您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
NEWS2025-01-26 20:29:09【Bóng đá】2人已围观
简介 Pha lê - 24/01/2025 09:14 Nhận định bóng đá g leicesterleicester、、
很赞哦!(122)
相关文章
- Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
- Hành trình trở thành bác sỹ của cô gái Huế được báo Mỹ vinh danh
- Loạt ứng dụng, nền tảng xuất sắc tại Tech Awards 2022
- Người Lebanon trở về nhà sau lệnh ngừng bắn Israel
- Nhận định, soi kèo Elfsborg vs Nice, 03h00 ngày 24/01: Khách dừng cuộc chơi
- Người đàn ông ngủ cùng 567 chiếc quan tài: Tôi làm không phải vì tiền
- Người tiểu đường mắc cúm cần chăm sóc thế nào
- Người đàn ông ngủ cùng 567 chiếc quan tài: Tôi làm không phải vì tiền
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
- Những đứa trẻ thành đạt trong tương lai thường đến từ gia đình thế nào?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 23/1: Bất phân thắng bại
- ">
Hoa hồng nào đặc biệt nhất?
- Chủ nhật tuần vừa rồi anh ấy đưa tôi về chơi nhà, coi như là ra mắt mẹ anh ấy. Vừa đến cổng thì thấy mẹ anh đi chợ, vậy là anh liền bảo "mẹ để con và Xuân đi chợ cho". Mẹ anh vui vẻ đưa túi tôi cầm, nói "hai đứa thích ăn món gì thì mua nhé".
Trong khi vòng quanh chợ, anh khoe rằng hôm nay anh sẽ trổ tài đầu bếp cho tôi xem, sẽ làm những "món tủ" của anh mà chắc chắn tôi ăn sẽ thích. Anh còn nói sau này về chung một nhà rồi anh nhất định sẽ chia sẻ việc nhà cửa bếp núc với tôi bởi anh xem đó là một thú vui được mẹ bày dạy từ nhỏ.
Lúc đó tôi thầm nghĩ "mình nấu ăn không được khéo lại gặp đúng anh thích chợ búa bếp núc thế này thì còn gì bằng". Nhưng đi mãi mấy vòng quanh chợ, tôi nhận ra mình đã mỏi rã chân rồi mà anh vẫn chưa mua đủ những thứ mình cần.
Những thứ ấy không phải chợ không có, mà vì anh kì kèo trả giá ghê quá. Mua một con cá chép anh cũng đi khắp lượt các hàng rồi kì kèo trả từng nghìn một.
Mớ thì là hai nghìn anh cũng phải trả giá ba nghìn hai mớ mới mua. Anh mua năm lạng thịt bò, người bán cắt quá đi một tý anh cũng yêu cầu cắt bớt bằng đủ năm lạng bởi "nhà em chỉ ăn thế thôi, mua nhiều thừa lãng phí".
Tôi bảo anh là phiên phiến thôi, chứ đi khắp chợ khảo giá thì hết buổi, nhưng anh bảo: "Việc chợ búa này em chưa chắc giỏi bằng anh đâu. Tiền kiếm được một đồng cũng là mồ hôi nước mắt, đâu dễ để người ta thích lấy giá nào thì lấy được. Cứ thế… hết món nọ đến món kia, gần trưa anh mới mua xong đồ.
Trên đường về anh còn giảng giải cho tôi về nghệ thuật đi chợ, nghệ thuật mặc cả, còn tự hào "anh không bao giờ để mình bị mua hớ thứ gì, đến mẹ anh còn phải nể anh về khoản này đấy". Tôi ngồi sau xe, chân mỏi rã rời, thực lòng không muốn nói thêm một câu nào, không biết đây là ưu điểm hay nhược điểm của người đàn ông này nữa.
Nói về chuyện bếp núc đúng là anh rất thành thục đảm đang. Anh không cho tôi sờ vào việc gì, bảo cứ ra ngồi chơi với mẹ để anh "cân tất". Hai bác cháu ngồi nói chuyện một lúc thì anh bê mâm lên, nhìn món nào ra món đấy, bắt mắt và hấp dẫn vô cùng.
Mẹ anh không ngớt khen con trai "'nấu ăn không kém gì đầu bếp các nhà hàng hạng sang". Mà công nhận, anh nấu ăn ngon thật. Trong bữa ăn anh còn giảng giải về quy trình nấu ăn, món này tỏi phải phi dầu mấy phút, cá hấp trong bao lâu, thịt bò xào như thế nào là đủ độ chín… Buổi ra mắt này đúng là đã cho tôi biết những điều tôi chưa từng biết về anh, ngoài cái vẻ ngoài thư sinh hào hoa kia, chính là một "bà nội trợ đích thực".
