Sau Apple, đến lượt Valve bị kiện độc quyền khi áp thuế 30% trên Steam

  发布时间:2025-01-21 02:47:53   作者:玩站小弟   我要评论
Valve bị cáo buộc lạm dụng nền tảng Steam độc quyền để "hút máu" các nhà phát triển game PC với mức đội tuyển bóng đá quốc gia phápđội tuyển bóng đá quốc gia pháp、、。

Valve bị cáo buộc lạm dụng nền tảng Steam độc quyền để "hút máu" các nhà phát triển game PC với mức phí lên đến 30%.

Logo Valve được khắc trong một phòng làm việc.

Nhà phát triển game Indie đồng thời cũng là sáng lập gói mua game chung Humble Indie Bundle,đếnlượtValvebịkiệnđộcquyềnkhiápthuếtrêđội tuyển bóng đá quốc gia pháp Wolfire Games, đã đệ đơn kiện đối với Valve  - nhà sản xuất đứng sau nền tảng phân phối game Steam nổi tiếng. Cáo buộc công ty này sử dụng lợi thế độc quyền của Steam trên nền tảng PC, nhằm trích "mức hoa hồng cao quá đáng cho gần như mỗi giao dịch thông qua cửa hàng của họ - 30%".

Thế độc quyền không thể phá vỡ

Vụ kiện đã được đệ trình lên tòa án liên bang Washington, tập trung vào những cáo buộc được cho là ràng buộc bất hợp pháp của nền tảng Steam và cửa hàng Steam đối với các nhà phát triển game. Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, đại đa số các game thủ PC đều đã bị "gắn chặt" với Steam do hiệu ứng rộng lớn của nó cũng như phí chuyển đổi khá cao nếu muốn chuyển sang một nền tảng mới.

Điều đó đã biến nền tảng này trở thành "một thứ buộc phải có của các nhà phát hành game", những người cần tiếp cận thị phần khách hàng trên Steam để phát triển. Tuy nhiên, các tựa game có mặt trên Steam Store đều phải trả "khoản thuế 30%" trong tổng doanh thu cho Valve. Bằng cách sử dụng vị thế như là "kẻ gác cổng" cho cửa hàng độc quyền của mình, Valve đã áp đặt quyền uy lên các nhà phát hành game PC, dẫn đến khoản thuế "nhỏ nhưng đáng kể và kéo dài" nếu so sánh với một thị trường có tính cạnh tranh thực sự.

Vụ kiện lần này là sự góp mặt của một loạt các đối thủ cạnh tranh với Steam. Có thể điểm qua một vài cái tên cộm cán trong "tập thể nguyên đơn" này như: CD Projekt Red, EA, Microsoft, Amazon và Epic. Chưa kể đến các "nhà phân phối thuần túy" với các cửa hàng vật lí như GameStop, Green Man Gaming, Impulse và Direct2Drive).

Các đối thủ cáo buộc trạng thái "đóng kín" của Steam khiến cho không một cửa hàng nào có thể làm "sứt mẻ" vị thế độc quyền của Valve, mặc cho những khoản tài trợ khủng. Ngay cả Epic Games Store "đốt" hàng trăm triệu USD để giữ game độc quyền và phát hành các trò chơi miễn phí trên nền tảng, cũng chỉ chiếm thị phần "trên 2% một chút" (trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm ngoái, CEO Tim Sweeney của Epic ước tính thị phần của Epic Games Stores khoảng 15%).

Thế độc quyền lớn đến thế nào?

Wolfire ước tính Valve kiểm soát "khoảng 75%" thị trường bán game 30 tỷ USD, một con số tương ứng với các ước tính công khai khác về sự thống trị của Steam. Thu phí dịch vụ 30%, doanh thu 6 tỷ USD từ cửa hàng chia cho đầu người khoảng 360 nhân viên của Valve rơi vào khoảng 15 triệu USD doanh thu mỗi nhân viên.

Giới hạn Steam key

Có một cách khác để các nhà phát hành game có thể bán các tựa game trên Steam ở các cửa hàng khác. Theo đó, một nhà phát hành có thể tạo key miễn phí từ Steam, sau đó mang các key này đi bán trên các nền tảng khác với hy vọng chỉ phải trả mức hoa hồng thấp hơn.

