, trong tháng 1/2019, toàn thị trường ô tô đạt 33.484 chiếc, giảm 2% so với tháng 12/2018 (34.234 chiếc) và tăng 27% so với tháng 1/2018.</p><p>Xe du lịch vẫn được tiêu thụ mạnh nhất, đạt 27.396 xe (tăng trưởng 14%), xe thương mại giảm 41% (bán 5.755 chiếc) và xe chuyên dụng giảm 34% (bán 333 chiếc) so với tháng trước đó.</p><table class=)
Tiêu thụ ô tô tháng 1/2019 vẫn cao so với 11 tháng còn lại của năm 2018Đáng chú ý, nếu xe trong nước giảm sản lượng thì xe ngoại nhập về Việt Nam lại tăng mạnh.
Cụ thể, so với tháng trước, sản lượng tiêu thụ của xe lắp ráp trong nước là 18.799 chiếc, giảm 12%.
Trong khi đó, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 1 là 14.685 chiếc, tăng 14%.
Như vậy, trong tháng 1, lượng xe nhập khẩu đã bằng 78% lượng xe trong nước tiêu thụ được.
Nếu so với tháng 1/2018 thì doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tháng 1/2019 giảm 10% trong khi xe nhập khẩu tăng 166%.
Bức tranh này hoàn toàn khác biệt so với thời điểm tháng 1/2018, khi mà xe lắp ráp chiếm thế “thượng phong” tiêu thụ được 20.586 chiếc, còn xe nhập “lép vế” với con số 5.451 chiếc. Khi đó, xe nhập chỉ bằng 26% so với xe trong nước.
Xe nhập khẩu trở lại “đe dọa” xe lắp ráp bởi tính đến nay, tức là sau hơn 1 năm Nghị định 116 có hiệu lực, đa số các hãng xe đã hoàn thành xong thủ tục giấy tờ dễ bề nhập khẩu, khác với tình cảnh có khách mà không có xe như năm ngoái.
 |
Xe nhập khẩu (CBU) tiêu thụ tháng 1/2019 cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái |
Nếu tính thêm cả số liệu công bố bán xe từ Hyundai Thành Công (không thuộc VAMA) với mức tiêu thụ là 6.807 trong tháng 1/2019 thì toàn thị trường ô tô Việt Nam tháng vừa qua đã bán 40.291 xe.
Kết quả này cho thấy, thị trường ô tô Việt Nam có quy mô tiêu thụ trong Top 5 các nước Đông Nam Á.
Trong số 20 công ty sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam, Toyota Việt Nam vẫn là thương hiệu bán xe nhiều nhất, đạt 7.599 chiếc.
Đứng thứ hai thị trường là Hyundai Thành Công, vị trí số ba thuộc về Mazda (bán 5.153 chiếc), Honda ở vị trí số 4 với 4.348 chiếc và đứng ở cuối Top 5 bán chạy là Kia của Trường Hải với 3.463 chiếc.
Có thể nói, nhìn lại khoảng 4 năm trở lại đây, con số hơn 40 nghìn xe được tiêu thụ trong tháng 1 là mức rất cao (cùng kỳ 3 năm qua, con số này thường ở mức trên dưới 20 ngàn xe). Trước đó, tháng 12/2018 sản lượng tiêu thụ xe cũng là con số kỷ lục nhất từ trước tới nay.
Thông số này cho thấy một tương lai kinh doanh sôi động và cạnh tranh khốc liệt giữa xe nội và xe ngoại của Việt Nam trong năm nay.
Minh Quân

Dự báo thị trường ô tô 2019, giá xe có giảm?
Năm 2019, liệu thị trường ô tô có tăng trưởng tốt, giá ô tô tại Việt Nam có vì thế mà giảm sâu?
" alt="Đầu năm ô tô lại bán chạy"/>
Đầu năm ô tô lại bán chạy
- Thói quen của người Việt vào đầu năm mới hay chúc những gia đình sinh con một bề gái “có thêm quý tử”. Đây là thói quen văn hoá lâu rồi, nên bỏ. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng DS-KHHGĐ cho biết, dân số Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn, trong đó có mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nên dừng chúc nhau 'có thêm quý tử’
Ông Tân cho biết, Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao và là đại diện duy nhất ở Đông Nam Á với tỉ lệ xấp xỉ 114 bé trai/100 bé gái, trong khi Quỹ dân số Liên hợp quốc khuyến cáo ở mức 102-106 bé trai/100 bé gái.