Tôi về nhà, kể về anh cho cả nhà nghe, ông anh trai tôi cười ngặt nghẽo: "Đời cô phải tu mấy kiếp mới gặp được cậu ấy đấy. Hôm nào dẫn cậu ấy về ra mắt trổ tài cho anh sáng mắt với". Chị dâu tôi thì nói "chả cởi giày ra mà chạy cho nhanh còn gì nữa. Đàn ông đàn ang, đi chợ mặc cả từng nghìn một thì về nhà cũng "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành", kinh lắm". Bố mẹ tôi thì nghiêm túc hơn: "Con cứ tìm hiểu thêm cậu ấy đã".
Sau buổi đi chợ cùng anh, tự nhiên tôi cứ phân vân với mối quan hệ này. Bình thường thì tôi thấy anh không có vấn đề gì: Đi ăn đi chơi với tôi anh vẫn chủ động trả tiền. Mặc dù thỉnh thoảng anh có kể anh có mấy ông bạn vô duyên, rủ đi nhậu thì nhanh nhưng chỉ thích "ăn chùa", ở đời phải có đi có lại, cứ thế mãi rồi người ta cũng chán. Anh cũng không quá khắt khe chuyện này chuyện kia.
Tôi không biết mình có lo lắng và suy nghĩ quá nhiều không khi thấy rằng những điều mà anh tự hào tôi lại thấy là nhược điểm. Lấy một người chồng như anh, tôi nên thấy mình may mắn tu mấy kiếp mới gặp được như anh trai tôi nói hay là xách giày lên mà chạy cho kịp như chị tôi khuyên?
‘Sự cố’ khiến cô dâu trẻ bỏ về nhà mẹ đẻ ngay đêm tân hôn
Đêm tân hôn thay vì tận hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào, lãng mạn, lòng em lại tràn ngập sự tủi thân và những giọt nước mắt.
">Tôi muốn 'tháo chạy' sau khi đi chợ cùng bạn trai
- Những việc làm của họ phần nào giúp người dân vùng rốn lũ ổn định cuộc sống.
Các thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh và người dân vùng lũ tỉnh Quảng Trị. Trở về sau 10 ngày cùng ăn, cùng ở với bà con vùng lũ Quảng Trị, anh Trần Huỳnh Hoài Phong (33 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) cùng các đồng đội của mình vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc được giúp đỡ bà con nơi rốn lũ.
Anh Phong cho biết, ngày 21/10 vừa qua, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh do anh làm đội trưởng đã phối hợp cùng CLB Công tác xã hội Hóc Môn chở gần 30 tấn hàng hóa ra hỗ trợ bà con vùng lũ của tỉnh Quảng Trị. Số hàng trên là do bà con miền Tây đóng góp.
“Đợt lũ trước bão số 9, bà con ở tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng rất nặng nề nên đội vận động người dân đóng góp nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ. Đội không nhận tiền ủng hộ mà chỉ nhận nhu yếu phẩm. Ai đóng góp gì, đội nhận đấy miễn là không phải tiền mặt”, anh Phong nói.
Chỉ trong ít ngày, đội của Phong đã nhận một số lượng lớn hàng hóa gồm: quần áo, gạo, dầu gió, thuốc men… Trong số này, người dân còn gói hơn 1.000 đòn bánh tét Trà Cuôn, 1.000 cái bánh ú nhờ đội chở ra Quảng Trị.
Không thể để bà con vùng lũ đợi lâu hơn nữa, Phong nhanh chóng thành lập đội để chuyển 30 tấn hàng nói trên ra miền Trung. Tuy nhiên, đường xa vạn dặm, có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Phong phải tìm những thành viên có đủ các tiêu chí nhất định để thực hiện chuyến đi.
Anh Phong kể: “Phương châm của đội từ trước đến giờ là đói tự ăn, xăng tự đổ, khổ tự chịu. Thế nên, lần đi cứu trợ này, tôi phải tuyển chọn thành viên. Yêu cầu đầu tiên là thành viên nhất định phải biết bơi, sức khỏe tốt. Cuối cùng, người đó phải chấp nhận đi mà không hẹn ngày về”.
Bởi, theo tính toán của Phong, sau khi thực hiện công tác cứu trợ xong, đội sẽ chuyển sang cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ người dân tại đây ứng phó bão số 9. Với sự chuyển đổi này, Phong không dám nói trước ngày nào đội sẽ trở về.
