Cảnh giác với biên lai chuyển khoản giả trên mạng xã hội
Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều hội nhóm chuyên cung cấp dịch vụ làm biên lai chuyển khoản giả mạo nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dùng; có hội nhóm có tới hàng chục nghìn thành viên.
Trong các nhóm, đối tượng sử dụng tài khoản ảo để đăng bài quảng cáo về dịch vụ làm giả biên lai chuyển tiền của hàng loạt các ngân hàng khác nhau, công khai số điện thoại ghim trên bài đăng để liên hệ làm việc qua các nền tảng Zalo hay Telegram; đăng tải những sản phẩm hoàn thiện để lấy uy tín cho bản thân.
Các đối tượng còn tạo lập một số website giả mạo hay lợi dụng sự tiện lợi, phổ biến của mã QR để thực hiện hành vi lừa đảo.
Các biên lai chuyển khoản giả mạo có giao diện rất khó phân biệt với đầy đủ thông tin cùng phông chữ như thật.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác trước các đối tượng đề nghị mua hàng số lượng lớn; khi giao dịch qua tài khoản ngân hàng, cần lưu ý kỹ hoá đơn chuyển khoản, không giao hàng nếu chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng, kể cả khi đối tượng đã cung cấp hình ảnh chuyển khoản thành công.
Ngoài ra, người dân tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai, kể cả khi đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước.
Thủ đoạn lừa đảo yêu cầu mua hàng tích điểm để nhận phần thưởng
Ngày 22/11, 2 đối tượng tại TP.HCM đã bị bắt giữ vì đã có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng thủ đoạn gọi điện thoại thông báo trúng thưởng và yêu cầu nạn nhân mua hàng.
Đối tượng dùng tên giả để gọi điện thông báo với nạn nhân rằng người thân của họ trúng giải thưởng 300 triệu đồng.
Sau khi yêu cầu nạn nhân mua hàng, đối tượng cam kết khi nạn nhân mua đủ số lượng hàng, sẽ quy đổi giải thưởng thành tiền mặt cũng như hoàn lại tiền hàng cho nạn nhân.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện, các đối tượng không xuất hóa đơn, yêu cầu nạn nhân giữ hàng, và bày ra chiêu trò công ty sẽ tổng hợp rồi hoàn lại cùng tặng thưởng.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ; cần nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi từ người lạ, cảnh giác với những thông tin mà đối tượng lạ cung cấp.
Trường hợp cần thiết, người tiêu dùng yêu cầu đối tượng đó cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại với đối tượng là cá nhân; tên công ty, địa chỉ cụ thể, số điện thoại, mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Chiêu trò lừa đảo vay tiền online, giải ngân nhanh
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn, đánh vào tâm lý cần tiền gấp của người dân để đẩy mạnh hình thức vay tiền online, giải ngân nhanh chóng với thủ tục đơn giản.
Đối tượng sử dụng thông tin mạo danh các công ty có thật tại Việt Nam, tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt thấp.
Thực tế, nhiều nạn nhân đã sập bẫy với chiêu lừa đảo này, vừa bị mất thông tin cá nhân, vừa bị mất tiền. Ngoài ra, còn ảnh hưởng uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị mạo danh.
Cục An toàn thông tin đề nghị người dân khi có nhu cầu vay tiền, cần tìm đến các tổ chức cho vay uy tín như ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp; tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng trên các trang web hoặc ứng dụng không đáng tin cậy.
Khi cài đặt các ứng dụng, nhất là các app liên quan đến tài chính, người dân nên xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kỹ các điều khoản, chính sách. Trường hợp phát hiện có điểm đáng ngờ, hãy ngay lập tức hủy cài ứng dụng.
Giả mạo cam kết ngân hàng để yêu cầu đóng phí xác nhận số dư tài khoản
Thời gian vừa qua, một nạn nhân đã nhận được cuộc gọi từ đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng, thông báo rằng người dùng có hơn 7 tỷ đồng bị treo trên hệ thống, và vì số tiền lớn nên khách hàng cần làm việc với đối tượng để lấy lại tiền.
Ngay sau đó, người dùng đã bị dẫn dụ ký một biên bản cam kết mạo danh, trong đó ghi ngân hàng sẽ hoàn tất thủ tục và hoàn trả toàn bộ số tiền đang bị treo sau khi khách hàng nộp đủ số tiền tương đương 1% số tiền đang bị treo trên hệ thống.
