Cách nào cũng cần phải "nuôi dưỡng" giấc mơ du học
Là một cựu du học sinh và hiện là giáo sư thỉnh giảng, cố vấn cấp cao tại ĐH Western Sydney, Úc, bằng những kinh nghiệm của mình ông Trung chia sẻ: “Đại dịch không chỉ tác động đến người trẻ có khao khát du học, mà còn liên quan đến các bậc phụ huynh. Cần kiên định với giấc mơ du học của mình, cả từ suy nghĩ đến những quyết định, hành động”.
Theo ông Trung, nếu suy nghĩ tiêu cực, người ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc khi kế hoạch không được như ý. “Trong khó khăn phải nhìn thấy cơ hội, chính suy nghĩ này sẽ dẫn mình ra khỏi sự bi quan, và biến hoàn cảnh bị động thành chủ động” - TS. Trung nhấn mạnh.
Ông Trung cũng kể rằng, những năm ông qua Úc du học ông đã không được chuẩn bị tốt, khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. “Ngoại ngữ rất quan trọng. Người ta đọc lướt một cuốn sách 2-3 tiếng đồng hồ có thể xong, mình đọc 5 ngày đến tuần lễ. Như thế thì mình chỉ đi xe đạp trong khi người bản xứ đi bằng xe hơi. Bấy nhiêu đó đã thấy mình thiệt thòi, bất lợi. Cho nên, tranh thủ khoảng thời gian này trau dồi ngoại ngữ là cách chuẩn bị khôn ngoan nhất” - ông Trung nói.
TS. Lý Quí Trung - đồng sáng lập Phở 24, Cố vấn Cao cấp ĐH Western Sydney |
Ông cũng đề nghị, là người trẻ nên tận dụng thời gian này để bổ túc thêm kiến thức về xã hội, kinh tế, thời cuộc, thời sự và lịch sử thế giới. Theo ông Trung, sinh lớp 12 của Úc có kiến thức tổng quát tốt hơn học sinh Việt cùng trang lứa do phương pháp giáo dục hiện đại của họ. Chính sự khác biệt này sẽ khiến nhiều du học sinh Việt có mặc cảm thua kém hơn so với bạn học trong các buổi thảo luận nhóm với nội dung thiên về kinh tế, chính trị xã hội nếu không chuẩn bị tốt.
Dĩ nhiên, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm cho câu chuyện du học cũng là việc làm cần thiết trong khoảng thời gian chờ hết dịch này, như một cách chủ động để nuôi dưỡng giấc mơ du học.
Gap Year hay Du học bán phần: Hãy lựa chọn một cách khôn ngoan
Ông Trung phân tích: “Đại dịch Covid-19 đúng là vấn đề đau đầu cho mọi người. Nhiều kế hoạch không như ý, nhưng đừng để nó đánh bại mình. Cần phải suy nghĩ tích cực, trong đó việc tận dụng thời gian để chuẩn bị là rất quan trọng. Thậm chí nếu cần, bạn có thể nghỉ xả hơi một năm như thói quen Gap year của giới trẻ phương Tây. Du lịch, dã ngoại, kiếm tiền… đều tốt, và đều là cách để học bên ngoài giảng đường đại học”.
Trong quan điểm của mình, TS.Lý Quí Trung xem chuyện học không chỉ là học ở trường lớp. “Chơi cũng là một cách học, và học chơi khó hơn học chữ. Học từ trường, học từ chữ, từ thầy cô, theo tôi, chỉ cho mình 50% kiến thức. Phần còn lại là học từ môi trường sống. Đi du học, cũng như con ong đi hút nhụy, những cái nhụy tốt, đẹp, lạ mình phải hút. Mà có nhiều thứ tốt đẹp ở môi trường bên ngoài giảng đường đại học” - ông Trung chia sẻ.
Vậy nên, ông cũng cho biết, với những bạn trẻ vẫn kiên định với ước mơ du học, lựa chọn Du học bán phần cũng là một giải pháp tốt, học ở Việt Nam sau đó chuyển tiếp sang Úc, Mỹ hay châu Âu đều được. Với những bạn trẻ muốn học một chương trình quốc tế toàn phần tai Việt Nam, ông Trung cho rằng, đó là một lựa chọn không tệ. Nhưng ông vẫn khuyến khích nên du học. “Dù chỉ đi 6 tháng, thì việc bước chân ra thế giới bên ngoài cũng đủ làm thay đổi nhân sinh quan và tầm nhìn của một người rất nhiều”.
