Nữ tiến sĩ hơn 7 năm đi hồi sinh “vùng đất chết”
Người đi hồi sinh “vùng đất chết”
Vào những năm 90,ữtiếnsĩhơnnămđihồisinhvùngđấtchếchampion league ngành nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư bài bản. Vì thế, nữ sinh Thuý Hường luôn nung nấu ước mơ được theo đuổi ngành học này để tìm ra phương pháp nuôi trồng thủy sản đạt năng suất cao.
4 năm đại học, Hường có dịp đi đến nhiều vùng đất. Ở những nơi này, cô nhận ra người dân thường nuôi cá bằng nước thải rất bẩn. Nữ sinh tự hỏi: “Khi ăn những loại cá này, liệu điều đó có gây độc hại đối với cơ thể con người hay không?”.
Câu hỏi ấy cứ thôi thúc Hường phải đi theo con đường nghiên cứu nghiêm túc. Vì thế, từ năm 1999 - 2001, ngoài học thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản tại Trường ĐH Tổng hợp Ghent (Bỉ), chị Hường còn dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực Độc học sinh thái. Trong đó, tập trung vào việc đánh giá những ảnh hưởng của kim loại nặng đối với sức khỏe của các loài thủy hải sản và nguy cơ của nó đối với con người.
TS Ngô Thị Thúy Hường
“Độc học sinh thái vẫn còn là một khái niệm rất mới ở Việt Nam và mọi người còn chưa có sự quan tâm đúng mức. Với tôi, nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích xác định hàm lượng các chất độc trong môi trường thì chưa nói lên được gì nhiều vì đó cũng chỉ là những con số. Nếu như mình không nghiên cứu được những cơ chế tác động của nó đối với sinh vật và qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng tới sức khỏe con người thì những con số ấy cũng vô nghĩa”.
Vì thế, năm 2002, chị Hường tiếp tục đi sang Đức, làm nghiên cứu sinh về Hóa môi trường và Độc học sinh thái tại Trường ĐH Tổng hợp Bayreuth.
Chị Hường cho rằng, công nghệ thân thiện này có thể sử dụng ở nhiều khu vực có độ ô nhiễm thấp cũng như ngăn chặn sự lan tỏa của ô nhiễm dioxin ra môi trường xung quanh.
Đầu năm 2014, chị Hường là chủ nhiệm đề tài về xử lý ô nhiễm dioxin bằng công nghệ sử dụng thực vật - một dự án do Bộ Tài nguyên & Môi trường tài trợ.
Chị cùng các cộng sự đã đi tới sân bay Biên Hòa – một trong những “điểm nóng” dioxin tại Việt Nam.
“Lý do thôi thúc tôi phải thực hiện dự án này là bởi những hình ảnh khi vào thăm các bảo tàng ở TP. HCM. Tôi nhớ mình đã từng nhìn thấy hình ảnh một cậu bé có đôi mắt rất sáng, nhưng chân tay bị cụt vì nhiễm chất độc màu da cam. Tôi nghĩ, mình phải làm gì đó”.
Nhiều năm học tập và làm việc tại nước ngoài, chị Hường biết tới cây cỏ Vetiver, “cây cỏ thần kỳ” được sử dụng nhiều ̛ở Ấn Độ, Thái Lan, Úc,… trong chống xói mòn, xử lý ô nhiễm môi trường nước và đất. Vì thế, TS Hường và các cộng sự đã tập trung nghiên cứu giải pháp ứng dụng cỏ Vetiver trong phục hồi đất ô nhiễm dioxin, di sản nặng nề do chiến tranh để lại.
“Ban đầu, hội đồng khoa học phản biện rằng cây cỏ không thể hấp thụ được các chất cao phân tử như dioxin. Cả nhóm đã phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu, viện dẫn các cơ sở khoa học để chứng minh, bởi bản chất của dioxin và các chất độc hóa học khó phân hủy là có độ hòa tan trong nước rất thấp nhưng lại hòa tan dễ dàng trong chất béo và dầu. Cỏ Vetiver vốn có hàm lượng tinh dầu rất cao trong rễ, lên đến 5% trọng lượng khô.
Hơn nữa, loại cỏ này có thể sống trong rất nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt, từ đất chua phèn đến những vùng đất mặn, nghèo dinh dưỡng và có độ kiềm cao. Hệ rễ của cây có thể ăn sâu tới 4 – 5 mét. Nhóm đặt ra giả thuyết, rất có thể hệ vi sinh vật sống trong khu hệ rễ ấy sẽ đóng vai trò chính trong cơ chế làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin”.