Tuy nhiên, Valve đã đặt ra những hạn định đối với tính năng này. Valve đề ra một "Quy tắc ngang giá" (Price Parity Rule) hướng đến các nhà phát hành, theo đó các key từ Steam sẽ không được bán trên các dịch vụ hoặc trang web khác nếu mức giá đó thấp hơn niêm yết trên Steam. Ngoài ra, Valve cũng có quyền từ chối các yêu cầu tạo key nếu nhà phát hành đề nghị "số lượng key quá lớn và không đem đến những giá trị tốt đẹp cho khách hàng Steam" (Valve không định nghĩa cụ thể "quá lớn" và "giá trị tốt đẹp" là gì).

Khi yêu cầu key, các nhà phát hành cũng phải đồng ý chọn vào ô có nội dung "Tôi đồng ý sẽ không cung cấp cho khách hàng Steam một thỏa thuận thấp hơn". Valve cũng sử dụng cái mà bên thưa kiện gọi là "Điều khoản phủ quyết về giá" (Price Veto Provision) được thực thi có chọn lọc để thay đổi giá trên Steam Store đối với các tựa game được rao bán "mềm" hơn ở những nền tảng khác, ngay cả trong trường hợp các tựa game đó không sử dụng nền tảng Steam.

Người ta có thể lập luận rằng những hạn chế này của Valve là để ngăn các nhà phát hành game "ngồi không hưởng lợi" từ nền tảng Steam. Chẳng hạn như, bằng cách bán phần lớn các Steam key của họ trên một cửa hàng khác, nhà phát hành game vẫn có thể nhận được tất cả ích lợi từ Steam trong khi vẫn tránh được mức phí 30%. Và chính Apple cũng sử dụng các luận điểm tương tự trong cuộc chiến pháp lý với Epic đối với tựa game Fornite và App Store.

Tuy nhiên, phía Wolfire cho rằng biện pháp bảo vệ giá của Steam thực chất là một "biện pháp hạn chế cạnh tranh" nhằm đảm bảo "Valve có thể ngăn các cửa hàng đối thủ đem đến cho khách hàng mức giá sản phẩm thấp hơn, đối với các tựa game có mặt trên Steam, không khuyến khích lượng lớn người dùng Steam Store chuyển sang nền tảng của họ". Do các biện pháp bảo vệ giá của Valve, mà "các nhà phân phối đối thủ không có cách nào để thu hút khách hàng và lấy đi thị phần từ tay Valve, vì những nỗ lực của họ nhằm cạnh tranh về giá (ví dụ như tính phí hoa hồng thấp hơn) đã bị chặn bởi các yêu cầu ngang giá của Valve". Vì thế, Valve ít phải đối mặt hoặc thậm chí không hề có áp lực cạnh tranh đối với cơ cấu hoa hồng 30% của mình.

Bên nguyên đơn cho rằng cách hữu hiệu duy nhất để chống lại những biện pháp này đó là "tránh sử dụng nền tảng Steam". Nhưng vị thế độc quyền của Valve lại cho thấy "không có lựa chọn thay thế khả thi về mặt kinh tế" dành cho hầu hết tựa game PC. Mặc dù vẫn có một số trường hợp ngoại lệ (chẳng hạn như League of Legends của Riot), nhưng những tựa game như vậy "thường yêu cầu một hành trình dài được công nhận và thành công, trước khi có thể lớn mạnh mà không cần đến nền tảng Steam Gaming".

Đơn kiện cho rằng "về cơ bản, Valve đã áp đặt một khoản thuế lớn đối với ngành công nghiệp game PC. Nếu Valve không có những ngăn cản cạnh tranh về giá đối với các tựa game trên Steam, thì các game thủ và nhà phát hành sẽ được trải nghiệm một nền tảng liền mạch, không phân mảnh mà vẫn được hưởng những lợi ích từ việc cạnh tranh về giá trên thị trường phân phối. Điều đó sẽ cải thiện chất lượng trải nghiệm cho game thủ và nhà phát hành, đồng thời cũng giảm giá tiền cho tất cả các bên".