Sinh viên học tập chương trình Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus |
TS. Trung lạc quan: “Dịch rồi cũng sẽ hết. Và khi mở cửa lại, mình có thể linh động đi ngay, không phải đợi chờ. Ngay cả nếu bạn đã lên sẵn một kế hoạch du học toàn phần, mà lại không muốn chờ đợi thì du học bán phần là lựa chọn tối ưu. Nó cũng như thức ăn dự trữ trong tủ lạnh, khi không thể mua đồ tươi sống, thì phải tìm cách rã đông để chế biến sao cho ngon nhất”.
TS. Trung chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều lợi thế khi du học bán phần, bởi trong thời gian học ở Việt Nam, nhiều khi mình phát hiện ra mình giỏi và thích môn nào, sau đó khi du học bạn có thể lựa chọn và quyết định phù hợp. Các chương trình hợp tác giữa ĐH Western Sydney và Viện ISB - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) là một thí dụ rất hay. Biết đâu đó, ta sẽ trúng cái món ngon nhất trong tủ lạnh, nấu ăn sẽ nêm nếm tốt hơn và ăn ngon hơn”.
Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus là chương trình chuyển tiếp du học 2+1 dựa trên thỏa thuận hợp tác liên thông giữa Viện ISB - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) với 4 trường đại học hàng đầu ở Úc và New Zealand. Chương trình gồm 2 giai đoạn đào tạo: - Giai đoạn 1: Học 2 năm tại Việt Nam. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và nâng cao ngành Kinh doanh, đồng thời rèn luyện kỹ năng tiếng Anh và học thuật trong môi trường đại học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. - Giai đoạn 2: Học ít nhất 1 năm tại nước ngoài. Sinh viên chọn 1 trong 4 trường đại học và chuyên ngành đào tạo tương ứng để chuyển tiếp: ● ĐH Macquarie, Úc: 13 chuyên ngành đào tạo ● ĐH Western Sydney, Úc: 10 chuyên ngành đào tạo ● ĐH Wollongong, Úc: 11 chuyên ngành đào tạo ● ĐH Waikato, New Zealand: 10 chuyên ngành đào tạo Xem thêm chi tiết chương trình Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus tại: https://isb.edu.vn/du-hoc-ban-phan/ |
Cát Tiên
" alt=""/>Chờ du học, chọn Gap year hay Du học bán phần?“Không phải hoàn cảnh khó khăn nào chúng tôi cũng nhờ đến sự chung tay của Báo chí. Nhưng trường hợp của bé Thiên Ngọc thực sự rất đáng thương. Con còn quá nhỏ, mà lại có khả năng chữa trị. Gia đình họ cũng đã làm hết khả năng để lo cho con”. Đó là chia sẻ của một cán bộ Phòng công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 trên đường dẫn tôi đến thăm Thiên Ngọc.
Bé Vũ Nguyễn Thiên Ngọc sinh tháng 10 năm 2019. Con nhập viện Nhi đồng 2 lần đầu khi được khoảng 1 tháng tuổi do bị loét vòm họng. Sau khi điều trị 4 ngày, hết bệnh, con được về. Hơn 2 tháng sau, con bị ho. Ba mẹ đưa con đi khám ở một cơ sở y tế ngoài bệnh viện, bác sĩ kê đơn thuốc uống 10 ngày, tuy nhiên không khỏi. Gia đình kiên trì tuân theo phương án điều trị của bác sĩ, tiếp tục thêm 14 ngày, cứ 2 ngày tái khám 1 lần. Đến khi thấy bệnh con ngày càng trở nặng mới đưa lên Bệnh viện Nhi đồng 2.
Lúc khỏe mạnh, Thiên Ngọc là đứa trẻ hay cười. Nhưng mỗi lúc cơ thể đau đớn, khó chịu, con lại bì bì nét mặt. |
Đến nay, bé Thiên Ngọc đang được điều trị tại Khoa Hô hấp 2. Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Trần Quỳnh Hương, Trưởng Khoa Hô hấp 2 đồng thời cũng là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bé Thiên Ngọc chia sẻ: “Khi nhập viện, con ở trong tình trạng khó thở, có biểu hiện viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Sau khi cùng các bác sĩ Khoa Huyết học hội chẩn, xét nghiệm thì chúng tôi xác định con bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, thể trạng nặng”.
Đối với căn bệnh này, bác sĩ Nguyễn Đình Văn, Trưởng Khoa Ung bướu huyết học (Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết: Trên thế giới, bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc, căn bệnh này đã được chữa khỏi từ vài chục năm trước. Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp nên tại Việt Nam, chỉ mới khoảng 3 năm trở lại đây, căn bệnh này mới được chữa khỏi tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Các bác sĩ cho biết thêm, bé Thiên Ngọc sở dĩ có thể sống được đến hiện tại là nhờ các tế bào từ mẹ truyền sang con. Nhưng về sau, những tế bào này sẽ hết dần đi, mà cơ thể con không thể tự sản xuất do bị suy giảm hệ miễn dịch nặng. Con có thể tử vong vì nhiễm bất cứ thứ gì mà đối với mỗi chúng ta được xem là bình thường.
