- Nhắc đến mộ cổ ông Tang (Cai Lậy, Tiền Giang), ai cũng nghĩ ngay đến một giai thoại. Chính giai thoại này đã làm cho một số kẻ nảy sinh lòng tham và đến một ngày sau 1975 chúng đột nhập vào bên trong mộ. Từ đó, những lời đồn về ngôi cổ mộ dần lóe sáng...>>Kỳ 1: Giai thoại ly kỳ về cây thị và hai ngôi mộ cổ ở Tiền Giang
Giai thoại 'Mặc hoàng bào thăm ruộng"?
Giai thoại kể rằng, vào những năm cuối của thế kỷ 18, có lần bị nhà Tây Sơn truy đuổi quá gắt, Nguyễn Ánh chạy đến làng Hòa Thuận, tá túc tại nhà ông Tang. Ông Tang cưu mang Nguyễn Ánh trong một thời gian khá dài.
|
Toàn cảnh khu mộ và cây thị... |
Cảm động trước công ơn của ông Tang, trước khi lên đường sang Xiêm La cầu viện, Nguyễn Ánh đã phong cho ông chức khâm sai cai cơ và gửi lại một số hành lý.
Trải qua nhiều năm vẫn không thấy ai trở lại lấy số hành lý đó, ông Tang đã trao lại cho 2 con là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa với lời dặn dò kỹ lưỡng, phải gìn giữ bảo quản tốt hành lý của chúa Nguyễn gửi lại.
Ngày ông Tang mất, hai con ông quên lời dặn của cha đã mở rương hành lý ra xem. Trong đó không có ngọc ngà châu báu quý giá mà chỉ có chiếc hoàng bào và một số y phục khác của vua. Thế là cả hai lấy một ít khâm liệm cho cha. Chiếc hoàng bào còn lại, cả hai chia nhau ra mặc mỗi khi đi thăm đồng.
Nhiều người biết chuyện khuyên không nên mặc vì có thể họ sẽ bị xử trảm vì tội khi quân. Thế nhưng, vào thời điểm đó, quân Tây Sơn còn rất mạnh, nghĩ rằng chúa Nguyễn khó có cơ hội phục quốc nên hai con ông Tang bỏ qua lời khuyên trên.
|
...vẫn còn khá nguyên vẹn |
Thời cuộc đổi thay, Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long. Hồi tưởng lại những ngày còn nguy khó, Gia Long cho người về Hòa Thuận tìm đến nhà ông Tang để đền ơn.
Không ngờ khi đến nơi, người của vua biết chuyện 2 anh em con ông Tang mặc hoàng bào đi thăm đồng đã tâu lên Gia Long.
Gia Long nổi giận ra lệnh tru di tam tộc và tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Đối với vợ chồng ông Tang đã chết, Gia Long sai lính dùng roi quất vào khu mộ và xiềng lại.
|
Mộ ông Tang |
Giai thoại chỉ là huyễn hoặc
Ông Nguyễn Văn Thành (60 tuổi, xã Long Khánh) xác nhận với chúng tôi, sau năm 1975, một vụ đào trộm mộ ông Tang xảy ra. Có lẽ giai thoại và lời đồn đã khiến một số kẻ nảy lòng tham. Chúng tin trong hai ngôi mộ kia thế nào cũng có báu vật.
Vậy mà, sau khi tìm đủ cách, thậm chí phải đào một căn hầm bên cạnh để mở đường thông vào mộ, nhưng khi vào được rồi, tên trộm chỉ tìm thấy hộp sọ, xương ống cùng một ít vật dụng chôn theo.
Tên trộm gom hết những vật dụng đó đem bán nhưng không ai mua... Chính quyền hay tin, tìm đến mộ kiểm tra và đã xác nhận trong trong mộ không hề có áo mão của vua.
|
Phần mộ bà Tang. |
Theo tài liệu ghi lại những khảo cứu của các nhà sử học thì ông Tang qua đời vào khoảng tháng 10 năm Kỷ Hợi (1779). Thời điểm này Nguyễn Ánh chưa lên ngôi vua và còn lưu lạc khắp nơi nên không thể có hoàng bào để gửi lại nhà ông Tang.
