Kim Lim dần thoát khỏi bóng của người cha giàu có, trở thành doanh nhân thành đạt. |
Cô cũng là gương mặt nổi tiếng trên mạng xã hội Instagram nhờ khuôn mặt xinh đẹp và gu thời trang đẳng cấp. 9X được coi là phiên bản đời thực trong bộ phim “Con nhà siêu giàu châu Á”.
Theo truyền thông Singapore, Kim Lim và em trai Kiat sẽ được thừa kế số tài sản trị giá hơn 2 tỷ USD từ người cha giàu có.
Nổi tiếng, thông minh và xinh đẹp là tất cả những gì ông trời ban tặng cho cô nàng. Tuy nhiên, những điều đó không phải bùa may mắn để Kim Lim có cuộc sống hạnh phúc.
Kim Lim gầy gò, suy sụp sau khủng hoảng hôn nhân. |
Cô từng yêu say đắm Mario Ho - con trai của ông trùm sòng bạc Hà Hồng Sân nhưng cuộc tình sớm tan vỡ. Tháng 2/2017 Kim Lim vội vã đăng ký kết hôn cùng người đàn ông tên Kho Bin Kai.
Trái ngược với Mario Ho, Kho Bin Kai là người ham cờ bạc, bất tài. Sau 3 năm chung sống, có một đứa con, vợ chồng Kim Lim chia tay.
Nguyên nhân xuất phát từ những thói hư, tật xấu của Kho Bin Kai. Đỉnh điểm, năm 2019 anh phải hầu tòa vì đánh bạc, Kim Lim đã quyết định bế con về nhà bố và chấm dứt mối quan hệ đầy bế tắc này. Kyden, con trai chung 3 tuổi của hai người hiện sống cùng mẹ.
Cậu bé Kyden sống cùng mẹ và ông ngoại. |
Sau ly hôn, Kim Lim sống khép kín hơn, ít chia sẻ ảnh lên mạng xã hội. Một thời gian dài, cô chỉ đăng những trạng thái đau khổ.
Khi nỗi buồn qua đi, cô nàng nổi tiếng gây bất ngờ khi có cú lột xác hoàn hảo. Cô lựa chọn phong cách sexy hơn, lối trang điểm già dặn nhưng vẫn toát lên sự sang trọng.
Đặc biệt, thay vì sống cuộc đời của tiểu thư nhà giàu, cô sáng lập thương hiệu spa và thời trang riêng, lao vào kinh doanh.
Trước đây, cô dành thời gian du lịch khắp thế giới, tận hưởng cuộc sống với những bữa tiệc xa hoa, váy áo lộng lẫy cùng hội bạn giàu có. Nay, sự quan tâm lớn nhất của Kim Lim là con trai và công ty.
Kim Lim thay đổi hoàn toàn sau ly hôn. |
Chia sẻ với South China Morning Post, cô nói: “Tôi không muốn ngồi yên chờ đợi thừa kế từ bố, vì thế tôi muốn xây dựng đế chế của mình. Tôi muốn con trai nhìn mẹ với tư cách là một doanh nhân thành đạt, chứ không phải người thừa kế gia sản thông thường.
Mục tiêu cuối cùng của tôi là một ngày nào đó sẽ chuyển tất cả cho con trai".
Kim Lim cũng cho hay, cô nhận được sự hậu thuẫn của cha cả về tài chính và bài học kinh doanh khi khởi nghiệp.
“Cha là người truyền cảm hứng cho tôi. Ngày xưa, ông sinh ra trong một gia đình bán cá nghèo nhưng đã nỗ lực để có khối tài sản khổng lồ. Bây giờ, tôi được sinh ra ở điều kiện tốt hơn, càng phải cố gắng hơn”, Kim Lim nói.
Thời điểm mới khai trương hệ thống kinh doanh, Kim Lim gặp ảnh hưởng do dịch. Tuy nhiên, cô vẫn trụ vững, trả lương đều đặn cho nhân viên.
Với sức ảnh hưởng trên mạng xã hội và lợi thế về hình thể, làn da nên cô tích cực quảng bá cho thương hiệu làm đẹp của mình.
Kim Lim khẳng định sẽ lập đế chế riêng cho mình. |
Cô tiết lộ bí quyết hàng đầu để có làn da đẹp là đắp mặt nạ. Sản phẩm đầu tiên trong dòng chăm sóc da của cô có giá bán lẻ khoảng 100 USD/5 chiếc mặt nạ, một mức giá khá cao so với các thương hiệu khác.
“Các dự án của tôi đang tăng trưởng khá tốt. Trong tương lai, ngoài thị trường Singapore và châu Á, tôi dự định đưa thương hiệu của mình sang các nước châu Âu”, Kim khẳng định
Theo truyền thông Trung Quốc, chồng của nữ tỷ phú Ji Kaiting kém cô 5 tuổi, xuất thân nghèo khó song có ý chí vươn lên để gây dựng sự nghiệp thành công.
" alt=""/>Cú lột xác của con gái tỷ phú Singapore sau ly hônNguyễn Thị Thùy Nga, 30 tuổi, ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trước đây làm biên tập viên tại một công ty truyền thông và marketing.
Công việc cho thu nhập tốt, giúp cô luôn được học hỏi, không ngừng sáng tạo và tìm được nhiều thú vị.
Tuy vậy, do được thừa hưởng những kinh nghiệm trồng cây từ bố nên từ nhỏ Nga thường sưu tầm nhiều loại cây khác nhau về trồng, chăm sóc.
Một lần, cô gái sinh năm 1990 thấy một người bạn có vườn sen đá vô cùng đẹp, được trang trí cùng những đồ vật cũ bỏ đi thì bị “say nắng”.
Sau khi tìm hiểu, Nga cũng tập trồng sen đá. Cô dùng những khúc gỗ bỏ đi ở nhà, ly gốm vỡ, bánh xe đã qua sử dụng làm chậu trồng cây. Cứ đi đâu thấy sen đá là chị tới ngắm nghía rồi nghiêm cứu, tìm giống sen mới về trồng.
“Gia đình tôi có truyền thống làm nông nghiệp. Từ ngày còn nhỏ, mỗi khi nhìn cỏ cây, tôi có rất nhiều cảm xúc, bao nhiêu mệt mỏi đều tiêu tan. Những lúc stress chỉ cần chăm sóc, tưới cây, nhìn chúng xanh tươi, nảy mầm là vui”, Nga chia sẻ.
Chị Nga tận dụng đồ cũ, trang trí lại cho đẹp rồi làm chậu trồng sen. |
Dần dần, Nga cũng có vườn sen đá nho nhỏ. Cô ước mơ mở một tiệm bán cây, sen đá và những đồ handmade liên quan. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm kinh doanh và vốn nhiều nên ban đầu Nga vừa bán online vừa làm việc ở công ty.
“Không biết có phải “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” không mà tôi bắt đầu khá thuận lợi”, cô gái quê Đắk Lắk chia sẻ.
Tháng 4 vừa qua, Nga quyết định nghỉ việc ở công ty để về vườn làm nông dân. Quyết định này của cô ban đầu vấp phải sự phản đối của ba mẹ. "Ba mẹ nói, con gái thì làm việc văn phòng cho ổn định. Nghe ba mẹ khuyên, tôi cũng do dự và nghĩ lỡ thất bại thì sao", Nga kể. Thế nhưng cô vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ.
Đã có sẵn đất của ba mẹ, vì vậy, việc của Nga là tìm giống sen đá để phát triển khu vườn sẵn có.
Ban đầu, cô đi mua sen ở các nhà vườn, nơi bán cây ở khu vực thành phố Buôn Ma Thuột nhưng không tìm được nhiều giống. Sau đó, Nga đăng ký làm thành viên của những nhóm hội yêu thích sen đá thì tìm được một số nhà vườn ở Đà Lạt.
