您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Sitra Club, 23h00 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
NEWS2025-01-20 14:58:53【Thế giới】4人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 17/01/2025 05:05 Nhận định bóng lịch bóng đá mulịch bóng đá mu、、
很赞哦!(596)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Alanyaspor, 23h00 ngày 19/1: Sức mạnh tân binh
- Top 10 địa phương có điểm trung bình môn Ngữ văn cao nhất
- Người phụ nữ U60 làm thủ lĩnh nhóm hacker
- Tấn công phụ nữ, gã trai bị cắt đứt 'của quý'
- Nhận định, soi kèo Parma vs Venezia, 21h00 ngày 19/1: Bước ngoặt của cuộc đua
- “Chúng tôi đã dự những lễ khai giảng nhiều “không” nhưng đầy cảm xúc”
- Cùng ngắm style dạo phố của teen
- Nửa kia xinh đẹp của tiền đạo tuyển Việt Nam Bùi Vĩ Hào
- Nhận định, soi kèo Parma vs Venezia, 21h00 ngày 19/1: Bước ngoặt của cuộc đua
- Nam sinh bế con 3 tháng tuổi lên nhận bằng tốt nghiệp đại học
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1
- Mấy ngày qua, nhiều báo chí đã đưa tin và bình luận về việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen cho “Giáo sư âm nhạc” Ngọc Sơn. Các ý kiến, nhận định và đánh giá về sự kiện này khá đa dạng, phong phú, căng thẳng có, bình tĩnh có...
GS. TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, đã có ý kiến về sự việc này. VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông.
Bằng khen cho "Giáo sư âm nhạc" Ngọc Sơn Những ngày qua, chúng tôi ở Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) cũng đã nhận được nhiều câu hỏi (qua điện thoại) về việc này, nhưng vì mới chỉ nghe nói mà chưa được mục kích văn bản, bằng cấp, nên chúng tôi chưa trả lời ngay được.
Vả lại để nhận định và đánh giá một việc làm, một danh hiệu, một con người, phải rất thận trọng, không được vội vàng, khi chưa có đủ thông tin gốc trong tay.
Thực ra, cơ quan giúp làm sáng tỏ việc này tốt nhất không phải là HĐCDGSNN mà là Cục Đảm bảo chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT. Nói riêng, Cục tư vấn cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để xem xét, thẩm định và đánh giá sự đúng đắn của các loại bằng cấp, danh hiệu được cấp, được tặng ở trong và ngoài nước.
Còn sau đây là ý kiến chính thức của chúng tôi về việc này.
Thực ra thì vấn đề cũng đơn giản, sáng rõ, không phải tranh luận nhiều, nếu dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước về giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS). Nếu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, ca sĩ Ngọc Sơn và các bình luận viên để ý đến quy định sau đây thì mọi việc sẽ không đến mức ồn ào, đáng tiếc như vừa xảy ra.
Tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư”, Điều 7.1.a nói rằng: "Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trách nhiệm xét công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư". Như vậy việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sỹ Ngọc Sơn là "Giáo sư âm nhạc" trong bằng khen của hội là không phù hợp.
HĐCDGSNN gồm 28 HĐCDGS Ngành/Liên Ngành, trong đó có HĐCDGS Liên Ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục, Thể thao với 15 chuyên ngành, mà chuyên ngành số 6 là Âm nhạc (Music).
Nếu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam và ca sĩ Ngọc Sơn thấy xứng đáng và có nguyện vọng được xét và công nhận là Giáo sư âm nhạc Việt Nam thì có thể trao đổi với HĐCDGS Liên Ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục, Thể thao và HĐCDGSNN để được hướng dẫn hoàn tất các thủ tục văn bản, hồ sơ cần thiết theo quy định chung. Nhưng rất tiếc đã không như vậy.
Nhân tiện chúng tôi cũng xin trích dẫn các tiêu chuẩn cho các ứng viên giáo sư (Điều 8 và 10): Người muốn trở thành GS phải có cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp khoa học, đào tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của nhà giáo nói chung, phải có đủ thâm niên giảng dạy, có bằng Tiến sĩ và đã được bổ nhiệm Phó GS từ 3 năm trở lên, có đủ số điểm công trình khoa học đã công bố, đã đào tạo được ít nhất 2 Tiến sĩ, đã biên soạn sách phục vụ đào tạo, sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh..., và đạt đủ số phiếu tín nhiệm của HĐCDGS các cấp.
Trong bản tự khai gửi đến Hội, Ngọc Sơn đã tự nhận mình là... Giáo sư âm nhạc
Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật nơi chưa tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ thì yêu cầu đào tạo 2 Tiến sĩ có thể được xem xét và thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc có sinh viên do ứng viên GS trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.
Đối với những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục đại học, có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội, xuất sắc cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặc cách một số tiêu chuẩn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.
Cho đến nay, HĐCDGSNN mới chỉ công nhận đặc cách là GS của Việt Nam bốn GS xuất sắc đã được bổ nhiệm làm GS ở nước ngoài: Ngô Bảo Châu (năm 2005), Vũ Hà Văn (2010), Nguyễn Ngọc Thành (2011) và Đào Văn Lập (2016).
Như vậy, sau khi đã xem xét kỹ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS, kể cả những quy định đặc biệt, chúng tôi thấy việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sỹ Ngọc Sơn là “Giáo sư âm nhạc” trong bằng khen của hội là nằm ngoài các quy chế, văn bản hiện hành.
GS.TSKH Trần Văn Nhung
">Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước lên tiếng về trường hợp “Giáo sư âm nhạc' Ngọc Sơn
Cuộc sống khắc nghiệt là thế, Hoàng Quốc Bình vẫn luôn nỗ lực học tập chăm chỉ. Suốt nhiều năm học, anh đứng top đầu lớp. "Nếu không có tiền thưởng của các kỳ thi, giấy khen và chứng nhận giải thưởng phủ lên bức tường đất, có lẽ tôi đã từ bỏ", anh kể.
Để trang trải học phí, đêm anh đi bắt lươn, cuối tuần câu cá, nuôi lợn và cho thuê trâu. "Có những đêm tôi bị chó đuổi, sau đó ngã nhào xuống sông, đèn pin ngấm nước phải chạy về nhà trong đêm tối. Đi bắt lươn cả đêm nhưng tôi vẫn không đủ tiền đóng học", anh nhớ lại.
Chỉ vì chưa có tiền đóng học, nhiều lần Hoàng Quốc Bình bị đuổi ra khỏi lớp trước mặt các bạn. Với anh, mọi khó khăn và vất vả đều có thể vượt qua, nhưng trước thách thức về danh dự, Hoàng Quốc Bình lại yếu đuối.
Cả tuổi thơ của Hoàng Quốc Bình sống trong cảnh, trời mưa quần áo ướt dầm dề, dính cả bùn vẫn phải ngồi học. Mùa hè đi chân trần, mùa đông phải vượt qua sự buốt giá.
Hành trình trở thành tiến sĩ
Thầy giáo tiểu học là người dẫn dắt Hoàng Quốc Bình tiếp cận khoa học. Lên cấp hai, vì hoàn cảnh khó khăn anh được trường miễn học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Trong những năm tháng này, Hoàng Quốc Bình được đi học chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô và mạnh thường quân.
So với cấp hai, học phí cấp 3 tăng lên nhiều, đối với Hoàng Quốc Bình đây là khoản tiền không thể gánh nổi. Trong cơn tuyệt vọng, anh được một giáo viên giúp đỡ. Sau khi biết được hoàn cảnh, hiệu trưởng trường THPT cũng miễn học phí 3 năm cho anh.
Tuy nhiên, thời điểm đó, Hoàng Quốc Bình vẫn gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa cuộc sống và học hành. Bận rộn với việc nhà và đồng áng, năm lớp 11 anh bắt đầu có dấu hiệu chểnh mảng việc học, không theo kịp các bạn.
Năm 2007, Hoàng Quốc Bình tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, nhưng không đỗ vào các trường có ngành Khoa học Máy tính. Cú sốc này, giúp anh tỉnh ngộ và tập trung ôn thi lại.
1 năm sau, anh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học lần 2 và đỗ vào ngành Khoa học Máy tính của ĐH Tây Nam Trùng Khánh. Chưa kịp báo tin vui, thầy giáo tiểu học- người khơi dậy niềm đam mê của Hoàng Quốc Bình, qua đời. Chứng kiến cảnh này, anh cảm thấy đau khổ và bất lực nhưng không thể làm gì.
4 năm đại học, Hoàng Quốc Bình vừa học vừa làm để có thêm chi phí sinh hoạt. Năm 2012, anh tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Khoa học Máy tính của ĐH Tây Nam Trùng Khánh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 2014, Hoàng Quốc Bình vào Viện Tự động hóa của Học viện Khoa học Trung Quốc làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Hướng nghiên cứu của anh là nhận dạng mẫu và các hệ thống thông minh. Phải đến lúc này, Hoàng Quốc Bình mới cảm thấy vận mệnh được thay đổi.
