您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Thái Lan vs Myanmar, 19h30 ngày 11/12
NEWS2025-01-25 12:33:36【Ngoại Hạng Anh】6人已围观
简介ậnđịnhsoikèoTháiLanvsMyanmarhngàlicham Pha lê - 11/12/2021 04:35 lichamlicham、、
很赞哦!(5365)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Najma, 19h50 ngày 21/1: Khách thất thế
- Chiến dịch tranh cử của ông Trump nói bị tin tặc Iran tấn công
- Điều bất ngờ bên trong biệt thự hoành tráng rộng 600 m2 ở Nha Trang
- Khai thác quỹ đất khoảng 3.000ha dọc đường ven biển ở Bình Định
- Nhận định, soi kèo Panserraikos vs PAS Lamia, 22h59 ngày 20/1: Cải thiện phong độ
- Chân dung khu căn hộ cao hàng đầu ở Bình Dương
- Nga lần đầu trở thành nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất sang châu Âu sau 2 năm
- Ukraine nghi ngờ Triều Tiên gửi tên lửa đạn đạo cho Nga
- Soi kèo phạt góc Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1
- Sự trở lại của xu hướng thiết kế retro cho nhà tắm hiện đại
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1
- Cựu Thủ tướng Anh: Phương Tây trong "cuộc chiến ủy nhiệm" với NgaThanh Thành
(Dân trí) - Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 29/11 nói rằng, các nước phương Tây đang trong "cuộc chiến ủy nhiệm" với Nga nhưng lại phải chiến đấu ở tình trạng "một tay bị trói sau lưng".
Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Telegraph, cựu Thủ tướng Anh cũng thừa nhận phương Tây về cơ bản đang sử dụng Ukraine như công cụ để chống lại Nga và nhấn mạnh việc không nên trì hoãn việc cung cấp vũ khí cho Kiev.
Cựu Thủ tướng Johnson đã chỉ trích phương Tây vì những gì ông coi là sự thiếu quyết tâm trong việc hỗ trợ Ukraine, đồng thời nhấn mạnh "họ nên gạt sang một bên những lo ngại về khả năng leo thang xung đột".
"Vấn đề không phải là leo thang xung đột mà vấn đề là không leo thang đủ nhanh. Đó là sự do dự, trì hoãn và tính toán từng xu một trong các biện pháp hỗ trợ", ông nói, than thở về tình trạng bế tắc tại quốc hội Mỹ vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, đã ngăn cản viện trợ chảy vào Kiev. "Đó là cơn ác mộng đối với Ukraine", ông nói thêm.
Cựu Thủ tướng Johnson nói thêm rằng, các nước phương Tây cũng tiếp tục gặp phải tình trạng tương tự trong việc chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga. Ông lưu ý rằng, Đức vẫn đang chống lại áp lực thực hiện một động thái tương tự như vậy.
"Thật thảm hại… Hãy nhìn nhận thực tế: Chúng ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga nhưng lại không trao cho những người ủy nhiệm của chúng ta năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Trong nhiều năm nay, chúng ta đã để họ chiến đấu với một tay bị trói sau lưng, và điều đó thật tàn nhẫn", ông Johnson tuyên bố.
Theo cựu thủ tướng, phương Tây cần đạt được tiến triển trong việc Kiev gia nhập NATO, cung cấp cho Ukraine nhiều hỗ trợ quân sự và hậu cần khác nhau mà không xung đột trực tiếp với Nga, và gửi thêm tiền cho Ukraine.
Ngoài ra, ông cho rằng, cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nga và Ukraine "phải biết chúng ta… muốn điều này kết thúc ở đâu". "Cho đến khi và trừ khi chúng ta làm sáng tỏ vấn đề, phương Tây sẽ không thể thuyết phục được Nga lùi bước", ông nhấn mạnh.
Moscow từng cáo buộc cựu Thủ tướng Johnson làm chệch hướng các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine tại Istanbul vào mùa xuân năm 2022, tuyên bố rằng ông đã khuyên Kiev nên tiếp tục chiến đấu.
Các nhân vật thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thừa nhận rằng, ông Johnson có "vai trò có ảnh hưởng". Cựu thủ tướng đã phủ nhận cáo buộc này, lập luận rằng Kiev sẽ không bao giờ đồng ý với các điều khoản của Nga, bao gồm việc cắt giảm quân đội Ukraine và công nhận trên thực tế các quyền kiểm soát lãnh thổ của Moscow.
Nga đã nhiều lần cáo buộc phương Tây sử dụng Ukraine như một "công cụ phá hoại" chống lại nước này, đồng thời cảnh báo rằng việc cung cấp vũ khí sẽ không thay đổi kết quả của cuộc xung đột. Moscow cũng cảnh báo việc cho phép các cuộc tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí tầm xa do nước ngoài sản xuất đánh dấu một sự leo thang nghiêm trọng.
Sau khi Kiev thực hiện một số cuộc tấn công như vậy, Nga đã trả đũa bằng cách tấn công một cơ sở phòng thủ của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik mới nhất của mình.
Theo RT">Cựu Thủ tướng Anh: Phương Tây trong "cuộc chiến ủy nhiệm" với Nga
- Nga tấn công đánh bại quân tinh nhuệ, chiến tuyến Ukraine bên bờ vực sụp đổThành Đạt
(Dân trí) - Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố các lực lượng Moscow đã đẩy nhanh tốc độ tiến công ở đông bắc Ukraine và đánh bại các đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Kiev.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố các lực lượng Moscow đã đẩy nhanh tốc độ tiến công ở đông bắc Ukraine và đánh bại các đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Kiev.
"Chiến dịch mà chúng ta thực hiện ở đây đã đánh bại các đơn vị tinh nhuệ nhất của Ukraine. Bây giờ, tốc độ tiến công đã tăng. Chúng tôi đã ngăn chặn toàn bộ chiến dịch năm 2025 của đối phương", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov tuyên bố khi đến thăm một sở chỉ huy của Nga ở đông bắc Ukraine hôm 22/11.
Ông Belousov đã đến thăm một địa điểm chỉ huy và kiểm soát do lực lượng tác chiến phía Bắc của Nga điều hành, chịu trách nhiệm về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, lực lượng Nga tham gia đẩy lùi cuộc tấn công của Ukraine ở tỉnh Kursk đã "làm suy yếu" các đơn vị quân sự tinh nhuệ nhất của Kiev và "làm chệch hướng toàn bộ chiến dịch năm 2025 của Ukraine".
Các lực lượng Nga đã tiến vào thị trấn hậu cần Kupiansk ở vùng Kharkov, đông bắc Ukraine và tiến công trong hai tháng qua tại nhiều khu vực khác nhau trên tiền tuyến với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2022.
Marina Miron, chuyên gia nghiên cứu xung đột tại Đại học Hoàng gia London, cảnh báo tuyến phòng thủ của Ukraine tại vùng Donbass ở miền Đông có thể sụp đổ sớm hơn dự kiến.
"Nguy cơ là tiền tuyến dọc theo Donbass sẽ sụp đổ. Có lẽ nhanh hơn nhiều, vì chiến dịch Kursk này", bà Miron nói.
Bà Miron chỉ ra rằng tính toán của Ukraine về việc chuyển hướng quân Nga từ Donbass về vùng Kursk đã không thành công, và kết quả là quân đội Nga đang tích cực tiến về các thành trì Pokrovsk và tiến vào Toretsk.
"Đó là những trung tâm hậu cần và tiền đồn phòng thủ rất quan trọng đối với lực lượng vũ trang Ukraine, và việc mất chúng sẽ mang lại cho Nga lợi thế để tiến về các thành phố như Kramatorsk và Slovyansk", chuyên gia nhấn mạnh.
BBC ngày 21/11 dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết, quân đội Nga đã kiểm soát khoảng 2.700km2 lãnh thổ Ukraine kể từ đầu năm nay, gấp gần 6 lần so với cả năm 2023.
Hướng tấn công chính của Nga là khu vực Kupyansk ở vùng Kharkov và Kurakhovo ở Donbass đóng vai trò là "cửa ngõ" vào trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk.
Từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11, lực lượng Nga đã kiểm soát hơn 1.000km2, cho thấy tốc độ tấn công đang tăng nhanh đáng kể.