Câu chuyện hai con ông Tang mặc hoàng bào đi thăm ruộng cũng chỉ là huyễn hoặc. Tuy nhiên cũng từ câu chuyện này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào thời điểm này quân Tây Sơn chiến thắng quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện tại Rạch Gầm - Xoài Mút và 2 người con ông Tang đã hưởng ứng theo Tây Sơn nên bị giáng tội.
Đến năm 1788, quân của Nguyễn Ánh trở lại đánh đuổi quân Tây Sơn và chiếm đóng lại vùng Ba Rài. Lúc này, Nguyễn Ánh ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản dòng họ Lê Phước vì tội giúp nhà Tây Sơn.
Theo thống kê trong địa bạ Minh Mạng năm 1836, số ruộng đất gia đình Lê Phước tới 125 mẫu đồng quan. Tuy lúc này ông Tang đã qua đời, nhưng vẫn bị xiềng xích khu mộ để trị tội.
Từ những cứ liệu đó cho thấy, chuyện mộ vợ chồng ông Tang bị xiềng xích là có thật nhưng không phải vì tội "lạm dụng hoàng phục".
Sau khi bị tru di tam tộc, dòng họ Lê Phước cũng chưa tuyệt tự. Hàng năm, vẫn có người về chăm sóc mồ mả ông bà, đây cũng là nét đẹp của văn hóa Á đông...
Khu mộ cổ của vợ chồng ông Tang nay đã xuống cấp. Tường thành bốn phía gãy đổ hư hỏng do thời gian nhưng vẫn chưa được sửa chữa. Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chủ tịch UBND xã Long Khánh, chia sẻ: "Việc sửa sang lại 2 ngôi mộ cổ này là nguyện vọng của nhiều người dân ở đây. Tuy nhiên, việc này chưa có ý kiến của Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Cai Lậy, nên vẫn chưa có kế hoạch và kinh phí trùng tu. Sau 1975, từ nhiều lời đồn thổi, kẻ trộm đã đào bới ngôi mộ để tìm châu báu nhưng không có kết quả gì, ngược lại còn làm cho ngôi mộ thêm hư hỏng. Nếu có kinh phí và được giao nhiệm vụ, chúng tôi sẵn sàng". |
Giai thoại ly kỳ về cây thị và hai ngôi mộ cổ ở Tiền GiangHai ngôi mộ cổ đầy rêu phong ẩn mình dưới tán cây thị. Trời đang mưa nhẹ khiến cho khung cảnh nơi đây càng trở nên cô tịch. "> Thực hư giai thoại về ngôi mộ cổ ở Cai Lậy, Tiền Giang
| Lời tòa soạn: Không gian mạng dần dần không còn “ảo” nữa khi nhà nhà, người người đang dành rất nhiều thời gian cho mạng. Lẽ tất yếu, không gian mạng giờ không chỉ có lời hay ý đẹp, mà cũng đang bị ô nhiễm bởi tràn ngập những hành động bêu riếu, xúc phạm nhau, thậm chí cả ăn cắp, lừa đảo lẫn nhau… Mọi thứ “lệch chuẩn” đó còn dễ dàng phát tán trên không gian mạng hơn bởi pháp luật và các công cụ quản lý còn chưa bao phủ được hết “cuộc sống” còn khá mới này. Báo VietNamNet triển khai loạt bài "Dọn sạch không gian mạng" với mong muốn nêu ra thực trạng đau lòng về sự ô nhiễm của cuộc sống mạng, tìm ra nguyên nhân lý giải và nhất là gợi mở cách thức để quản lý cũng như kêu gọi mọi người chung tay xây dựng một không gian mạng sạch sẽ, văn minh và lành mạnh để mỗi chúng ta và con em mình đều được “sống đẹp” dù ở bất cứ đâu, trên mạng hay trong đời thật. | |
|
Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình. |
Bàn về hiện tượng “tố”, “bóc phốt”, “dìm hàng” nhau trên không gian mạng hiện nay, Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình đã có cuộc trò chuyện với báo VietNamNet.