Anh Phong cùng đồng đội trong một chuyến đi hỗ trợ người dân tại vùng lũ. Đúng như dự liệu của Phong, sau khi đã tiếp tế lương thực cho các vùng bị ngập, bão số 9 ầm ào đổ bộ vào miền Trung. Ngay lập tức, đội cứu trợ của Phong kết hợp người dân, thanh niên tình nguyện địa phương thành lập đội SOS Hải Lăng tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Mới thành lập, SOS Hải Lăng đã nhận ngay nhiệm vụ tìm, ứng cứu một ông cụ đi lạc. Anh Phong kể: “Lúc tâm bão vào đất liền, mưa gió ghê lắm, chúng tôi nhận được thông báo có một ông cụ tinh thần không ổn định đi lang thang ngoài đường”.
“Hai chân ông bị hoại tử nặng, người dân đã đưa ông vào trạm y tế xã nhưng không có xe cứu thương để đưa lên bệnh viện huyện. Đội quyết định xuất xe cứu thương đến trạm y tế xã để đưa cụ đi. Thế nhưng khi đến nơi, ông cụ đã bỏ đi đâu không rõ”, anh Phong kể thêm.
Không để cụ già một mình ngoài mưa gió, anh Phong cùng đồng đội đội mưa đi tìm. Sau gần 1 giờ đồng hồ tìm kiếm, cả nhóm gần như tuyệt vọng, định bỏ cuộc thì anh thấy ông lão đi lang thang ngoài Quốc lộ 1A.
Nếu đội của anh Phong không gặp được ông, có lẽ người này đã không qua khỏi. Bởi, lúc phát hiện, ông lão gần như suy kiệt vì đói và lạnh, các vết thương ở chân lở loét, rướm máu… Sau này, người thân ông cụ cho biết, ông đi lạc đã 5 tháng nay. Người nhà đăng tin tìm kiếm ông trên đài truyền hình nhưng vẫn không có kết quả.
Bán xe mua xuồng hơi cứu dân
Chiếc xuồng hơi anh Phong mua từ tiền bán chiếc xe mô tô phân khối lớn của mình. Dù chuẩn bị tinh thần và lường trước những nguy hiểm nhưng anh Phong và đồng đội vẫn nhiều lần thót tim. Anh kể, lần đầu ra xứ lạ quê người trong điều kiện đặc biệt lại không thể nắm rõ địa hình nên cả đội luôn đi trong tâm trạng lo lắng.
Phong nói, cả nhóm phải vào những nơi sâu nhất như: xã A Vao (huyện Đakrông), một số bản vùng sâu, nơi từng bị chia cắt vừa thông xe được 2 ngày… Mỗi khi phải di chuyển trong điều kiện mưa bão, anh em lúc nào cũng lo liệu có gặp sạt lở, lũ quét, lũ ống… hay không.
“Những lúc di chuyển qua vùng bị sạt lở, ai cũng nín thở vì sợ. Vậy mà có lần, đang đi thì có một tảng đá to bằng 2 người ôm lao ầm ầm từ trên núi xuống. Tảng đá đâm sượt qua đầu xe của đội. Mãi một lúc sau, anh em mới biết mình còn sống”, anh Phong kể.
Xe đi qua vùng sạt lở đã khó, việc vận chuyển nhu yếu phẩm đến cho bà con ở vùng ngập lụt càng khó khăn hơn. Rất may, điều này đã nằm trong dự liệu, tính toán của Phong.
Không để bất kỳ loại địa hình nào ngăn cản việc cứu trợ, anh cắn răng bán chiếc mô tô từng là niềm đam mê, bạn đường của mình để mua một chiếc xuồng hơi. Gặp khu vực ngập nước, đội vận chuyển hàng hóa xuống xuồng, nổ máy chạy đến tận nhà dân trao quà.
Phong thật thà chia sẻ, nói bán chiếc xe không tiếc là nói dối. Bởi, chiếc xe này là niềm đam mê của Phong. Nó gắn bó với anh trên những cung đường dẫn đoàn, nhiều lần cùng anh hỗ trợ, cứu giúp người dân gặp tai nạn.
Tuy nhiên, khi biết tiền từ chiếc xe yêu quý của mình có thể mua về chiếc xuồng hơi để giúp đỡ được nhiều người hơn, anh lại thấy xứng đáng và không hối tiếc. Phong nói, anh có ý định tặng lại chiếc xuồng này cho đội SOS Hải Lăng nếu đội này hoạt động hiệu quả.
Thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đưa ông già đi lạc trong bão đến bệnh viện sau khi tìm thấy người này lang thang ngoài Quốc lộ 1A. Cuối cùng, sau 10 ngày cùng ăn, cùng ngủ với người dân vùng lũ, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh, CLB Công tác xã hội Hóc Môn đã phân phát hết gần 30 tấn hàng hóa.
Phong nói, điều khiến anh và đồng đội vui nhất là đã trao tận tay những phần quà theo nhu cầu của người dân từng địa phương cụ thể. Khi được nhận quà như thế, người dân rất mừng vì họ nhận được đúng thứ họ cần.
“Ví dụ vùng bị cô lập, người dân cần thức ăn, dầu gió và thuốc… Vùng cao, thường xuyên bị mất điện, đội hỗ trợ đèn pin, áo mưa… Vùng ngập sâu, đội tặng áo phao, đèn pin… Tùy nhu cầu của từng vùng mà đội sẽ có những phần quà phù hợp chứ không phải nơi nào cũng nhận một loại quà như nhau”, anh Phong chia sẻ.
Anh nói, những hình ảnh bà con vùng lũ vui mừng, nở nụ cười, rơi nước mắt khi nhận những món quà hay ăn chiếc bánh tét, bánh ú mà tấm tắc khen ngon khiến anh và đồng đội vô cùng hạnh phúc. “Chỉ cần như thế, mọi mệt nhọc của anh em như tan biến. Chuyến đi lần này đã thành công tốt đẹp”, anh Phong bộc bạch.
Một cậu bé tỏ ra vui mừng, hạnh phúc khi nhận được quà tặng từ đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh. Người đàn ông 30 ngày lái xe tải dọc miền Trung cứu trợ vùng lũ
Cụ già ngoài tuổi 80 ngồi co ro trên nóc nhà, tay ôm con chó nhỏ, suốt 3 ngày phải nhịn đói vì nước lũ cô lập. Nhận thùng mì tôm từ tay anh Dũng, bà khóc. Anh cũng khóc.
">8X miền Tây bán xe mua xuồng cứu dân và chuyến đi 'thót tim' ở Quảng Trị
Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Jamshedpur, 21h00 ngày 23/1: Đặt chân top 2
Bộ sưu tập linh vật Giáng sinh 2020 do ông Nguyễn Thành Tâm tạo hình từ vỏ trứng. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Linh vật lễ Giáng sinh bằng vỏ trứng
Căn phòng nhỏ trên tầng 4 trong một chung cư cũ (quận Gò Vấp, TP.HCM) của ông Nguyễn Thành Tâm, 70 tuổi - thầy giáo dạy Anh văn, ngổn ngang vỏ trứng. Ông Tâm đang hoàn thiện bộ linh vật Giáng sinh được tạo hình từ vỏ trứng của mình.
Trên chiếc bàn, ông trải tấm thảm trắng muốt tượng trưng cho màu tuyết rơi vào dịp Giáng sinh. Tại đây, ông bày biện những linh vật mình vừa thực hiện xong cho người xem thưởng lãm.
Bộ sưu tập là những hình tượng gắn liền, không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. (Ảnh: Nguyễn Sơn). "Giáng sinh thì không thể thiếu ông già Noel. Năm nay, ông già Noel có chút đặc biệt hơn. Ông phải đội thêm chiếc nón có tấm chắn giọt bắn để chống dịch Covid 19", thầy giáo Tâm vừa cười, vừa giới thiệu hình ảnh ông già Noel được ông tạo tác từ 2 vỏ trứng.
Nói xong, ông lấy từ trong tủ kính ra những hình tượng ông già Noel đủ mọi kích thước, dáng hình. Trong bộ quần áo màu đỏ, ông già Noel bằng vỏ trứng râu trắng phau, vai quảy túi quà, miệng cười thân thiện... Các hiện vật này đều được ông sáng tạo từ vỏ trứng gà, trứng cút rút rỗng ruột.
Ông già Noel trong lễ Giáng sinh năm 2020 từ vỏ trứng gà. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ông nói, có sản phẩm, ông chỉ sử dụng một chiếc vỏ trứng gà. Ngược lại, các nhân vật khác phức tạp hơn, nhiều chi tiết hơn, ông phải kết hợp giữa vỏ trứng gà, trứng cút, trứng đà điểu... Và, mỗi hình tượng, mỗi chi tiết trên các sản phẩm này, ông đều đặt vào đó những ý nghĩa nhất định.
