Cũng dành sự quan tâm lớn cho ngành Khoa học Sức khỏe, TSKH. Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định nhiều cơ hội nhất sẽ là lĩnh vực y học chính xác. Theo ông, cuộc sống chính là phần thưởng quý giá nhất.
“Bởi thế, những nghiên cứu, phát minh trong lĩnh vực y học chính xác giúp chữa các bệnh nan y như ung thư, AIDS hay các bệnh dịch tiềm ẩn… sẽ có nhiều ưu thế nhất năm nay”, vị chuyên gia nhận định.
Liên hệ đến Hội nghị COP28 tại UAE đang quy tụ đông đảo các chính trị gia và giới khoa học trên khắp thế giới, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN cho rằng biến đổi khí hậu cũng là một bài toán nan giải của cả nhân loại. Thậm chí, đây còn là thời điểm then chốt cho các hành động vì khí hậu khi các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng khốc liệt hơn trên toàn cầu.
“Phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn đang được xem là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bởi thế, đây cũng là một lĩnh vực giàu triển vọng”, ông Khải bổ sung.
Nhận định này nhận được nhiều sự đồng tình của các nhà khoa học quốc tế. Theo GS. Thalappil Pradeep, chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 cho Nhà khoa học từ các nước đang phát triển, trong thế giới hiện nay, thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt là biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và bất bình đẳng...
Vị Giáo sư người Ấn Độ cho rằng, từ góc nhìn riêng, mỗi người đều thấy được những điều tốt đẹp trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, ông tin tưởng, Hội đồng Giải thưởng VinFuture, với nhiều đại diện có nền tảng xuất sắc, sẽ nhận thấy điều gì là tốt cho thế giới và chắc chắn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.
Trong khi đó, TS. Van Schepler-Luu tại Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế ở Phillippines (IRRI) dự đoán các nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, chỉnh sửa gen hoặc các dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ được chú ý và có khả năng đoạt giải năm nay.
“Đây là các lĩnh vực nổi bật và cấp thiết hiện nay, đặc biệt khi chúng ta đối mặt với những thách thức to lớn về môi trường và sức khỏe, cũng như cần sự phát triển của công nghệ thông minh để giải quyết các vấn đề xã hội”, “nhà lúa học” gốc Việt phân tích.
Chủ đề mùa giải mang tầm nhìn toàn cầu, ý nghĩa nhân văn và thời đại
“Chung sức toàn cầu” cũng chính là chủ đề của Giải thưởng VinFuture năm nay. Với thông điệp đó, VinFuture mùa 3 đã nhận được 1.389 hồ sơ đề cử từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ - tăng gấp 3 lần so với mùa giải đầu tiên.
TSKH. Nghiêm Vũ Khải cho biết ông đặc biệt ấn tượng với sự trưởng thành nhanh chóng của giải thưởng KHCN toàn cầu đầu tiên do người Việt khởi xướng. Tuy mới bước sang mùa giải thứ 3 nhưng VinFuture đã trở thành một trong những giải thưởng uy tín tầm cỡ thế giới về KHCN và đổi mới sáng tạo.
Theo ông, “Chung sức toàn cầu” là một chủ đề mang tính nhân văn và thời đại và cũng là một đòi hỏi cấp bách của nhân loại.
“Chủ đề thể hiện tầm nhìn lớn lao và bao quát của Giải thưởng khi không chỉ gắn kết các nhà khoa học với nhau mà còn gắn kết cả nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế, người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khu vực và quốc tế… cùng chung tay giải quyết những bài toán lớn mà nhân loại đang phải đối mặt”, ông Khải phân tích.
Theo vị chuyên gia, nhiều vấn đề mới phát sinh hiện nay, như biến đổi khí hậu, đại dịch… đã vượt qua biên giới quốc gia và trở thành những thách thức toàn cầu. Nếu chỉ dùng những nguồn lực đơn lẻ, riêng biệt thì không thể giải quyết được. Ngược lại, “chung sức toàn cầu” còn giúp ngày càng nhiều người dân trên thế giới được thụ hưởng những thành quả mà KHCN mang lại.
Chủ đề này cũng được GS. David Neil Payne, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2022, đánh giá rất cao.
“Sự đoàn kết nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề chung có ý nghĩa lớn và những giải thưởng như VinFuture sẽ là nhân tố đặc biệt quan trọng để làm bền chặt hơn sợi dây liên kết ấy”, GS. Payne nhìn nhận.