PV: Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh và phổ biến rộng khắp ở Việt Nam. Một hiện tượng gây chú ý trong thời gian qua là việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ những thông tin được cho là “sự thật” về một ai đó, gọi nôm na theo ngôn ngữ mạng là “bóc phốt”. Theo anh, đâu là lý do khiến người ta chọn cách thức giao tiếp này ngày càng nhiều?
TS. Trịnh Lê Anh: Mạng xã hội là một cái cây ăn quả. Nó không chỉ mang lại những trái ngọt. Khả năng hay cơ hội cung cấp thông tin nhanh, nhiều, ít rào cản, tương tác gần như không giới hạn, đa chiều là những ưu điểm nổi trội của kênh truyền tin này, lại chính là yếu tố dung dưỡng những hành vi giao tiếp kém văn minh.
Theo tôi, có 2 lý do cho hiện tượng này. Thứ nhất là do sự bế tắc (ở phương diện cá nhân) về cách xử lý khủng hoảng trong giao tiếp ngoài đời thực giữa người với người, người ta tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm sự ủng hộ.
Rõ ràng, khi môi trường xã hội ngày một phức tạp, các cá nhân có thêm nhiều lựa chọn trong việc thể hiện mình trước công chúng thì những cách giao tiếp thông thường trước đây không còn đủ để giải quyết các vấn đề cá nhân, hoặc không còn được lựa chọn nữa.
Trong khi đó, nhiều người chưa nhận thức rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật của bản thân, vừa không hiểu biết lại vừa “ngại”, hay “không yên tâm” vào vai trò điều chỉnh các hành vi của pháp luật, nên cảm thấy chỉ còn cách “loa làng” để giải quyết vấn đề của bản thân!
Nguyên nhân thứ 2 là việc “loa làng” thời nay không gì tiện lợi và “hiệu quả” bằng sử dụng mạng xã hội. Vừa không tốn sức đi rao “chiềng làng chiềng chạ”, ngồi một chỗ nói chuyện với cả thế giới là nét hấp dẫn đặc biệt của cách thức này.
Môi trường mạng xã hội là môi trường mang tính quốc tế. Nên cảm giác của các cá nhân là “tự do”, “không biên giới”, “muốn nói gì thì nói”, biên độ giao tiếp rất lớn mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn đều có những tiêu chuẩn cộng đồng liên quan đến phát ngôn thù ghét hay công kích (hate speech), và các cá nhân sử dụng mạng xã hội đều có thể bị “xử lý” bởi những tiêu chuẩn đó.
Ở một diễn cảnh tự do như vậy, người ta dễ dàng bung toả năng lượng cả tốt lẫn xấu một cách thiếu cân nhắc. Nếu như ở ngoài đời thực, chúng ta phải kiềm chế rất nhiều những năng lượng xấu, thì trên môi trường mạng, người ta hoàn toàn được “thoát xác” trong giao tiếp, nhất là những người “không biết sợ” những “tiêu chuẩn cộng đồng”, nhiều phần trong đó là những quy phạm đạo đức xã hội được truyền lại từ lịch sử.
|
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh. |
- Chúng ta đã hiểu lý do vì sao người ta chọn môi trường mạng để tung ra các thể loại tin đồn, bóc phốt, hăm doạ… cho dù nó không đúng sự thật. Là người của công chúng - những người thường xuyên phải đối mặt với dư luận, ứng xử của anh như thế nào về hiện tượng này?