"Tôi đã đi một đoạn đường rất dài, nếm trải nhiều khó khăn. 22 năm học của tôi nhiều thăng trầm và không dễ dàng để đi qua", Hoàng Quốc Bình nói.
Tại Học viện Khoa học Trung Quốc, Hoàng Quốc Bình gặp được người hướng hướng dẫn tận tụy, cẩn thận. Năm 2017, bằng những nỗ lực anh nhận được bằng tiến sĩ.
Hiện tại, Hoàng Quốc Bình là nhà nghiên cứu cấp cao trong Phòng thí nghiệm AI (trí tuệ nhân tạo) của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc - Tencent. Nói về thành công của bản thân, anh tiết lộ nhờ vào nhà trường và những người tốt bụng. "Tôi mong mọi người sẽ làm việc chăm chỉ để nhận lại thành tựu", anh nói.
Anh quan niệm chuyện đời khó đoán, tương lai phải đối diện với nhiều khó khăn. "Do đó, tôi dũng cảm và kiên nhẫn đối mặt với thách thức”, Hoàng Quốc Bình nói.
Chia sẻ về tham vọng của bản thân, anh nói: "Tôi chỉ muốn giữ trái tim luôn trẻ trung và có cơ hội hiểu biết về thế giới để những khó khăn từng trải qua không trở nên vô ích", anh bày tỏ.
Câu chuyện của Hoàng Quốc Bình truyền cảm hứng cho nhiều người. Khi được hỏi, có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ, anh cho rằng: “Cuộc đời còn dài, cần có lòng dũng cảm lớn lao để vượt qua mọi chuyện. Cuộc sống sẽ không phụ lòng những ai nỗ lực, chỉ cần tiến về phía trước, thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời thỏa đáng".
Theo Sohu
Bộ GD-ĐT bác đề xuất nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩĐại diện Bộ GD-ĐT cho hay không thể đồng ý với đề xuất công nhận nghệ sĩ nhân dân tương đương trình độ tiến sĩ của Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.">Từ chàng trai mồ côi, mò cua bắt ốc sống qua ngày trở thành tiến sĩ
Màn biểu diễn của các nghệ sĩ cùng sự kết hợp phong cách và trang phục của thập niên 1980 đã khiến khán giả cười nghiêng ngả vì quá sáng tạo và hài hước.
Cũng trong Gala Cười 2024, Trung Ruồi, Dương Anh Đức và Dũng Hớn cũng đã có màn kết hợp cười ra nước mắt trong tiết mục livestream nhảy cầu có 102.
Cùng với đó, màn hát chế ca khúc My heart will go on của Thái Sơn và Thái Dương trong trang phục áo the khăn xếp truyền thống mô tả lại màn nhảy cầu của hai người đàn ông do Dũng Hớn và Dương Anh Đức thể hiện cũng vô cùng hài hước khiến khán giả bật cười.
Quỳnh An
Thái Sơn hát 'Cắt đôi nỗi sầu', bị Vân Dung cưỡng hôn ở Gala Cười 2024Ca khúc đạt 64 triệu view sôi động của Tăng Duy Tân được Thái Sơn thể hiện theo phong cách bolero ở Gala Cười 2024. Trong 1 tiểu phẩm,Thái Sơn bị đàn chị Vân Dung cưỡng hôn trên sân khấu.">
Clip: VTVCười đau bụng với màn chế hit triệu view của Thái Sơn, Trung Ruồi ở Gala Cười
Siêu máy tính dự đoán Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
- Bước vào năm học mới 2017-2018, nhiều phụ huynh Hà Nội tiếp tục đứng trước nỗi lo tình trạng quá tải ở các trường công lập. Thực tế, nhiều trường ở Hà Nội có sĩ số vượt quá nhiều so với quy định 35 học sinh/lớp. Thậm chí, có quận trung bình các trường có tới 60 học sinh/lớp.
Nỗi lo quá tải đè nặng
Theo ghi nhận của VietNamNet, thực tế, tình trạng quá tải trường lớp công lập ở Hà Nội diễn ra nhiều năm qua. Thậm chí, để có suất vào học tại các trường công lập, nhiều phụ huynh tại Hà Nội đã buộc phải xếp hàng bốc thăm may rủi.
Báo cáo kết quả giám sát thực hiện Nghị quyết 05 của HĐND Thành phố Hà Nội về Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hồi cuối tháng 6/2017 cũng khẳng định, tỷ lệ số lớp/trường, số học sinh/lớp ở một số phường, quận hiện còn rất cao.
Ví dụ như quận Cầu Giấy có 14 trường mầm non công lập bình quân lên tới gần 60,89 trẻ/nhóm lớp; có 11 trường tiểu học công lập bình quân 55,95 học sinh/lớp và có 10 trường THCS công lập bình quân 47,1 học sinh/lớp.