Trong khi đó, GS. Pieter Cullis cho rằng nội hàm “chung sức toàn cầu” trên thực tế đã được thể hiện xuyên suốt trong 2 mùa giải vừa qua. Những công trình đạt Giải thưởng Chính của mùa 1 và 2 đều là tổ hợp của các nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo GS. Cullis, có những công trình nghiên cứu riêng lẻ mãi mãi không đi đến đích nhưng khi “chung sức” thì lại có thể tạo ra những giá trị đột phá.
“Việc đề cao tính liên ngành chính là một tiêu chí rất khác biệt của VìnFuture so với các giải thưởng quốc tế khác. Nó cho thấy tầm nhìn cũng như tầm vóc toàn cầu của một giải thưởng với sứ mệnh phụng sự nhân loại”, nhà khoa học người Canada nhận định.
Chủ nhân của các giải thưởng VinFuture với tổng trị giá 4,5 triệu USD sẽ lộ diện trong Lễ trao giải diễn ra vào tối ngày 20/12 tới tại Hà Nội. Đây sẽ là thời khắc quan trọng, vinh danh những nhà phát minh của những công trình đột phá, “chung sức toàn cầu” góp phần kiến tạo môi trường sống bền vững và một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.
Thanh Hà
" alt=""/>Cộng đồng khoa học dự đoán lĩnh vực sẽ ‘lên ngôi’ tại VinFuture mùa 3Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.
Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
Ngoài các đại học quốc gia, đại học vùng, bản dự thảo của Bộ GD-ĐT cũng đưa ra danh mục quy hoạch 18 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2030.
Tọa đàm trở nên sôi nổi khi nhiều đại biểu đại diện cho các trường đại học cho rằng trường mình cũng xứng đáng lọt vào danh sách này với những lý lẽ riêng.
GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, cho rằng, các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường trọng điểm ngành quốc gia phải là những trường dẫn dắt các trường khác; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao làm giảng viên ở các trường đại học khác...
Theo ông Nam, hiện nay, ngành dược là một ngành được đánh giá hết sức quan trọng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 vừa qua. “Trong khi toàn quốc chỉ có 1 trường đại học dược duy nhất là Trường ĐH Dược Hà Nội. Trường ĐH Y Hà Nội không có khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TPHCM chỉ có khoa Dược,...”.
Ông Nam cho hay, ngoài ra, hiện nay, Trường ĐH Dược Hà Nội cũng đào tạo giảng viên cho hầu hết các trường đại học y dược hoặc khoa dược của các trường khác. “Chưa kể, trong chuẩn quy trình đào tạo, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cũng giao Trường ĐH Dược Hà Nội xây dựng chuẩn đào tạo và nhiều công việc khác mang tính chất dẫn dắt, tiên phong. Vì vậy, tôi đề xuất trong danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia bổ sung thêm Trường ĐH Dược Hà Nội”, ông Nam nói.
Ông Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, nêu quan điểm: “Hiện nay, Bộ VH-TT&DL có 9 trường đại học và 4 học viện về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Tuy nhiên, trong danh mục quy hoạch có đề xuất 2 cơ sở đào tạo thuộc Bộ VH-TT&DL vào nhóm các trường trọng điểm ngành quốc gia. Chúng tôi thấy việc lựa chọn này chưa mang tính đại diện và bao quát trong lĩnh vực VH-TT&DL.
Thứ nhất, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa theo cách phân cấp quản lý văn hóa thì lĩnh vực nghệ thuật, Bộ VH-TT&DL có nhiều ngành khác nhau như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc... Nếu chọn 2 trường về ngành nghệ thuật và đào tạo đơn ngành như dự thảo (HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội - PV) sẽ thiếu các ngành khác...”.
Theo ông Tuấn, nguồn nhân lực về lĩnh vực âm nhạc và sân khấu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn nhân lực VH-TT&DL nói chung.
Ông Tuấn cho hay, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa cần nhìn nhận khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Do đó, ông Tuấn đề xuất lựa chọn và xác định trường trọng điểm về văn hóa theo các tiêu chí: chọn cơ sở đào tạo lĩnh vực văn hóa đa ngành; chọn trường lĩnh vực nghệ thuật có nhiều chuyên ngành nghệ thuật khác nhau; chọn trường lĩnh vực thể thao.
Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, các trường được lựa chọn trọng điểm cần được xem xét, đánh giá đến các tiêu chí như tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, truyền thống của cơ sở...
Ông Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, dẫn văn bản năm 2016 trường được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thành trường trọng điểm quốc gia trong ngành giao thông vận tải theo hướng ứng dụng và công nghệ. Căn cứ vào đó, ông Thanh cho hay, Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đề nghị xem xét việc được ban dự thảo đưa vào danh sách quy hoạch các trường đại học ngành trọng điểm.