Tôi cũng như bạn đều có đời sống số, một cách phổ quát. Tôi từng cân nhắc việc nêu một trường hợp “người xấu, việc xấu” mà chính mình trải nghiệm lên trang cá nhân, hi vọng với sự ảnh hưởng của mình và cộng đồng ủng hộ mình ít nhiều vấn đề sẽ được làm rõ và người xấu, việc xấu kia sẽ bị vạch trần. Song, tôi lại quyết định không làm vậy! Tôi đã tự trả lời ba câu hỏi dưới đây, vấn đề dường như đã được giải quyết:
- Còn cách nào giải quyết vấn đề mà không ảnh hưởng đến nhiều người không?
- Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề? Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và của cả “người xấu” đó như thế nào?
- Việc tận dụng lợi thế “tạo dư luận” của mạng xã hội trong từng trường hợp cụ thể có phải con dao hai lưỡi? Vậy lựa chọn nào đồng nghĩa vơi chấp nhận rủi ro nào?
- Vậy, lên mạng “bóc phốt” theo anh là một cách nói lên sự thật nhanh chóng và rõ ràng nhất hay là một cách giao tiếp kém văn minh?
Phải phân định lại như thế nào là “bóc phốt” và mục đích của việc đó! Ngay ở quy mô quốc gia, trong đấu tranh ngoại giao quốc tế vẫn có khái niệm “phát ngôn” hay “công bố sách trắng” để nói thẳng quan điểm của một bên với một hay nhiều bên khác trong giao tiếp quốc tế. Và điều đó là phù hợp nếu đảm báo các điều kiện liên quan về tư liệu, dẫn chứng và căn cứ.
Trở lại với các cá nhân, rất nhiều hiện tượng cụ thể về việc “bóc phốt” gần với công kích cá nhân, xâm phạm riêng tư và thông tin cá nhân, vi phạm quyền được bảo vệ trước pháp luật của mỗi cá nhân.
Tôi lấy làm tiếc vì văn hóa ứng xử, thái độ với công chúng và hành ngôn của một bộ phận người Việt chúng ta bây giờ. Truyền thống “học ăn học nói”, “uốn lưỡi trước khi nói”, tế nhị và tôn trọng tập thể không đủ để gây sức ép lại lối giao tiếp quá coi trọng “cái tôi” của mỗi người trong xã hội. Khi chỉ nghĩ đến cái tôi, thì dù bạn nhân danh cộng đồng, nó vẫn là hành vi thiếu văn hóa, nhất là ở một đất nước duy tình như Việt Nam ta.
Tôi cho rằng, những hành vi như nói xấu, bóc phốt, chửi bới, không tôn trọng sự riêng tư cá nhân… trên không gian mạng hiện nay thực chất là một dấu hiệu thiếu lành mạnh của giao tiếp xã hội và là một biểu hiện rất không ổn của nền văn hoá đại chúng.
- Vì sao anh cho rằng việc cái tôi cá nhân được “thượng tôn” lại đem đến những hành xử kém văn hóa, văn minh trên không gian mạng?
Sự hoà nhập về văn hoá, sự phát triển của công nghệ cùng các xu hướng toàn cầu đẩy cái tôi cá nhân của người Việt lên vị trí cao hơn bao giờ hết. Ở các quốc gia phương Tây, văn hoá cá nhân cũng được coi trọng, mỗi cá nhân phải chịu rất nhiều những ràng buộc về cách thể hiện nơi đông người, hoặc trên mạng xã hội.
Ở đó, những người lạ không nhìn chằm chằm vào nhau, đàn ông đi chung thang máy với phụ nữ cần hết sức “khép nép” tránh đụng chạm kẻo phiền lụy, người với người không đương nhiên hỏi vay tiền mặt hàng trăm triệu không giấy tờ pháp lý, việc phát ngôn về người khác có thể là bằng chứng chống lại chính người phát ngôn liên quan đến những điều pháp luật cấm trong giao tiếp xã hội. Như vậy, cá nhân đươc coi trọng, nhưng không tự do vô độ như nhiều người tưởng!
