Tìm hiểu các trường Anh, Mỹ và Canada tại Triển lãm du học
Đại diện của 47 trường phổ thông,ìmhiểucáctrườngAnhMỹvàCanadatạiTriểnlãmduhọgiá vàng hôm cao đẳng, đại học Anh, Mỹ và Canada sẽ giới thiệu về các chương trình học phổ thông, A-level, dự bị, cao đẳng, đại học và sau đại học với nhiều suất học bổng 10-100%… trong Triển lãm du học toàn cầu 2018.
Triển lãm du học được tổ chức tại TP.HCM (Ngày 3/3/2018, từ 9h-14h tại KS Grand Sài Gòn, số 08 Đồng Khởi, Q. 1) và Hà Nội (Ngày 4/3/2018, từ 9h-14h tại KS Hilton, số 01 Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm).
Thông tin chi tiết về Triển lãm và danh sách trường tham dự, vui lòng xem tại: http://ducanhduhoc.vn/vi/moi-du-trien-lam-du-hoc-toan-cau-5/
Phụ huynh và học sinh, sinh viên vào cửa tự do hoặc đăng ký trước để được tiếp đón chu đáo và có cơ hội nhận nhiều quà tặng có giá trị từ BTC. Đăng ký tham dự tại: http://bit.ly/trienlamduhoc2018.
Học sinh, sinh viên có nhu cầu xin học/ học bổng, vui lòng mang theo bản công chứng học bạ, bảng điểm chứng chỉ tiếng Anh để được nhận và xem xét hồ sơ ngay tại Triển lãm.
Ưu điểm khi du học mỗi nước:
Mỹ: Thiên đường học bổng, với các suất học bổng lên đến 100% học phí cho sinh viên xuất sắc. Mỹ còn nổi tiếng với chương trình Cao đẳng cộng đồng 2 năm, sau đó đi làm hoặc học tiếp 2 năm để lấy bằng đại học giúp tiết kiệm 30- 40% học phí. Visa xét trong 01 ngày, chứng minh tài chính đơn giản và có thể sử dụng tiếng Việt khi phỏng vấn xin visa.
Học sinh tham gia chương trình giao lưu văn hóa sẽ được miễn 100% học phí, chi phí ăn ở cho 1 năm học chương trình PTTH tại các trường công lập và tư thục. Sinh viên được làm thêm trong trường 20 giờ/ tuần trong cả kì học và 40 giờ/ tuần vào các kì nghỉ, ở lại làm việc 1- 3 năm sau khi học xong.
Tìm hiểu A-Z về du học Mỹ: http://ducanhduhoc.vn/vi/du-hoc-my/
Anh Quốc: đào tạo cử nhân trong 3-4 năm và Thạc sỹ chỉ trong 1 năm giúp tiết kiệm chi phí du học do cắt giảm được thời gian học và ra trường, đi làm sớm- hoàn vốn đầu tư cho du học sớm. Visa được xét nhanh trong 2 tuần, không cần chứng minh thu nhập bình quân tháng của người bảo trợ.
Sinh viên được phép làm thêm 20h/ tuần trong khi học và làm toàn thời gian vào kỳ nghỉ với mức lương từ 5,5- 10 GBP/giờ. Sau khi học xong, bạn có thể ở lại làm việc 6 tháng với tất cả du học sinh sau đại học, và nhiều năm nếu được tuyển dụng.
Tìm hiểu A-Z về du học Anh, vui lòng xem: http://ducanhduhoc.vn/vi/du-hoc-anh-quoc/
Canada: Là quốc gia an toàn, thân thiện bậc nhất thế giới có nền kinh tế phát triển, nằm trong nhóm G8. Chi phí học tập ở đây phù hợp, khoảng 15.000-35.000 CAD mỗi năm (với các bậc học cử nhân đến tiến sĩ). Canada hiện có chương trình Canada Express Student (CES) và tới đây là Study Direct Stream (SDS) - thời gian xét visa nhanh hơn và thủ tục chứng minh tài chính đơn giản.
Canada nổi tiếng với các chương trình thực tập trong khi học (internship) và liên kết làm việc (Co-op) ở 1 số ngành như: Du lịch - Khách sạn, CNTT, Máy tính, Kỹ thuật- Cơ khí… với lương cao và kinh nghiệm tuyệt vời. Ngoài ra, sinh viên được phép làm thêm 20h/tuần trong khi học và 40h/tuần khi nghỉ hè, lễ, tết. Thu nhập từ 800- 1.600 CAD/1 tháng. Bạn sẽ được ở lại làm việc: 1-3 năm sau khi TN cao đẳng/ cử nhân/ thạc sỹ/ tiến sỹ và định cư dạng tay nghề khi đủ điều kiện.
Tìm hiểu A-Z về du học Canada, vui lòng xem: http://ducanhduhoc.vn/vi/du-hoc-canada/
Cơ hội nhận nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn tại triển lãm:
Khách tham dự triển lãm sẽ có cơ hội nhận quà tặng lên đến 10 triệu, bao gồm: Miễn phí ghi danh, miễn phí hành chính làm hồ sơ du học, tặng phí dịch thuật hồ sơ du học (lên tới 1 triệu đồng), tặng 3- 5 triệu đồng khi học sinh có visa. Đặc biệt, công ty Đức Anh dành tặng combo "Đôi bạn cùng tiến" cho nhóm từ 2 học sinh trở lên tham dự triển lãm và nộp hồ sơ, trị giá 3 triệu đồng/ nhóm.
Ngoài ra, các bạn chia sẻ thông tin Triển lãm sẽ có cơ hội nhận máy chụp ảnh lấy liền Polaroid sành điệu (xem chi tiết tại: https://www.facebook.com/DucAnhAT/posts/1576632145719033) và hàng trăm phần quà thú vị khi bạn check-in tại Triển lãm.
