Nhận định, soi kèo Atletico Grau vs Los Chankas, 1h00 ngày 22/8: Phong độ phập phù
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Melbourne Victory vs Wellington Phoenix, 15h35 ngày 14/2 -
Sau Facebook, đến lượt Google và Twitter “vào tầm ngắm” của Quốc hội MỹĐây có thể là một tin vui đối với Facebook, nhưng nó cũng mở ra những ngày "đau đầu" cho các công ty công nghệ lớn khác, và những nạn nhân đầu tiên phải hứng chịu cơn đau này chính là Google và Twitter.
Sau khi Mark Zuckerberg đã điều trần trước các nhà lập pháp, Sundar Pichai của Google và Jack Dorsey của Twitter rất có thể sẽ phải chịu áp lực từ Quốc hội Mỹ.
Bê bối Cambridge Analytica đã tạo điều kiện cho các nhà lập pháp chiếm thế thượng phong trong những tranh cãi xoay quanh việc sử dụng dữ liệu của người dùng, và việc chúng dễ dàng bị lạm dụng như thế nào. Facebook không phải là công ty công nghệ duy nhất sống dựa vào những dữ liệu mà người dùng trao cho một cách "tự nguyện". Google lưu trữ các thông tin của bạn dựa trên những thứ như lịch sử tìm kiếm, các truy vấn trên Gmail và Google Maps,... Google và Twitter trong quá khứ cũng đã không ít lần phải nhận những chỉ trích khi để dữ liệu của người dùng bị lạm dụng.
Đại diện của Google và Twitter đều từ chối bình luận về thông tin đang nằm trong tầm ngắm của Chính phủ.
Vào tháng 11 năm ngoái, cả ba công ty đều đã ra điều trần trước Quốc hội về tính minh bạch của nền tảng của mình, nhưng không có CEO nào tham gia cả. Thay vào đó, họ cử những luật sư giỏi nhất của mình ra làm việc. Động thái này không giúp các nhà lập pháp an lòng, bởi họ muốn có câu trả lời trực tiếp từ nhân sự cao cấp nhất của công ty, không phải những lời lẽ từ luật sư. Tuy nhiên, sau khi Mark Zuckerberg ngồi lên chiếc "ghế nóng", chắc chắn Quốc hội sẽ có đủ lý do để gây sức ép lên Google và Twitter.
"Rất nhiều lo ngại dấy lên từ sau vụ điều trần đầu tuần này, liên quan tới các vấn đề riêng tư. Có thể nói đây là chuyện rất lớn và không chỉ Facebook bị vạch tên mà Twitter cũng phải vậy, hay Google, YouTube cũng không thể vô can",Thượng nghị sĩ Mark Warner chia sẻ với CNETsau phiên điều trần với Mark Zuckerberg.
Theo CNET, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley cũng đã mời CEO Google Sundar Pichai và CEO Twitter Jack Dorsey tới phiên điều trần của Thượng viện, nhưng cả hai đều không xuất hiện. Đây không nhất thiết là hành động đề nghị Pichai và Dorsey đứng ra điều trần giống như Mark Zuckerberg với Thượng viện. Việc họ muốn làm là để những công ty này hợp tác với Quốc hội nhiều hơn nhằm bảo vệ người dùng.
Áp lực lúc này không chỉ đơn thuần đứng trước Thượng viện, Hạ viện để điều trần mà Quốc hội Mỹ đang hối thúc Google, Twitter hỗ trợ cơ quan quản lý.
Mark không chỉ là CEO đầu tiên của một công ty lớn phải điều trần về những mặt trái của mạng xã hội. Ông chủ Facebook còn là người đầu tiên đưa ra cam kết pháp lý cho phép chính phủ có quyền giám sát hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình.
Nhiều ngày trước buổi làm việc đầu tiên cùng Thượng viện, Zuckerberg tuyên bố ủng hộ dự thảo luật Quảng cáo trung thực, yêu cầu các công ty công nghệ phải công khai các quảng cáo trực tuyến liên quan tới chính trị được đính hướng ra sao và chi phí bao nhiêu. Không lâu sau khi Facebook tuyên bố hỗ trợ, CEO của Twitter cũng có động thái tương tự.