“Sen đá phổ thông đã thuần khí hậu chỗ mình nên rất dễ trồng, đất nào cây cũng lên, nắng mưa đều được. Nhưng khí hậu ở Đà Lạt khác, khi nhập sen về, lại có nhiều giống mới nên cây bị sốc nhiệt, úng lá, úng rễ chết rất nhiều. Cộng thêm, lúc đó, vườn của tôi chưa có lưới che nên gặp trời mưa là cây chết. Tôi mất một nửa số cây mua về”, Nga kể lại khoảng thời gian bắt đầu mở rộng vườn sen.
Chị Nga cũng tận dụng những gốc cây, thân cây để trồng sen đá như thế này. |
Sau đó, Nga lên mạng học hỏi thì biết được vườn phải có mái che bằng lưới hoặc nilon để tránh mưa cho sen. Hơn nữa, sen không cần tưới nhiều nước. Nếu giá thể giữ ẩm tốt thì hơn một tuần mới tưới nước một lần cho cây. Còn với giá thể thoát nước tốt hơn thì 5-6 ngày tưới một lần.
Giờ đây, Nga đã trở thành cô nông dân thực thụ và có nhiều kinh nghiệm trồng sen.
Sau mấy tháng bỏ việc làm nông dân, Nga đã mở rộng vườn sen đá của mình lên 1000m2, với hơn 10.000 cây và hơn 100 loại khác nhau. Cô cũng tự mở được một tiệm bán cây nho nhỏ ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Hiện, giá bán sen đá của Nga dao động từ 5000 - 40.000 đồng/cây tùy loại. Với những loại sen hiếm sẽ có giá bán từ 100.000 - 500.000 đồng/cây.
Nga cho biết, khi mua sen đá về, người chăm nên thay giá thể mới. Giá thể trồng sen đá phải đáp ứng 3 yếu tố: Nguyên liệu giúp đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt, dinh dưỡng vừa đủ. |
Bộ rễ của sen đá cũng cần được trao đổi khí, rễ thở được thì mới không bị thối. Nguyên liệu giúp cây thoát nước tốt gồm: Đá perlite, xỉ than, viên đất nung, gạch non, đá nham thạch… |
Công thức trộn giá thể trồng sen đá phải cũng phải vừa đủ để cây phát triển tốt. Nguyên liệu gồm: Xỉ than 50%, phân bò 25% và trấu hun trộn 25%. Hỗn hợp đất trồng sen đá gồm 40% tro trấu, 20% đá perlite và 40% xỉ than. |
Vì muốn chia sẻ niềm đam mê sen đá và cây xanh đến mọi người, bên cạnh trang trí vườn cây, Nga dành một nơi để mọi người đến chụp hình, uống trà, đọc sách miễn phí. Thời gian tới, cô dự tính sẽ mở một thư viện đọc sách miễn phí cho mọi người tại vườn cây của mình. |
Để vườn cây của mình được nhiều người tìm đến, ngoài trưng bày ở tiệm, Nga còn chụp hình đăng lên các nhóm hội giới thiệu. |
Nga chia sẻ, làm nông dân thật sự rất vất vả, vì tất cả các công việc từ lớn tới bé đều tới tay mình làm. "Đi làm văn phòng chỉ làm 8 tiếng là về, cuối tuần được nghỉ. Hiện tại, tôi làm hơn 12 tiếng/ngày vẫn chưa hết việc. Những ngày Chủ nhật hay ngày lễ đôi khi cũng không còn thời gian để đi chơi, la cà phố phường với bạn bè như trước", cô gái quê Đắk Lắk chia sẻ. |
Tuy nhiên, dù vất vả hơn nhưng được làm công việc yêu thích, được trồng, ngắm cây hoa mỗi ngày, sống bình yên, thư giãn trên chính vườn cây của mình, Nga vẫn cảm thấy rất vui và hài lòng với cuộc sống hiện tại. |
Mỗi khi sáng tạo được một tác phẩm sen đá, ngắm cây xanh tươi, mọi muộn phiền với cô đều tan biến. |
Vui hơn khi vườn cây của Nga được nhiều người biết, tìm đến chụp hình, uống trà, đọc sách và chia sẻ về kinh nghiệm trồng sen đá. |
Thu nhập mỗi ngày của được 2-3 triệu đồng từ việc bán cây, các đồ dùng handmade liên quan. |
Thế nhưng, hiện tại vườn cây của Nga đang trong quá trình hoàn thiện nên thu nhập chủ yếu để nâng cấp, trang trí vườn, phục vụ cho việc mua thêm nhiều giống sen đá mới, cây mới và trang trải chi phí cho gia đình. |
Ngoài sen đá, Nga còn trồng nhiều loại khác như cây phong thủy, hoa hồng, hoa lan, dạ yến thảo, cúc họa mi... |
Sắc vàng của hoa huỳnh liên phủ kín 2 bên đường ray xe lửa nội đô Sài Gòn khiến đoạn dài đường sắt, con hẻm cạnh bên trở nên vô cùng lãng mạn.