Còn ở Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại, từ làng đến nước, đạo đức điều chỉnh xã hội mạnh mẽ hơn cả pháp luật. Thời nay, điều này đã có dấu hiệu bị phá vỡ. Nhiều người không còn e ngại những đánh giá về mặt đạo đức nữa, dẫn đến tình trạng tự do thái quá trong phát ngôn.
Với sự tiếp tay của những tâm địa xấu hợp lực nơi bàn phím - những “anh hùng bàn phím” vô hình, vô danh, sự tự tin hay “sức mạnh” của những cá nhân đó lại càng lớn hơn. Các chế tài pháp lý lại chưa theo kịp để điều chỉnh những hành vi này, vốn được coi là những hành vi chưa nghiêm trọng trong môi trường giao tiếp thực, thì lại trở nên ngày một nghiêm trọng khi thể hiện ở môi trường mạng xã hội.
- Theo anh, chúng ta có thể làm gì để lấy lại sự lành mạnh cho môi trường không gian mạng?
Đây là bài toán rất khó cho một đất nước đang sính mạng xã hội như Việt Nam. Bởi vì chúng ta đang nhìn thấy ở nó quá nhiều lợi ích, mà chưa nhìn nhận một cách công bằng để thấy được những hệ luỵ, hạn chế của nó.
Tôi nghĩ đến giải pháp trước mắt và lâu dài. Với giải pháp trước mắt, chúng ta buộc phải trông chờ vào việc kiện toàn lại khung pháp lý và thực thi pháp lý ở Việt Nam liên quan đến việc phát ngôn trên mạng xã hội.
Nội luật của chúng ta đã có khung quy định cho vấn đề nhưng còn thiếu nhiều quy chế, quy định, hướng dẫn, bộ quy tắc ứng xử, chưa có hoặc chế tài chưa đủ mạnh hoặc chưa có lực lượng thực thi, xử lý các bên liên quan vi phạm.
Một điều đáng cân nhắc là về phía vĩ mô, Chính phủ cần làm việc mạnh mẽ hơn với các nền tảng mạng xã hội để “nhập gia phải tùy tục”, có sự tôn trọng tính đặc thù của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Úc đã có bài học về việc này và tư tưởng về địa phương hóa một phần các mạng xã hội cùng tính năng của nó cho phù hợp đã tỏ ra có căn cứ thực tiễn.
Sự phát triển của công nghệ với trí tuệ nhân tạo AI cũng sẽ góp phần giúp chúng ta hữu hiệu trong quá trình “nhặt sạn” phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội, nhưng tôi cho rằng việc này chưa thể đạt mức lý tưởng ở thời điểm hiện tại.
Về giải pháp dài hạn, theo tôi, việc tương tác trên mạng như thế nào tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của chính mỗi cá nhân. Chúng ta phải tự nâng cao năng lực của mình trong việc sử dụng mạng xã hội, tự đi đến những quyết định cho việc chọn cái này mà không chọn cái kia. Và khi lựa chọn của chúng ta sáng suốt thì những cái xấu sẽ không còn “đất” để tồn tại nữa.
Bất cứ một nhóm xã hội nào đủ văn minh cũng sẽ tự đào thải những phát ngôn cuồng tín, những lời nói xằng bậy, những vu khống vô căn cứ. Chính người dùng mạng xã hội ở Việt Nam phải tự đào thải những cái xấu đó, không ai khác giúp được chính chúng ta cả.
Tôi cho rằng cốt lõi ở việc nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh.
Xin cảm ơn TS.Trịnh Lê Anh!
Nguyễn Thảo
Con tôi từng tự tử bất thành vì bị chế giễu trên mạng
Vào một buổi chiều, sau khi nhận được điện thoại cô giáo của con trai, tôi lao vào bệnh viện. Con tôi nằm đó dù đã tỉnh nhưng như một đứa trẻ vô hồn.
">