai lầm, để dũng cảm đi tiếp con đường mà mình thực sự yêu thích.
Chỉ khi nào đứa trẻ cảm thấy vui với việc được học, không bởi bất cứ một áp lực hay tính toán nào, thì nó mới thực sự cảm nhận được điều kì diệu mà tri thức mang lại cho con người, cũng như thực sự hiểu được rằng mình là ai, mình cần đi con đường nào để có được hạnh phúc.
Thực ra, sống chính là quá trình tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó, rằng mình rút cục là ai và cái gì mới khiến cho mình thực sự hạnh phúc.
Học, không gì khác hơn, cũng là một trải nghiệm thú vị trong hành trình sống đó mà thôi.
Nhiều người có suy nghĩ rằng “không nên cho trẻ nhỏ học tiếng Anh khi tiếng Việt chưa thành thạo vì sẽ khiến con bị rối loạn ngôn ngữ”. Thực ra trong môi trường đa văn hóa hiện nay vô số trẻ có thể nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Bà Tô Lan Phương chia sẻ: “Người ta thừa nhận việc học ngôn ngữ có lợi cho sự phát triển của trẻ, cùng với đó là những lợi ích lâu dài ngôn ngữ mang lại cho tương lai vì vậy chúng ta nên dạy trẻ nhỏ ngôn ngữ thứ hai”.
Thực tế, trẻ em có thể học nhiều ngôn ngữ cùng lúc. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, 56% người châu Âu nói được hai thứ tiếng và ít nhất khoảng một nửa dân số thế giới nói song ngữ, nhiều người trong số này học nói nhiều thứ tiếng từ khi nhỏ. Chính vì vậy học tiếng Anh sớm cũng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Ở hầu hết các nước châu Âu và châu Á, trẻ tiểu học được học tiếng Anh ngay khi bắt đầu vào trường.
Bà Tô Lan Phương khuyên cha mẹ nên dạy trẻ nhỏ ngôn ngữ thứ hai từ sớm |
Cũng theo bà Tô Lan Phương, đừng quá lo lắng nếu con bối rối khi bước đầu khó tiếp cận tiếng Anh hay khi con nói tiếng Anh quá nhiều. Phản xạ sẽ hướng trẻ sử dụng từ vựng con được tiếp xúc nhiều hơn. Một từ tiếng Việt hoàn toàn có thể thay thế cho tiếng Anh và ngược lại nếu lúc này con chưa tìm thấy từ cần dùng. Sau đó con sẽ rút được kinh nghiệm cho những lần sau.
Độ tuổi thích hợp để học tiếng Anh
Theo hướng suy nghĩ trên, nhiều phụ huynh băn khoăn nên cho con học tiếng Anh ngay khi con biết nói hay đợi con thành thạo tiếng Việt.
Trưởng phòng đào tạo IELTS Fighter khuyến cáo: “Thời điểm tốt nhất để học ngôn ngữ thứ 2 với mục đích đạt trình độ thông thạo như người bản ngữ là khi 10 tuổi”.
Trẻ em học ngôn ngữ mới nhanh hơn và có thể đạt được trình độ như người bản ngữ dễ dàng hơn người lớn. Bởi cấu trúc não lúc này tạo điều kiện cho việc học ngôn ngữ thứ hai. Về sinh học, bộ não trẻ nhỏ được thiết kế để hấp thụ thông tin mới một cách vô thức, bản năng. Lớn hơn con phải học nhiều thứ hơn, đồng thời ý thức được việc học và cố gắng nên bộ não khó thu nhận thông tin hơn.
Nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh khi nhỏ và có lộ trình rõ ràng khi trẻ dần lớn |
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng nhỏ tuổi, trẻ càng dễ áp dụng nhiều cách phát âm và tái tạo âm thanh mới, trong khi điều này khó khăn hơn với người lớn tuổi. TS Paul Thompson - chuyên gia thần kinh học tại UCLA (Đại học California) và nhóm của ông còn phát hiện ra hệ thống não bộ chuyên học ngôn ngữ mới phát triển nhanh chóng từ khoảng 6 tuổi đến khi dậy thì. Sau đó về cơ bản sẽ ngừng phát triển từ độ tuổi 11 - 15. Chính vì những lý do trên, Trưởng phòng đào tạo IELTS Fighter khuyên cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh ngay khi còn nhỏ và có lộ trình phát triển rõ ràng, bài bản khi trẻ dần lớn lên.
Nên cho con học tiếng Anh với giáo viên người Việt Nam hay giáo viên bản ngữ?
Theo các chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất không phải là giáo viên đến từ đâu mà là cách dạy. Giáo viên tốt nhất có thể là bất kỳ ai có phương pháp truyền đạt, giảng dạy hiệu quả và truyền được cảm hứng học cho học viên.
Phương pháp giảng dạy theo kiểu truyền thống tập trung vào giáo viên, thầy cô độc giảng dễ dẫn đến sự chán nản nhanh chóng cho học sinh. Để giải quyết vấn đề này, giáo viên tại IELTS Fighter được đào tạo để sáng tạo những bài giảng hấp dẫn với các trò chơi kích thích trẻ động não qua nhiều kiểu thử thách như để trống chữ cái, sắp xếp, âm nhạc, hình ảnh… để trẻ chinh phục và tận hưởng cảm giác chiến thắng. Cha mẹ nên lựa chọn giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt thay vì quan tâm đến giáo viên Việt hay giáo viên bản ngữ
Phụ huynh gặp khó khăn gì khi cho con học tiếng Anh?
Lo lắng phổ biến nhất, của phụ huynh là không thể đánh giá sự tiến bộ của con và đôi khi khóa học kết thúc cha mẹ mới nhận ra con không tiến bộ.
Ngoài tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của giáo viên, bà Lan Phương còn khuyên phụ huynh tìm hiểu kỹ về lớp học trước khi quyết định nơi học cho con. Những lớp học kết hợp giữa học chính trên lớp và học bổ trợ để học viên được thực hành nhiều hơn sẽ giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn.
Một mô hình lớp học hiệu quả không chỉ chú trọng đến thời lượng học trên lớp mà cần có thêm các hoạt động thực hành kỹ năng ngoại khóa cũng như ở nhà để trẻ tận dụng thời gian luyện tiếng Anh nhiều hơn. Tham gia các lớp học này, phụ huynh cần nắm và theo sát yêu cầu của lớp học (như số lượng video bài tập, bài học online, bài kiểm tra) và liên lạc thường xuyên với giáo viên để có đươc đánh giá đúng và theo sát năng lực của con.
Cách hỗ trợ con học tiếng Anh tại nhà
Ngoài các website, kênh youtube dạy tiếng Anh, bài hát hoặc câu chuyện tiếng anh… cha mẹ có thể hỗ trợ con học tốt hơn bằng cách tạo môi trường học ngay tại nhà như một góc tiếng Anh với từ mới, ngữ pháp, thời gian biểu, mục tiêu, phần thưởng khi con làm tốt... Những phần thưởng công nhận sự nỗ lực của con sẽ có tác dụng động viên và kích thích to lớn trong việc học ngoại ngữ.
Cha mẹ có nhiều cách để hỗ trợ con học tiếng Anh tại nhà
Ngoài ra Trưởng phòng đào tạo IELTS Fighter còn đưa ra một ý tưởng thú vị: “Để kích thích thái độ học tập tích cực của trẻ, cha mẹ có thể tham gia vào một lớp học tiếng Anh. Cùng con học và là bạn đồng hành của con trong suốt chặng đường chinh phục ngoại ngữ này là ý tưởng tuyệt vời để truyền thái độ tích cực đối với việc học, nâng cao hiệu quả học cho con”.
Ngọc Minh
" alt=""/>IELTS Fighter định hướng học tiếng Anh sớm cho con