- Tiền đã vào túi, nhà đã bàn giao, nhưng nhiều tiện ích của dự án vẫn mãi còn nằm… trên giấy. Đây là tình trạng đang diễn ra với nhiều doanh nghiệp địa ốc thiếu uy tín, khiến khách hàng lâm vào cảnh dở khóc dở cười.“Lọ lem” mạo nhận “công chúa”, bó tay chiêu bán nhà?
Dân Sài Gòn vung tiền tỷ mua nhà trên cỏ xanh
Quảng cáo 1 đằng, thực tế 1 nẻo
Dự án An Gia Riverside tại đường Đào Trí, quận 7, TP.HCM, do An Gia Investment là đơn vị phát triển, được mua lại từ chủ đầu tư trước đây là Công ty Cổ phần Vạn Phát Hưng. Sau khi mua lại An Gia Investment đã thay tên các block của dự án và vẽ thêm hàng loạt các tiện ích để hút khách.
Từ giữa năm 2015, khi tung ra thị trường, An Gia Riverside được giới đầu tư đánh giá rất “chịu chơi”, vì đưa vào những tiện ích “chưa từng có”. Trong đó, điển hình là: Công viên Biển Sông, sảnh đón thác nước và hàng loạt tiện ích cao cấp khác.
|
Công viên Biển Sông được An Gia Investment vẽ ra để bán hàng |
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, vị trí được giới thiệu là công viên biển sông, hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống ven sông. Khu vực này thuộc hành lang an toàn sông Sài Gòn, không được phép xây dựng. Tiện ích “chưa từng có” này được vẽ ra lúc bán hàng, nhưng sau khi bàn giao thì trên website của An Gia Investment đã xóa thông tin này, trong phần giới thiệu dự án An Gia Riverside.
|
"Công viên Biển Sông" thực tế lại là bãi đất hoang thuộc hành lang an toàn sông Sài Gòn |
Trong khi đó, dự án The Garden tại đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM, được quảng cáo có trung tâm thương mại cực kỳ hoành tráng, nhưng khi bàn giao thì tầng này bị chủ đầu tư “hô biến” thành officetel. Sự việc dẫn đến tranh chấp căn thẳng giữa cư dân và chủ đầu tư hồi năm 2017. Sở Xây dựng TP.HCM đã vào cuộc và bắt buộc chủ đầu tư muốn chuyển đổi thiết kế, phải xin phép và được cư dân đồng ý 100%.
|
Nhiều tiện ích hoang phế tại chung cư Khang Gia Gò Vấp |
Tại chung cư Khang Gia Gò Vấp, dù đã đi vào vận hành từ khoảng 3 năm nay nhưng nhiều khu vực tiện tích vẫn chưa xây xong hoặc bỏ hoang. Cụ thể như mái che lối vào tầng hầm để xe vẫn xây dựng dang dở. Sảnh đón khách đóng kín cửa, bỏ trống đầy bụi bẩn. Các bồn hoa để cỏ dại mọc hoặc để người dân trồng rau.
Một trong những tiện ích thường được quảng cáo khi chào bán là trung tâm thương mại ở khối đế. Tuy nhiên, hàng loạt dự án khi bàn giao, thậm chí nhiều năm sau vẫn bỏ trống tiện ích này. Điển hình là các dự án như: The Avilla 1 (quận 8), chung cư Belleza (quận 7), Millenium (quận 4), The Park Residence (Nhà Bè)…
Tự lấy đá ghè chân mình
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, giá trị của một dự án bất động sản nằm ở hai yếu tố. Thứ nhất chất lượng công trình xây dựng. Thứ 2 là các tiện ích có trong khu dân cư đó. Trong các tiện ích thì cũng có những thứ cư dân được sử dụng miễn phí, có tiện ích phải trả phí dịch vụ. Dù phải trả phí hay miễn phí thì càng nhiều tiện ích, càng phục vụ tốt nhu cầu, đời sống của cư dân và dự án đó càng đẳng cấp.
Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, việc đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của các chủ đầu tư. Trong Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở cũng có điều cấm việc cung cấp thông tin không đầy đủ, không trung thực cho khách hàng.
“Tôi khuyên các chủ đầu tư phải đảm bảo lời hứa, lời cam kết đối với khách hàng. Điều này cũng phải nằm trong chiến lược xây dựng uy tín thương hiệu doanh nghiệp. Việc đảm bảo đúng các cam kết đối với khách hàng về dự án cũng là phương thức truyền thông hiệu quả nhất.
Việc quảng cáo khác với thực tế cũng là điều tối kỵ đối với doanh nghiệp bất động sản. Bởi lẽ, chỉ cần một lời quảng cáo sai sự thật sẽ gây nên hậu quả rất ghê gớm. Thực tế, thông tin truyền miệng có hiệu quả bền vững hơn là việc quảng cáo trên truyền thông. Do đó phải biết rõ được giá trị của truyền thông trung thực.
Tóm lại, việc quảng cáo phải đi đôi với sự thật thực tế thì các doanh nghiệp mới xây dựng được uy tín thương hiệu của mình. Còn việc quảng cáo không đúng với sản phẩm bàn giao cho người dân thì là doanh nghiệp đã tự lấy đá ghè vào chân mình, tự mình làm hại mình”, ông Châu chia sẻ.
Còn ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home) cho biết, có một thực tế là khi công bố thông tin dự án, các chủ đầu tư và đơn vị phân phối thường không cung cấp thông tin chi tiết về diện tích của các tiện ích.
Cụ thể, khách hàng có thể được cung cấp về tổng diện tích dự án, diện tích sàn xây dựng và diện tích khuôn viên. Các tiện ích về công viên, hồ bơi, sân tập thể thao, khu vui chơi trẻ em… sẽ nằm trong diện tích khuôn viên nhưng không có diện tích cụ thể của các tiện ích đó. Từ đó dẫn tới việc khi nghe qua quảng cáo, khách hàng sẽ tưởng tượng ra một công viên rất rộng lớn và đẹp đẽ nhưng thực tế có khi chỉ có một khoảng đất nhỏ với vài cây xanh.
Nói về việc các sàn thương mại tại nhiều chung cư trong tình trạng “vườn không nhà trống”, ông Thành cho biết thực trạng này xảy ra ở nhiều chung cư đặc biệt là các khu chung cư ở vùng ven. Việc chuyển các sàn thương mại ế ẩm này thành căn hộ hay officetel thì cũng không được phép, nên thường bị bỏ trống. Việc các sàn thương mại bỏ trống như vậy, khiến cho giá trị của khu chung cư đó giảm xuống, khung cảnh dự án trở nên hoang tàn, trống vắng và cư dân phải đi ra ngoài để mua sắm rất bất tiện.
Mạnh Đức
Đoàn người nạn nhân căn hộ cao cấp bao giờ tỉnh mộng?
Đặt niềm tin vào căn hộ được quảng cáo cao cấp, hạng sang, nhưng nhận nhà thì khách hàng vỡ mộng, vì thực tế không phải như vậy. Làm sao để không biến mình thành nạn nhân của những dự án dùng chiêu trò này?
"> An Gia Investment và cuộc chơi “sống chết mặc bay”