Trường hợp này, nạn nhân có thể không biết vì sao tài khoản của mình được chuyển số tiền lớn nhưng vì lòng tham nên vẫn bị mắc lừa.
Thực tế, các chiêu thức lừa đảo mạo danh ngân hàng đã diễn ra phổ biến với nhiều chiêu trò đa dạng. Dù liên tục có cảnh báo từ cơ quan chức năng, nhiều nạn nhân vẫn nhẹ dạ cả tin và thiếu tỉnh táo dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân tuyệt đối không cung cấp mã xác thực OTP/Smart OTP cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng và cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu quét mã QR hoặc truy cập đường link lạ.
Khi có người tự xưng là nhân viên ngân hàng liên lạc và đưa ra các yêu cầu nhất định, chủ tài khoản cần chủ động liên lạc với ngân hàng qua đường dây nóng được công bố chính thức hoặc đến trực tiếp trụ sở của ngân hàng gần nhất để làm rõ thông tin.
Lừa đảo qua hình thức mời chào mở thẻ tín dụng online
Thông tin từ Ngân hàng Agribank, gần đây, nhiều đối tượng đã mạo danh nhân viên ngân hàng này để tiếp cận mời chào khách hàng mở và sử dụng thẻ tín dụng online, nhưng thực chất là lừa đảo.
Các đối tượng thường liên hệ khách hàng mời mở thẻ tín dụng online, mời nâng hạn mức thẻ tín dụng, mời rút tiền từ thẻ tín dụng, mời hỗ trợ đóng phí bảo hiểm thẻ tín dụng hoặc hoàn phí tham gia bảo hiểm.
Đối tượng sẽ mời kết bạn qua mạng xã hội để trao đổi trực tiếp, gửi và hối thúc khách hàng nhấn vào đường link giả mạo hoặc QR Code, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân trên trang web giả mạo mà đối tượng lập ra.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn mời chào qua mạng xã hội cũng như những đường link lạ, QR Code dẫn tới các trang web giả mạo.
Đặc biệt, để tránh bị các đối tượng chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tài sản, người dân không cung cấp thông tin cá nhân trên bất cứ trang web hay cho đối tượng lạ trên mạng.
" alt=""/>5 thông tin nổi bật về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt NamCác nạn nhân gồm cô giáo Trần Thị Thanh (SN 1978), em Lê Hữu Phước (SN 2008, lớp 5A), Phạm Đức Huynh (SN 2009, lớp 4B), Lê Thị Diệp Tuyền (SN 2010, lớp 3B) đều trú ở thôn Cốc Mốc; Lê Văn Đông (SN 2008, lớp 5B), Lê Minh Kiêu (SN 2009, lớp 4B) đều trú thôn Chiềng Khạt).
Riêng em Lê Hữu Phước, học sinh lớp 5A đã không thể qua khỏi và tử vong trên đường đi cấp cứu.
![]() |
Dãy nhà 2 tầng Trường Tiểu học Đồng Lương - nơi Phước bị đâm và mãi mãi rời xa bạn bè và thầy cô. |
Theo thầy Lê Thiên Quang, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường vô cùng đau xót khi Phước là cậu sinh ngoan, có học lực khá của trường. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, đặc biệt Phước nổi trội ở các môn Khoa học xã hội.
Mới đây Phước còn nằm trong đội học sinh được chọn tham gia chương trình giao lưu với các trường cấp huyện về hiểu biết an toàn giao thông.
![]() |
Xóm nghèo đẫm nước mắt tiễn đưa cậu học trò xấu số |
Thường ngày, Phước tự đi đến trường cách nhà khoảng gần 1 cây số.“Phước có hoàn cảnh gia đình khó khăn khi bố mẹ bỏ nhau, mẹ đã đi sinh sống ở nơi khác, Phước ở với bố và ông bà nội. Tuy nhiên bố vì phải đi làm ăn xa nên không thường xuyên chăm sóc được, phần lớn thời gian em sống với ông bà”, thầy Quang thông tin.
Trước khi sự việc kinh hoàng xảy ra, sáng hôm qua 3/5, cũng giống như các bạn khác, Phước đang trong giờ ra chơi.
“Lúc đó đã ra chơi được khoảng 5-6 phút, Phước cùng các bạn và cô giáo chủ nhiệm đang ở trong lớp và rồi bị đâm luôn ở trong phòng học. Cô giáo ra sức ngăn cản cũng bị đối tượng đâm luôn vào tay. Sau khi nghe hô hoán, chúng tôi ngay lập tức chạy ra thì sự việc đã xảy ra. Tôi chỉ thấy cảnh máu me rất nhiều và nhiều học sinh bị thương. Sau đó các thầy đã lấy xe cùng các phụ huynh bế các học sinh chỉ nghĩ cứu chữa càng sớm càng tốt”, thầy Quang kể lại.