" alt=""/>Cô gái Đắk Lắk bỏ việc lương cao, về trồng nghìn cây sen đáThậm chí, khi ấy, những lúc tuyệt vọng quá, chị đã nghĩ rằng “hay là đưa đứa trẻ này tới trung tâm bảo trợ xã hội?”.
Nhưng rồi, từng ngày một, chị nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của một bà mẹ đơn thân 20 tuổi, bị khuyết tật vận động nặng một bên chân phải để nuôi dạy con thành người và xây dựng cho mình một cơ ngơi đáng nể.
“Sau khi biết mình có bầu, tôi xin bảo lưu việc học để sinh con. Sinh con xong, tôi cũng đi xin việc ở nhiều nơi, cũng thử cả buôn bán nhưng đều gặp khó khăn. Rồi thấy mình phù hợp với nghề may, tôi vừa học vừa làm”, chị Như Hoa chia sẻ.
Sau một thời gian dài rèn luyện tay nghề, chị thấy nghề may phù hợp với thể trạng của mình nên quyết định mở tiệm may nhỏ.
Ban đầu, chị chỉ có 1 máy may, sau dần gây dựng được uy tín, chị mua thêm 2-3 máy, tuyển thêm người để đáp ứng nhu cầu của khách.
Chị Như Hoa làm việc ở xưởng may. Ảnh: NVCC |
4 năm gần đây, được Trung tâm Hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh tạo điều kiện, chị thuê được mảnh đất trong vòng 30 năm để dựng xưởng và xây một phòng ở nhỏ cho mình và con trai.
Nhớ lại những ngày tháng gian khổ nhất, chị Hoa kể: “Biết con gái đang đi học lại có bầu, bố mẹ tôi phải mất một thời gian dài để chấp nhận. Riêng bố vẫn giận, có một thời gian không nhìn mặt con gái. Mẹ thì thương nên vẫn chăm sóc lúc tôi sinh bé”.
Khi con được 6 tháng, hai mẹ con chị chuyển ra ngoài thuê phòng trọ ở. “Giá thuê phòng trọ lúc ấy chỉ có 200-300 nghìn đồng/tháng, nhưng cứ đến cuối tháng là tôi rất sợ vì đến kỳ đóng tiền nhà. Cũng may mắn là chủ nhà hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của mình, cho nợ 2-3 tháng mới trả một lần, thậm chí có tháng còn không lấy tiền nhà hay tiền điện nước”.
Tủi thân nhất vẫn là những lúc con ốm, không có ai ở bên, một mình đi lại vất vả, chị phải chạy đôn chạy đáo đưa con đi viện, chăm sóc con. “Nhiều khi cảm thấy mình khó có thể vượt qua được. Những chông chênh, vất vả, tủi thân thì hầu như thường trực mỗi ngày. Sau này, khi mình có tuổi rồi, tâm lý và cảm xúc cũng vững vàng hơn mới bớt đi những cảm xúc đó”.