Vụ kiện lần này xảy ra vào thời điểm mà Microsoft đã công bố kế hoạch cắt giảm tỉ lệ chia doanh thu mỗi tựa game trên Microsoft Store, từ 30% xuống 12%, bắt đầu từ tháng 8. Nó cũng diễn ra vài tháng sau khi một nhóm năm người dùng Steam tiến hành một vụ kiện tương tự cáo buộc vị thế độc quyền của Valve đang giữ giá trò chơi cao một cách phi lý.

(Theo VnReview, Ars Technica)

 

相关文章

  • Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất

    Hoàng Ngọc - 19/01/2025 04:29 Ngoại Hạng Anh
    2025-01-21
  • 85 tập phim 'Về nhà đi con' có thể mang về cho VTV khoảng 200 tỷ, bằng với 1 bom tấn chiếu rạp đang giữ kỷ lục doanh thu tại Việt Nam. 

    Sức nóng của phim 'Về nhà đi con' có thể đo ngay bằng giá quảng cáo. Thời điểm mới lên sóng, mỗi spot quảng cáo 30s là 75 triệu đồng thì từ 1/7, mức giá được điều chỉnh lên 120 triệu đồng nếu mỗi thương hiệu muốn xuất hiện trong thời gian chiếu phim 30 giây. Đó là chưa kể tới các quảng cáo banner xuất hiện trên màn hình trong lúc chiếu phim.

    Như vậy mỗi tập phim 'Về nhà đi con' phát sóng, nhà đài có thể thu 2 tỷ đồng từ cho khoảng 10 phút quảng cáo. Nếu tính cả 85 tập phim thì phim 'Về nhà đi con' thu về chừng 200 tỷ đồng cho nhà đài. Quảng cáo vào phim dày đặc đến mức nhiều khán giả nói vui: "Quảng cáo đang hay thì chèn phim vào". Nhiều khi 'Về nhà đi con' mới chiếu được 2 phút thì đã dành thời lượng gấp đôi cho quảng cáo. 

    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
    Đặt giả thiết 5 tập ngoại truyện chiếu nối sóng trên VTV1 sau tập 85 thì VTV có thể thu thêm tới cả chục tỷ từ quảng cáo. 

    'Về nhà đi con' phá vỡ mọi kỷ lục 

    Dễ nhận thấy kể từ thời điểm phát sóng, 'Về nhà đi con' trở thành chủ đề bàn luận của mọi đối tượng khán giả. Từng tình tiết trong phim có thể được lôi ra mổ xẻ nhiệt tình. Liên tục nhiều ngày clip preview các tập phim mới của 'Về nhà đi con' luôn nằm trong tab thịnh hành của YouTube với hàng triệu lượt xem.

    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
     Clip xem trước nội dung các tập phim luôn lọt tab thịnh hành mỗi ngày trên Youtube với lượng xem khủng chỉ trong thời gian ngắn. 

    Trong nhiều tháng, 'Về nhà đi con' luôn nằm trong Google Xu hướng với hàng trăm ngàn lượt tìm kiếm theo từng tập. Gõ từ khoá tên phim vào thanh tìm kiếm của Google sau 0,44 giây người dùng có thể nhận về 493 triệu kết quả (tính tới tối 17/8). Riêng phần ngoại truyện dù mới được thực hiện và lên sóng mà không hề được nhà sản xuất quảng bá cũng trả về hơn 60 triệu kết quả chỉ trong 0,27 giây.  

    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
     
    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
     Google trả hơn nửa tỉ kết quả trong tích tắc liên quan đến từ khoá 'về nhà đi con'. 

    Sau cơn sốt Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, hay Quỳnh búp bê, chưa từng có một bộ phim truyền hình nào sở hữu lượt người theo dõi đông đảo như fanpage 'Về nhà đi con' với lượng like tăng theo từng ngày. Cho tới thời điểm phim kết thúc phát sóng, fanpage phim đã có gần 670 nghìn người thích và gần cán mốc 1 triệu người theo dõi. Điều này cũng lý giải vì sao các clip phim 'Về nhà đi con' xuất hiện trên trang này thường đạt lượng like, xem, chia sẻ và bình luận 'khủng'.

    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
    Fanpage phim luôn có lượng tương tác cực lớn. 

     Chuyện một trích đoạn tập mới đạt triệu view, hàng chục ngàn like chỉ trong vài giờ là rất bình thường. Đó là chưa kể các group dành cho những fan yêu thích phim 'Về nhà đi con' có tới hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn thành viên tham gia. Chưa bao giờ có một bộ phim truyền hình nào nhận được sự quan tâm như vậy. 

    Theo thông tin của VietNamNet, 'Về nhà đi con' đã cán mốc rating cao nhất dành cho một bộ phim truyền hình và ngay cả khi không phát sóng trên kênh truyền thống thì lượng người xem trực tiếp các tập ngoại truyện có ngày lên tới 400-500 ngàn người trên ứng dụng VTV Giải trí. Thời điểm 85 tập phim phát sóng, khán giả thường xuyên nhận thông báo nghẽn mạng vì quá đông người xem online cùng lúc cho thấy 'Về nhà đi con' thực sự đã hot thế nào. 

     Dàn diễn viên hot không tưởng, từ chính đến phụ đều nổi như cồn

    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
    Ê kíp 'Về nhà đi con' trong buổi ra mắt phim. 

    Được thực hiện dựa trên cảm hứng của bộ phim từng rất thành công năm 2013 - 'Khi đàn ông goá vợ bật khóc', 'Về nhà đi con' đã tạo cho mình một số phận riêng và ghi danh vào lịch sử phim Việt như bộ phim gia đình thành công nhất. Góp phần vào thành công của phim ngoài đạo diễn, biên kịch thì chắc chắn phải kể đến dàn diễn viên xuất sắc, tất nhiên ngoại trừ vai Nhã do Quỳnh Nga đóng nhận nhiều lời chê vì đóng cứng. 

    Song hiếm có một phim nào mà bất kể vai chính hay phụ, xuất hiện nhiều hay ít vẫn có thể gây sốt như 'Về nhà đi con'. Các vai diễn ngắn như Khải, Uyên, Linh, Dũng, cô Hạnh bán hoa... tất cả đều 'hot' một cách khó lý giải. Còn dàn diễn viên chính thì khỏi phải nói. Khán giả thuộc lòng tên các nhân vật ông Sơn, Huệ, Thư, Dương, Quốc, Vũ, Bảo... 

    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
     Dàn diễn viên 'Về nhà đi con' nổi tiếng bất ngờ sau 'Về nhà đi con' 

    Với các diễn viên đã thành danh như Trung Anh, Hoàng Dũng.... họ có thêm những vai diễn để đời. Các diễn viên vốn đã thành công như Bảo Thanh, Thu Quỳnh... có thêm những vai diễn đột phá trong sự nghiệp. Quốc Trường 10 năm làm phim nhưng chỉ thực sự thành ngôi sao hot nhất màn ảnh chỉ với vai Vũ.

    Còn Bảo Hân, cô sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh năm thứ nhất trước đó còn chưa từng đóng phim trở nên nổi tiếng bất ngờ và sở hữu lượng fan đông đảo nhờ vai Ánh Dương. Tuấn Tú sau 7 năm rời xa showbiz cũng đã hot trở lại nhờ vai Quốc... Và rất nhiều diễn viên khác trước đó không ai biết tới hoặc chỉ làng nhàng bỗng hot không ngờ. 

    Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
    Bên cạnh dàn diễn viên chính, bé trai vài tháng tuổi đóng vai cu Bon cũng trở nên nổi tiếng nhờ 'Về nhà đi con'. 

    Dễ nhận thấy lượng follow trên các trang cá nhân của Bảo Thanh, Thu Quỳnh, Quốc Trường, Bảo Hân tăng chóng mặt theo cấp số nhân chỉ trong thời gian 'Về nhà đi con' phát sóng. Các bài đăng trên facebook của họ có thể đạt hàng chục ngàn lượt thích chỉ trong vài giờ. Dàn diễn viên 'Về nhà đi con' cũng đắt show hơn gấp bội nhờ bộ phim, với các hợp đồng quảng cáo tới tấp. 

