Những năm tháng sinh viên nối dài giúp chúng tôi được thỏa thuê trong cơn khát sách. Thư viện trường luôn rộng cửa đón bước chân của mấy đứa “mọt sách”. Chúng tôi cứ “ở ẩn” và “tạm trú” suốt trong thư viện nên quen thân lắm với các cô thủ thư. Sinh viên khác chỉ được ký thẻ mượn 2 quyển, còn tôi và hai nhỏ bạn luôn được cô nháy mắt ưu tiên cho mượn đến 3, 4 quyển mỗi lượt.
Ra trường, chúng tôi hẹn với nhau mỗi tháng lương sẽ trích khoản tiền nho nhỏ mua 1 quyển sách hay và bổ ích để tích trữ và làm đầy vun dần cái giá sách chỉ toàn sách giáo khoa lâu nay của mình. Nhưng cuộc sống đẩy đưa khiến mục tiêu cỏn con ấy đến giờ vẫn chẳng thể thành hiện thực.
Mỗi khi gặp nhau, nhắc về ước mơ xây dựng tủ sách là chúng tôi lại trêu nhau vì không nhỏ nào trong nhóm theo đến cùng mơ ước. Rồi bần thần nhớ về những ngày xưa cũ, lúc cơn thèm sách cứ chếnh choáng tâm hồn, thấy thương đám trẻ nghèo mê sách đến ú ớ trong cả giấc mơ…
May mắn là những mầm xanh của chúng tôi lớn lên trong vòng tay chăm sóc của mấy bà mẹ mê sách nên cũng mê mẩn mấy trang giấy chi chít chữ và lung linh hình ảnh từ tấm bé. Giấc mơ lớn của đời mẹ đứt gãy từ hồi nảo hồi nao, giờ nhắn nhủ nhau vun đắp giấc mơ bé cho đàn con: Mỗi tháng tặng con trẻ một cuốn sách. Và cuộc đời này dành tặng con cả bầu trời sách vun bồi tri thức, chăm bón tâm hồn…
Bài học cuộc đời: Tại sao ta phải đọc sách?Mỗi người là nhà điêu khắc cho chính tương lai của mình. Một nhà điêu khắc với bộ công cụ phù hợp sản sinh ra những tác phẩm đẹp đẽ, trong đó, sách là một trong những công cụ hữu ích nhất." alt=""/>Thương… cơn 'thèm' sáchHương cho biết, bố đẻ cô khá khó tính nên không mấy hài lòng với chuyện con gái có bầu trước. Nhưng sau một thời gian được các con thuyết phục, ông cũng vui vẻ chấp nhận.
Ngày cưới, Hương nghẹn ngào vì được mẹ chồng quan tâm, lo lắng, cho cô cảm giác ấm áp như người thân ruột thịt.
Mẹ chồng khóc vì bị con dâu “chặn” tài khoản mạng xã hội
Bà Nguyễn Thị Nang, mẹ chồng của Hương, gần 60 tuổi, có phong cách ăn mặc trẻ trung, tính tình vô tư. Không có con gái nên bà Nang hết mực yêu thương và cũng coi con dâu như con gái ruột.
“Tết 2021, mẹ chồng thấy mình khóc vì nhớ nhà liền động viên mình về thăm quê. Mình nghe lời mẹ nên bảo chồng đưa về.
Mẹ không bao giờ cấm cản mình chuyện về ngoại vì đối với bà, quê nào cũng là quê. Bà luôn dạy con cái phải đối nhân xử thế tốt, coi bố mẹ hai bên là người một nhà", Hương kể.
Ở chung với nhà chồng, Hương không có cảm giác lo sợ hay phải giữ ý tứ. Cô coi gia đình chồng như gia đình mẹ đẻ, làm mọi việc một cách tự nhiên nhất.
Sau này, Hương càng cảm kích tấm lòng của mẹ chồng nhiều hơn khi bà vì cô mà bị ngã gãy chân: “Lần đó mình mới có bầu được 3 tháng thì bị đau bụng. Mẹ biết tin liền đi xe đạp điện từ chỗ làm về nhà trông cháu để bố chở mình đi khám. Trên đường đi, bà không may bị ngã gãy chân”.
Thế nên khi sinh bé thứ 2, Hương về nhà mẹ đẻ ở. Thời gian đó, mẹ chồng nhớ con dâu, nhớ cháu nội, liên tục gọi điện hỏi thăm.
Khỏi chân, bà lại đón mẹ con Hương về. Mỗi ngày bà Nang đều nấu cơm, chuẩn bị mọi thứ cho cả nhà. Ngay cả khi cháu nội lớn, mẹ chồng cũng lo hết việc nấu nướng.
“Chỉ cần mình kêu đói hay thèm món gì là mẹ chồng sẽ nấu cho mình. Có lần cả nhà đã lên giường đi ngủ, mình kêu đói, mẹ lại dậy nấu mì cho mình ăn.
Mình chỉ cần kêu đau ở đâu là mẹ chồng lo lắng vô cùng, vội vàng sai con trai đi mua thuốc. Tình cảm của mẹ khiến mình vô cùng xúc động”, Hương nói.
Hiểu mẹ không có con gái nên thương con dâu rất nhiều nhưng có lúc Hương vẫn làm mẹ buồn.
“Có lần, vì giận nên mình ‘chặn’ mẹ trên TikTok. Mẹ ức rồi ôm mặt khóc”, Hương kể. Thấy mẹ như thế, cô lại động viên, xin lỗi mẹ.
Hương cho biết, nhiều bộ quần áo cô mặc trên người là do chính tay mẹ may. Thi thoảng có đồ đẹp trên mạng, mẹ chồng lại đặt về tặng con dâu.