Lãnh đạo các Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường ĐH Mỏ - Địa chất... cũng cho rằng trường mình có đào tạo những ngành, lĩnh vực trọng điểm lần lượt như ngành đào tạo giảng viên/giáo viên nghệ thuật, dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản,...
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, bày tỏ mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần đảm bảo được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.
“Lịch sử phát triển giáo dục đại học cho thấy một số dự án tập trung đầu tư cho một số trường song trên thực tiễn, trong một thời gian dài chưa cho thấy hiệu quả”, bà Hương nói.
Bà Hương cho rằng, thay vì Bộ GD-ĐT liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.
“Chúng tôi mong muốn có một cơ chế công bằng để các trường đại học có thể có cơ hội và kể cả không nằm trong danh sách các trường trọng điểm nhưng cũng không bị mất đi lợi thế cạnh tranh”, bà Hương nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần xây dựng những tiêu chí cụ thể, để những trường nào đạt được đưa vào.
Nói về việc các trường vào danh sách trọng điểm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT muốn đưa được vào quy hoạch càng nhiều trường càng tốt. “Cả hệ thống giáo dục đại học của chúng ta phải được đầu tư chứ không phải chỉ một số trường trọng điểm. Thế nhưng nếu chúng ta đề xuất nhiều thì không còn là trọng điểm nữa, vì nguồn lực của nhà nước đầu tư vào là có hạn”.
Theo ông Sơn, ở các lĩnh vực, có trường cũng có thành tích rất tốt nhưng cần căn cứ có phải là lĩnh vực trọng điểm mà Nhà nước phải đầu tư hay không. Hiện, theo dự thảo hiện nay, có 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 - 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
“Số lượng trường trọng điểm ngành, chúng tôi còn làm việc với các Bộ chủ quản liên quan các ngành. Cần lưu ý nguyên tắc chọn trường trọng điểm quốc gia cũng không phải cho tất cả các ngành. Nếu trọng điểm quốc gia mà tất cả các ngành sẽ không còn là trọng điểm nữa. Trọng điểm ở đây vừa mang tính chất lựa chọn những lĩnh vực, những ngành trọng điểm then chốt bám sát những nghị quyết của Đảng, đặc biệt ưu tiên các trường về lĩnh vực sư phạm, y dược, khoa học công nghệ, pháp luật... không phải chúng ta đưa tất cả các ngành. Tất cả mọi ngành đều quan trọng song cái gì then chốt để tăng trưởng kinh tế, năng suất,... cân nhắc đưa vào”, ông Sơn lý giải.
Ông Sơn cho hay, dự kiến, tuần tới sẽ làm việc với các bộ, ngành về vấn đề này. Nhưng mỗi lĩnh vực cũng chỉ xác định có 1 - 2 trường trọng điểm.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy hoạch này làm sao chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. "Quy hoạch trọng điểm không phải là cái để công nhận mà xác định trọng điểm để đầu tư".
Ông Sơn cho biết thêm, những trường chưa được đưa vào danh sách trọng điểm ngành quốc gia không có nghĩa là không được đầu tư. “Ở đây là trọng điểm quốc gia, còn từng ngành, từng bộ có thể đề xuất trọng điểm của ngành, của lĩnh vực mình”.
Bà Lan Thanh sẽ thay người tiền nhiệm là ông Ngô Sỹ Thủy - nghỉ hưu theo chế độ.
Trước khi giữ cương vị hiệu trưởng, bà Cao Thị Lan Thanh là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu từ tháng 4/2019.
Bà Cao Thị Lan Thanh sinh năm 1974, cũng là cựu học sinh chuyên Vật lý của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.
Bà cũng có thời gian dài giảng dạy bộ môn Toán - Tin tại trường; thường xuyên tham gia công tác bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi và có nhiều học trò đạt giải quốc gia, quốc tế.
Như vậy, hiện nay, ngoài tân Hiệu trưởng Cao Thị Lan Thanh, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) có 2 phó hiệu trưởng là ông Trần Văn Nga và bà Nguyễn Thị Giang Chi.
Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) là một trong số những trường chuyên thuộc top đầu của cả nước, nhiều năm liền đạt thành tích cao, đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh giỏi cho đất nước.
Trương Văn Quốc Bảo (học sinh lớp 11A2, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) là 1 trong 2 học sinh của Việt Nam giành được huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Tin học Châu Á năm 2021 vừa diễn ra.
" alt=""/>Bà Cao Lan Thanh làm hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu