Bàn về ảnh hưởng, tác động đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính của Mobile Money khi được triển khai thí điểm, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy, giảng viên ngành Tài chính của Đại học RMIT nhận định: Cục diện của thị trường Fintech sẽ không thay đổi nhiều so với hiện tại. Bởi lẽ, ví điện tử, ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking) và Mobile Money có phân khúc thị trường cũng như khách hàng khác nhau.
Mục tiêu của Mobile Money là phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt ở nông thôn và vùng sâu vùng xa nơi dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Thêm vào đó, Mobile Money không liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng vì nhà cung cấp Mobile Money không được cung cấp dịch vụ cho vay, huy động vốn cũng như trả lãi cho số tiền trong Mobile Money.
Một điểm khác biệt về phân khúc thị trường còn thể hiện ngay trong hạn mức giao dịch theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, ví điện tử tập trung vào đối tượng khách hàng ở các thành phố lớn nên hiện có hạn mức giao dịch tối đa 100 triệu đồng/tháng, trong khi Mobile Money cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng vùng sâu vùng xa nên hạn mức giao dịch tối đa chỉ 10 triệu đồng/tháng.
Cũng theo phân tích của Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy, các công ty Fintech và ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ hiện nay. Khảo sát của Cimigo năm 2019 cho thấy, ngay cả ở khu vực thành thị cũng mới chỉ có 30% người dân sử dụng Mobile Banking và 29% sử dụng ví điện tử để thanh toán. Trong khi theo nghiên cứu mới nhất cũng của đơn vị này năm 2020, nhóm dân số phát triển nhanh nhất là từ 0-12 tuổi ở nông thôn và 50 tuổi trở lên ở thành phố.
“Với khả năng tiếp cận Internet và công nghệ nhanh chóng của thế hệ trẻ cũng như thu nhập cao của cư dân thành thị, thị trường khách hàng dịch vụ số tiềm năng cho các công ty Fintech và ngân hàng vẫn còn rất lớn”, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy nêu quan điểm.
Khả năng hợp tác giữa nhà mạng và doanh nghiệp Fintech
Dẫu vậy, nhấn mạnh lợi thế của các các doanh nghiệp viễn thông lớn trong việc triển khai Mobile Money, chuyên gia Đại học RMIT cho rằng, các công ty Fintech, đặc biệt là các công ty có ứng dụng ví điện tử phổ biến như MoMo hay ZaloPay, có thể bắt tay với nhà mạng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
Trao đổi thêm với ICTnews về khả năng hợp tác giữa Fintech với các nhà mạng, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy chia sẻ, một cơ hội hợp tác dễ nhận thấy giữa nhà mạng và các đơn vị Fintech là hai bên có thể tận dụng cơ sở khách hàng và kinh nghiệm kinh doanh của nhau để gia tăng doanh thu và mở rộng hoạt động.
Các công ty Fintech có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán sẽ giúp các nhà mạng thiết kế tính năng Mobile Money dễ dùng và thân thiện với người dùng hơn. Bên cạnh đó, hành vi chi tiêu của người dùng trong thanh toán điện tử sẽ giúp nhà mạng đưa ra các dịch vụ hàng hóa thu hút người dùng Mobile Money hơn. Đồng thời, các đơn vị Fintech thanh toán sẽ có thêm cơ sở dữ liệu mới để khai thác.
Khi người dùng Mobile Money nhận thấy được tiện ích của thanh toán không tiền mặt và muốn nâng cao trải nghiệm của mình hơn thông qua các dịch vụ khác, họ sẽ có động lực để tạo tài khoản ngân hàng và tiếp cận các dịch vụ thanh toán đa chức năng hơn như ví điện tử, và từ đó fintech sẽ được hưởng lợi.
Minh chứng cho nhận định của mình, Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy dẫn chứng, một ví dụ có thể thấy là ví điện tử Viettel Pay đang hoạt động như một siêu ứng dụng với khoảng 10 triệu khách hàng. Kinh nghiệm trong việc triển khai Viettel Pay chắc chắn sẽ giúp Viettel phổ biến Mobile Money đến các khách hàng còn lại của mình.
Giao dịch thanh toán không tiền mặt sẽ tăng nhờ Mobile Money
Đáng chú ý, các giảng viên ngành Tài chính của Đại học RMIT là Tiến sĩ Đoàn Bảo Huy và Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy đều có chung nhận định, việc thí điểm Mobile Money sẽ làm tăng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa.
Mục tiêu của việc triển khai thí điểm Mobile Money, theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cũng là nhằm góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam. Đồng thời, tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng.
Trong trao đổi với ICTnews hồi tháng 4 năm ngoái, khi Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị trình Chính phủ đề án thí điểm Mobile Money, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) Vũ Hoàng Liên cũng đã nhấn mạnh: Việc triển khai Mobile Money sẽ là hành động thích hợp để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.
“Cá nhân tôi nhận thấy, Mobile Money sẽ tạo ra những tiện lợi đáng kể cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn như: dễ dàng mua sắm, giảm thiểu chi phí và thời giờ đi lại, hạn chế việc phải quản lý tiền mặt, đỡ phải tiếp cận với quá nhiều các hình thức thanh toán, thuận lợi cho quản lý chi tiêu và tài chính”, ông Vũ Hoàng Liên chia sẻ.
M.T
Việc Chính phủ cho phép thí điểm Mobile Money sẽ mở ra chính sách Sandbox cho hàng loạt dịch vụ và ngành nghề mới được cung cấp sớm trong xã hội số.
" alt=""/>Doanh nghiệp Fintech có thể bắt tay nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile Money![]() |
Bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ anh Vũ Văn Mừng số tiền hơn 49 triệu đồng |
Gia đình anh Mừng vốn thuộc diện hộ rất khó khăn trên địa bàn xóm Giữa, thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Cũng vì cái nghèo, vợ chồng anh quyết định tha hương, đi làm thợ xây ở nhiều nơi. Thu nhập cũng chỉ vừa đủ trang trải sinh hoạt gia đình.
Đặc biệt, cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn khi năm 2013 và 2015, vợ chồng anh đón thêm 2 thành viên mới chào đời. Thỉnh thoảng, anh phải gửi các con cho hai bên nội ngoại chăm sóc.
Tai họa bất ngờ xảy đến vào ngày 15/10/2021, khi đang thi công trên mái tầng 2 của một công trình trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội), không may điện cao thế bị chập, bắn tia lửa điện vào thanh sắt trong tay anh Mừng. Không kịp tránh, anh bị điện giật mạnh.
Nghe tiếng mọi người hô hoán, vợ anh là chị Nguyễn Thị Hường vội vã chạy đến sơ cứu cho chồng, đưa anh vào Bệnh viện 108 rồi chuyển sang Viện Bỏng Quốc gia. Bác sĩ điều trị trực tiếp cho biết, anh Vũ Anh Mừng bị bỏng điện cao thế, tia lửa điện 39% (32%) độ 2, 3, 4, 5, thân, tứ chi, sinh dục. Anh phải trải qua ca phẫu thuật cắt 1/3 giữa cẳng tay trái và cẳng chân trái.
![]() |
Trước đó anh Mừng bị bỏng nặng nhập viện trong tình trạng nguy kịch |
Quá trình điều trị, chi phí tiền thuốc và giường bệnh mà gia đình phải chi trả lên đến 5 triệu đồng/ngày, trong khi vợ chồng anh hết sạch tiền, lại đang gánh khoản nợ hơn 40 triệu đồng vay mượn trước đó. Trong lúc lâm cảnh túng quẫn, bạn đọc Báo VietNamNet đã ra tay giúp đỡ kịp thời. Qua bài viết “Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông nghèo chịu cảnh tàn phế”, các nhà hảo tâm đã ủng hộ anh Mừng số tiền 49.622.500 đồng. Nhờ vậy, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, người đàn ông bất hạnh ấy đã được xuất viện về nhà.
Trở lại cuộc sống gia đình sau một thời gian dài nằm viện, trong lòng anh Mừng ngổn ngang trăm mối. Bởi từ một người đàn ông trụ cột gánh vác kinh tế cả nhà giờ đây lại lâm vào cảnh tàn phế. Nhiều đêm không ngủ nổi, anh đau đáu với suy nghĩ trở thành gánh nặng cho vợ con. Nhưng khi biết quý trọng sinh mạng mình, anh bắt tay vào việc tập luyện di chuyển, tránh phải một chỗ khiến vợ con bớt khổ.
Thời điểm hiện tại, anh không cần phải đến bệnh viện kiểm tra nữa. Dẫu vậy, anh Mừng mất đi hoàn toàn sức lao động. Anh chỉ còn cách phụ giúp vợ con những công việc vặt trong nhà vì vẫn đang trong quá trình hồi phục thể trạng.
“Nhìn cảnh nhà nhà đi sắm Tết, mình cũng hơi chạnh lòng. Thế nhưng trong cái rủi cũng có chút may mắn là chúng tôi được bạn đọc báo giúp đỡ mới có thể khoẻ lại như ngày hôm nay. Tôi biết ơn vô cùng. Mong các nhà hảo tâm giữ gìn sức khoẻ để tiếp tục giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như tôi", anh tâm sự.
Đây là một cái Tết buồn song trong lòng đôi vợ chồng nghèo ấy, họ vẫn ghi nhớ mãi những tấm chân tình mà bạn đọc báo VietNamNet dành tặng vào thời khắc khốn khó.
Phạm Bắc
Đại diện Báo VietNamNet vừa có mặt tại nhà 3 chị em cháu Phạm Thị Ngọc Tiên (11 tuổi, ngụ thôn Vân Dương 1, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), trao trực tiếp số tiền 21.008.300 do bạn đọc hỗ trợ.
" alt=""/>'Nhờ mọi người cứu giúp, Tết này tôi mới được ở bên vợ con”MG RX5 nằm ở phân khúc SUV cỡ C, đang cạnh tranh "nảy lửa" với những sản phẩm dẫn đầu như Mazda CX-5 (759-999 triệu đồng) và Hyundai Tucson (799-959 triệu đồng).
Nếu bán đúng giá niêm yết (739-829 triệu đồng) thì RX5 sẽ khó cạnh tranh, do trang bị an toàn chỉ nằm ở mức cơ bản, không có ADAS.
Sau khi giảm, giá bán thực tế của MG RX5 chỉ ngang một số mẫu SUV hạng B như Hyundai Creta (từ 640 triệu đồng) hay Toyota Yaris Cross (từ 650 triệu đồng).
Haima 7X
Chỉ một tháng sau khi được ra mắt chính thức, Haima 7X đã có ưu đãi lên tới hơn 150 triệu đồng tại đại lý. Nhân viên tư vấn bán hàng cho hay, mẫu MPV đến từ Trung Quốc này đang có giá bán thực tế là 750 triệu đồng, sau khi trừ trực tiếp 100 triệu đồng và 15 triệu đồng quy đổi từ voucher bảo dưỡng 3 năm tặng kèm.
Ngoài ra, người dùng mua xe tại thời điểm này còn được tặng voucher 1 năm sửa chữa và chăm sóc xe trị giá 36,5 triệu đồng.
Nếu bán đúng giá niêm yết (865 triệu đồng) thì Haima 7X sẽ khó cạnh tranh, bởi Hyundai Custin đang có giá thực tế khởi điểm từ 835 triệu đồng, sau khi trừ đi các ưu đãi của đại lý.
Mẫu xe Hàn Quốc đang có sức tiêu thụ tốt nhất phân hạng này, bán được 1.662 xe trong 3 tháng cuối năm 2023, bỏ xa Toyota Innova Cross được giới thiệu vào tháng 10/2023 (529 chiếc).
Haval H6 HEV
Kể từ khi ra mắt Việt Nam vào đầu tháng 8, Haval H6 HEV liên tục được giảm giá để thu hút sự quan tâm của khách Việt. Mức ưu đãi nâng dần theo thời gian, từ 30 triệu đồng lên tới đỉnh điểm là 244 triệu đồng.
Mới đây, model này đã được nhà phân phối điều chỉnh giá bán lẻ đề xuất: giảm 110 triệu đồng, từ 1,096 tỷ đồng xuống còn 986 triệu đồng. Tuy nhiên, khách mua xe tại thời điểm này còn được giảm thêm 100 triệu đồng, giá bán thực tế của H6 HEV tại đại lý là 886 triệu đồng.
Tương tự MG RX5, mẫu Haval H6 HEV cũng nằm ở phân khúc C-SUV. Xe chỉ có duy nhất phiên bản hybrid với nhiều tính năng tiện nghi và an toàn hiện đại. Tuy nhiên, do yếu tố thương hiệu mới và giá niêm yết cao, H6 HEV chưa thực sự trở thành lựa chọn phổ biến của khách Việt.
Wuling Mini EV
Dù sở hữu vị thế là ô tô rẻ nhất Việt Nam và được miễn 100% lệ phí trước bạ do là xe thuần điện, Wuling Mini EV vẫn cần tới chương trình khuyến mại giảm giá để hút khách. Model này đang được giảm 40 triệu đồng ở tất cả các phiên bản, giá bán thực tế dao động trong khoảng 199-239 triệu đồng.
Phần đông khách Việt cho rằng giá niêm yết của Wuling Mini EV quá cao so với những trang bị đi kèm (bản tiêu chuẩn không có túi khí). Với tầm tiền 280 triệu đồng, người dùng có các lựa chọn xe xăng đã qua sử dụng như VinFast Fadil Base 2020 hay Kia Morning AT 2020.
Bên cạnh đó, TMT Motors chưa phát triển hệ thống trạm sạc công cộng. Người dùng Wuling Mini EV sẽ phụ thuộc vào việc sạc điện tại nhà, và với hạ tầng chen chúc ở các thành phố lớn, không phải ai cũng có không gian đánh xe vào nhà, kể cả khi model này có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với ngõ ngách.
Theo Dân trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!