Số lượng quà tặng có hạn và được áp dụng có điều kiện: Dành cho các khách tham dự 1 trong các event tổ chức bởi công ty Đức Anh trong tháng 2- 3/2018; Hoàn thiện hồ sơ du học vào các trường Đức Anh đại diện và nhận visa du học, trong năm 2018; Áp dụng tùy từng nước và từng trường mà học sinh du học.
Triển lãm phù hợp với các học sinh - sinh viên - phụ huynh lên kế hoạch cho con du học theo các bậc như: Ngoại ngữ, phổ thông, dự bị đại học, cao đẳng; đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, du học hè - Noel - Tết.
Công ty tư vấn du học Đức Anh
· Hà Nội: 54-56 Tuệ Tĩnh, Tel: 024 3971 6229
· HCM: 172 Bùi Thị Xuân, Q.1, Tel: 028 3929 3995
· Hotline chung: 09887 09698, 09743 80915
· Email: [email protected]
· Website: www.ducanh.edu.vn/
Doãn Phong
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn
Hố sâu không đáy như chiếc phễu hút vạn vật nằm giữa lòng hồ
Từ trên cao nhìn xuống, hố sâu hun hút như miệng phễu hút vạn vật xuống bên dưới.
" alt="Lâu đài gắn với câu chuyện được xây dựng trong một đêm" />- Theo kết quả khảo sát toàn quốc của Forbes phối hợp cùng công ty Nghiên cứu, Phân tích và Tư vấn chiến lược HarrisX được công bố hôm 24/10, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump giành được 51% tỷ lệ ủng hộ và ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris giành được 49%. Trong cuộc khảo sát tương tự hồi tháng 9, bà Harris dẫn trước ông Trump 4 điểm.
Tuy nhiên, nhiều cử tri cho biết họ vẫn đang cân nhắc lựa chọn. 12% số cử tri nhiều khả năng đi bỏ phiếu và 18% số cử tri đã đăng ký cho biết họ vẫn chưa quyết định bỏ phiếu cho ai.
Ứng viên hai đảng đang tích cực vận động ở các bang chiến trường để tìm cách giành được mọi lá phiếu có thể, khi ngày bầu cử đã cận kề. Trong cuộc đua được đánh giá là sít sao bậc nhất mọi thời đại, chỉ số ít phiếu bầu cũng có thể quyết định người chiến thắng.
Hình ảnh dàn "cô dâu" diện váy cưới lộng lẫy xuất hiện trên sân trường được chia sẻ khiến dân mạng tò mò.
Chia sẻ với Zing, Trần Thị Vân Anh (21 tuổi, lớp ĐHTR13B) - một trong số các "cô dâu" trong loạt ảnh - cho biết thực chất đây là phần thể hiện bài tập lớn của các sinh viên năm cuối khoa Công nghệ May và Thời trang.
"Đây là bài tập môn Thiết kế trang phục cao cấp, dưới sự hướng dẫn của thầy Trưởng khoa Nguyễn Mậu Tùng, cũng là môn học thiết kế cuối cùng của chúng mình. Trang phục váy cưới là bài thi bắt buộc để kết thúc môn học phần kỳ cuối", Vân Anh kể.
Cô cho biết sản phẩm được lên ý tưởng, thiết kế và hoàn thành trong vòng 3 tuần bởi mỗi sinh viên. Đầu tiên, mỗi bạn tự lên ý tưởng và vẽ phác thảo váy cưới mà mình muốn thực hiện. Sau đó tiến hành đo thông số thực tế của bản thân.
Các bạn vẽ rập trên giấy, cắt vải và tiến hành may. Cuối cùng là hoàn thiện bằng việc trang trí, đính kết ren thêu và những hạt cườm, đá lấp lánh lên váy theo ý tưởng ban đầu.
Vân Anh và các bạn cùng lớp xinh đẹp trong những bộ váy cưới tự thiết kế, hoàn thiện.
"Vì đây là bài thi cuối khoá nên khâu chuẩn bị trước khi chấm điểm được đầu tư, chuẩn bị rất chỉn chu. Hôm thứ 3 vừa rồi là ngày tụi mình được khoác lên bộ váy cưới của bản thân, được chấm điểm tập trung dưới Nhà Văn Hoá Sinh Viên, thuộc khuôn viên của Trường. Hiện tại điểm số vẫn chưa được công bố".
Vân Anh bất ngờ khi những bộ trang phục mà mình và các bạn sinh viên khác thực hiện nhận lời khen cùng hàng chục nghìn lượt yêu thích trên mạng.
Cô bày tỏ rất vui và hạnh phúc khi đã hoàn thành được sản phẩm cuối cùng, được khoác lên chiếc váy cưới do chính mình sáng tạo ra. Sau khi hoàn thành môn này, các sinh viên trong khoa sẽ bước vào kỳ thực tập và chuẩn bị tốt nghiệp.
Bộ váy cưới là phần thể hiện bài tập lớn của các sinh viên năm cuối khoa Công nghệ May và Thời trang.
Tập thể lớp chụp kỷ yếu sau 20 năm, gặp nhau khóc như thời còn trẻ
Họp lớp 20 năm, tập thể 12A2 niên khóa 1998-2001, THPT Bùi Hữu Nghĩa (Cần Thơ) lại cùng đùa vui, ký tên vào áo, hát "Mong ước kỷ niệm xưa" và khóc như ngày ấy đôi mươi.