    Có thể nói 'Về nhà đi con' không chỉ đưa phim Việt lên đỉnh cao của thời hoàng kim mà còn giúp khán giả quay trở lại với phim Việt. Chưa bao giờ người ta chờ đợi đến 9h tối để được theo dõi từng tập phim như vậy. 'Về nhà đi con' đã thực sự đã làm nên chuyện không thể tin nổi. 

    '/>
  • Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu đã xác nhận với hãng tin CNBC về một cuộc điều tra sơ bộ với "Google for Jobs" đang diễn ra nhưng từ chối bình luận về thời gian hoặc kết quả sơ bộ.

    Các cuộc điều tra chống độc quyền chính thức của EU có thể mất nhiều năm để đưa ra kết luận và đưa ra án phạt tới 10% doanh thu hàng năm của một công ty.

    Theo Vietnam+

    Cơ quan quản lý Nhật Bản điều tra chống độc quyền với Apple

    Cơ quan quản lý Nhật Bản điều tra chống độc quyền với Apple

    Tờ Mainichi khảo sát các công ty Nhật Bản cho thấy Apple đã ký hợp đồng buộc các công ty cung cấp công nghệ miễn phí và bí quyết cho các chi nhánh của mình để sản xuất linh kiện.

    '/>
  • Các công cụ trên sử dụng khá dễ dàng và thuận tiện, tuy nhiên chúng ta cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào chúng để xử lý các vấn đề kỹ thuật mà có thể dễ dàng thay đổi bởi Twitter, Facebook, Google với đội ngũ kỹ sư và lập trình tài năng của họ.

    Hãy kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình

    Ứng dụng Jumbo hiện miễn phí trên nền tảng iOS có khả năng kiểm tra tất cả các quyền mà bạn đã cấp cho Amazon, Facebook, Google hay Twitter và cung cấp tùy chọn hủy cấp quyền hay xóa các dữ liệu mà các ông lớn công nghệ trên đã thu thập được.

    Cụ thể, ứng dụng Jumbo đã thử nghiệm kiểm tra tài khoản Google của một người dùng và phát hiện rằng Google Chrome đã âm thầm ghi nhớ 11 trang web người dùng truy cập và Google Maps lưu trữ 98 hoạt động gần đây nhất của họ. Đồng thời Jumbo cũng mô tả cụ thể cho chúng ta biết Google sẽ làm gì với các thông tin này: công ty theo dõi vị trí của chúng ta nhằm hiển thị các quảng cáo một cách hiệu quả và phù hợp nhất, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho họ từ các nhà quảng cáo.

    Jumbo có thể là một ứng dụng thật sự tốt, tuy nhiên một số người cảnh báo rằng nếu bạn không trả tiền cho một sản phẩm, thì bạn chính là sản phẩm. Đáp lại điều này, CEO Jumbo cho rằng người dùng không cần quá lo lắng, bởi công ty sẽ biến công nghệ của họ thành một nguồn mở để chứng minh rằng họ hoàn toàn không có mục đích xấu với mọi người.

    "Chúng tôi sẽ không bao giờ truy cập vào dữ liệu của bạn. Công ty không có bất kỳ server nào xử lý hay lưu trữ thông tin của người dùng. Tất cả quá trình xử lý và kiểm tra đều hoạt động trên điện thoại của bạn", vị CEO này cho biết.

    Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ tính bảo mật của Jumbo, thì có thể chỉnh sửa lại quyền riêng tư của mình một cách thủ công, mặc dù nó có phần hơi phức tạp. Đối với ứng dụng Facebook, bạn cần phải thường xuyên thay đổi giữa các menu để quản lý quyền riêng tư với những bài đăng của mình, bao gồm thiết lập về những gì Facebook biết về bạn, cùng với những dữ liệu theo dõi mà Facebook đang nắm giữ. Với Google, việc quản lý quyền riêng tư là một công việc cực kỳ phức tạp khi hệ sinh thái ứng dụng của ông lớn tìm kiếm vô cùng rộng, như Maps, Search và công cụ trợ lý ảo.

    Với các quy trình phức tạp như vậy, trong khi chúng ta lại bận rộn và không có quá nhiều thời gian, thì hãy suy nghĩ lại Jumbo, bởi chúng có thể bao quát mọi thứ và giúp bạn kiểm soát hoàn toàn các thông tin cá nhân của mình chỉ với một hoặc hai lần nhấn.

    Về phía Jumbo, mục tiêu phát triển của công ty sẽ có thể khiến họ đối mặt với nhiều rủi ro trong tương lai. CEO Jumbo cho biết Facbook, Twitter hay các tập đoàn dịch vụ giải trí khác mà ứng dụng đang tương tác sẽ có các hành động pháp lý chống lại Jumbo. Nhà điều hành và hội luật sư của công ty sẽ không thực hiện các hành động đề phòng, tuy nhiên tỏ ra mối quan ngại nếu đối đầu với các ông lớn công nghệ trong tương lai.

    "Chúng tôi khuyến nghị người dùng nên chặn quảng cáo vì sự an toàn, và họ đã làm theo. Tất nhiên điều này sẽ khiến Facebook, dưới góc độ kinh doanh, trở nên ít giá trị đối với các nhà quảng cáo. Và khi Jumbo được cài đặt ngày một nhiều hơn trên điện thoại khách hàng, thì họ có thể coi đây là rủi ro kinh doanh – rằng chúng tôi đang góp phần làm giảm lợi nhuận mà họ có thể tạo ra từ dữ liệu của người dùng", vị CEO cho biết.

    Khi "dùng thử miễn phí" thật sự được miễn phí

    Xa lạ với Việt Nam, tuy nhiên DoNotPay lại là một cái tên khá phổ biến tại Mỹ. Đây là một ứng dụng luật sư ảo hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý hoàn toàn miễn phí, thay vì thuê luật sư riêng với mức giá đắt đỏ. Và vừa mới đây họ lại phát triển một tính năng mới cho phép khách hàng sử dụng thẻ thanh toán ảo để dùng thử các chương trình miễn phí.

    Một cuộc thăm dò vào năm 2017 cho biết 35% người Mỹ đã vô tình thiết lập một tài khoản đăng ký dùng thử sản phẩm và ứng dụng online, sau đó các ứng dụng chuyển sang tính phí theo kỳ hạn một cách tự động, 42% người dùng trong số đó phàn nàn về việc khó khăn trong việc tắt các khoản thanh toán liên tục như vậy. Tuy nhiên, với DoNotPay, mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Ứng dụng sẽ tạo ra một tên giả và địa chỉ email được liên kết với thẻ visa ảo, cho phép DoNotPay "hoạt động như một trung tâm thanh toán trung gian cho khách hàng" , đăng ký dùng thử miễn phí với thẻ visa ảo và tự động hủy thanh toán sau khi thời gian dùng thử miễn phí kết thúc – với điều kiện các thanh toán ban đầu không liên quan đến chi trả bằng tiền.

    Đây thực sự là một ứng dụng cực kỳ hữu ích tại Việt Nam, khi đa phần người dùng hiện nay không có nhiều điều kiện tạo thẻ Visa nhưng vẫn có thể đăng ký sử dụng các chương trình dùng thử miễn phí của nước ngoài mà không cần tốn quá nhiều công sức. Tuy nhiên, DoNotPay hiện nay vẫn chưa khả dụng trên Appstore Việt Nam, người dùng muốn sử dụng ứng dụng này phải thay đổi khu vực mới có thể cài đặt được.

    Giải mã "ma trận" pháp lý

    Thật sự mà nói, chúng ta hoàn toàn không có thời gian để có thể đọc hết tất cả các điều khoản pháp lý trực tuyến mỗi khi đăng ký sử dụng một ứng dụng hay nền tảng xã hội nào đó. Dữ liệu thu thập vào năm 2012 cho biết sẽ mất trung bình khoảng 25 – 70 ngày để một người có thể đọc hiểu toàn bộ các chính sách quyền riêng tư của mỗi trang web mà họ truy cập thường xuyên.

    Và đây là lý do tại sao những dự án như Term of Service;Didn't Read (ToS;DR) ra đời. Được duy trì bởi một mạng lưới tình nguyện viên hoạt động như Wikipedia về các điều khoản và thỏa thuận dịch vụ, ToS;DR sẽ chuyển các tài liệu pháp lý phức tạp thành một danh sách với các gạch đầu dòng, phân loại từ A đến F, giúp người dùng kiểm tra chúng một cách nhanh chóng, và thuận tiện hơn khi có thể sử dụng với công cụ mở rộng được tích hợp ngay trên trình duyệt.

    Cần phải lưu ý, ToS;DR không phải là nguồn dữ liệu hợp pháp. Không có sự hỗ trợ của AI, dẫn đến tình trạng xảy ra sai sót do bởi yếu tố con người. Tuy nhiên người đứng đầu ToS;DR cho rằng những lợi ích mà nó mang lại vượt xa các khuyết điểm kể trên."Bạn có thể so sánh cách làm của chúng tôi với WikiTravel, cung cấp các lời khuyên trực tiếp từ những khách du lịch khác thay vì một nhân viên hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp. Hay OpenStreetMap thay vì GoogleMaps", Michiel de Jong, đồng sáng lập ToS;DR chia sẻ.

    "Đôi lúc, một vài dữ liệu có thể đã lỗi thời hoặc không chính xác, tuy nhiên mọi người hoàn toàn có quyền truy cập và chủ động sửa lại thông tin." Michiel cho biết thêm

    DoS;TR có rất nhiều điều cần phải làm lúc này, kể từ khi các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư bỗng nhiên trở thành chủ đề quan tâm của nhiều người trong vòng 3 năm trở lại đây, sau các vụ bê bối thông tin bị vạch trần gây chấn động dư luận, từ Endward Snowden, Cambridge Analytica cho đến GDPR. Giờ đây, mọi người đang dần quan tâm đến quyền riêng tư của mình và chủ đề này đang nóng hơn bao giờ hết.

    Thị trường tiềm năng từ những "sai lầm"

    Phát ngôn viên của Facebook đã từng nói rằng công ty "luôn cố gắng"cung cấp cho mọi người một cách rõ ràng hơn về cách mà những thông tin của họ được sử dụng trên Facebook và làm cách nào người dùng có thể kiểm soát chúng.

    "Trong 18 tháng qua, chúng tôi đã và đang làm cho các chính sách trở nên rõ ràng hơn, những cài đặt quyền riêng tư của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng tìm kiếm hơn và giới thiệu các công cụ mới hỗ trợ truy cập, tải, và xóa các thông tin của người dùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các hướng đi mới để mang lại một sự minh bạch và có thể kiểm soát quyền riêng tư của người dùng trên Facebook.", phát ngôn viên cho biết.

    Tuy nhiên, khi nhiều công ty cung cấp các dịch vụ đăng ký trên internet, thì những người dùng không có nhiều hiểu biết về pháp lý có nhiều khả năng bị cuốn vào các hợp đồng mà họ không hiểu rõ.

    "Tôi đồng ý với điều khoản và điều kiện" là một trong những thứ dối trá nhất trong thế giới công nghệ, và điều này cần phải thay đổi. Mặc dù chúng ta có thể phần nào tin vào sự minh bạch của các ông lớn thung lũng Silicon, tuy nhiên cần phải hiểu rõ rằng điều này sẽ không mang lại lợi ích cho Facebook hay Google, khi họ làm cho các thiết lập quyền riêng tư trở nên dễ hiểu hơn, trong khi dữ liệu cá nhân của chúng ta chính là nguồn lợi nhuận lớn nhất mà các ông lớn công nghệ kiếm được hàng năm.

    Jumbo, DoNotPay hay ToS;TR là một số giải pháp có ích ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên không nên có một thị trường cho các ứng dụng thiết lập lại quyền riêng tư hay dịch các điều khoản và điều kiện mà chính bạn đã ngay lập tức đồng ý mà không một chút do dự. Và nếu những công ty nhỏ không có nhiều lợi nhuận vẫn có thể bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, thì tại sao những tập đoàn lớn lại không thể?

    Quang Minh theo Medium

    '/>

最新评论