Giờ chỉ còn Google im lặng.
Mặt khác, Quốc hội cũng đang cần đến sự giúp đỡ của các công ty công nghệ theo nhiều cách khác nhau. Trong phiên điều trần trước Thượng viện, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã "nhờ" Mark Zuckerberg giúp soạn thảo luật với yêu cầu "trình cho chúng tôi một số văn bản dự thảo".
Sau buổi làm việc, thượng nghị sĩ Mark Warner đã yêu cầu đồng thời Facebook, Google, Twitter hợp tác với Quốc hội trong vấn đề an ninh quốc gia. Ông nói: "Quốc hội muốn Mark, Dorsey, Sergey cùng ngồi lại và nói chuyện với ủy ban tình báo về an ninh quốc gia, bởi đây là một vấn đề không thể tự biến mất".
Sergey được ông Warner nhắc tới chính là Sergey Brin, đồng sáng lập của Google.
"> -
Phản hồi thông tin đăng tải trên một số báo, rằng website của Vietcombank bị xâm nhập (hack), ngân hàng này khẳng định website Vietcombank đảm bảo an toàn, không bị xâm nhập và vẫn đang phục vụ mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng. 'Website của Vietcombank an toàn’Liên quan đến nội dung đăng tải trên một số cơ quan báo chí về việc website của Vietcombank bị xâm nhập (hack), Vietcombank thông tin như sau:
“Trước hết, Vietcombank khẳng định hệ thống website của Vietcombank đảm bảo an toàn, không bị xâm nhập và vẫn hoạt động bình thường phục vụ các nhu cầu giao dịch của khách hàng bao gồm nhu cầu truy vấn thông tin và thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng.
Đối với thông tin như báo chí đã đăng tải có liên quan đến dữ liệu thông tin quảng cáo, khuyến mại chủ động theo hình thức thư điện tử mà Vietcombank vẫn thường xuyên gửi cho khách hàng. Trong ngày 13/4/2018, khi nâng cấp cơ sở dữ liệu này, cán bộ kỹ thuật đã sơ suất cập nhật dữ liệu thử nghiệm vào kho lưu trữ. Sơ suất này đã được phát hiện kịp thời và điều chỉnh phù hợp ngay sau đó.
Vietcombank cũng đã triển khai các biện pháp để đảm bảo không xảy ra các trường hợp tương tự.
Một lần nữa, Vietcombank khẳng định hệ thống của Vietcombank đảm bảo an toàn và các khách hàng của Vietcombank không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào từ sơ suất nêu trên”.
(Nguồn: Vietcombank)
"> -
Có một thứ còn nguy hiểm hơn Cambridge Analytica đang tồn tạiVậy sự khác biệt giữa Cambridge Analytica và những lần chúng ta bị lợi dụng khác là gì? Đó là hàng triệu người dùng thậm chí còn không biết nền tảng nào đang thu thập dữ liệu của họ và dùng chúng nhắm vào chính họ để phục vụ cho các mục đích chính trị.
Vấn đề lớn hơn ở đây là chúng ta không thể tránh khỏi những sự việc như Facebook vừa qua. Facebook vốn là một hệ thống đóng, và do đó nó đặc biệt nguy hiểm. Một hệ thống có khả năng thấy được những tương tác của bạn, kiểm soát được nội dung mà nó muốn cho bạn thấy, và có thể phân tích kết quả từ những thứ đó, là một hệ thống hoàn hảo nhằm mục đích "tối ưu hóa hành vi con người".
Theo VentureBeat, ngay cả khi chúng ta không gặp phải scandal Cambridge Analytica, sự thật vẫn không hề thay đổi: các kênh xã hội đang thu thập thông tin của chúng ta!