" alt="Sự thật bức ảnh tập thể cô dâu ở sân trường đại học tại TP.HCM" />- " alt="Số tiếp theo trong câu đố que diêm gây sốt này là gì?" />
Chiếc túi không thấm nước nhưng không khí có thể xuyên qua, giúp thực phẩm bên trong có thể hô hấp. “Cấu trúc tinh bột tạo thành các lỗ rỗng giúp đẩy khí ethylene thoát ra, làm chậm quá trình chín của rau củ, trái cây. Chiếc túi có khả năng thấm khí giúp không khí bên trong được tuần hoàn liên tục, giảm nhiệt độ phát sinh từ quá trình rau củ quả hô hấp, giữ được độ ẩm. Nhờ đó chúng ta tăng thêm được thời gian bảo quản nông sản lâu hơn 10-20 ngày”, Diễm My nói thêm.
Ý tưởng tạo ra sản phẩm này đến với My và những người bạn một cách rất tình cờ.
Từ câu chuyện hoa quả bị hỏng...
Tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế TP.HCM, cô gái Trần Thị Diễm My bị thu hút bởi những công việc có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và thân thiện với môi trường.
Theo My, ở Việt Nam, chúng ta chưa biết cách tận dụng các nguyên liệu như mùn cưa, vỏ trấu… Trong khi đó, ở nước ngoài, họ có thể dùng mùn cưa để ép và qua một số công nghệ khác để làm đồ nội thất.
Tại các vùng trồng cây cao su, người dân thường trồng thêm sắn và các cây hoa màu khác ở phía dưới để tranh thủ diện tích trống. Đây là sắn được trồng theo công nghiệp, thu hoạch nhanh 3 tháng/lần. Loại này thường chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi, phân sinh học…
Chiếc túi này sẽ phân hủy sau 6 tháng khi bị chôn dưới đất và không gây hại cho cây trồng. “Sau đó, tôi được biết đến một công ty có nhóm các bạn trẻ biết cách tận dụng tinh bột sắn để tạo nhiên liệu sinh học. Công việc vừa tận dụng tài nguyên sẵn có lại thân thiện môi trường này đã thu hút tôi tham gia”, My cho biết.
Tuy nhiên do gặp dịch Covid-19, hoạt động của công ty - nơi My đang làm việc, phải dừng lại. Nhưng đây cũng là thời điểm đem lại cho cô những ý tưởng mới.
“Tôi được nghe những câu chuyện xuất khẩu bị đình trệ nên nông sản như thanh long, chuối… bị hư hại rất nhiều. Có một vị khách kể, họ xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc nhưng bị chậm trễ nên toàn bộ một container chứa xoài bị hỏng. Việc này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Từ những nghiên cứu có sẵn, tôi muốn tạo ra sản phẩm giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn, hiệu quả hơn”, My chia sẻ.
… Đến sản phẩm chinh phục thị trường nước ngoài
Ý tưởng sản xuất túi bảo quản thực phẩm tốt hơn xuất hiện từ tháng 2/2020. Đến tháng 7/2020, My và nhóm nghiên cứu tung sản phẩm ra thị trường sau nhiều lần test (kiểm tra), sửa đổi. Nhưng giai đoạn này, Việt Nam rơi vào giai đoạn dịch Covid-19 lần 2.
Tháng 10/2020, họ tái khởi động kế hoạch đưa sản phẩm “túi biết thở” đến với người tiêu dùng.
Theo Diễm My, túi nilon bình thường chỉ bảo quản sản phẩm trong thời gian ngắn và làm phát sinh thêm một bài toán khác - đó là ô nhiễm rác thải nhựa.
Nhưng chiếc “túi biết thở” không chỉ giúp giữ sản phẩm tươi lâu hơn mà còn thân thiện với môi trường. Vốn được làm từ tinh bột sắn và nhựa polyethylene, khi chôn xuống đất, chiếc túi này sẽ phân hủy sau 6 tháng và không gây hại cho cây trồng. Nếu bị đốt, lượng CO2 từ túi này sinh ra cũng giảm 30-40% so với túi nilon thông thường.
“Người bán sẽ giữ được hoa quả tươi lâu hơn. Họ cũng không mất nhân công cho việc lọc, bỏ hàng hỏng.
Điểm riêng biệt của túi là làm từ tinh bột nên có mùi thơm nhẹ như thảo mộc. Điều này giúp túi không làm ảnh hưởng đến mùi của thực phẩm bên trong”, 9X nói thêm. Hiện, mỗi tháng nhóm của My bán ra thị trường khoảng 300kg “túi biết thở”. Túi có 3 kích cỡ dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và có giá từ 600-1.500 đồng/chiếc.
Diễm My nhận giải cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn” với sản phẩm "túi biết thở". Phân khúc khách hàng My hướng đến là các công ty chuyên xuất khẩu rau, quả ra nước ngoài; các chuỗi cửa hàng phân phối rau, quả hữu cơ. Hiện, sản phẩm “túi biết thở” đã có mặt tại Hàn Quốc, Nhật Bản…
“Nhiều người dân thường chọn túi nilon thông thường vì giá rẻ. Nhưng họ chỉ trả tiền cho sản phẩm túi nilon đó. Họ không nghĩ rằng, sau khi thải túi nilon ra môi trường, chúng ta lại mất tiền để xử lý nó”, My nói.
Cô hi vọng trong tương lai, khi ý thức trách nhiệm về môi trường của người dân được nâng cao hơn nữa, sản phẩm túi biết thở sẽ “phủ sóng” nhiều hơn.
Sản phẩm của Trần Thị Diễm My và đồng đội đã tham gia các cuộc thi khởi nghiệp trong năm 2020. Gần đây nhất, “túi biết thở” đạt giải Ba, cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn” của Trung ương Đoàn." alt="9X khởi nghiệp thành công với chiếc 'túi biết thở'" />- Hoa ở huyện Vân Hồ, Sơn La, đăng ký 4 nguyện vọng vào các ngành sư phạm của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, Tây Bắc. Ở nguyện vọng thứ 5, nữ sinh đặt vào ngành Điều dưỡng của Đại học Đại Nam do trúng tuyển bằng học bạ.
Trước đó, Hoa đã tham khảo điểm chuẩn năm ngoái. Với mức 27,3 điểm tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), Hoa nghĩ có thể đỗ Sư phạm, được miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,6 triệu đồng mỗi tháng. Không ngờ điểm chuẩn tăng cao, Hoa trượt cả 4 nguyện vọng đầu, thiếu 0,2-1 điểm.
Cầm giấy báo đỗ của trường Đại Nam, Hoa vui nhưng đắn đo khi các khoản cần nộp gần 13 triệu đồng, gồm 11 triệu học phí kỳ I. Cộng cả tiền thuê nhà, ăn ở, em phải cầm theo ít nhất 20 triệu đi nhập học.
"Với gia đình thuần nông, lại có ba chị em đang đi học, khoản tiền đó rất lớn", Hoa nói. "Nghĩ đến cảnh bố mẹ chật vật xoay tiền, em quyết định không nhập học".
Hoa là một trong hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng bỏ nhập học, chiếm 18,13% số thí sinh trúng tuyển đợt 1.
Đại diện một số trường nhận định việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó đầu tiên là do học phí cao, như trường hợp của Hoa.
" alt="Lý do khiến hơn 122.000 thí sinh bỏ nhập học đại học" />
- ·Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Inter Kashi, 20h30 ngày 24/1: Cạnh tranh ngôi đầu
- ·Cơ hội nhận chuyến du lịch Hàn Quốc khi mua Kia K5, Sorento
- ·Thuê thám tử theo dõi, vợ cay đắng phát hiện bí mật của chồng ngoại tình với em gái
- ·Trường Archimedes, Ngôi sao Hà Nội, Newton thông báo tuyển sinh lớp 6
- ·Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà
- ·'Chàng ngốc' từng bị xa lánh, giờ là đại gia nhiều người kính nể
- ·Cách làm cá kho dưa siêu ngon, đậm đà cho bữa cơm gia đình
- ·Hành trình trở thành bác sỹ của cô gái Huế được báo Mỹ vinh danh
- ·Nhận định, soi kèo East Bengal vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 24/1: Khách bắt nạt chủ nhà
- ·Ông Trump dẫn trước ông Biden tại 5 bang chiến trường
- Tôi năm nay 40 tuổi. Cách đây 15 năm, tôi ra khỏi nhà để bảo vệ tình yêu và bị bố mẹ từ mặt. Bố tôi thậm chí còn xóa tên tôi khỏi gia phả của dòng họ.
Năm đó, tôi rất buồn và cũng rất hận bố mẹ...
Bố mẹ tôi là những người tài giỏi nhưng độc đoán. Ông bà sinh được 2 người con. Tôi là con cả, dưới tôi là em gái. Từ bé cho đến khi tốt nghiệp đại học, tôi và em đều răm rắp nghe lời bố mẹ, không được tự ý quyết định bất cứ thứ gì.
Khi tốt nghiệp ra trường, tôi muốn được mở công ty riêng nhưng bố mẹ nói, tôi không thể làm được việc đó. Bố mẹ muốn tôi vào một cơ quan nhà nước.
Làm ở đó, tôi có sự hỗ trợ của nhiều người nên có thể phát triển con đường quan lộ. Thế nhưng, đi làm được 2 năm, tôi thấy quá chán nản với công việc nên thường xuyên xao nhãng, bị lãnh đạo phê bình, kỷ luật.
Bố mẹ tôi rất thất vọng nên thường nói với tôi bằng những lời cực kỳ khó nghe, bảo tôi là đứa bất tài vô dụng …
Trong lúc buồn bực vì bị coi thường, tôi tìm đến những vũ trường, quán bar và kết bạn với những 'dân chơi'. Sau đó, tôi quen Trà - một cô gái làm ở quán bar.
Sự vô tư và có phần hoang dã của Trà khiến tôi say mê, đắm đuối.
Tôi dẫn em về ra mắt bố mẹ và xin được làm đám cưới. Thế nhưng, lần gặp mặt đầu tiên, bố tôi đã tỏ thái độ dửng dưng, coi thường em. Mẹ tôi thì tức tối ra mặt.
Sau khi em về, bố mẹ yêu cầu tôi chấm dứt quan hệ với Trà. Mẹ tôi nói, gia đình không thể chấp nhận một cô con dâu như vậy.
Tôi đã thuyết phục bố mẹ nhiều lần, nhưng càng thuyết phục, bố mẹ tôi càng làm căng. Mẹ tôi thậm chí còn theo dõi cả điện thoại, tin nhắn của tôi. Hễ thấy tôi liên lạc với Trà là ra sức chửi rủa.
Có lần mẹ tôi còn hẹn gặp Trà rồi nói với cô ấy những lời xúc phạm. Tuy nhiên, Trà là cô gái mạnh mẽ nên cô ấy tuyên bố với mẹ rằng, sẽ không bao giờ từ bỏ tôi.
Sau đó, Trà mang thai. Mẹ tôi yêu cầu phải làm xét nghiệm ADN. Nếu đứa trẻ là con tôi, bố mẹ sẽ đền bù cho Trà và đón đứa trẻ về nuôi.
Trà không phải cô gái dễ bảo nên cô ấy không chấp nhận.
Cô ấy gọi điện và nhắn tin với bố mẹ tôi nhiều, bảo ông bà không phải để ý đến đứa trẻ. Sau này cũng không được nhận đứa trẻ là cháu…
Trà nói với tôi, vì tình yêu, Trà sẽ cùng tôi xây dựng gia đình từ hai bàn tay trắng, không cần tài sản hay sự giúp đỡ của bố mẹ chồng. Nói là làm, Trà muốn tôi đưa cô ấy đến một tỉnh cách xa Hà Nội - nơi bố mẹ tôi ở, hơn 1000km.
Bố mẹ tôi biết ý định của Trà nên đã ép tôi, bảo tôi phải bỏ Trà, nếu không sẽ từ mặt tôi.
Tôi yêu Trà, lại thương đứa trẻ trong bụng nên đã nghe theo ý em, dứt tình với bố mẹ, quyết ra khỏi nhà.
Hôm tôi đi, bố mẹ tôi hành xử vô cùng cạn tình. Mẹ không cho tôi mang theo bất cứ thứ gì. Bố thì tuyên bố, cho đến khi bố mẹ chết, tôi không được phép về nhà, cũng không được liên lạc với bố mẹ, gia đình. Tôi rất buồn nhưng cũng đành chấp nhận.
Đến nơi ở mới, tôi không có một đồng tiền trong tay, phải chi tiêu bằng những đồng tiết kiệm ít ỏi của Trà.
Sau đó, để có tiền nuôi vợ con, tôi đi làm thuê, làm mướn, sống cuộc sống cực khổ.
Một vài người họ hàng bắt gặp thấy thương nên đã giúp đỡ tôi. Không ngờ sau đó, họ bị bố mẹ tôi mắng chửi không tiếc lời. Cuối cùng, không ai dám liên lạc, quan tâm đến tôi nữa. Từ đó đến nay, 15 năm đã trôi qua, tôi và Trà đã có 2 đứa con. Cuộc sống không khá giả nhưng cũng đã đủ ăn.
Tôi chưa một lần về lại Hà Nội, cũng không quan tâm bố mẹ và em sống thế nào. Trong suy nghĩ, tôi coi như mình là kẻ mồ côi.
Thế nhưng, gần đây, tình cờ gặp lại người quen cũ, họ nói, bố tôi bị ung thư giai đoạn cuối, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời. Họ khuyên tôi nên bỏ qua mọi chuyện, về xin lỗi và chăm sóc cho bố. Bởi dù sao, ông cũng chỉ có mình tôi là con trai.
Tôi nói, tôi không còn quan tâm gì nữa, nên giờ tôi cũng kệ. Vợ tôi cũng nhắc tôi không nên nghĩ ngợi làm gì.
Thế nhưng, đêm xuống, ngồi nhìn những đứa con đang ngủ yên lành, tôi bất chợt nghĩ đến bố mẹ và thấy khó xử.
Tôi nên làm gì lúc này, có nên bỏ qua hận thù, tủi nhục để về gặp bố mẹ hay không? Nếu về và bị họ xua đuổi lần nữa, tôi phải làm gì? Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Ở nhà chăm con, hành xử của nàng dâu khiến mẹ chồng 'nóng mắt'
Chỉ cần thích là con dâu đi mua rồi ngồi ăn uống thoải mái, chẳng nghĩ đến chồng đang vất vả kiếm tiền, cũng chẳng nghĩ đến ánh mắt khó chịu của mẹ chồng.
" alt="Bị từ mặt 15 năm, giờ bố bệnh nặng, có nên về chăm?" /> - Hành trình 1 tháng dọc miền Trung
10h đêm 29/10, anh Nguyễn Quân Dũng (SN 1984, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cùng anh Nguyễn Văn Hương (SN 1995), người bạn đồng hành, vẫn trên chiếc xe tải di chuyển từ tỉnh Quảng Ngãi sang Quảng Nam.
Họ vừa kết thúc một ngày tặng tiền, hỗ trợ cho người dân ở huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) và ngày 30/10, họ bắt đầu hỗ trợ vùng sạt lở của tỉnh Quảng Nam.
Anh Dũng cứu trợ tại vùng lũ. “Hai anh em chưa ăn gì. Giờ này, các quán hàng đều đã hết cơm. Bữa ăn gần nhất của chúng tôi là vào trưa nay, với 2 chiếc bánh mì”, anh Dũng nói.
Hành trình cứu trợ người dân các tỉnh vùng lũ của anh Dũng bắt đầu cách đây gần 1 tháng. 6h tối hôm đó, thấy mạng xã hội phát đi những thông điệp kêu cứu từ miền Trung, anh Dũng kêu gọi quyên góp 300 thùng mì. Anh sẽ trực tiếp mang vào vùng lũ để cứu đói cho bà con.
1h sau thời điểm kêu gọi, số mì trên vẫn chưa đủ nhưng anh Dũng cùng 2 người em nữa vẫn quyết định mượn chiếc xe tải của họ hàng và lên đường ngay trong đêm.
Họ trải tấm nệm cũ làm giường ngay trên xe tải. Hành trang của anh là 3 bộ quần áo xếp vội và hơn 100 thùng mì tôm sau chiếc xe tải.
Trong suốt những tuần sau đó, số lương thực, thực phẩm các mạnh thường quân nhờ anh gửi đến vùng lũ ngày càng tăng lên. Người đàn ông sinh năm 1984 đã trao 300 thùng lương khô, 30 tấn gạo, 15 nghìn thùng mì tôm… đến vùng lũ.
‘Thời điểm ban đầu, người dân cần được cứu đói nên chúng tôi hỗ trợ về lương thực. Nhưng hiện một số vùng lũ rút, chúng tôi chuyển sang hỗ trợ tiền mặt. Bà con cần tiền để sửa mái nhà, mua lại cái bát, nồi, đôi đũa… bị lũ cuốn trôi.
Hiện, tôi đã huy động được trên 2 tỷ đồng. Với gia đình quá khó khăn, số tiền hỗ trợ sẽ là 10 triệu; gia đình ít thiệt hại hơn số tiền sẽ dưới 10 triệu’, anh Dũng nói.
Bà cụ ngoài tuổi 80 bị cô lập suốt 3 ngày tại Quảng Bình. “Nhìn bà con vùng lũ chỉ muốn rơi nước mắt’, anh nói về những người dân đã được anh hỗ trợ.
Đó là trường hợp một bà cụ khoảng 85 tuổi bị cô lập tại Quảng Bình. Suốt 3 ngày, bà nhịn đói. Nơi bà ở thuyền không thể vào, anh Dũng ôm 2 thùng mì bơi vào sau khi nhận được thông tin từ người dân.
“Vào trong nhà, tôi thấy bà cụ đang ngồi trên một tấm gỗ bắc trên nóc nhà. Trên tay bà ôm một con chó nhỏ. Nhận thùng mì từ tay tôi, bà khóc. Tôi cũng khóc”, anh nói.
Gia đình nhận mì tôm sau nhiều ngày bị cô lập. Anh cũng cứu trợ cho 1 gia đình khác gồm 5 người ở tỉnh này suốt 4 ngày bị đói vì lũ cô lập.
Gia đình rất khó khăn, người vợ bị suy thận. Khi đó, nước đã rút nhưng gia đình họ bị trôi hết đồ đạc, cũng không có tiền để mua đồ ăn.
“5 người ngồi trên giường nhận thùng mì, bẻ ra ăn sống. Nhà không còn gì, tôi lại hỗ trợ họ thêm 1 triệu đồng. Còn có những cụ già, phải thả dây thừng xuống để chúng tôi buộc lương khô, kéo lên. Những cảnh đó khiến tôi ám ảnh”, anh kể.
'Chúng tôi sẽ đi cho đến ngày lũ rút'
Đoàn của anh Dũng gồm 3 người nhưng một người em sức khỏe kém đã phải về nhà, không thể tiếp tục hành trình. Anh Dũng và anh Hương thay nhau lái xe tải chạy dọc vùng lũ.
Được người dân cho một tấm nệm cũ, họ trải lên thùng xe tải để làm chỗ ngả lưng. Đêm xuống, khi không thể chạy xe, họ tranh thủ tạt vào các cây xăng, chợp mắt. 5h sáng, họ dậy đánh răng, rửa mặt và tiếp tục lên đường.
Dọc đường đi, người lái xe, người còn lại gọi điện cho bạn bè ở vùng lũ nhờ mua hàng hóa và khảo sát địa điểm cần cứu trợ.
“Nhờ vậy, đến điểm đó, chúng tôi bốc hàng và đi luôn, tiết kiệm thời gian. Thật may, biết chúng tôi đi hỗ trợ bà con, rất nhiều người đã ủng hộ”, anh nói.
Anh nhớ bữa cơm ở Đồng Hới, Quảng Bình. Vừa ăn xong, chuẩn bị lên đường, người chủ quán vội đưa cho anh Dũng một triệu đồng. Qua mạng xã hội, họ biết anh đang đi hỗ trợ các vùng lũ nên muốn nhờ anh chuyển tới tay người dân.
Anh cũng nhận được những túi hoa quả, chai nước lọc, cân giò lụa… do bà con dúi vào tay để ăn trên đường đi.
Trên đường đi, anh Dũng cũng gặp không ít sự cố. Chuyến cứu trợ đầu tiên tại huyện Phong Nha (Quảng Bình), anh cùng 6 người trên chiếc thuyền chở 700 thùng mì cho người dân.
Đó là một điểm bị cô lập, thuyền phải đi hơn 2h đồng hồ mới vào đến nơi. Gặp dòng nước xoáy, tưởng thuyền lật nhưng thật may mắn, họ thoát chết.
Người dân được nhận tiền để sửa chữa nhà và tái sản xuất. Lần thứ 2 cứu trợ tại Lệ Thủy, Quảng Bình, lúc thuê thuyền đưa 20 người dân lên vùng cao tránh lũ, anh bị rơi mất chiếc điện thoại.
“Nhưng sợ nhất là xe hỏng, phải dừng sửa mất thời gian. Vì vậy ngày 28/10, gặp người tài xế cũng đi cứu trợ vùng lũ bị tai nạn trên quốc lộ 1 (địa phận Quảng Bình), tôi chẳng nghĩ gì nhiều, bế anh ấy đến thẳng bệnh viện.
Tài xế là Lê Văn Nam (32 tuổi) bị văng khỏi xe, đầu và người va đập vào dải phân cách, mất nhiều máu. Biết anh trên đường đi cứu trợ vùng lũ về và đã hết sạch tiền, tôi hỗ trợ anh 5 triệu đồng”.
Anh Dũng chia sẻ, anh là một nông dân, kiếm sống trên 5 sào ruộng. Thỉnh thoảng, anh làm thêm chụp ảnh đám cưới, sự kiện. Vợ anh chăn thêm gà, vịt để phụ chồng nuôi 4 người con (3 trai, 1 gái).
“Ngày trước, nhà tôi cũng nghèo lắm. Giờ, ngồi bên bữa cơm đầy đủ hơn, nhìn thấy ti vi phát hình ảnh những người nghèo, tôi thương đến thắt lòng. Nên 15 năm nay, tôi luôn tìm cách hỗ trợ những người có hoàn cảnh như mình trước đây”.
Gần 1 tháng xa nhà, thường xuyên phải ăn bánh mì, lương khô… anh Dũng bị giảm 5kg. “Giờ chỉ thèm nhất một bữa cơm nóng ở nhà”, anh chia sẻ.
Người Đà Nẵng tất bật đón tiếp, nấu cơm cho hàng trăm bà con trú bão
Nhiều nhà riêng, nhà nghỉ, khách sạn… ở Đà Nẵng đã trở thành chốn ăn, ở miễn phí cho người dân trong cơn bão số 9.
" alt="Người đàn ông 30 ngày lái xe tải dọc miền Trung cứu trợ vùng lũ" /> Tập này có sự xuất hiện của chàng Trung úy Nguyễn Trần Quý Nam (26 tuổi, quê ở Nam Định) đang công tác tại Quân đoàn 4, đóng quân ở Đồng Nai.
Trung úy Nam được mai mối với cô gái Vũ Thị Hồng (24 tuổi) quê ở Hà Nam, hiện là giáo viên cấp 2 bộ môn Ngữ văn ở TP.HCM.
Trung úy Nguyễn Trần Quý Nam Cô giáo giới thiệu mình là người sống tình cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, biết nấu ăn. Đặc biệt cô nàng rất thích chơi thể thao, cô chơi được hầu hết các môn, trong đó thích nhất là bóng đá.
Trung úy Nam tự nhận mình nhút nhát, nhưng ga lăng với bạn gái. Ở lĩnh vực tình cảm, anh tỏ ra không có nhiều kinh nghiệm, nhất là khi bạn gái khóc Nam không biết xử lý như thế nào.
Chàng trung úy này cũng đã có hai mối tình, một mối tình khi còn là học viên và một mối tình khi mới ra trường.
“Cũng chưa hẳn là quên hết nhưng cũng không còn ấn tượng gì nhiều”, anh thừa nhận.
Về phần Hồng, cô giáo trẻ đã 3 lần yêu nhưng chưa có mối tình nào thực sự sâu sắc. “Cả ba mối tình đều do một hoàn cảnh nhất định và do tính cách của hai người chưa thực sự hòa hợp. Thế nên là bọn em đã quyết định dừng lại”, cô nói thêm.
Nói về hình mẫu lý tưởng, chàng quân nhân mong muốn tìm được người con gái có tính cách sôi nổi và “luôn lấy mẹ ra làm hình mẫu để tìm người yêu hay bạn gái”. Tuy nhiên khi MC Nam Thư chất vấn thì chàng trai cho biết, không cần giống mẹ 100% mà chỉ cần có vài điểm chung là được.
Cô giáo Hồng thích một chàng trai cao từ khoảng 1m68 đến 1m70, trầm tính hơn một chút để bù lại sự hoạt bát, năng động của mình. Cô gái ghét đàn ông hút thuốc và đàn ông có râu quai nón.
Cô nàng khẳng định, không ngại lấy chồng bộ đội dù họ luôn bận rộn và nhiều khi phải xa nhà.
Khi bức tường hoa được mở ra, cô giáo dạy văn trổ tài đọc một bài thơ tặng chàng trai. Bài thơ do chính cô tự viết với những dòng đầy cảm xúc:
“Này anh, hỡi chàng trai người lính trẻ
Xin gửi tặng anh đôi ba dòng thơ
Thơ em viết không dài như đường lính
Không mang tình thi sĩ đâu anh
Thơ em viết mang tình cô gái nhỏ
Muốn một đời theo dấu bước chân anh
Anh mang trên mình bộ quân phục màu xanh
Và mãi mãi suốt đời là người lính
Tay anh ôm súng, miệng hát khúc quân hành
Em cũng chỉ là cô giáo thôi anh
Em mang trong mình trái tim màu đỏ
Một nửa cho học trò, một nửa cho anh…
Đường còn dài tương lai còn phía trước
Anh đừng lo, em mãi là hậu phương”.
Chàng trai cũng tặng cô gái và khán giả một bài hát để đáp lễ. Trung úy ấn tượng về cách giao tiếp ngọt ngào của đối phương. Anh dành từ “sôi nổi, vui tính” để nói về cô gái.
Cô giáo Vũ Thị Hồng Vấn đề trở ngại cho việc hẹn hò của hai người được đưa ra khi anh Nam cho biết, do đặc thù công việc mà khoảng cách giữa hai người lại khá xa nên có thể 1 hoặc 2 tháng mới có thể gặp cô giáo được 1 lần. Lúc này, MC Quyền Linh động viên và đề nghị chỉ huy tạo điều kiện nếu hai người hẹn hò với nhau.
“Thuyền theo lái, gái theo chồng nếu hai người đến với nhau em sẽ sẵn sàng đi theo chồng”, cô gái khẳng định.
Khi MC Nam Thư hỏi hai người về thời gian có thể tiến tới hôn nhân thì chàng trai 26 tuổi nói "vẫn chưa xác định được”. Trong khi cô giáo Hồng mong muốn có thêm khoảng khoảng 1,5 - 2 năm để tiến tới chuyện lâu dài.
Chàng trai tiếp tục hỏi: “Sau này lấy nhau, nếu công việc của anh 1 tháng về nhà được 1 lần, thậm chí 2 tháng hay lúc em mang bầu, sinh con anh không thể về nhà…”. Cô giáo trẻ vẫn khẳng định, mình chấp nhận nhận và hy sinh. Cô không quan trọng 1 tháng gặp nhau bao nhiều lần mà quan trọng là tình cảm và sự quan tâm của anh dành cho cô.
Tưởng như sự chân thành và hi sinh của cô gái sẽ chinh phục chàng trai để họ có kết thúc đẹp nhưng phút quyết định, cô giáo trẻ bấm nút còn chàng quân nhân thì không.
Anh Nam giải thích, với khoảng cách địa lý khá xa và đặc thù công việc như vậy nếu như anh bấm nút thì sẽ làm mất đi cơ hội của cô giáo trẻ.
"Không ai tự nhiên hợp ai, mỗi người sẽ có một hoàn cảnh khác nhau và quan trọng mình có cho nhau cơ hội để tìm hiểu nhau hay không", cô gái nói.
Sau khi chương trình lên sóng, chàng trai bị nhiều khán giả “ném đá”. Họ cho rằng, anh quá kén chọn, không nghiêm túc khi lên truyền hình.
Khán giả Nguyễn Thiện viết: “Đã nói không có thời gian, thì đừng tham gia chương trình. Anh làm mất thời gian của người khác”.
Người xem Oanh Trương cũng chia sẻ: “Cô giáo rất lịch sự, xinh đẹp và thật thà. Bài thơ rất hay, họ không bấm là may cho em, chúc em hạnh phúc”.
“Thật may cho cô giáo vì anh bộ đội đã từ chối. Chúc cô tìm được hạnh phúc cho chính mình. Cô xứng đáng tìm được một người đàn ông tốt”, độc giả có nickname Donna Bui cũng nhận định.
9X mang bảng kê khai chi tiêu đi hẹn hò, bị MC Quyền Linh xé bỏ
Chàng trai là ‘dân’ kế toán. Khi đến tham gia chương trình mai mối, anh khiến khán giả trường quay bất ngờ khi mang theo bảng kê khai chi tiêu cá nhân hàng tháng.
" alt="Bạn muốn hẹn hò: Bị từ chối, cô giáo trẻ lại được khán giả chúc mừng" />Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HH Tại phiên tòa, "trùm" cờ bạc thừa nhận hành vi của mình, tuy nhiên bị cáo khai, số tiền hưởng lợi của bản thân không phải là hơn 96 tỷ đồng như quy kết mà thực chất chỉ có 45 tỷ đồng.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản liên quan đến bị cáo Thành gồm ô tô Mercedes Benz, Land Rover, Ford Ranger, Porsche Panamera và Mercedes G63, 300.000 USD, 116 lượng vàng, 38,5 tỷ đồng, 8 tài khoản ngân hàng bị phong tỏa có tổng số dư hơn 10 tỷ đồng, nhà và nhiều tài sản khác.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Đặng Thị Kim Vinh (mẹ bị cáo Thành) trong bộ đồ giản dị khai rằng, xe Mercedes, Ford Ranger, Land Rover… hiện đang bị thu giữ là tài sản đăng ký tên bà.
Theo lời khai của bà Vinh, số xe sang đó bà mua bằng tiền tích cóp của gia đình và tiền do cha ông để lại vào khoảng năm 2015, 2018. Bà đề nghị HĐXX trả lại cho mình các tài sản này.
Bố đẻ bị cáo Thành cũng có mặt tại phiên tòa. Ông khai mình đứng tên một căn chung cư và căn hộ này do chính ông mua vào năm 2020. Hiện căn hộ vẫn để không, chưa sử dụng. Bản thân ông sống tại căn nhà khác ở Cầu Giấy.
Vợ bị cáo Thành, chị Vũ Thị Thùy D. thì khai rằng, căn hộ chung cư ở Giảng Võ (Hà Nội) đứng tên chị là tài sản riêng của chị được bố mẹ cho, bị cáo Thành không có đóng góp gì vào việc mua căn hộ đó. Trước khi bị cáo Thành bị bắt, hai vợ chồng chị sống tại đó. “Số tiền mua nhà hoàn toàn do bố mẹ đẻ tôi cho, anh Thành không có bất kỳ sự đóng góp nào”, vợ bị cáo Thành khai.
Về chiếc xe Porsche Panamera bị thu giữ sau khi khởi tố vụ án, cũng là chiếc xe mà “ông trùm” Nguyễn Minh Thành tặng vợ không đứng tên bị cáo Thành, cũng không đứng tên chị D. mà đứng tên một người thân của Thành.
Tại tòa, cũng với bộ đồ giản dị, một người phụ nữ luống tuổi thừa nhận rằng bà là chủ sở hữu chiếc xe ô tô Porsche Panamera nói trên. Người này khẳng định, chiếc xe sang do bà mua với giá khoảng 7 tỷ đồng, vào tháng 4/2021.
Nguồn gốc số tiền mua xe là từ tài sản của bản thân bà và gia đình tích lũy được. Người phụ nữ này khẳng định đây là tài sản của bà và đề nghị được nhận lại xe.
Trước lời khai của những người liên quan, HĐXX lần lượt hỏi bị cáo Thành về từng trường hợp. Bị cáo đều khẳng định lời khai của những người này là đúng. Nhà, xe nói trên đều thuộc về bố mẹ đẻ, vợ, người thân... của bị cáo.
HĐXX đã nhắc lại lời khai của bị cáo Thành tại cơ quan điều tra rằng, bị cáo đã đưa tiền cho bố mẹ, vợ… mua tài sản. Nhưng “trùm” cờ bạc một lần nữa khẳng định lời khai tại tòa của mình.
Thông tin vụ bắt nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ và các bị can đánh bạcTối 7/8, Bộ Công an thông tin việc bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng và các bị can liên quan để điều tra về tội "Đánh bạc"." alt="Lời khai về chiếc Porsche Panamera trong vụ đánh bạc nghìn tỷ ở Hà Nội" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng
- ·Chồng đã ngoại tình còn đổ lỗi cho nhà vợ
- ·Điểm thi học sinh giỏi Toán quốc gia thấp kỷ lục
- ·Viên đá kê chân bất ngờ có giá 470 triệu đồng
- ·Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
- ·Nhan sắc xinh đẹp của tiếp viên Vietjet tại các cuộc thi hoa hậu
- ·Tâm sự cùng Thúy Vân tập 9: Mẹ đơn thân mất 3 năm vượt biến cố bị chồng phản bội lúc mang bầu
- ·'Săn' học bổng đại học Trung Quốc ngày càng khó
- ·Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- ·Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng mà vẫn không hạnh phúc