Từ năm 2014 – 2016, dự án đã đạt được kết quả khả quan và có nhiều triển vọng khi bước đầu chứng minh được cỏ Vetiver có khả năng chống lan tỏa dioxin ra vùng đất xung quanh, làm giảm nhẹ mức độ ô nhiễm xuống khoảng 38% so với ban đầu, sau 12 tháng trồng ở sân bay Biên Hòa.
Từ kết quả đó, cuối năm 2017, TS Ngô Thị Thúy Hường được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế của cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm dioxin trong đất và chống lan tỏa ra môi trường xung quanh. Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn cuối và đã có những phát hiện mới, dự kiến sẽ được báo cáo vào cuối năm 2021.
Ngoài ra, chị Hường còn tham gia nhiều nghiên cứu khác, trong đó có nghiên cứu về sự tác động của việc chiếu sáng nhân tạo đến sự phát triển, xâm lấn của thực vật trong hang động tại Vịnh Hạ Long. Chị cũng tìm ra cách thức xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến thực vật trong hang động.
Chồng từng… rửa bát để trang trải chi phí sinh hoạt
Đạt được một số thành tựu nhất định, TS Ngô Thị Thuý Hường cho rằng, điều đó là nhờ vào sự ủng hộ và thấu hiểu của gia đình, đặc biệt là người chồng - cũng là người đồng nghiệp thân thiết.
Như một cơ duyên, khi còn đang đi học thạc sĩ tại Bỉ, chị Hường quen chồng mình – khi ấy đang học thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên đất. Cũng bởi có nhiều điểm đồng điệu, hai người đã bén duyên, cùng hẹn nhau tiếp tục đi học tiến sĩ tại Đức.
Ngoài nghiên cứu, chị Hường là giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Phenikaa; Giảng viên thỉnh giảng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Cuối năm 2001, chị Hường kết hôn và sinh con. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất với chị.
“Ở bên Đức có một nguyên tắc, phụ nữ mang bầu không được vào phòng thí nghiệm. Do đó, giai đoạn này, tôi phải nghỉ ở nhà và chỉ có thể nghiên cứu trên sách vở để tìm ra hướng đi.
Hai vợ chồng chỉ còn một nguồn thu nhập, nhưng mức lương ấy cũng không đủ để cả hai vừa thuê nhà, vừa chăm con và trang trải chi phí sinh hoạt”.
Vì thế, mỗi khi hết giờ làm, chồng chị Hường lại xin đi rửa bát thuê cho các nhà hàng. Thấy vợ lo lắng, anh thường nói đùa: “Đó cũng là cách để anh xả stress”.
Đến khi chị đi làm trở lại, cuộc sống của hai vợ chồng cũng không đỡ vất vả hơn.
“Cả hai cùng làm nghiên cứu sinh chung một trường. Vì thế, hai đứa phải chia nhau, buổi chiều vợ đón con, tắm rửa và cho con ăn, đến 8 giờ tối, chồng sẽ từ lab về và trông con cho vợ lên lab làm việc tới 1 – 2 giờ sáng”.
Nhiều lúc, chị Hường muốn bỏ cuộc vì công việc quá khó khăn, bởi việc làm tiến sĩ cũng giống như “người đi trong đêm”.
“Tôi nhớ người thầy ở Đức của tôi cực kỳ khắc nghiệt. Hiếm có lần nào gặp thầy xong mà tôi không khóc. Thầy rất thẳng tính và luôn yêu cầu tính kỷ luật rất cao. Có đôi lần, tôi đã từng phải đặt lên bàn cân, hoặc là tiếp tục, hoặc phải dừng lại.
Tôi đã từng thức nguyên đêm để suy nghĩ, nhưng cuối cùng đã ngồi dậy thiết kế lại mục tiêu và kế hoạch cho dự án nghiên cứu và kế hoạch của bản thân. May mắn, mọi thứ sau đó diễn ra suôn sẻ”.
Trở về nước, chị Hường còn tham gia giảng dạy. Chị cho rằng, nếu giảng dạy mà không nghiên cứu thì sẽ không có thực tế; bài giảng cũng không có sức lôi cuốn, hấp dẫn.
Nhưng nghiên cứu mà không giảng dạy thì việc truyền đạt và ứng dụng kiến thức vào đời sống sẽ rất hạn chế. Sinh viên chính là đối tượng phù hợp nhất để tiếp thu kiến thức mới và ứng dụng chúng vào đời sống.
Mỗi khi chia sẻ với sinh viên, chị Hường vẫn thường nói rằng: “Làm khoa học không sướng. Chỉ có những ai thực sự đam mê mới có thể theo đuổi được. Và nếu có mong muốn làm giàu, chắc chắn không thể đi bằng con đường làm khoa học”.
Thúy Nga
Tiến sĩ người Việt có 15 bằng sáng chế của Mỹ
Là tiến sĩ có 15 bằng sáng chế Mỹ, trở thành quản lý cao cấp của nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại tập đoàn có doanh thu gần 20 tỉ USD, nhưng TS Công thừa nhận, anh từng không biết mình nên học ngành gì.
相关文章
Nhận định, soi kèo Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Soán ngôi đối thủ
Chiểu Sương - 25/01/2025 09:41 Ngoại Hạng Anh2025-01-27Soi kèo góc Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1
Hư Vân - 23/01/2025 20:00 Kèo phạt góc2025-01-27Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam Anjuska Weil (Ảnh: Chinhphu.vn).
Còn dư địa lớn để Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác
Chiều 15/1 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam Anjuska Weil nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Thụy Sĩ trong thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ về chính trị, kinh tế - thương mại và đầu tư, khoa học, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân mà còn tại các diễn đàn đa phương. Phó Thủ tướng cho rằng dư địa hợp tác giữa hai nước còn lớn, nhất là trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn..., những lĩnh vực mà Thụy Sĩ có kinh nghiệm và Việt Nam đang có nhu cầu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao các tổ chức nhân dân hai nước trong việc phối hợp triển khai tổ chức nhiều hoạt động giao lưu nhân dân, góp phần tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau. Phó Thủ tướng mong rằng thời gian tới, Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Thụy Sĩ cùng cộng đồng người Việt Nam triển khai nhiều sáng kiến để có thêm nhiều hoạt động với nội dung phong phú, sâu sắc, thu hút sự tham gia của người dân Thụy Sĩ, đặc biệt là thế hệ trẻ góp phần vào sự phát triển chung của mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.
Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp ngay trong ngày đầu tiên đặt chân đến Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam Anjuska Weil bày tỏ tình cảm tốt đẹp với đất nước và con người Việt Nam. Bà Anjuska Weil điểm lại những hoạt động nổi bật của Hội kể từ khi thành lập năm 1982, thông tin tới công chúng Thụy Sĩ về đất nước, con người Việt Nam, phối hợp giảng dạy tiếng Việt, thực hiện các dự án hỗ trợ người cao tuổi tại Việt Nam và khẳng định tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Thụy Sĩ.
Phó Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ
Cũng trong chiều 15/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc gặp mặt thân mật với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ.
Tại cuộc gặp mặt, bà con bày tỏ cảm động về sự quan tâm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của lãnh đạo cấp cao Việt Nam; bày tỏ tin tưởng vào tương lai của đất nước; khẳng định luôn hướng về quê hương, mong muốn là cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Sĩ. Bà con cũng kiến nghị Chính phủ có chính sách thuận lợi hơn để thu hút nhân tài không chỉ là người Việt Nam mà còn cả những người nước ngoài mong muốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Một số trí thức Việt kiều cũng chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, đổi mới sáng tạo để hỗ trợ Việt Nam phát triển. Bà con cũng có nhiều ý tưởng đóng góp cho việc dạy và học tiếng Việt tại Thụy Sĩ với mong muốn gìn giữ, phát huy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho thế hệ trẻ.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới bà con lời thăm hỏi ân cần và tình cảm ấm áp từ quê hương. Phó Thủ tướng ghi nhận, giải đáp trực tiếp các câu hỏi, những băn khoăn của kiều bào; đánh giá cao bà con kiều bào đã nỗ lực vươn lên trở thành cộng đồng có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt với xã hội sở tại, và có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về quê hương, đất nước. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ tiếp tục là cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, là cầu nối góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ phát triển toàn diện.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã thông báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, với GDP đạt 8.02%, vai trò, vị thế của đất nước không ngừng được củng cố và tăng cường, thể hiện ở việc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đang chuẩn bị những nền tảng vững chắc để phát triển bền vững hơn, nổi bật là xây dựng nền kinh tế lấy tri thức đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển; từng bước chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Với những định hướng lớn trên, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở Thụy Sĩ đồng hành cùng Chính phủ xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo; thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp nền tảng; làm cầu nối chia sẻ kinh nghiệm của các nước phát triển về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
'/>
最新评论