Tận dụng lợi thế di động và các ứng dụng hình ảnh như Instagram,ắmhoaanhđàođẹprựcrỡdướiốngkíkia sportage 2024 Hipstamatic, người dùng iPhone ghi lại được cả một mùa hoa anh đào bừng nở. Dưới đây là một vài trong số những tấm ảnh hoa anh đào đẹp nhất được chụp dưới ống kính máy ảnh iPhone.
Mùa hoa anh đào 2012 được Junichiro Aoyama ghi lại tại đền Eifukuji (Kyoto, Nhật). Phối cảnh trong bức ảnh khiến hoa anh đào trở nên nổi bật.
Tấm ảnh tuyệt đẹp được Ruthanne Annaloro chụp tại Lễ hội hoa anh đào tại thủ đô Washington (Mỹ). Nhánh anh đào cổ điển cùng hiệu ứng Hipstamatic mang tới cái nhìn đầy mơ mộng.
Jim Moore sử dụng ứng dụng Bleach Bypass do chính mình viết nên để chụp tấm ảnh “mùa hè nở rộ” lãng đãng này.
“Mùa hoa thiên đường” với nhánh hoa nổi bật trên phông nền mờ ảo là sự kết hợp thành công giữa máy ảnh iPhone và hiệu ứng SwankoLab.
Khóa đào tạo trực tuyến về an ninh mạng quốc tế ASEAN - Trung Quốc diễn ra trong cả ngày 1/3.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC cho biết, năm 2017, tại TELMIN lần thứ 12, Trung Quốc đã phối hợp với Campuchia tổ chức chương trình đào tạo tại chỗ về an ninh mạng trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, do CNCERT và Ban Thư ký ASEAN thực hiện. Sau các chương trình được tổ chức tại Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia và Malaysia, năm nay Việt Nam phối hợp với CNCERT tổ chức chương trình đào tạo trực tuyến về an ninh mạng ASEAN-Trung Quốc cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Diễn ra trong cả ngày 1/3, khóa đào tạo sẽ cung cấp cho các học viên những thông tin về tình hình chung trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; giới thiệu về kinh nghiệm an toàn, an ninh mạng về các cuộc tấn công mạng; cung cấp thông tin, kinh nghiệm kỹ thuật trong bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Khóa đào tạo nhằm mục đích chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện an ninh thông tin của Trung Quốc và Việt Nam; củng cố mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa CNCERT và VNCERT/CC.
Đồng thời, cập nhật, cung cấp tình hình an toàn thông tin, cũng như các nội dung kỹ thuật do các chuyên gia từ Trung Quốc và Việt Nam trình bày như tăng cường ứng phó sự cố bằng tình báo lỗ hổng, xây dựng nền tảng nhận thức tình hình an ninh mạng chuyên sâu về an ninh mạng cho cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, phân tích các chiến dịch lừa đảo ở Việt Nam...
Các cán bộ Sở TT&TT Cao Bằng tham dự khóa đào tạo trực tuyến về an ninh mạng ASEAN - Trung Quốc.
Đại diện VNCERT/CC nhấn mạnh: Việc ứng dụng CNTT ngày càng cao trong kỷ nguyên số mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, cơ hội đi kèm với thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống và ứng dụng CNTT.
Theo quan điểm của nhiều người, ứng phó sự cố là công việc chỉ khi có sự cố xảy ra mới nhanh chóng giải quyết, hạn chế ảnh hưởng của sự cố. Tuy nhiên, cách nhìn thụ động như vậy không còn phù hợp trong tình hình mới. “Chúng ta cần lường trước mọi tình huống, chuẩn bị các tình huống, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố, ứng phó hiệu quả để có thời gian ngừng hoạt động ngắn nhất, giảm thiểu thiệt hại và ngăn chặn sự cố tái diễn. Nói cách khác, chủ động ứng phó sự cố sẽ là nội dung rất quan trọng, hòa vào quy trình đảm bảo an toàn thông tin của mọi tổ chức, doanh nghiệp”, đại diện VNCERT/CC nêu quan điểm.
Trong bối cảnh đó, tổ chức CERT của các quốc gia, không chỉ đưa ra cảnh báo các tình huống khẩn cấp liên quan đến một lỗ hổng mới có nguy cơ cao hoặc được nhiều tổ chức sử dụng; phối hợp khi có sự cố xảy ra, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức trong nước nâng cao năng lực chủ động ứng phó sự cố an toàn thông tin.
Đại diện VNCERT/CC và CNCERT đều mong rằng qua chương trình đào tạo này, 2 đơn vị sẽ có thêm nhiều hoạt động phối hợp hiệu quả hơn nữa; các doanh nghiệp an toàn thông tin của 2 nước sẽ trao đổi, chia sẻ và hỗ trợ cùng nhau đảm bảo an toàn thông tin; các thành viên mạng lưới ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin và chủ động ứng phó sự cố.
