Khách mất xe Honda SH tại quán cafe: Trách nhiệm thuộc về ai?

作者:Nhận định 来源:Thời sự 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 04:43:58 评论数:

Trước vụ việc liên quan đến một nữ khách hàng bị mất xe máy hiệu Honda SH khi đang sử dụng dịch vụ tại một quán cà phê trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội),áchmấtxeHondaSHtạiquáncafeTráchnhiệmthuộcvềbarcelona đấu với atlético madrid các chuyên gia pháp lý cho rằng, việc chủ quán cà phê "phủi" trách nhiệm đền xe cho khách và cho rằng "khách phải tự bảo quản" cũng không sai khi đối chiếu với các quy định của pháp luật.

Vụ mất xe máy SH xảy ra ở một quán cà phê trên quận Long Biên (Hà Nội) đang thu hút được sự quan tâm của dư luận. (Ảnh: Tiến Dũng)

Trao đổi với VietNamNet, luật sư Dương Đức Thắng - Phó giám đốc Công ty Luật Myway (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, việc trông giữ phương tiện của khách và trách nhiệm đền bù thiệt hại khi mất xe hoặc hư hỏng (nếu có) hoàn toàn phụ thuộc vào việc hai bên có thoả thuận trông giữ xe hay không.

Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự.

Hợp đồng trông giữ xe này có thể bằng hợp đồng hoặc giao kết bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản. Vị luật sư này viện dẫn, theo khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, bên gửi tài sản - khách hàng có quyền: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Đồng thời, bên phía cửa hàng - người giữ tài sản cũng phải có nghĩa vụ nêu tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng

Đối chiếu trong trường hợp cụ thể vụ mất xe máy SH tại quận Long Biên nói trên, luật sư Dương Đức Thắng cho rằng: "Tại thời điểm khách hàng để xe trước cửa quán, nếu không có nhân viên bảo vệ hướng dẫn, dắt xe và cũng không có vé xe để thể hiện giao kết giữa bên gửi và bên trông, thì xét về lý, quán cà phê không có trách nhiệm phải đền".

Theo vị luật sư, trường hợp này xảy ra khá nhiều trên thực tế vì không phải tất cả cửa hàng đều có người trông giữ xe. Đồng thời, cũng không có quy định pháp luật nào bắt buộc cửa hàng phải trông giữ xe cho khách hàng. Vì vậy, việc trông giữ xe không phải nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi cửa hàng phải thực hiện.

"Thông thường các cửa hàng lớn sẽ có người phụ trách trông giữ, dắt xe cho khách, thậm chí phát vé xe. Còn nếu không, các quán sẽ có tấm biển với nội dung như "Khách hàng tự bảo quản phương tiện, tài sản,..." như một văn bản thông báo tới khách hàng rằng cửa hàng không có trách nhiệm nếu xảy ra mất mát, hư hỏng", vị luật sư này chia sẻ thêm.

Tuy vậy, theo luật sư Thắng, dù về lý thì có thể quán cà phê nói trên không phải đền nếu chứng minh là mình và khách không hề có giao kèo về việc trông giữ xe, nhưng thông thường, phía cửa hàng căn cứ vào khả năng của mình cũng vẫn đền bù toàn bộ hoặc một phần tài sản bị mất. Ngoài ra, cửa hàng vẫn có trách nhiệm đến cùng trong việc cùng khách hàng khai báo, phối hợp với cơ quan chức năng tìm ra thủ phạm.

Luật sư Dương Đức Thắng trao đổi với PV VietNamNet.

Để đảm bảo an toàn cho phương tiện của mình, vị luật sư này đưa ra một số lời khuyên cho những khách hàng thường xuyên để xe ở các cửa hàng, quán ăn, quán cà phê như sau:

Thứ nhất, với trường hợp cửa hàng đó có người trông và vé xe đầy đủ, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng xe của mình đã có người trông giữ và có người chịu trách nhiệm khi có sự việc không may xảy ra.

Trường hợp không nhìn thấy người trông xe, khách luôn phải hỏi quản lý, nhân viên của quán về chỗ để xe của quán ở đâu, ai trông, có vé xe không hoặc ít nhất là để xe chỗ này có được không, có cần khoá xe lại hay không,... để thực hiện việc "giao kết" trách nhiệm giữa chủ xe và quán.

Còn trong trường hợp cửa hàng có sẵn biển thông báo "Khách hàng tự bảo quản tài sản", đương nhiên lúc đó bạn phải khoá xe, cất đồ đạc cẩn thận và thường xuyên theo dõi, để ý đến tài sản của mình.

Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, khoảng 18h30 ngày 9/4, chị Vũ Thị Thu Hải (SN 1980, ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) cùng nhóm bạn có vào quán và sử dụng dịch vụ đồ uống tại SPHINX HOUSE, ở số 67 đường Hồng Tiến (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Có 8 người trong nhóm của chị Hải đã vào quán và để xe máy trước cửa quán. Các nhân viên hướng dẫn lên tầng 2 ngồi và sử dụng đồ uống. Tuy nhiên, đến khi ra về chị Hải không thấy xe của mình đâu. Sau khi gọi quản lý của quán thì người này hốt hoảng tra lại camera, sau đó xác nhận có 2 người lạ mặt đã phá khóa cổ và dắt xe đi.

"Tôi có hỏi vì sao không trông xe cho khách thì người quản lý nói là do quán mới mở, không thuê người trông nom sợ phát sinh chi phí... mong chị thông cảm. Khi đó chúng tôi gọi người quản lý vào để xác nhận việc xử lý như thế nào với tài sản của tôi thì bạn quản lý nói, nếu 1 đến 3 ngày mà không tìm lại được xe, bạn đó bồi thường tài sản cho tôi là 50-70% giá trị của xe ở thời điểm hiện tại", chị Hải thông tin.

Tuy nhiên, cũng theo chị Hải, khi hai bên đang viết bản cam kết, có một bạn nam xuất hiện tự giới thiệu tên Đức, là quản lý quán. Người này nói quán sẽ có trách nhiệm và mong việc thỏa thuận cần có bên thứ 3 (công an chứng kiến). Tuy nhiên sau đó, chị Hải cho biết phía quản lý quán cà phê lại khẳng định không có trách nhiệm gì về việc xe của chị bị mất.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Hà Nội: Khách mất xe SH tại quán cà phê, quản lý nói 'phải tự bảo quản'Chị Vũ Thị Thu Hải trình bày việc vào quán uống cà phê và bị mất xe SH, ban đầu quản lý của quán nhận trách nhiệm nhưng sau đó lại nói không có trách nhiệm gì về việc xe của chị bị mất.