Hôm qua bắt đầu tang lễ, cả bố và mẹ đều về với Phước.
![]() |
Gia đình chuẩn bị hậu sự cho Phước |
“Sáng nay 4/5, gia đình mới đưa Phước về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhà trường cũng xin phép phòng GD-ĐT để cho học sinh của 2 lớp 5 chỉ học 2 tiết đầu buổi sáng rồi mới cùng các giáo viên nhà trường tiễn bạn về nơi an nghỉ”, thầy Quang chia sẻ.
Về sức khỏe của các nạn nhân, bác sĩ Hoàng Văn Chính, Giám đốc BV Đa khoa huyện Lang Chánh cho biết, em Lê Thị Diệp Tuyền bị một vết đứt ở vùng cổ; em Phạm Đức Huynh bị đâm thấu phổi bên phải và một số vết thương khác trên người (hiện đã chuyển lên BV đa khoa khu vực Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa); em Lê Minh Triệu bị vết thương bên thái dương phải và đứt vành tai phải; em Lê Văn Đồng bị vết thương phần mềm ở cổ. Ngoài bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên thì sức khỏe của các em khác đã ổn định, không ảnh hưởng đến tính mạng.
Chia sẻ sự mất mát, Trường Tiểu học Đồng Lương cũng đã hỗ trợ 2 triệu đồng cho gia đình em Phước, 1 triệu cho gia đình các học sinh khác.
Thanh Hùng- Ảnh: Lê Dương
- Trước sự việc nam thanh niên đột nhập vào Trường Tiểu học Đồng Lương (huyện Lang Chánh) đâm học sinh thương vong, Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị xử lí nghiêm minh theo quy định pháp luật.
" alt=""/>Cậu học trò xấu số trong vụ thảm sát ở trường học Thanh HóaChi tiết mới phản ánh biện pháp mới mà chính quyền Biden đang thực hiện nhằm vào Huawei trong bối cảnh gã khổng lồ công nghệ đại lục bắt đầu phục hồi bất chấp nỗ lực cấm vận của Washington.
Việc Huawei bất ngờ tung ra smartphone chạy trên con chip tinh vi tự sản xuất vào tháng 8 năm ngoái đã khiến phe “diều hâu” của đảng Cộng hoà trong quốc hội Mỹ giật mình.
Theo công ty nghiên cứu Counterpoint, trong sáu tuần đầu năm 2024, chiếc điện thoại này đã giúp doanh số điện thoại thông minh Huawei tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động kinh doanh linh kiện ô tô thông minh cũng góp phần vào sự hồi sinh của hãng, khi công ty đạt mức tăng trưởng doanh thu nhanh nhất trong 4 năm trở lại đây.
Huawei bị đưa vào danh sách hạn chế thương mại từ năm 2019 với lý do an ninh quốc gia. Việc nằm trong danh sách đen đồng nghĩa các đối tác cung ứng của công ty này phải có giấy phép đặc biệt trước khi xuất hàng.
Tuy nhiên, nhờ chính sách thời Tổng thống Trump, các công ty vẫn nhận được các giấy phép trị giá hàng tỷ USD để bán hàng và công nghệ cho Huawei. Điều này cho phép lượng lớn mặt hàng được chuyển đến công ty nhiều hơn so với thông thường đối với một công ty nằm trong danh sách “thực thể”.
Hồ sơ cho thấy, giấy phép phê duyệt cho Huawei bao gồm “thiết bị tập thể dục, đồ nội thất văn phòng và các linh kiện công nghệ thấp dành cho các sản phẩm tiêu dùng đại chúng, chẳng hạn như bàn di chuột và cảm biến màn hình cảm ứng cho máy tính bảng”.
Bản tóm tắt cũng nêu rõ từ năm 2018 đến năm 2023, cơ quan này đã phê duyệt giấy phép trị giá 335 tỷ USD trong tổng số 880 tỷ USD đơn đăng ký xin phép bán hàng cho các bên Trung Quốc trong danh sách thực thể. Bộ Thương mại cũng cho biết thêm, trong năm đầu tiên ông Biden nắm quyền, các đơn được phê duyệt có giá trị 222 tỷ USD (trên tổng số 560 tỷ USD của đơn đăng ký).
(Theo CNBC, Yahoo Finance)