Hương luôn biết ơn vì số phận đã cho mình có được gia đình chồng tốt bụng, yêu thương cô vô điều kiện.
Lúc nào Hương cũng khắc ghi câu nói của mẹ chồng: “Vợ chồng ‘chín bỏ làm mười’, yêu thương quan tâm nhau để con cái có một gia đình hạnh phúc mới là điều quan trọng”.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tối 17/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Hội Xuất bản Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 3 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 mang đến 4 thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Kết hợp hài hòa chính trị, kinh tế, văn hóa là chìa khóa dẫn ngành xuất bản đến thành công
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng dẫn hai lời răn dạycủa tiền nhân: "Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung viết: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí suy thế nước kém và suy. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tri thức là vốn liếng quý báu của dân tộc.
Ở các nước như thế, ở Việt Nam càng như thế; Người cũng khẳng định: Trí thức Việt Nam có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng. Vì cũng có đầu óc dân tộc và vì học thức nên xem được sách, biết được dân chủ, biết được lịch sử cách mạng, dễ hấp thụ được tinh thần cách mạng".
Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: "Lời dạy xưa còn đó. Muốn xã tắc bền vững, đất nước hùng cường phải chăm lo dân trí, phát triển đội ngũ trí thức. Trong công việc này, sách và việc đọc sách có vai trò quan trọng bởi còn sách thì còn tri thức. Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo, lưu trữ, tích luỹ và truyền bá tri thức. Tuy thế, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa, nhân lên. Khuyến đọc là con đường để hiện thực hóa yêu cầu này".
Bộ trưởng cho rằng, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta là: “Phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI".
Tiếp thu chỉ đạo của Tổng bí thư, để ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trên tinh thần: Xuất bản trước hết là lĩnh vực văn hóa chính trị nhưng đồng thời cũng là một ngành kinh tế. Chính trị có sự trợ giúp của nhà nước; Văn hóa có sự trợ giúp của nhân dân; Kinh tế có sự trợ giúp của thị trường. Kết hợp hài hòa 3 yếu tố: chính trị, kinh tế, văn hóa là chìa khóa dẫn ngành xuất bản đến thành công.
"Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản muốn phát triển phải hoạt động đồng thời ở cả 2 không gian: cũ và mới. Không gian cũ với sự trợ giúp của công nghệ sẽ được mở rộng, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Không gian mới giúp cho xuất bản mở rộng thị trường, tạo ra các sản phẩm mới, tạo ra sự phát triển mới trong dài hạn. Muốn xuất bản phát triển, cần tăng cường truyền thông, quảng bá về sách và văn hóa đọc. Quảng bá không chỉ trong dịp 21/4 này mà sẽ trở thành công việc thường xuyên, liên tục trong năm, để văn hóa đọc lan tỏa, trở thành sức mạnh nội sinh, nét đẹp văn hóa Việt Nam", Bộ trưởng yêu cầu.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xuất bản, in và phát hành sách
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các đơn vị cùng với Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL, Hội Xuất bản Việt Nam quan tâm triển khai một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc đối với việc tiếp thu, bồi đắp tri thức, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Nâng cao tính tự giác trong việc đọc sách. Coi đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả nhất, thiết thực nhất, giúp chúng ta nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức làm người, từ đó có cái nhìn, tâm thế tích cực hơn về cuộc sống.
Thứ hai,chú trọng đầu tư, hỗ trợ thành lập các thiết chế, hoạt động khuyến đọc trong hệ thống nhà trường, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, tạo lập thói quen đọc sách trong các tầng lớp nhân dân. Quan tâm phát hiện, cổ vũ những mô hình hay trong việc đọc, nghiên cứu và áp dụng tri thức từ sách vào cuộc sống. Đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động có liên quan đến sách và văn hóa đọc tới hệ thống trường học, nhà văn hóa, điểm văn hóa, thôn bản, cộng đồng dân cư, các địa bàn cơ sở.
Thứ ba, tăng cường vận động sáng tác những tác phẩm, cuốn sách, công trình có giá trị cao về tư tưởng, khoa học, giáo dục, văn hóa. Khuyến khích xuất bản các sách hay, có giá trị, bảo đảm tính đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển ngành xuất bản, quảng bá sách và văn hóa đọc.
Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xuất bản, in và phát hành sách. Gắn phát triển văn hóa đọc với chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới. Chú trọng phát triển văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nền tảng công nghệ, mạng xã hội. Khai thác, sử dụng các loại hình, phương thức xuất bản phẩm điện tử, sách tinh gọn, sách nói tạo sức lan tỏa rộng và nhanh hơn.
Thứ năm, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về sách, nhất là sự kiện Ngày Sách và Bản quyền thế giới(ngày 23/4 hằng năm). Tổ chức các hội sách quốc tế và tham gia hội sách ở nước ngoài để thu hút các đơn vị xuất bản lớn trên toàn cầu. Tăng cường hoạt động giới thiệu, quảng bá tác phẩm, tác giả của Việt Nam để bạn bè quốc tế biết tới truyền thống văn hóa, con người, xã hội Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam đối với khu vực và quốc tế.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc, Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ TT&TT), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở TT&TT Hà Nội, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám trưng bày các bộ sách quý về Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám; ảnh và sách về đất nước, con người Việt Nam trên các phiên bản điện tử hiện đại và ấn bản trực tiếp.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày Sách và Văn hoá đọc lần thứ 3Lễ khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 sẽ được tổ chức vào tối 17/4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)." alt=""/>'Coi việc đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả nhất'