Lấy Twitter làm ví dụ: bạn có thể thấy bất kỳ "like" và tương tác nào mà người dùng Twitter khác thực hiện - dữ liệu đó được mở cho mọi người, và chỉ cần tận dụng Twitter API, bạn đã có thể tự động thu thập chúng. Cao hơn nữa, khi kết nối Twitter với IBM Watson hay một số dịch vụ thương mại khác, bạn sẽ có thể truy cập ngay lập tức đến hàng ngàn (nếu không muốn nói là hàng triệu) bản ghi thông tin từ những người dùng khác. Và số dữ liệu này ngay từ đầu đã không hề được xem là "riêng tư". Lúc này, bạn có thể tạo nên một hồ sơ tâm lý dựa trên các lượt "like" của người dùng, sau đó hướng dẫn nó nhắm vào ai và làm sao để có thể nhắm vào những người đó. Sau khi đã xây dựng được hồ sơ này, bạn có thể sử dụng nó vào bất kỳ việc gì bạn muốn.
Tất nhiên, "vòng lặp" này không nhất thiết phải xuất phát từ Facebook. Người ta có thể xây dựng một hồ sơ từ dữ liệu Twitter và dùng chúng trong các quảng cáo Facebook. Bạn chỉ cần hồ sơ để huấn luyện AI, và sau khi đã huấn luyện nó, công nghệ này có thể hoạt động một cách thần kỳ trên bất kỳ nền tảng nào.
Khi AI trở nên thông minh hơn, nó sẽ có thể đọc và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Nó sẽ không cần người dùng phải "mớm" các dữ liệu đồng bộ, hay hàng tá nhà mạng phải quét và trích xuất tín hiệu từ tiếng ồn. Ví dụ, có những công nghệ AI có thể quét hàng ngàn bản ghi chỉ trong vài phút là đã có thể trả về kết quả. Có nghĩa là AI đó có thể quét các website, tập tin, và tài liệu, sau đó lập nên một hồ sơ hoàn chỉnh về chúng ta mà không hề phá vỡ một điều luật nào về quyền riêng tư.
Thông tin đã ở sẵn ngoài kia, miễn phí với tất cả mọi người. Chúng sẽ trở thành vàng khi được xử lý bởi các bộ máy machine learning - vốn thu thập dữ liệu ở một nơi nào đó, tạo lập các hồ sơ dựa trên các dữ liệu đó, và lấp các lỗ hổng còn thiếu - tất cả chỉ trong vòng vài phút.
Rất nhiều người dùng cảm thấy họ bị Facebook điều khiển như những con rối sau scandal Cambridge Analytica, khiến họ đặt ra câu hỏi công ty này đã thu thập dữ liệu theo cách nào. Đây là câu hỏi có phần thừa thãi, bởi không sớm thì muộn, các công ty như Cambridge Analytica cũng sẽ có được dữ liệu này, ngay cả khi không có Facebook. Chúng ta thậm chí không thể đảm bảo ngay lúc này rằng scandal tương tự sẽ không xảy ra nữa. Như đã nói ở trên, các công ty có thể thu thập thông tin thông qua những phương thức hoàn toàn hợp pháp.
Vấn đề ở đây không phải là Facebook. Vấn đề là chúng ta chưa được chuẩn bị để đối phó với những mối đe dọa xung quanh mình.
Người ta lo sợ AI bởi nó có thể chiếm mất công ăn việc làm của con người, hoặc thậm chí tiêu diệt luôn cả loài người. Tuy nhiên, AI không thực sự có năng lực sáng tạo - nó chỉ có thể lặp lại những gì con người làm, đôi lúc hiệu quả hơn ban đầu. Chắc chắn có những lĩnh vực nhất định mà AI sẽ làm tốt hơn, nhưng AI còn tạo ra những cơ hội mới. Bên cạnh đó, các nỗ lực tự động hóa được các công ty lớn như Tesla áp dụng đã chứng minh rằng tận dụng AI thái quá cũng không có tính thực tiễn cao - hoặc ít nhất là chưa.
Do đó, mối quan ngại rằng AI sẽ chiếm mất công việc của chúng ta, hay tấn công chúng ta, không hề nguy hiểm và cận kề như mối quan ngại rằng con người sẽ sử dụng công nghệ này cho các mục đích mờ ám.
Ví dụ, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu các công ty như Netflix và Facebook sử dụng hồ sơ tâm lý của chúng ta để giúp tìm bạn bè mới với những sở thích tương tự, hoặc đưa ra gợi ý về các chương trình truyền hình thú vị. Tuy nhiên, trong trường hợp Cambridge Analytica, công ty này lại sử dụng hồ sơ người dùng để suy ra một hành vi nhất định từ các đối tượng mà họ không hề hay biết - đó là một hồi chuông cảnh báo đối với tất cả mọi người.
Một nguy cơ nghiêm trọng hơn mà công nghệ này mang lại là các công ty sử dụng nội dung và các mối liên kết của bạn để thay đổi tư duy của chính bạn. Ví dụ, nếu bạn đăng tải các nội dung trong đó nêu lên những ý tưởng mà hệ thống muốn khuyên ngăn bạn không thực hiện, nó sẽ chỉ chia sẻ nội dung này với những người có quan điểm đối lập, khiến bạn nhận được một loạt các đánh giá tiêu cực và gây ra ấn tượng rằng chẳng ai đồng ý với bạn cả. Tương tự, nếu nội dung của bạn có những vấn đề mà hệ thống muốn tiếp tục được duy trì và củng cố, nó sẽ chỉ chia sẻ chúng với những người cùng quan điểm để bạn luôn nhận được những phản hồi tích cực.
Suy nghĩ xa hơn, chính quyền có tiềm năng sử dụng công nghệ này để chống lại công dân của chính họ. Ví dụ, công tác kiểm duyệt tại Trung Quốc hiệu quả đến mức tạo ra được một hệ thống đóng (như Facebook), với mọi người trong hệ thống đó cực kỳ dễ dàng bị điều khiển bởi những phương thức nói trên. Ngay cả các cơ quan an ninh (của Trung Quốc) - tương tự như Edward Snowden đã từng tiết lộ - cũng có thể kiểm soát quá trình truy cập Internet của bạn ở cấp độ router (tức ngay khi thông tin từ máy tính chuyển đến router để đi ra ngoài Internet, bạn đã bị kiểm soát rồi!).
AI sẽ không mất đi. Thông tin của chúng ta cũng vậy, chúng vẫn ở ngoài kia, và chúng ta không thể chỉ dựa vào các quy tắc, chế định pháp luật để bảo vệ chúng. Những kẻ có kiến thức sâu rộng luôn tìm cách vượt mặt các quy định bằng cách liên tục tạo ra những phương thức mới để thay đổi hành vi của chúng ta. Công nghệ blockchain có thể giúp giải quyết mọi vấn đề bảo mật này, nhưng ở thời điểm hiện tại, không phải ai cũng quen thuộc với nó, và do đó nguy cơ rò rỉ dữ liệu vẫn sẽ tiếp diễn. Alan Turing đã từng cho rằng chỉ có một cỗ máy mới có thể đánh bại một cỗ máy khác, đó là lý do chúng ta cần phải tự trang bị cho mình những công cụ AI làm đối trọng.
Một trợ lý AI có khả năng bảo vệ quyền lợi của người dùng là một giải pháp khả thi. AI này sẽ cần phải minh bạch và phi tập trung, đảm bảo rằng nó không "đi đêm" với bất kỳ bên nào khác sau lưng người dùng. AI như vậy có thể "phá bỏ vòng lặp". Ví dụ: nó có thể phát hiện các khuôn mẫu "tối ưu hóa hành vi" và hiểu được một hãng nào đó đang cố khiến bạn làm gì, và cảnh báo bạn về điều đó. Công nghệ này còn có thể thay đổi nội dung hay chặn một số phần của nội dung bạn đăng tải để hóa giải việc các AI đối thủ (AI của các nền tảng xã hội) tìm cách truy cập và phân tích chúng. Đối với vấn đề kiểm soát quá trình truy cập Internet, một trợ lý AI sẽ rất hữu dụng khi phát hiện các khuôn mẫu như vậy và tự động chia sẻ nội dung ra nhiều nền tảng khác nhau, đồng thời gửi ngược kết quả lại cho người dùng.
Phần lớn những gì chúng ta đã và đang nghĩ về AI vẫn chưa xảy ra, và nhiều thứ chúng ta chẳng hề nghĩ đến lại khiến cả thế giới phải rúng động. Rốt cuộc, thứ chúng ta đang chống lại là con người đằng sau những cỗ máy chứ không phải là bản thân những cỗ máy.
">