Các chuyên gia cho rằng, chiến dịch đột kích của Ukraine vào tỉnh biên giới Kursk ở Nga rốt cuộc là một "sai lầm chiến lược" trong bối cảnh thiếu nhân lực.
Chiến dịch Kursk không những không khiến Nga phải rút bớt lực lượng từ chiến trường Ukraine về nước, mà còn giúp họ củng cố vị trí, đạt các bước tiến lớn ở miền Đông Ukraine. Điều này sẽ mang lại cho Moscow vị thế tốt hơn trong bất cứ cuộc đàm phán tiềm tàng nào với Kiev trong thời gian tới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Trong nỗ lực nhằm giúp Ukraine cải thiện vị thế trước đàm phán, chính quyền Tổng thống Joe Biden cuối tuần trước được cho là đã "bật đèn xanh" để Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do Washington viện trợ nhằm tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo Reuters, Tass">Nga tấn công đánh bại quân tinh nhuệ, chiến tuyến Ukraine bên bờ vực sụp đổ
- Ông Trump lên tiếng sau vụ ám sát hụtThành Đạt
(Dân trí) - Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã gửi thông điệp đến những người ủng hộ sau vụ ám sát hụt lần hai hôm 15/9.
"Đừng sợ! Tôi an toàn, khỏe mạnh và không ai bị thương. Tạ ơn Chúa! Nhưng, có những người trên thế giới này sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn cản chúng ta. Tôi sẽ không ngừng chiến đấu vì các bạn. Tôi sẽ không bao giờ đầu hàng", ông Trump gửi thông điệp đến những người ủng hộ trên trang web gây quỹ sau vụ ám sát hụt lần hai hôm 15/9.
"Tôi sẽ luôn yêu mến các bạn vì đã ủng hộ tôi. Thông qua sự đoàn kết của chúng ta, chúng ta sẽ Làm cho nước Mỹ Vĩ đại Trở lại", ông Trump nhấn mạnh.
Trong thư điện tử gửi các nhà tài trợ chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng khẳng định ông sẽ không bao giờ "đầu hàng".
"Quyết tâm của tôi càng mạnh mẽ hơn sau một nỗ lực khác nhằm đe dọa mạng sống của tôi! Tôi sẽ không bao giờ chậm lại. Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ không bao giờ đầu hàng", ông Trump cho biết.
Cựu Tổng thống khẳng định ông "vẫn khỏe và an toàn" sau vụ ám sát hụt.
"Có tiếng súng nổ ở khu vực lân cận của tôi, nhưng trước khi những tin đồn bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát, tôi muốn bạn nghe điều này trước: Tôi an toàn và khỏe mạnh. Không có gì có thể khuất phục tôi. Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ luôn yêu các bạn vì đã ủng hộ tôi", ông Trump viết trong thư gửi người ủng hộ.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham cũng khẳng định tinh thần của ông Trump vẫn rất tốt sau vụ việc an ninh ở Florida.
Theo Reuters, một vụ nổ súng được cho là đã xảy ra tại Câu lạc bộ golf quốc tế Trump tại West Palm Beach, Florida ngày 15/9 khi ông Trump đang có mặt tại đây.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết, ông đã kịp sơ tán và vẫn an toàn sau vụ việc được cho là vụ ám sát hụt lần hai nhằm vào ông.
Một lãnh đạo cảnh sát địa phương cho hay, một nhân viên Mật vụ đã phát hiện nòng súng chĩa ra từ một hàng rào ở Sân Golf Quốc tế Trump, cách nơi ông Trump đứng khoảng 300-500m. Cảnh sát sau đó đã nổ súng và bắt giữ nghi phạm.
Hiện danh tính và động cơ của nghi phạm chưa được xác thực. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, nghi phạm là một người đàn ông da trắng khoảng 60 tuổi.
Ngay sau khi nhận được tin tức, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên tổng thống Dân chủ, đã lên án vụ tấn công.