Ông nói: "Tôi luôn cố gắng vẽ nét mặt các linh vật mình thực hiện sao cho giống với hình ảnh trong các bức ảnh, tranh vẽ. Đối với ông già Noel, phải làm sao khi nhìn vào đó, người ta thấy khuôn mặt ông luôn tươi vui, miệng túi quà của ông tôi tạo thành hình trái tim với ý nghĩa, ông già Noel đem lại niềm vui, hạnh phúc, điều tốt đẹp cho mọi người".
Tác phẩm Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn từ vỏ trứng độc nhất vô nhị của thầy giáo Tâm. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ngoài ông Già Noel, ông Tâm còn biến vỏ trứng gà, trứng cút thành các chú tuần lộc, xe kéo, người tuyết... Ông cũng giới thiệu bộ sản phẩm "Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn" bằng vỏ trứng với chất giọng tự hào.
Bằng đôi tay khéo léo, óc sáng tạo độc đáo, ông ghép các vỏ trứng thành hình tượng nàng bạch tuyết trong bộ váy dạ hội đỏ rực. Trong khi đó, 7 chú lùn vây quanh "người đẹp" với nét mặt tươi vui. Trên tay các chú lùn là những nhạc cụ cũng được ông Tâm tạo từ vỏ trứng.
Năm nay, ông già Noel phải đội mũ chống giọt bắn trong khi đi phát quà để chống dịch Covid. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Kỷ lục gia “chơi” vỏ trứng
Thầy giáo Tâm kể, thú vui tạo hình nghệ thuật từ vỏ trứng đến với ông cũng gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Vào dịp Noel của gần 20 năm trước, ông dạy học trò các từ vựng tiếng Anh liên quan đến lễ Giáng sinh. Để tiết học thêm sinh động, ông quyết định làm ông già Noel bằng vỏ trứng gà.
Không ngờ, “tác phẩm” này được các em học sinh đón nhận hết sức nồng nhiệt. Từ đó, ông bắt đầu sáng tạo, tạo hình nhiều linh vật khác từ vỏ trứng gà, đà điểu, trứng cút… Mỗi năm, mỗi dịp lễ, Tết, ông đều thực hiện bộ sưu tập các linh vật bằng loại vật liệu này.
Tuần lộc kéo xe được ông Tâm tạo hình từ 2 vỏ trứng cút trông rất sinh động. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tính đến nay, ông đã sáng tạo hơn 1000 tác phẩm tạo hình nghệ thuật từ vỏ trứng các loại. Đầu năm 2010, ông được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao Bằng chứng nhận Xác lập kỷ lục là người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất.
Ông Tâm nói: “Khi có ý tưởng sáng tạo linh vật gì đó, tôi tìm hình ảnh về nó. Sau đó, ra chợ tìm các loại trứng phù hợp. Ví dụ, làm con tuần lộc, phải tìm cái trứng dài một chút, làm người tuyết thì chọn trứng có độ tròn lớn…”.
Để tạo hình các nhân vật từ vỏ trứng, ông Tâm phải trải qua nhiều công đoạn. Trong ảnh, ông Tâm đang làm sạch vỏ trứng trước khi tạo hình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Sau đó, tôi đem trứng đi tẩy trắng. Dung dịch tẩy trắng vỏ trứng của tôi cũng rất đơn giản. Tôi chỉ ngâm trứng trong nước cốt chanh ít phút rồi dùng tay chùi nhẹ, lớp màu trên vỏ trứng sẽ bong, tróc hết. Lúc này, trứng có màu trắng và rất sạch sẽ”, thầy Tâm chia sẻ thêm.
Sau công đoạn tẩy trắng, ông Tâm tiến hành rút ruột trứng bằng cách đục 2 lỗ nhỏ ở hai đầu quả trứng. Ông dùng hơi thổi hết lòng đỏ, lòng trắng trứng ra khỏi vỏ.
Sau khi làm sạch vỏ, rút hết lòng đỏ, trắng trong trứng, ông Tâm dùng màu để vẽ các chi tiết cần thiết lên vỏ trứng. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Để tạo tác một hình tượng bất kỳ, ông sử dụng vỏ trứng ghép lại với nhau và cố định bằng các loại keo. Sau đó, ông sẽ sử dụng màu để họa mắt, mũi, tai… cho nhân vật thật sống động, thần thái.
Ông nói: “Đối với các linh vật đơn giản, tôi thường sử dụng màu, sơn để vẽ. Tuy nhiên, những nhân vật phức tạp, tôi phải kết hợp nhiều “bộ môn” lại với nhau. Làm ông già Noel, sau khi vẽ mắt mũi, miệng, tôi chỉ tốn chút vải đỏ làm nón, ít bông gòn trắng làm bộ râu, vài tấc kẽm làm gọng kính…”.
Ngoài vỏ trứng, ông còn sử dụng một số phụ liệu khác để làm phụ kiện cho nhân vật được tạo hình. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
“Nhưng khi làm nàng Bạch Tuyết, tôi phải nhờ vợ may một bộ váy bằng vải đỏ, học cách vẽ nét mặt sao cho giống, cắt tỉa vỏ trứng để làm nhạc cụ, phối trộn màu để vẽ trang phục… Mỗi nhân vật như thế, tôi phải làm tỉ mỉ từng tí một nên có khi mất vài tiếng đồng hồ”, ông Tâm chia sẻ thêm.
Không chỉ mất nhiều thời gian, thú chơi vỏ trứng cũng tiêu tốn của ông không ít tiền của. Thậm chí, trước đây, ông từng bị người thân phản đối, cho rằng “tốn tiền mà không sinh lợi nhuận”.
Sau gần 20 năm sáng tạo, ông Tâm đã thực hiện trên 1000 sản phẩm tạo hình từ vỏ trứng. Ông được xác lập kỷ lục là người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Thế nhưng, ông vẫn tươi cười cho biết, nghệ thuật tạo hình bằng vỏ trứng mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Ông nói, ông tự hào là người đang phát triển bộ môn nghệ thuật này.
Noel - Giáng Sinh năm 2020
Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Nô-en, Christmas, Xmas) là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu được sinh ra. Noel đang đến thật gần, hãy cùng Vietnamnet tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ Noel - Giáng sinh nhé
">Thầy giáo làm linh vật Giáng sinh từ vỏ trứng gà, trứng cút
Chị Yến từ bỏ phố để về rừng, lao động trên các ngọn đồi. Từ mong muốn đó, chị Yến đã bỏ công việc, cuộc sống ở thành phố, cùng những người bạn chuyển hẳn về huyện Đam Rông sinh sống và thành lập một doanh nghiệp xã hội.
Chị cùng 3 người bạn là anh Du Phong, chị Huỳnh Như và anh Tấn Vĩnh mua đất để phát triển trang trại. Trên diện tích đất này, họ thuê người dân tộc Ê Đê trồng cây ăn quả, rau sạch… và xuất ra thị trường.
Sống cùng với một số gia đình đồng bào Ê Đê, M’Nông… nhóm chị Yến cũng dần tìm hiểu và bị hấp dẫn bởi các “bí quyết gia truyền” của bà con.
“Bí quyết để có sức khỏe tốt nằm ở thảo dược họ dùng hàng ngày. Theo đó, mỗi sáng trước khi lên rừng, họ cắt một lát thổ phục linh cho vào bình, hãm thành nước uống. Nước uống này giúp họ khỏe hơn, làm việc cả ngày không biết mệt mỏi. Chúng tôi muốn nhân rộng bí quyết này cho cộng đồng nên nghiên cứu, tạo ra loại trà thảo mộc”, chị Yến kể.
Bên trong xưởng sản xuất trà. Trà sản xuất từ thảo mộc do người Ê Đê tìm trong rừng. Nhóm của Yến bắt đầu động viên bà con cùng hợp tác để sản xuất các sản phẩm trà thảo mộc, phân phối rộng rãi ra thị trường.
Vì vậy đầu năm 2020, xưởng sản xuất trà đã được xây dựng tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Các loại trà đều từ thảo mộc, dược phẩm quý trong đông y như: trà dây san tuyết, giảo cổ lam, cây thổ phục linh (hay còn gọi trà khúc khắc)… giúp ngủ ngon, tiêu hóa tốt và giảm đau khớp. Ngoài ra, xưởng còn sản xuất nhang (hương) từ thảo mộc, túi bao bố được sản xuất từ bao bì bỏ đi tại các công trường xây dựng.
Các hoạt động này giúp người bản địa có công ăn việc làm và có thêm thu nhập. “Hiện, chúng tôi đã tạo việc làm cố định và đều đặn cho 20 nhân công ở xưởng và trang trại. Ngoài ra, rất nhiều người dân cũng có việc làm từ việc thu gom dược liệu và việc làm ngắn hạn (bón phân cho cây, tưới nước, làm cỏ… )”, chị Yến chia sẻ.
Vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, việc kinh doanh của xưởng sản xuất trà và hương đang dần tốt hơn. Doanh thu của xưởng khoảng 300-400 triệu đồng/tháng. Họ chinh phục các thị trường TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng… Ngoài ra, đại lý và nhà phân phối đã đưa sản phẩm do chính tay người dân Ê Đê sản xuất ra thị trường Mỹ và nước một số nước khác.
Túi bao bố - một sản phẩm tái sản xuất từ rác thải. Dự án túi bao bố là mô hình phát triển sinh kế cho bà con sống gần rừng, giảm săn bắt động vật hoang dã. Doanh thu từ xưởng sản xuất trà, nhang thảo mộc, nhóm chị Yến dùng để đầu tư trở lại cho cộng đồng. 3 tháng/lần, họ tổ chức một chuyến từ thiện bằng cách liên hệ chính quyền địa phương xin danh sách hộ nghèo và cận nghèo, để tặng quà: gạo, mắm muối, nhu yếu phẩm… Với trẻ em, nhóm cũng phát quà là cặp sách, sữa… hỗ trợ các em đến trường. Nhóm từ thiện của chị Yến cũng lồng nghép thông điệp giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ.
“Hoạt động từ thiện hình thành từ năm 2013. Nhưng lúc trước, chúng tôi làm theo hình thức cá nhân, giờ chuyển sang hình thức doanh nghiệp xã hội. Nhờ vậy, số tiền giúp đỡ bà con được nâng lên”.
Theo chị Yến, trước đây, mỗi chuyến đi họ chỉ có thể giúp người dân 100 phần quà, trị giá khoảng 20 triệu đồng. Nay số quà tăng lên 200-300 phần quà trị giá từ 50-70 triệu đồng.
“Điều quan trọng nhất là chúng tôi có thể giúp đồng bào có việc làm tại trang trại, xưởng. Khi nguồn quỹ đủ lớn, chúng tôi dự định xây dựng một mái ấm tình thương để chăm sóc, nuôi nấng những em bé không gia đình”, chị nói.
Trẻ em vùng Tây Nguyên được nhận cặp sách - một hoạt động từ thiện của nhóm chị Yến. Không chỉ vậy, nhóm của chị Yến còn có ý tưởng phát triển trang trại trở thành “chốn đi về” cho những người muốn tìm về với thiên nhiên, để cân bằng cuộc sống.
Thay vì cuộc sống ồn ào, áp lực nơi thành phố, họ có thể về đây để hòa mình vào tự nhiên. Đó là môi trường không điện, không internet, không bếp gas. Các thành viên tập thói quen hạn chế tiêu dùng, tái sử dụng đồ cũ để bảo vệ môi trường và dành thời gian lao động trên đồi.
“Bỏ phố về rừng không phải là sự trốn tránh khó khăn, áp lực hay chối bỏ trách nhiệm xã hội. Đó là cách sống gần gũi với thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng. Khi về đây, thậm chí, chúng tôi còn lao động nhiều và mệt hơn trước kia. Nhưng tôi hài lòng với sự lựa chọn này”, chị Hải Yến nhấn mạnh.
Một ngày mới của nữ trưởng phòng bỏ phố lên rừng làm việc thiện
Chị Yến từ chối một công việc tốt và cuộc sống đầy đủ ở thành phố để về vùng rừng núi dù bị nói là “khác người”.
">Nữ trưởng phòng khởi nghiệp từ bài thuốc bí mật của người Ê Đê
- Khi tôi lên 12 tuổi, mẹ tôi qua đời vì bạo bệnh, vài năm sau cha tôi cũng mất vì già yếu. Tôi trở thành trẻ mồ côi, con đường học hành tưởng chừng phải bỏ dở vì gánh nặng mưu sinh.
Nhưng đúng lúc tôi tưởng phải nghỉ học thì mẹ nuôi tôi xuất hiện. Gia đình mẹ giàu có, nhà neo người. Qua một vài kênh thông tin kêu gọi từ thiện, mẹ đến tìm tôi, muốn nhận nuôi tôi. Mẹ nói mẹ chỉ có một đứa con trai, đang muốn có thêm một cô con gái. Tôi về ở với mẹ, mẹ sẽ lo cho tôi đầy đủ. Và tôi, tự nhiên lại thành đứa trẻ có gia đình.
Mẹ nuôi tôi không có chồng, chỉ có một cậu con trai. Mẹ buôn bán kinh doanh, kinh tế dư giả. Sự thật như mẹ nói, mẹ đã chăm lo cho tôi đủ đầy, nuôi dạy tôi một cách nghiêm khắc. Mẹ dạy tôi cả cách chăm sóc anh trai. Anh ấy là một người bị thiểu năng trí tuệ nhẹ, không nhanh nhẹn như người bình thường.
Thời gian qua đi, tôi lớn lên, không xinh đẹp nhưng cũng dễ nhìn. Tôi tốt nghiệp đại học, đi làm, bắt đầu có những mối quan hệ khác. Nhưng mẹ kiểm soát các mối quan hệ của tôi rất chặt đặc biệt là quan hệ khác giới, nhiều lần còn lén kiểm tra điện thoại, tủ cá nhân của tôi. Mẹ luôn nói xã hội bây giờ người xấu thì nhiều, người tốt thì ít, với đàn ông cần tránh xa cảnh giác.
Tôi luôn nghĩ rằng mẹ lo lắng cho tôi nên mới làm vậy. Cho đến một hôm, có một cậu bạn đồng nghiệp mà tôi có cảm tình đưa tôi về nhà sau buổi liên hoan muộn ở công ty. Có lẽ mẹ đã đợi ở cổng từ lâu, vừa thấy tôi và cậu ấy về đã lao ra mắng chửi tôi con gái mà đi khuya là hư hỏng này nọ khiến cả cậu bạn và tôi đều khó xử.
Mẹ nói mẹ đã từng bị đàn ông lừa dối, mọi đàn ông trên đời đều không đáng tin. Mẹ không muốn tôi khổ sở. Nhưng điều cuối cùng tôi nhận ra chính là mẹ đã "dành phần tôi" cho một người, đó là con trai mẹ.
Mẹ nói ra điều đó khi trải qua một trận ốm. Đời mẹ sinh ra một đứa con trai sau khi bị người tình phụ bạc. Mẹ lao vào làm ăn, kiếm tiền, lo cho anh ấy tất cả, nhưng mẹ chưa bao giờ yên tâm về anh.
Ngay từ khi nhận nuôi tôi mẹ đã có những kế hoạch của riêng mình: Nuôi dạy tôi thật tốt, bằng cả vật chất và tinh thần để sau này tôi sẽ thay mẹ lo cho anh. Nhưng chăm lo với tư cách em gái vẫn chưa đủ, mẹ muốn tôi làm vợ anh.
Đối với tôi, đây là một cú sốc bởi chưa từng nghĩ đến. Mẹ nói: "Mẹ tuy không sinh ra con, nhưng mẹ đã nuôi dưỡng con cho đến bây giờ. Con có thể đền đáp chút công ơn này cho mẹ thỏa lòng không? Mọi tài sản mẹ cả đời dành dụm sau này sẽ là của con hết". Tôi biết ơn mẹ bởi công nuôi dưỡng, cũng thương anh như anh trai của mình. Nhưng làm vợ anh thì tôi chưa từng nghĩ đến.
Tôi đã tránh mặt mẹ nhiều ngày sau buổi nói chuyện đó. Nếu không có mẹ thì tôi đã không có ngày hôm nay. Nếu không có mẹ thì tôi chỉ là một đứa trẻ mồ côi nghèo khổ dở dang học hành. Không có mẹ thì tôi đã không có những tháng ngày được chăm sóc ấm êm, học hành tử tế. Công ơn ấy tôi phải đáp đền, nhưng đáp đền bằng cách mẹ muốn ư?
Tôi là một cô gái bình thường, biết mơ mộng biết yêu đương. Tôi đã có tình cảm với một người, dù chưa đậm sâu nhưng mọi thứ đang bắt đầu chớm nở. Tôi muốn yêu và được yêu, được sống với người đàn ông mình sẽ lựa chọn.
Sẽ thế nào nếu tôi chấp nhận làm con dâu của mẹ? Sẽ thế nào nếu tôi khước từ mong muốn của mẹ?
Đã mấy lần tôi nung nấu ý định rời khỏi nhà, tôi đã đủ lông đủ cánh để tự lo cho mình rồi. Nhưng tôi không đủ dũng cảm. Nếu tôi làm như vậy có phải là quá vong ân bội nghĩa, quá nhẫn tâm vô tình? Nhưng tôi thật sự không cam tâm làm con dâu của mẹ.
Đêm tân hôn, mẹ chồng đòi con dâu đưa lại 2 chỉ vàng cưới
Đêm tân hôn, mẹ chồng bước vào phòng ngủ, nằng nặc bắt tôi đưa vàng cưới cho bà theo truyền thống gia đình.
">Mẹ nuôi muốn tôi báo hiếu bằng cách trở thành con dâu mẹ