Hôm nay, 9/2/2018, tại Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) và Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam (SEV) đã ký biên bản hợp tác toàn diện giai đoạn 2018 - 2020. Đây là hoạt động nối tiếp thành công của biên bản hợp tác giữa hai đơn vị trong giai đoạn 2014 - 2017, ghi dấu việc Học viện và SEV nâng tầm hợp tác lên một bước phát triển mới nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của một tổ chức nghiên cứu, đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ICT và một doanh nghiệp của hãng công nghệ lớn trên thế giới tại Việt Nam.
Trong phát biểu tại lễ ký, chúc mừng những thành công mà hai bên đã đạt được trong giai đoạn hợp tác 3 năm vừa qua, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ: "Tôi vui mừng được biết trong 3 năm qua, 57 sinh viên Học viện đã nhận được học bổng của Samsung, hàng trăm sinh viên Học viện đã và đang làm việc và cống hiến cho sự phát triển của Samsung tại Việt Nam. Thời gian vừa qua, điều kiện học tập, nghiên cứu của thầy và trò Học viện đã từng bước được nâng cao qua các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, học thuật, các buổi sinh hoạt ngoại khóa cũng như phòng Lab được Samsung tài trợ”.
Ghi nhận và đánh giá cao ý nghĩa xã hội to lớn của Thỏa thuận hợp tác giữa Samsung Electronics Việt Nam và Học viện Công nghệ BCVT, Bộ trưởng nhận định, các nội dung thỏa thuận này không chỉ giúp cho các nghiên cứu viên, giảng viên, sinh viên Học viện được tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới mà còn rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực. Những người tham gia vào quá trình này, kể cả giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên Học viện cũng như tập đoàn Samsung sẽ trở thành những sứ giả để tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
"Tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực của Tập đoàn Samsung trong việc phát triển nguồn nhân lực, đưa các công nghệ mới vào Việt Nam và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam trong những năm vừa qua", Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng, những năm qua, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực CNTT-TT, với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và sự phát triển vượt bậc về nội dung và dịch vụ cung cấp cho người dân. Đóng góp vào sự phát triển chung này, có vai trò to lớn của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có Công ty Samsung Electronics Việt Nam.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Cùng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Samsung Electronics Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động Việt Nam. Công ty cũng đã chú trọng đầu tư công nghệ mới vào các dây chuyển sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông hiện đại tại Việt Nam”.
Thời gian qua, Samsung Việt Nam đã có những chương trình hợp tác có hiệu quả với một số trường đai học lớn tại Việt Nam, trong đó có Học viện công nghệ BCVT. Các chương trình hợp tác này đã thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ sự phát triển của Samsung và phát triển nền kinh tế Việt Nam. “Tôi đánh giá cao những đóng góp của Samsung Việt Nam không chỉ là về đóng góp vào kinh tế xã hội Việt Nam mà cả những nỗ lực nhằm thắt chặt tình hữu nghị hợp tác chiến lược có hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian qua”, Bộ trưởng nói.
" alt=""/>Bộ TT&TT muốn PTIT nhân rộng mô hình hợp tác với Samsung ra các lĩnh vực khácVậy những ý tưởng điên rồ như vậy từ đâu mà ra?Ngay từ thời niên thiếu, ông được mọi người nói là người hướng nội, ham đọc sách. Ông kể lại rằng trong vòng 8 năm đầu đời, ông sống với mẹ là bà Maye, chuyên gia dinh dưỡng và người mẫu, sau đó là sống với cha, ông Errol, một kỹ sư ở Pretoria (Nam Phi), song người thầy đầu tiên của ông lại là những cuốn sách. “Tôi được nuôi dưỡng bằng những cuốn sách.Trước tiên là sách, sau đó mới đến cha mẹ tôi”, ông nói.
Với niềm đam mê công nghệ từ nhỏ (ông tự học lập trình máy tính năm 12 tuổi và am hiểu cơ khí khi sống với cha ruột), ông quyết định sang Canada, quê hương của mẹ ông, vào năm 17 tuổi, sau đó tạo điều kiện để mẹ cùng em trai và em gái sang sinh sống. Ông và em trai Kimble của mình đã thành lập công ty đầu tiên mang tên Zip2, chuyên cung cấp thông tin hướng dẫn du lịch qua mạng.
Vài năm sau, ông cùng với cộng sự là Peter Thiel thành lập X.com, sau này trở thành PayPal, với khoản tiền 22 triệu USD có được từ việc bán lại Zip2. Về sau, PayPal được bán cho eBay, và Musk thu được một khoản tiền lên đến 180 triệu USD. Số tiền này được chia thành nhiều phần: 100 triệu dùng để thành lập Công ty SpaceX, 70 triệu đầu tư cho Tesla, và 10 triệu đầu tư cho Công ty SolarCity.
Ngày nay, tất cả những công ty này đều trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới, có trị giá hàng tỷ USD. SpaceX và Tesla là công ty hàng đầu lần lượt trong các ngành chế tạo tên lửa và xe hơi chạy điện. Báo New York Times đã gọi Musk là “doanh nhân thành công và quan trọng nhất trên thế giới”, song ông chỉ coi mình là kỹ sư, nhà phát minh và nhà công nghệ học.
Biến khoa học viễn tưởng thành hiện thực
" alt=""/>Elon Musk: Biến ý tưởng “điên rồ” thành hiện thựcTheo báo cáo mới nhất từ trang web phân tích OpenSignal trong tuần qua, kết nối mạng 4G tại Việt Nam đã nhanh hơn cả Mỹ và hầu hết các nước láng giềng Đông Nam Á. Tuy nhiên, tốc độ mạng lại không ổn định và không phải lúc nào cũng có sẵn.
Với tốc độ 21,49 Mbps, mạng 4G tại Việt Nam nhanh hơn tốc độ 16,31 Mb/s của Mỹ và tại khu vực Đông Nam Á chỉ đứng sau mỗi Singapore 44,31 Mb/s - đang dẫn đầu thế giới. Theo sau đó là các nước Hà Lan, Na Uy và Hàn Quốc.
![]() |
Đối với tình trạng sẵn sàng của mạng 4G, báo cáo "State of LTE" từ một công ty tại Luân Đôn cũng đã tiến hành 60 tỷ phép đo trên gần 5 triệu thiết bị tại 88 khu vực kinh tế trong quý cuối cùng của năm 2017. Công ty nhận xét rằng mạng 4G tại Việt Nam có tốc độ hoạt động tốt nhưng khả năng sẵn có lại kém hơn.
" alt=""/>Tốc độ 4G tại Việt Nam nhanh hơn Mỹ, đứng thứ 2 Đông Nam Á nhưng thiếu ổn định