Hay như Quận Hoàng Mai có 21 trường mầm non công lập bình quân cũng lên đến 47,4 trẻ/nhóm lớp; có 17 trường tiểu học công lập bình quân 51,6 học sinh/lớp và có 15 trường THCS công lập bình quân 44,6 học sinh/lớp...
Tình trạng lớp học sĩ số quá đông so với quy định tại nhiều quận ở Hà Nội đã trở thành bệnh kinh niên trong nhiều năm qua. Ảnh minh họa. Thực tế, tình trạng sĩ số học sinh quá đông so với quy định tối đa của Bộ GD-ĐT tại nhiều trường thuộc quận nội thành của Hà Nội đã diễn ra từ nhiều năm nay, song bài toán này tới nay vẫn chưa có lời giải.
Dân số tăng nhanh khiến nhu cầu của người dân vượt quá nhiều so với sức tải của các trường công, thì việc các trường công lập quá tải, học sinh phải học theo cách chen chúc là điều không khó lý giải.
Báo cáo của UBND TP. Hà Nội khẳng định, việc dự báo tình hình dân số của một số quận trung tâm chưa chính xác, tăng quá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc xác định quỹ đất dành cho hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong đó có trường học.
Cụ thể, từ 2012-2016, quận Long Biên tăng 205.849 người, quận Hà Đông tăng 67.764 người, quận Thanh Xuân tăng 58.302 người, quận Hoàng Mai tăng 49.993 người, quận Cầu Giấy tăng 36.965 người…
Tốc độ xây dựng trường học không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số. Theo chỉ tiêu giai đoạn 2012-2016, TP Hà Nội phải xây dựng 633 trường học, tuy nhiên, đến khi việc giám sát được thực hiện (5/2017), thành phố mới chỉ xây dựng được 211 trường, đạt 33%.
Thậm chí, nhiều xã, phường, thị trấn và một số khu đô thị chưa có trường mầm non, tiểu học và THCS công lập.
Đáng nói, trong khi một số quận rất khó khăn trong quỹ đất xây dựng trường công lập nhưng lại phát triển hệ thống ngoài công lập nhiều hơn công lập, song học sinh tại địa phương cũng ít có điều kiện về kinh tế để theo học.
Đơn cử, khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) không có trường mầm non công lập, nhưng lại có 10 trường mầm non tư thục.
Hay như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Cầu Giấy) có 6 trường tư thục ở 3 cấp mầm non, tiểu học, THCS, nhưng không có trường công lập.
Khu đô thị Bắc Linh Đàm (quận Hoàng Mai) có 4 trường tư thục hệ mầm non, tiểu học nhưng vẫn thiếu trường công lập…
Chỉ xây nhà để bán mà không xây trường học
Một trong những nguyên nhân khiến dân số các quận nội thành Hà Nội tăng nhanh chủ yếu là do xuất hiện hàng loạt các khu đô thi, khu chung cư mới được xây dựng trong giai đoạn vừa qua.
Tuy nhiên, nhiều khu đô thi, chung cư chưa quan tâm đúng mức về quy hoạch mạng lưới trường học, đa số các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc xây dựng nhà và các căn hộ để bán và chuyển nhượng, ít quan tâm xây dựng các công trình xã hội.
Đây chính là nguyên nhân khiến sức ép quá tải học sinh ở các trường công lập từ lâu chưa được giải quyết càng trở nên trầm trọng hơn.
Dân số Hà Nội tăng quá nhanh đang tạo sức ép lên hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong đó có trường học. Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, ở đa số các dự án, tiến độ đầu tư xây dựng các công trình nhà trẻ, trường học và các công trình hạ tầng xã hội khác chưa xác định cụ thể trong quyết định chủ trương đầu tư và cấp phép xây dựng mà chỉ quy định về tiến độ chung cho cả dự án dẫn đến việc xác định thời điểm phải thực hiện xây dựng hoàn thành các công trình trường học, nhà trẻ không rõ ràng và chậm tiến độ.
Mới đây, qua tiến hành rà soát 78 dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông, thì kết quả là 15 dự án đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ hạ tầng xã hội so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án. Ngoài ra, 15 dự án kkác xây dựng nhà trẻ, trường học chưa đảm bảo đồng bộ.
Việc thực hiện quy hoạch trong đó dành quỹ đất để xây dựng trường ở một số nơi chưa đảm bảo tính khả thi như đất xây dựng trường ở khu vực nhà ga, bến xe, nghĩa trang, ao hồ, khu dân cư, khu đường giao thông hay khu vực khó giải phóng mặt bằng, nằm trong quy hoạch hành lang xanh....
"Trách nhiệm chủ yếu thuộc sở Quy hoạch Kiến trúc, UBND các quận, huyện, thị xã" - báo cáo của UBND TP. Hà Nội khẳng định.
Theo báo cáo Sở GD-ĐT Hà Nội, 5 năm qua toàn thành phố đã xây mới và thành lập mới được 211 trường học các cấp với kinh phí 12.296,036 tỷ đồng (công lập 140 dự án, ngoài công lập 71 dự án). Đã xây mới thêm được 1.008 phòng học để bổ sung phòng học thiếu.
Trong giai đoạn tới, Hà Nội sẽ chi khoảng 30.012 tỷ đồng để sửa chữa, chống xuống cấp và xây dựng các trường học mới cho toàn thành phố. Con số này tăng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 2012-2016.
Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ mong muốn trong thời gian tới sẽ khắc phục được những tồn tại mà Hà Nội để xảy ra trong năm học vừa qua.
“Thành phố đã rà soát toàn bộ hệ thống quy hoạch giáo dục Thủ đô và giao cho ngành giáo dục có thể tiến hành thuê chuyên gia tư vấn, để quy hoạch lại toàn bộ hệ thống giáo dục. Hiện, toàn thành phố có 1,8 triệu học sinh, 2.669 trường với trên 9.000 phòng học. Với số trường và số phòng học này thì có thể nói không thể quá tải, nhưng sự phân bố của các trường, phòng học không đều, dẫn tới quá tải tại một số nơi dân số gia tăng mạnh, vì vậy cần quy hoạch lại” - ông Chung nói.Thanh Hùng - Lê Văn
">Đến bao giờ Hà Nội hết cảnh 60 học sinh chen chúc trong một lớp?
- Ông Phùng Quán, Thường trực tổ tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay sau khi học sinh trúng tuyển bằng xét tuyển thẳng và đánh giá năng lực nhập học, dự kiến điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả thi THPT Quốc gia vào trường sẽ tăng.
Cụ thể, các ngành năm ngoái có điểm chuẩn từ 16-18 điểm năm nay sẽ không tăng hoặc tăng rất ít, do thí sinh đăng ký vào các ngành này không nhiều.
Các ngành năm ngoái có điểm chuẩn từ 18-20 điểm sẽ tăng từ 1-3 điểm.
Các ngành năm ngoái có điểm chuẩn từ 21 điểm trở lên sẽ tăng từ 2-4 điểm, trong đó có ngành do thí sinh đăng ký quá nhiều.
Cụ thể theo ông Quán, nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao), Công nghệ thông tin – chương trình tiên tiến (Khoa học máy tính – chương trình tiên tiến) Công nghệ kỹ thuật Hoá học,Công nghệ Sinh học và Công nghệ Sinh học (chương trình chất lượng cao) Hoá học và Hoá học (Chương trình Việt Pháp) điểm chuẩn tăng ít nhất 1,5 đến 3,5 điểm.
Các ngành như Sinh học, Khoa học Môi trường, Vật lý học, Kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin (chương trình Việt Pháp) , Kỹ thuật điện tử viễn thông (chương trình chất lượng cao), Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Kỹ thuật hạt nhân, Toán học điểm chuẩn tăng 0,5 đến 2,0 điểm.
Riêng ngành Khoa học Vật liệu, Địa chất học và Hải dương học có điểm chuẩn có thể không tăng hoặc tăng từ 0.5 đến 1,0 điểm”- ông Quán nói.
Năm 2018, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM có điểm chuẩn ngành cao nhất 22,75; Điểm chuẩn ngành thấp nhất là 16 điểm. Tốp 5 ngành, nhóm nhành có điểm chuẩn cao nhất là: Nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin với điểm chuẩn là 22,75 điểm Ngành Công Nghệ Sinh Học với điểm chuẩn là 20.70 điểm; Ngành Hoá học với điểm chuẩn là 20,50 điểm; Chương trình Công nghệ thông tin (tiên tiến) với điểm chuẩn là 21,40 điểm; Chương trình Công nghệ thông tin (chất lượng cao) với điểm chuẩn là 21.20 điểm.
Điểm chuẩn năm 2018 của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM Lê Huyền
Điểm chuẩn năm 2019 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tăng
- Ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định, điểm chuẩn năm 2019 của trường sẽ cao hơn năm 2018.
">Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có thể tăng từ 1 đến 4 điểm
- Play">
Hình ảnh đẹp của các cầu thủ nhí khiến người lớn lặng người