Vân Anh
Nâng cao hiệu quả diễn tập an toàn thông tin, ứng cứu sự cố mạng
Khóa đào tạo nâng cao hiệu quả diễn tập an toàn thông tin, ứng cứu sự cố mạng kéo dài 5 ngày vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA tổ chức.
" alt="Đào tạo trực tuyến về an ninh mạng quốc tế ASEAN"/>
Đại biểu Hứa Thị Hà (đoàn Tuyên Quang) nói rằng, một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp sư phạm nhưng không có cơ hội được tuyển dụng vào ngành giáo dục chứ không phải họ không có nguyện vọng. Vì vậy, điều quan trọng là cần tổ chức công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ. Hơn nữa, thay đổi này có thể làm giảm sức hấp dẫn, khó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
Thống nhất quan điểm tiếp tục ưu đãi và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên ngành sư phạm và đồng ý lập luận chuyển hình thức miễn học phí sang cấp tín dụng để tránh lãng phí ngân sách, đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (đoàn Tiền Giang) còn khá băn khoăn về tính công bằng của chính sách tín dụng này.
"Xin làm phép so sánh, có 2 sinh viên cùng vay vốn,một em sau khi tốt nghiệp xin được việc làm trong ngành, phục vụ cho ngành đủ thời gian theo quy định và không phải hoàn trả khoản vay này. Còn em còn lại không xin được việc làm trong ngành giáo dục, buộc lòng phải làm các việc khá... mà không thể phục vụ đủ thời gian trong ngành theo quy định thì cuộc sống lại khó khăn và phải chật vật kiếm tiền để trả khoản vay tín dụng này. Vô hình trung, việc trả khoản vay này như một chế tài đối với người không làm việc trong ngành giáo dục hoặc làm không đủ thời gian”.
Do đó, đại biểu Hà đề nghị ban soạn thảo cũng cần cân nhắc lại hình thức hỗ trợ bằng tín dụng sư phạm, nhất là khi hiện nay chưa thể đảm bảo được tốt nhất việc làm cho sinh viên của sư phạm. Việc không thể làm trong ngành giáo dục cũng là vấn đề khách quan, nằm ngoài mong muốn của sinh viên tốt nghiệp.
Đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) thẳng thắn: "Ưu tiên sinh viên sư phạm bằng cách miễn học phí không phải là bản chất của vấn đề. Còn dự kiến như trong dự thảo là công bằng".
“Tỷ lệ sinh viên học chính các trường ĐH sư phạm ra trường chưa có việc làm còn rất lớn. Bây giờ nếu đặt vấn đề vay tín dụng nhưng ra không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập và không thể trả khoản vay tín dụng. Không trả khoản vay tín dụng thì nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao; như vậy ai xử lý trả khoản tiền này cho các ngân hàng? Thứ hai, số sinh viên ra trường có việc làm, có thu nhập lại được miễn giảm. Như thế hết sức mâu thuẫn”. Do đó, vị này đề nghị việc vay tín dụng này cần xem lại, thay vào đó là chính sách học bổng, thắt chặt chất lượng đầu ra của sinh viên, tạo việc làm cho sinh viên sư phạm.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) đồng ý miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm bằng chính sách tín dụng và đề nghị Ban soạn thảo "phải tính toán chặt chẽ chỉ tiêu đào tạo mới, ưu tiên ngân sách cho những trường sư phạm có chất lượng đào tạo tốt, uy tín và tạo cơ chế để bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường".
Theo dõi các thảo luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Chúng tôi cũng đã chỉ đạo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm theo hướng tập trung vào một số trường có điều kiện tốt để nâng cao chất lượng đào tạo, còn sinh viên vào thì theo hướng là xác định nhu cầu sử dụng ở các địa phương theo chương trình sách giáo khoa mới và gắn với đào tạo để từng bước đào tạo gắn với sử dụng. Chỉ khi nào học sinh vào trường sư phạm đã biết được ra trường có việc làm, lúc đó sức thu hút học sinh giỏi mới cao". Ông Nhạ cũng nói thêm rằng, tín dụng sư phạm là một giải pháp tài chính, chứ không phải yếu tố quyết định để thu hút người giỏi vào học sư phạm.
"Tôi thấy có ý kiến của đại biểu nói rằng phải có một quỹ học bổng mà cấp học bổng cho những sinh viên giỏi vào sư phạm và đảm bảo đầu ra, đấy mới là căn cơ về tài chính. Chúng tôi tiếp thu việc này tham mưu tiếp" - người đứng đầu ngành giáo dục cho hay.
Thanh Hùng
" alt="Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả?"/>