“Cả Lào, Campuchia, Thái Lan đều không có. Trước đây Singapore từng có nhưng không quá nặng nề và giờ họ đã kiểm soát tốt”, ông Tân nói.
Nếu xét toàn châu Á thì Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc với tỉ lệ 117-118/100. Kỷ lục tại quốc gia đông dân nhất thế giới từng có lúc lên tới gần 140/100.
 |
Tại châu Á, tỉ lệ bé trai/bé gái của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc |
Ở Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, tỉ lệ này chỉ ở mức 110-111/100.
Tại Việt Nam, dù xuất hiện muộn song tốc độ mất cân bằng giới tính tăng rất nhanh, lan rộng từ thành thị đến nông thôn.
Theo ông Tân, khu vực có tỉ lệ mất giới tính khi sinh cao nhất là đồng bằng sông Hồng, trong đó có Hà Nội với mức trung bình 120/100, kế đó là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Một số huyện ngoại thành Hà Nội có tỉ lệ đạt ngưỡng báo động đỏ như: Ứng Hòa (132,6/100); Mê Linh (127/100). Tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), tỉ lệ này trong năm 2017 còn lên mức 151,6/100.
Trong khi đó, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL không cao. Ngay TP.HCM cũng chỉ ở mức 105-106/100.
Ông Tân cho biết, theo QĐ 468 của Chính phủ, mục tiêu đặt ra đến 2020 phải kìm giữ không vượt quá 115 bé trai/100 bé gái. Hiện ngành dân số đang làm mọi cách để tỉ lệ này ngừng tăng, là nền tảng để tiếp tục giảm xuống dưới 107/100 vào năm 2025.
Ông cũng chia sẻ về thói quen của người Việt vào đầu năm mới hay chúc những gia đình sinh con một bề gái “có thêm quý tử”.
“Đây là thói quen văn hoá lâu rồi, giờ chúng ta nên bỏ. Hàn Quốc cũng giống như chúng ta nhưng giờ họ không chúc nhau như vậy nữa. Hiện tại, số lượng người thích sinh con gái tại nước này cao hơn nhiều. Đó cũng là chỉ số xác định sự tiến bộ hơn của người ta với mình, vậy chẳng lẽ mình cứ lạc hậu mãi?”, ông Tân nêu quan điểm.
Ông cho biết thêm, Hàn Quốc cũng từng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng, nhưng hiện tại tỉ lệ này đã giảm về mức 107 bé trai/100 bé gái.
Cho ‘ngồi mâm dưới’ có thể bị xử lý
Để giảm tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, ông Tân cho biết cần đẩy mạnh truyền thông. Đây là giải pháp căn bản, lâu dài. Dù kết quả có thể không có trong ngày một ngày hai nhưng phải làm mạnh hơn nữa, để mọi người nhìn rõ được hệ lụy.
“Đặc biệt là những hệ lụy liên quan trực tiếp đến từng người, từng gia đình để họ thấy viễn cảnh của chính mình. Còn cứ nói chung chung là hệ lụy của xã hội thì nghe khó vào lắm”, ông Tân nhấn mạnh.
 |
Phó tổng cục trưởng DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân. Ảnh: T.Hạnh |
Ông Tân dẫn chứng, nếu hôm nay một người chọn sinh con trai thì sau này con người đó có thể không lấy được vợ. Con gái người đó có thể chưa kịp lớn đã có nhiều người săn đón, không học hành được đến nơi đến chốn, nguy cơ lấy chồng sớm.
Song song đó sẽ tăng cường thanh tra, xử lý, quy định cụ thể từng hành vi vi phạm liên quan đến lựa chọn giới tính; miệt thị, ứng xử không bình đẳng giới trong cuộc sống, chê trách người không sinh được con trai....
“Chúng tôi đang xây dựng luật Dân số, những nội dung này đã được lưu ý đưa vào thành các quy định trong dự thảo”, ông Tân thông tin.
Theo ông Tân, những lời nói trong cuộc sống hàng ngày tác động rất lớn đến hành vi của con người.
“Nhiều người hay nói cửa miệng nhà mày sinh toàn vịt giời thì thôi xuống mâm dưới. Tất cả những cái đó dù khó nhưng phải nghiên cứu để có mức xử lý phù hợp, tạo dư luận chung trong xã hội, ủng hộ bình đẳng giới, nâng cao vị thế người phụ nữ trong cuộc sống”, ông Tân nói rõ.
Riêng hành vi chẩn đoán giới tính trước sinh cũng sẽ bị xử lý mạnh hơn, thay vì phạt hành chính, như Hàn Quốc là tịch thu giấy phép hành nghề vĩnh viễn.
Nhân dịp năm mới, Phó tổng cục trưởng DS-KHHGĐ gửi lời chúc đến tất cả các gia đình: “Sinh đủ 2 con, dù gái hay trai nuôi dạy thật tốt để có cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc”.

Dân lười đẻ, Bộ Y tế đề xuất nới chính sách 2 con
Việt Nam đang đối mặt hàng loạt thách thức về dân số, nhiều vùng có mức sinh thấp và rất khó đưa lên.
" alt="Năm mới nên dừng chúc nhau 'có thêm quý tử’"/>
Năm mới nên dừng chúc nhau 'có thêm quý tử’
Dịp Tết, dân văn phòng thường bị cuốn theo những cuộc liên hoan với bia, rượu, thịt nhưng lại thiếu rau xanh. Những trận táo bón sẽ được dịp hành hạ và cơn đau trĩ ập tới như một tất yếu khiến không ít người đứng ngồi không yên.Giáp Tết, cả hai vợ chồng anh N. quá bận rộn. Cả tuần nay, gia đình nhỏ 4 người nhà anh N. chỉ ăn với nhau có 1 bữa tối. Mấy hôm liền, vợ chồng anh N phải nhờ bà ngoại tới nấu cơm cho ăn vì bố đi tất niên với cơ quan bố, mẹ tất niên với cơ quan mẹ cộng thêm tất niên các gia đình ở khu chung cư, nhà ngoại, nhà nội cũng ới sang tất niên...
Tưởng phải tăng cân, béo lên nhưng cả hai vợ chồng anh N. đều thấy mệt mỏi, bia, rượu nhiều hơn ăn. Hơn nữa, miền Bắc đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại, thời tiết hanh khô, rau không ăn nhiều, nước lười uống nên khốn khổ thay cả hai vợ chồng anh N. đều lâm vào tình trạng táo bón kéo dài và bệnh trĩ lại tái phát.
Theo PGS.TS Mai Tất Tố Trường Đại học Dược Hà Nội, mắc bệnh trĩ phần lớn là do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Bệnh trĩ là tình trạng toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn và suy yếu và hình thành búi trĩ.
Người đã mắc bệnh trĩ dễ bị tái đi tái lại nhiều lần do hệ tĩnh mạch đã giãn rất khó co lại, chỉ cần yếu tố thuận lợi như ăn cay, sinh hoạt không khoa học là bệnh trĩ sẽ tái phát. Khi bệnh trĩ tái phát gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh: Đau rát, chảy máu, sa búi trĩ rất đau đớn khó chịu. Nguy hiểm nhất , nếu những người trĩ tái phát nhiều lần thì có nguy cơ thành độ nặng 3,4, thậm chí phải phẫu thuật.
Cũng theo PGS.TS Mai Tất Tố, để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng như: làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu… phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.
“Tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát” - PGS.TS Mai Tất Tố phân tích.
Theo Đông y, những người mắc bệnh trĩ thường dùng những bài thuốc cổ từ những vị thuốc như: Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh trĩ, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trong đó: Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ giúp tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng dãn quá mức; Liên tử dùng để cầm máu; Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ
Ngoài ra, các vị thuốc trong bài bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.
Theo PGS.TS Mai Tất Tố, bên cạnh việc dùng các vị thuốc điều trị bệnh trĩ cấp tính, điều quan trọng là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dù không tránh khỏi liên hoan cũng nên cố gắng ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước sử dụng các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng… tránh tình trạng táo bón kéo dài.
Tottri là bài thuốc bổ trung ích khí gia giảm gia truyền của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố, Trường đại học Dược Hà Nội chuyển giao cho Công ty Cổ phần TRAPHACO. Tottri kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị trĩ dứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính. Tottri có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Sau đó, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát Tottri đã được nghiên cứu trên thực nghiệm tại trường Đại học Dược Hà Nội và cho các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ. Sử dụng Tottri cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người trong dịp Tết. 
|
Thanh Loan
" alt="Bí kíp phòng ngừa bệnh trĩ cho dân văn phòng dịp Tết"/>
Bí kíp phòng ngừa bệnh trĩ cho dân văn phòng dịp Tết