"Nước Mỹ không có chỗ cho bạo lực. Tôi đã nắm được thông tin về vụ nổ súng gần cựu Tổng thống Trump ở Florida. Tôi rất vui mừng vì ông ấy vẫn an toàn", bà Harris bình luận trên mạng xã hội.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã gặp ông Trump ngay sau vụ ám sát hụt lần hai. "Không có nhà lãnh đạo nào trong lịch sử Mỹ phải chịu nhiều cuộc tấn công mà vẫn mạnh mẽ và kiên cường như vậy. Ông ấy là người không thể ngăn cản", quan chức Mỹ bình luận.
Ông Trump từng bị ám sát hụt tại một sự kiện tiếp xúc cử tri ở Butler, Pennsylvania, vào ngày 13/7 khi một tay súng bắn về phía ông trên mái nhà. Khi ông Trump đang phát biểu, ông đã tham khảo một biểu đồ lớn hiển thị dữ liệu nhập cư. Ông hơi nghiêng đầu khi nhìn biểu đồ khiến viên đạn bay sượt qua tai khiến ông bị thương nhẹ.
Ông Trump từng thừa nhận mình suýt mất mạng và việc quay đầu đi đã khiến ông thoát chết trong gang tấc.
Sau vụ ông Trump bị ám sát hụt, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Kimberly Cheatle từ chức khi thừa nhận thất bại trong việc ngăn chặn vụ việc. Đến nay, phần lớn chỉ trích nhắm vào Cơ quan Mật vụ vì cho rằng cơ quan này không đảm bảo an toàn tại khu vực sự kiện, bởi tay súng chỉ đứng cách nơi ông Trump phát biểu khoảng 120-140m.
Theo Guardian">Ông Trump lên tiếng sau vụ ám sát hụt
Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
- Mỹ, phương Tây cảnh báo Israel vì luật ngăn Liên hợp quốc hỗ trợ người GazaĐức Hoàng
(Dân trí) - Mỹ cùng các nước phương Tây phản ứng trước việc Israel ban hành lệnh cấm với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).
Quốc hội Israel đã thông qua luật cấm UNRWA hoạt động tại quốc gia này, động thái về cơ bản sẽ làm tê liệt khả năng hoạt động của cơ quan Liên hợp quốc tại Gaza, nơi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong 90 ngày tới.
Israel viện dẫn cáo buộc rằng một số nhân viên UNRWA đã tham gia vào cuộc tấn công của Hamas hồi tháng 10 năm ngoái vào các khu vực do Tel Aviv kiểm soát. Israel cũng cáo buộc UNRWA có một số nhân sự là thành viên Hamas và các nhóm vũ trang chống Tel Aviv trong khu vực.
Động thái của Israel đã khiến Liên hợp quốc và một số đồng minh phương Tây của Israel lo ngại rằng nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã tồi tệ ở Gaza. Tel Aviv tuyên bố sẽ sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế để đảm bảo tiếp tục tạo điều kiện viện trợ nhân đạo cho người dân ở Gaza theo cách không đe dọa đến an ninh của Israel.
Người đứng đầu UNRWA, Philippe Lazzarini, gọi động thái của Israel là "tiền lệ nguy hiểm", đi ngược lại hiến chương Liên hợp quốc và vi phạm nghĩa vụ của Israel theo luật pháp quốc tế.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã gửi một lá thư cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để phản đối động thái của Tel Aviv. Trong bức thư, ông Guterres cho biết luật này có thể gây ra "hậu quả tàn khốc" cho người Palestine ở Gaza và Bờ Tây vì không có giải pháp thay thế hợp lý nào cho UNRWA trong việc cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho những người cần được trợ giúp.
Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield cho rằng Israel chưa giải quyết được "cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc" ở Gaza.
Mỹ ngày 13/10 đã đặt ra hạn chót 30 ngày để Israel cải thiện tình hình nhân đạo ở Gaza, nếu không Tel Aviv sẽ đối mặt với các hạn chế tiềm tàng trong hoạt động viện trợ quân sự của Washington.
"Lời nói của Israel phải đi đôi với hành động trên thực địa. Hiện tại, điều đó không xảy ra. Điều này phải thay đổi ngay lập tức", bà Thomas-Greenfield phát biểu với Hội đồng Bảo an.
"Mỹ đã tuyên bố rõ ràng rằng Israel phải cho phép thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác vào Gaza, đặc biệt là phía bắc và khi mùa đông đang đến, cũng như bảo vệ những người phân phối chúng", bà nhấn mạnh.
Trước đó, Na Uy cho biết họ sẽ đề xuất một nghị quyết lên Đại hội đồng Liên hợp quốc để yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra ý kiến về việc liệu Israel có vi phạm luật pháp quốc tế hay không khi ban hành lệnh cấm UNRWA.
Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Espen Barth Eide cho biết: "Với sáng kiến này, Na Uy muốn khẳng định rằng không có quốc gia nào, kể cả Israel, được miễn trừ khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình".
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết London "rất quan ngại" về luật mà Israel thông qua vì chúng gây nguy hiểm cho "toàn bộ hoạt động nhân đạo quốc tế" tại Gaza.
Trong khi đó, Đại sứ Đức tại Israel Steffen Seibert cho biết ông "rất lo ngại" khi luật này khiến người dân Gaza đối mặt với mối nguy hiểm lớn hơn.
Theo Reuters, AFP">Mỹ, phương Tây cảnh báo Israel vì luật ngăn Liên hợp quốc hỗ trợ người Gaza
- Thủ tướng Thái Lan quyên góp toàn bộ tiền lương làm từ thiệnĐức Hoàng
(Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin sẽ dành toàn bộ tiền lương hàng tháng để quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Chai Wacharonke thông báo, Thủ tướng Srettha sẽ dành toàn bộ tiền lương hàng tháng để đóng góp cho các tổ chức từ thiện khác nhau. Tháng lương đầu tiên sẽ được chuyển cho Quỹ Vì trẻ em.
Ông Srettha, người kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính, nhận được tổng cộng 125.590 Baht mỗi tháng (3.400 USD).
Theo ông Chai, ông Srettha nói rằng cho đi là điều tốt và một người nên trao đi càng nhiều càng tốt.
Sẽ có một nhóm công tác chịu trách nhiệm lựa chọn các tổ chức từ thiện nhận khoản quyên góp. Thủ tướng Srettha sẽ gặp gỡ các tổ chức từ thiện, lắng nghe nhu cầu và vấn đề của họ để có thể giúp tìm ra giải pháp.
Ông Srettha nhấn mạnh rằng từ thiện là một việc tốt và mọi người đều có thể làm việc tốt tùy theo khả năng của mình.
Thủ tướng, vốn từng là một nhà tài phiệt bất động sản, tuyên bố rằng tiền lương của ông có thể giúp đỡ những người đang gặp khó khăn ngay lập tức. Điều này sẽ nhanh hơn việc chờ ngân sách do các khoản hỗ trợ từ chính phủ phải trải qua nhiều bước nên việc giải ngân khá chậm.
Nếu Thủ tướng Srettha tại vị cho đến hết nhiệm kỳ 4 năm, ông sẽ quyên góp hơn 6 triệu baht (hơn 163.000 USD) cho hoạt động từ thiện.
"Tôi đã làm từ thiện ngay cả trước khi trở thành Thủ tướng. Đó là mong muốn cá nhân của tôi. Tôi sẽ không bao giờ gây áp lực buộc các quan chức chính phủ khác phải theo tôi. Tất cả họ đều có gánh nặng của riêng mình. Tiền sẽ được chuyển đến các tổ chức đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu", ông nhấn mạnh.
Với mục tiêu vực dậy hoạt động xuất khẩu và tăng niềm tin từ nhà đầu tư, ông Srettha và chính phủ liên minh 11 đảng đã cam kết sẽ có hàng loạt biện pháp dân túy để đẩy mạnh nền kinh tế, bao gồm hoãn nợ cho nông dân, tăng lương tối thiểu và phát tiền cho dân thông qua ví kỹ thuật số.
Thủ tướng Srettha, người mới nhậm chức hồi đầu tháng này, cho rằng tình hình kinh tế của quốc gia Đông Nam Á đang trong tình trạng "không quá tốt".
Kinh tế Thái Lan dự kiến tăng trưởng 2,8% trong năm nay nhưng ông Srettha đặt ra mục tiêu là 5%.
Chính phủ Thái Lan đã công bố kế hoạch giảm giá năng lượng, giá vé tàu hỏa trong thành phố và kế hoạch thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí sinh hoạt cho người dân và thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế trị giá 500 tỷ USD.
Ông Srettha sinh năm 1963. Ông nhận cử nhân kỹ thuật dân dụng tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok và bằng thạc sĩ tài chính tại trường Claremont ở Mỹ. Ông là đồng sáng lập Sansiri, một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất ở Thái Lan.
Cuối năm 2022, ông quyết định bước chân vào chính trường và trở thành thành viên của đảng Pheu Thai, đảng có liên quan tới gia tộc Shinawatra.
Ông được biết đến là người có tầm nhìn rộng và gần gũi với công chúng, kể cả thế hệ trẻ. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề bất bình đẳng kinh tế và xã hội.
Theo Bangkok Post">Thủ tướng Thái Lan quyên góp toàn bộ tiền lương làm từ thiện
- Nga bắn hạ tên lửa Storm Shadow của Anh giữa lúc căng thẳngThành Đạt
(Dân trí) - Hệ thống phòng không của Nga đã đánh chặn 2 tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất trong 24 giờ qua.
"Các hệ thống phòng không đã bắn hạ 2 tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất, 6 tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất và 67 máy bay không người lái", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hôm 21/11.
Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bình luận về thông tin được đăng tải trên Bloombergvề việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow nhắm vào khu vực Kursk của Nga. Ông Peskov cảnh báo đây là hành động leo thang mới.
"Đây là một sự leo thang mới. Đây là lập trường rất vô trách nhiệm của chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden", ông Peskov trả lời câu hỏi của các phóng viên về đánh giá của Điện Kremlin đối với tình hình hiện nay, đặc biệt là khi xét đến dữ liệu đã được xác nhận về việc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công các mục tiêu ở Nga.
Đài BBCcũng dẫn nguồn tin quốc phòng cho biết, Ukraine đã bắn tên lửa Storm Shadow vào các mục tiêu ở khu vực Kursk của Nga. Đây được cho là lần đầu tiên Ukraine phóng tên lửa tầm xa do Anh sản xuất vào lãnh thổ Nga.
Báo The Timesdẫn các nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết Mỹ dự kiến sẽ chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, vì Washington không còn phản đối việc Kiev triển khai các vũ khí tầm xa này.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết, các nhà phân tích quân sự Mỹ tin rằng Ukraine đã thực hiện một cuộc tập kích kết hợp thành công vào các mục tiêu quân sự nằm sâu trong hậu phương của Nga vào đêm 19-20/11, sử dụng máy bay không người lái và vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp.
Theo ISW, cảnh quay được định vị địa lý công bố vào ngày 20/11 cho thấy hậu quả của một cuộc tấn công có thể xảy ra của Storm Shadow gần Maryino thuộc vùng Kursk.
Một số blogger quân sự Nga tuyên bố rằng lực lượng Kiev đã phóng tới 12 tên lửa Storm Shadow vào vùng Kursk.
Vào ngày 19/11, Thủ tướng Anh Keir Starmer ngụ ý rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Ukraine có thể sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công lãnh thổ Nga.
Ukraine đã nhiều lần sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh và Pháp phát triển để tấn công bán đảo Crimea và vùng Donbass, trong khi Moscow cáo buộc Kiev nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, nếu phương Tây đảo ngược chính sách về các cuộc tấn công tầm xa, điều này "sẽ thay đổi bản chất của cuộc chiến" và sẽ tương đương với việc NATO trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này.
Ông Putin cảnh báo điều này sẽ buộc Nga phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ứng phó với các mối đe dọa đang leo thang. Tổng thống Putin nhấn mạnh Ukraine sẽ không thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây.
Học thuyết hạt nhân mới của Nga, được phê duyệt vào đầu tuần này, nêu rõ rằng cuộc tấn công của một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn, vào lãnh thổ Nga sẽ được coi là một cuộc tấn công chung và Moscow sẽ đáp trả hạt nhân.
Theo RT">Nga bắn hạ tên lửa Storm Shadow của Anh giữa lúc căng thẳng