Hơn thế, “Bệnh của con có thể chữa khỏi hoàn toàn”, đó là lời khẳng định của cả bác sĩ Văn và bác sĩ Hương khi nói về phương pháp ghép tủy. Tuy nhiên, điều khó khăn đối với gia đình con là chi phí điều trị quá cao.
"Xin các mạnh thường quân giúp đỡ để con được lớn lên"
Để điều trị được căn bệnh này, gia đình cần đưa bé ra Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội. Khi mà hiện tại, dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp thì việc di chuyển để đưa con đi khá khó khăn và tốn kém. Chưa kể chi phí điều trị căn bệnh này cần một số tiền “khổng lồ” so với thu nhập của cha mẹ con.
Vợ chồng anh Tuấn cảm thấy hụt hẫng và suy sụp khi con gái mắc phải căn bệnh khó chữa. |
Anh Vũ Đăng Tuấn và chị Huyền có 2 đứa con, đứa lớn 4 tuổi, bị suy dinh dưỡng từ nhỏ. Đến nay con đã 4 tuổi nhưng chỉ nặng vỏn vẹn 12kg. Cũng bởi đứa trẻ sinh ra đã ốm yếu nên chị Huyền phải nghỉ làm kế toán cho công ty để ở nhà chăm con. Chẳng ngờ, bé thứ 2 bệnh còn nặng hơn cô chị.
Một mình anh Tuấn đi làm. Người bố trẻ chưa đầy 30 tuổi, mới học hết lớp 6 chẳng thể kiếm được công việc gì để có thật nhiều tiền. Trước khi bé Thiên Ngọc bị bệnh, anh Tuấn cùng anh em trai gom vốn, mở một cửa hàng sửa chữa điện thoại nho nhỏ. Ba anh em cùng làm, cố gắng nuôi mẹ già 63 tuổi bị tăng xông, em trai út đang học lớp 11 và 3 mẹ con chị Huyền. Vì vậy, với thu nhập khoảng 10 triệu mỗi tháng gần như chẳng dành dụm được đồng nào.
Không có nhà cửa, đất đai, cha anh Tuấn lại mất sớm, mấy anh chị em tự đùm bọc lẫn nhau mà trưởng thành. Dù phải chen nhau trong căn nhà trọ chật chội, họ cũng chưa từng cãi cọ nhau một lời. Cũng bởi cha mất sớm khiến 4 chị em phải nghỉ học giữa chừng, đến cậu em út, họ đều mong muốn em trai sẽ có tương lai hơn mình.
Nhà nội không đủ khả năng hỗ trợ, nhà ngoại cũng chẳng khá hơn. Cha mẹ chị Huyền đều đã hơn 60 tuổi. Cha chị bị tai biến mạch máu não, sinh hoạt hằng ngày phải nhờ cậy vào mẹ chị.
“Từ khi con bị bệnh đến nay, nguồn hỗ trợ cho vợ chồng tôi gần như là không có. Bởi gia đình tôi không có đất đai, nhà cửa nên không thể cầm cố. Đành phải bán chiếc xe máy cũ được 17 triệu đồng, phần còn lại đều phải vay ngoài. Cầu xin các mạnh thường quân giúp đỡ gia đình, sau này con khỏi bệnh, tôi sẽ đi làm kiếm tiền trả nợ”, anh Tuấn tâm sự.
"Xin hãy cứu lấy con gái nhỏ bé của chúng tôi. Tôi hứa sẽ đi làm để trả nợ sau khi con được điều trị bệnh". |
Hiện tại, thông qua nhờ vả, vay mượn, vợ chồng anh Tuấn đã có được hơn 600 triệu đồng, nhưng vẫn còn thiếu. Nhiều bác sĩ đã trực tiếp hỗ trợ thêm nhưng không thấm là bao. Nhìn thấy sự hết lòng vì con của vợ chồng anh, lại nghĩ đến nụ cười rạng rỡ của Thiên Ngọc những lúc con khỏe khoắn, bác sĩ Quỳnh Hương nhủ lòng, bằng mọi cách phải giúp đỡ để gia đình con vượt qua chặng đường khó khăn này, để con được lớn lên, có tuổi thơ, được trưởng thành và được tiếp tục yêu thương.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:TIN BÀI KHÁC