Chị nói, khó khăn là không thể kể hết, nhưng sau cùng khi nhìn lại, chị vẫn cảm thấy biết ơn quyết định giữ lại con ngày ấy. “Nếu cho chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ làm như thế”. Bây giờ, cậu con trai của chị đã là sinh viên năm thứ 2 một trường đại học ở TP. Vinh.
Xưởng may của chị sản xuất hàng thời trang may kỹ và cao cấp. Ảnh: NVCC |
Xưởng may của chị hiện có 10 nhân công là người khuyết tật, thu nhập mỗi người từ 3,5 đến 8,5 triệu đồng/tháng. Hiện tại, xưởng của chị đang cung cấp các sản phẩm thời trang cho 5 cửa hàng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, mỗi tháng sản xuất 420-450 sản phẩm.
Mới đây, để tận dụng nguồn vải vụn của xưởng may, chị có ý tưởng sản xuất các sản phẩm túi xách, đồ trang trí nhỏ xinh để tăng thu nhập cho người lao động cũng như hạn chế rác thải ra môi trường.
Do đang dồn hết vốn cho xưởng may nên ý tưởng này của chị mới đang ở giai đoạn ban đầu, chưa có điều kiện mở rộng thị trường. Tuy nhiên, mới đây ý tưởng đã giành nhiều hạng mục giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.
“Đơn vị tài trợ đã cam kết sẽ đầu tư gần 100 triệu đồng để mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn trong thời gian tới”, chị Hoa cho biết.
Không chỉ tất bật với công việc ở xưởng may, chị Hoa còn đảm nhận vị trí Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An.
Có cơ hội tiếp xúc với nhiều chị em khuyết tật, chị Hoa rất thấu hiểu những tâm tư, trở ngại của họ trong việc hoà nhập với cộng đồng. Chị chia sẻ: “Một trong những vấn đề lớn nhất chính là từ bản thân người khuyết tật, họ vẫn còn tự ti, mặc cảm về bản thân. Điều đó khiến họ không nhận ra năng lực của mình. Nhưng nguyên nhân của chuyện này cũng là do tác động kép của những thành kiến – thành kiến về việc không coi trọng phụ nữ, và phụ nữ khuyết tật còn bị coi thường hơn, nhất là ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa”.
Một lý do khác là sự thiếu tin tưởng của chính những người thân dành cho thành viên khuyết tật trong gia đình. “Có em chia sẻ với tôi rằng bố mẹ sợ em ra đường nguy hiểm nên cố giữ ở trong nhà, khiến em không được tiếp xúc với ai. Hay có em lại tâm sự, gia đình có đám cưới nhưng không cho em đi rước dâu vì sợ không may mắn, đội hình không đẹp. Em phải ở nhà, buồn rồi khóc. Những lúc ấy, tôi lại phải động viên các em, cũng như nói chuyện với bố mẹ các em. Chuyện thay đổi thành kiến cần rất nhiều thời gian nhưng mình cứ cố gắng làm rồi cũng sẽ có kết quả”.
Tham gia câu lạc bộ và nhận dạy nghề miễn phí cho phụ nữ khuyết tật ngay tại xưởng may, chị Hoa tâm sự, đôi khi chị không chỉ là thầy mà còn là chị, là mẹ với các em, các cháu nhỏ tuổi.
Ước mơ của chị trong thời gian tới là mở được một lớp dạy nghề miễn phí có quy mô lớn hơn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật để các em có một công việc ổn định, độc lập được trong cuộc sống sau này.
Sản phẩm sản xuất từ vải vụn của xưởng. Ảnh: NVCC |
Ý tưởng mở cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn của chị đã được đầu tư gần 100 triệu đồng. Ảnh: NVCC |
Chị Như Hoa (thứ 3 từ trái sang) nhận giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020. Ảnh: NVCC |
Chị Hoa hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An. Ảnh: NVCC |
Khuyết cánh tay trái nhưng Nguyễn Minh Thái chọn một nghề mà ít người khuyết tật dám chọn và có thể làm được: Nhà thiết kế thời trang.
" alt=""/>Người phụ nữ vượt biến cố cuộc đời, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng