您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Cách đơn giản cứu người đột quỵ, tai biến mạch máu não tại nhà
Kinh doanh33人已围观
简介- Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước. Nếu sơ cứu...
- Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước. Nếu sơ cứu đúng cách,áchđơngiảncứungườiđộtquỵtaibiếnmạchmáunãotạinhàtyson fury người bệnh có thể giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.
3 dấu hiệu nhận biết đột quỵ
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết, đột quỵ là căn bệnh khiến người bệnh tử vong rất nhanh, nếu không cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề, thường gặp ở người huyết áp cao, tiểu đường.
Vào mùa đông, lượng bệnh nhân bị đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân vào cấp cứu đều không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và nhập viện muộn khiến bệnh nhân nặng thêm. Nhiều trường hợp ngừng tim trước khi đến viện.
![]() |
Một nam bệnh nhân đang cấp cứu tại BV Bạch Mai do bị tai biến mạch máu não |
Theo PGS Tôn, thời gian vàng đưa các bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở y tế chuyên sâu là 4,5-6 giờ đầu. Khi đó các bác sĩ tại bệnh viện lớn sẽ dùng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị, tránh di chứng.
"Tuy nhiên do không có có kiến thức, nhiều gia đình để bệnh nhân ở nhà cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, sau đó nửa ngày hoặc vài ngày mới vào cấp cứu làm lỡ mất cơ hội tối ưu để điều trị", PGS Tôn chia sẻ.
Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.
Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
"Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ”, PGS Tôn nhấn mạnh.
Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.
Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.
![]() |
Để bệnh nhân nằm nghiêng, xoay nghiêng sang 1 bên để tránh bị sặc |
Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
![]() |
Bọc giẻ chiếc đũa rồi đặt ngang miệng để tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi khi co giật |
Đặc biệt, trong thời điểm chờ 115, người nhà không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.
Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa
Thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não VN, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong, khoảng 30% có thể bị liệt. Càng tái phát nhiều, tỉ lệ tử vong càng lớn.
Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.
Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên PGS Tôn cho biết, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, trong đó số lượng nam giới cao gấp nhiều lần nữ.
Theo thống kê của Hội Tim mạch VN, cứ 4 người trong độ tuổi 25-49 tuổi thì có 1 người tăng huyết áp - là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ ở người trẻ.
![]() |
PGS.TS Mai Duy Tôn |
Thứ hai, nhiều người trẻ hiện nay có thể bị đột quỵ do bất thường về mạch máu như bị dị dạng động tĩnh mạch, u thể hang, túi phình mạch não... Khi căng thẳng quá mức hoặc để kéo dài theo thời gian sẽ phình ra, gây đột quỵ.
Do đó dự phòng sớm chính là phương pháp hữu hiệu nhất để ngừa đột quỵ.
PGS Tôn khuyến cáo, mọi người hãy từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường tập thể dục. Đặc biệt, những người béo phì, cao huyết áp, tiểu đường cần phải lưu ý chỉ số cân nặng, huyết áp… thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp, khám sức khỏe định kỳ.
Khi ra ngoài trời lạnh, để tránh huyết áp tăng đột ngột cần giữ ấm cơ thể. Hàng ngày phải theo dõi sát huyết áp, nếu không được điều trị sẽ gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột tử.
Ngoài ra cần thay đổi lối sống, tránh mất ngủ, stress. Duy trì chế độ dinh dưỡng ít béo, đường, tránh thức ăn nhiều muối, ăn nhiều rau, củ, trái cây, vận động thường xuyên 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần/tuần).
Thúy Hạnh
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Zira vs Neftchi Baku, 22h00 ngày 10/2: Đứt mạch toàn thắng
Kinh doanhPha lê - 10/02/2025 10:04 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多VFF tìm được Phó Chủ tịch tài chính
Kinh doanhBước vào "vòng chung kết", cuộc đua ghế Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính - vận động tài trợ có 3 người, gồm: ông Phạm Thanh Hùng - Ủy viên BCH VFF, Trưởng ban Bóng đá nữ khoá 8; ông Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm TGĐ CTCP Cacao Việt Nam và ông Lê Văn Thành, Ủy viên BCH VFF, Trưởng ban Tài chính và vận động tài trợ VFF khóa 8. Sau vòng bỏ phiếu trực tiếp tại đại hội thường niên VFF khoá 8 sáng 21/11, ông Lê Văn Thành đã chiến thắng, trở thành người thay thế ông Cấn Văn Nghĩa đảm đương vị trí Phó Chủ tịch bị bỏ trống từ năm 2019.
Ông Lê Văn Thành trúng ghế Phó Chủ tịch VFF Cụ thể ông Lê Văn Thành được 35/71 phiếu, ông Phạm Thanh Hùng được 28/71 phiếu, ông Trần Văn Liêng được 4/71 phiếu. Có 4 phiếu không hợp lệ.
Đại Nam
">...
阅读更多Vượt nghìn cây số chăm chồng cũ gặp tai nạn, người phụ nữ khẩn cầu sự giúp đỡ
Kinh doanhNghe tin chồng cũ gặp tai nạn, chị Vinh một mình vượt hàng nghìn cây số để vào chăm sóc.
Anh Trần Văn Phượng và chị Ma Thị Vinh từng là một cặp vợ chồng hạnh phúc, có 2 con gái ngoan ngoãn. Thế nhưng vì quá tin tưởng bạn bè, nhiều lần anh làm ăn thất bại, phải lần lượt bán hết tài sản.
2 năm trước, họ ly hôn sau chuỗi ngày u ám. Con gái lớn đã có gia đình, chị Vinh mang theo con gái út về nhà ngoại, còn anh Phượng về sống chung với cha mẹ già trong căn nhà nhỏ heo hút.
Công việc ở quê bấp bênh, thu nhập ít ỏi của anh dù tằn tiện lắm nhưng vẫn chẳng đủ để nuôi cha mẹ. Sau Tết Nguyên Đán 2021, anh quyết định vào Nam làm lái xe cho người ta, chưa được 2 tháng đã bị tai nạn nghiệm trọng. Anh bị vỡ sọ, dập não, tụ máu não, may mắn được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời.
Anh Phượng khi đang điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Một con mắt bị ảnh hưởng sau tai nạn không thể mở được. Chị Vinh tâm sự: “Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ nói anh chỉ có 10% cơ hội sống sót. Do anh tự ngã ngoài giờ làm nên chỗ anh làm cũng không có trách nhiệm, gia đình chúng tôi phải tự lo hết. Những ngày ở viện, tôi không có một ngày ngủ yên, trong đầu lúc nào cũng suy nghĩ xem có thể vay mượn ở đâu”.
Điều trị được hơn 2 tuần, anh Phượng tạm thời qua cơn nguy kịch, cũng là lúc gia đình cạn kiệt tài chính, chị Vinh buộc phải xin bác sĩ cho xuất viện, bởi không còn lo nổi viện phí. Anh Phượng sau đó được chuyển sang Bệnh viện Lê Văn Thịnh để điều trị tiếp. Tại đây, các bác sĩ dự kiến anh phải điều trị 2 tháng, chi phí khoảng 80 triệu đồng, tuy nhiên mới được 3 tuần, chị lại phải xin cho anh xuất viện vì hết sạch tiền.
“Để cầm cự được bấy nhiêu đó, ngoài khoản tiền nhỏ mà anh em gom góp được, tôi phải đi vay mượn thêm. Cha mẹ anh già rồi, nếu tôi không lo thì con cái lại phải lo, trong khi con gái lớn đang có bầu sắp sinh, nhà cũng nghèo, con gái út mới học lớp 8, biết trông chờ vào ai được.
Khi ấy xin xuất viện, thậm chí tôi còn không lo nổi tiền xe về quê, may bệnh viện thương tình hỗ trợ một chuyến xe tình nguyện. Giờ tôi phải để anh ấy ở nhờ nhà con gái lớn và con rể, tuy bất tiện nhưng rộng hơn nhà ông bà nội, mới đủ chỗ xoay sở”, chị Vinh giãi bày.
Về Thái Nguyên đúng thời điểm dịch Covid-19 đang căng thẳng, thêm vào đó là tình hình sức khỏe của anh Phượng quá yếu, cha mẹ anh đều đã 74 tuổi, chẳng thể trông nom, 2 con gái cũng chẳng đủ sức chăm sóc. Vì vậy, chị Vinh vẫn phải tiếp tục ở lại.
Chị không sợ vất vả, nhưng chị lo khoản nợ đã vay trước đó chưa trả được, lại thêm chi phí sinh hoạt hiện tại, nếu cứ nợ chồng nợ, chẳng biết sẽ ra sao. Chưa kể con gái chị sắp sinh, rồi vài tháng tới, gia đình chị tiếp tục phải lo khoản chi phí để anh vào TP.HCM ghép sọ. Có đôi lúc chị muốn bỏ cuộc, nhưng rồi lại không đành.
Cha mẹ già đau đớn chẳng biết phải làm cách nào để có tiền cứu con trai. “Nhìn cha mẹ già ngồi ngóng con trai mà tôi nghẹn ngào. Mái tóc của mẹ anh đã bạc trắng, đôi bàn tay chậm chạp, run run cứ miệt mài nắn bóp cho anh. Cha anh ngồi cạnh cố gắng để không tỏ ra yếu đuối, nhưng nỗi đau hiện rõ trên gương mặt”, chị nghẹn giọng.
Cả gia đình họ giờ đây chỉ biết chờ đợi một phép màu để có chi phí đưa anh Phượng đi bệnh viện điều trị, để anh sớm hồi phục, và để được sống những ngày bớt lo toan, áp lực và đau thương.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Trần Văn Phượng hoặc chị Ma Thị Vinh; Địa chỉ: Xóm Phúc Sơn, xã Phúc Lương, huyện Đại Từ, Thái Nguyên; Điện thoại: 0355321208.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.149 (anh Trần Văn Phượng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.">...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al
-
Tại diễn đàn “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, nhiều ý kiến đã bày tỏ lo ngại về những tác động của việc thực hiện tự chủ đến một số vấn đề, trong đó có học phí. Việc vừa phải đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, vừa cân nhắc mức học phí để đảm bảo khả năng tiếp cận đại học của người học là vấn đề khiến nhiều đại biểu băn khoăn.
Tăng học phí kịch trần chỉ đủ bù khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt
Tại Trường ĐH Tài chính – Marketing, ông Hoàng Đức Long cho biết, việc đa dạng hóa các nguồn thu của trường hiện nay còn rất hạn chế vì chủ yếu nguồn thu đến từ học phí và lệ phí.
Đây là khoản thu chủ yếu nhưng thường phụ thuộc vào kết quả tuyển sinh hàng năm (có năm tuyển đạt chỉ tiêu, có năm không đạt). Do đó, học phí có tăng đạt mức trần quy định là 18,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà, nhưng cũng chỉ đủ bù đắp khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt hoặc giảm so với năm trước.
“Riêng khoản thu từ hoạt động dịch vụ rất hạn chế. Nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, lại phải chia sẻ cho người học như lập các quỹ hỗ trợ sinh viên, vì vậy tổng thu được sử dụng cho hoạt động chuyên môn của trường bị thu hẹp. Khi phải tự chủ cả chi đầu tư, kinh phí hoạt động còn lại sẽ càng khó khăn hơn nữa”, ông Long bày tỏ.
Là một trong những trường đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ, từ một phần cho đến toàn phần, tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, việc học phí phải bù đắp chi phí thường xuyên và chi phí khác cũng là điều tất yếu.
PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, luật hiện nay quy định học phí phải tính đúng, tính đủ (gồm chi phí vận hành, chi phí phục vụ, xây dựng chương trình, học bổng, phương tiện giảng dạy, hao mòn,…).
Nhưng nếu so sánh giữa trường được đầu tư cơ sở vất chất hiện đại với trường được đầu tư đơn giản thì chi phí vận hành cũng sẽ rất khác nhau. Cùng với một trần học phí, trường càng hiện đại, trang bị càng nhiều phương tiện thì vật tư tiêu hao càng lớn, và ngược lại.
“Ngay như trường chúng tôi hiện nay, nhiều giáo viên kêu ca rằng: “Tại sao trường mình được đầu tư như thế, học phí cao như vậy nhưng lương cán bộ giáo viên lại thấp hơn nhiều trường khác?”. Lý do là bởi, trường phải dành một phần chi phí lớn cho việc vận hành”.
Bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng, những điều này có thể dẫn tới tác động tiêu cực rõ nét sau khi tự chủ là các trường chỉ chú trọng và quan tâm đến việc phải tăng nguồn thu từ học phí bằng mọi giá.
Sẽ khó đột phá nếu chỉ dựa vào học phí
Ông Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, tự chủ đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư cho đào tạo cũng phải tăng lên.
“Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Song để cân đối việc nâng học phí thì cũng cần có những chính sách học bổng để hỗ trợ lại cho sinh viên nghèo, học giỏi, tạo ra sự công bằng trong giáo dục”.
Ông Thắng cho rằng, sẽ rất khó đột phá nếu các trường chỉ dựa vào việc tăng học phí và “sống chủ yếu nhờ học phí”. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đưa trường đạt đẳng cấp quốc tế, các trường cần phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác nhau như hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, xin đầu tư từ Chính phủ,…
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều đại diện trường đại học
Ông Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng, hiện nay nguồn thu từ học phí và lệ phí chiếm khoảng 70% tổng nguồn thu của các trường. Tuy nhiên, để nguồn tài chính của trường không “đặt hết lên vai người học”, cần phải có sự đa dạng hoá trong nguồn thu.
Ông Phong đề xuất, cơ quan quản lý có thể giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu cho các trường; các trường được quyền khai thác và được miễn giảm các loại thuế liên quan hoạt động này. Bên cạnh đó, trường đại học cũng được sở hữu và khai thác cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa, trang thiết bị,…) cho liên doanh, liên kết, hợp tác, cho thuê nhằm gia tăng nguồn thu.
Cần tính học phí thế nào?
Ông Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP HCM cho rằng, việc xây dựng học phí cần phụ thuộc vào 4 yếu tố là chi phí, nhu cầu của người học và xã hội, lạm phát, sự thay đổi theo chính sách của Chính phủ.
Dựa trên câu chuyện của chính trường mình, ông Tuấn lấy dẫn chứng, chi phí đào tạo cao nhất tại Trường ĐH Y Dược TP HCM là ngành Y khoa với một sinh viên mỗi năm là 71,8 triệu đồng, chưa tính phần bao cấp. Trường thu học phí 68 triệu/ năm, tức khoảng 6,8 triệu/ tháng. Như vậy, trường cũng phải bù lỗ rất nhiều và nhà trường phải chịu gánh nặng rất lớn.
“Con số này nếu so với một trường mẫu giáo thông thường ở TP.HCM thì đây không phải là mức cao. Đối với ngành Y, chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Trường cam kết chất lượng đào tạo của trường là tốt nhất trong khối ngành sức khỏe do có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên hùng hậu.
Chẳng hạn như về đầu tư trang thiết bị, trường đã xây dựng phòng học thông minh phù hợp cho việc dạy và học theo nhóm nhỏ. Mỗi sinh viên Răng – Hàm - Mặt được thực hành riêng trên các mô hình và trên một ghế nha khoa”.
Ông Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP HCM
Ban đầu, khi thông báo mức tăng học phí, trường gặp sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người học và dư luận. Nhưng sau đó, Trường ĐH Y Dược TP.HCM vẫn tuyển được hơn 104% so với chỉ tiêu ban đầu. Chỉ 202 sinh viên khó khăn nộp đơn xin học bổng hỗ trợ, trong khi trường có tới 800 suất.
Ông Tuấn cho rằng, đây là minh chứng cho thấy dư luận xã hội chấp nhận được mức học phí này.
“So với các trường tư thục trong nước, mức học phí của trường vẫn thấp hơn. Còn so với các trường đại học thế giới, mức thu học phí của trường lại càng không cao. Chẳng hạn ở Đông Nam Á, học phí đào tạo Y khoa các trường công lập từ 8.800 đến 35.000 USD, tư thục là 50.000-60.000 USD”, ông Tuấn nói.
GS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, muốn xác định được học phí của các trường cần phải dựa trên chi phí đào tạo bình quân của từng nhóm ngành trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như 5 năm).
“Do bị khống chế về mức trần học phí, thường là thấp, thu không đủ chi, nên một số trường đã ‘xé rào’, ban hành nhiều khoản thu ‘tự nguyện’ ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu”.
Do đó, ông cho rằng, nhà nước chỉ nên quy định mức học phí tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn tối thiểu, chưa nên quy định mức tối đa; cho phép các trường tự tính mức chi phí theo các chuẩn đầu ra cao hơn đến mức ngang bằng với các trường đại học tiên tiến trên thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích thu hút ‘du học nội địa’.
Thúy Nga
Tự chủ đại học: Nhiều hiệu trưởng vẫn muốn mình là to nhất
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều hiệu trưởng không muốn mất quyền, không muốn chuyển giao bớt quyền sang Hội đồng trường, vẫn muốn hiệu trưởng là to nhất.
" alt="Tự chủ đại học: Khó đột phá nếu chỉ 'sống' nhờ vào học phí">Tự chủ đại học: Khó đột phá nếu chỉ 'sống' nhờ vào học phí
-
Chiều 22/12, Bộ GD-ĐT đã tổ chức trao giải cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV- STARTUP) 2020. Ban tổ chức đã quyết định trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 8 giải Khuyến khích cho cả 2 khối học sinh và sinh viên.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ trao giải Nhất cho nhóm học sinh Đắk Lắk với dự án "Sản xuất và kinh doanh ống hút từ hạt bơ”. Cụ thể, giải Nhất ở khối học sinh là dự án “Sản xuất và kinh doanh ống hút từ hạt bơ” của Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk; ở khối sinh viên là dự án “Phế phẩm nông nghiệp-tài nguyên cho giấy bao bì” của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh trao giải Nhất cho dự án “Phế phẩm nông nghiệp-tài nguyên cho giấy bao bì” của sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Giải Nhì ở khối học sinh là dự án SAFACO của Sở GD-ĐT thành phố Cần Thơ và dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu Prosafe” của Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An.
Ở khối sinh viên, giải Nhì được trao cho dự án “Nghiên cứu và sản xuất sản phẩm Bananist từ cây chuối hột hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường” của Trường ĐH Lâm nghiệp và dự án “Kết nối và hỗ trợ người già App Caso” của Trường ĐH Mở Hà Nội.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) trao bằng khen và tiền thưởng cho các dự án được giải Nhì. Giải Ba ở khối học sinh là dự án “Arimark – Sản xuất bút dạ bảng từ sản phẩm lõi ngô trong nông nghiệp”, dự án “Chuỗi cung ứng và sơ chế thực phẩm sạch” và dự án “Sản xuất giấy và làm đồ dùng handmade từ bã mía”.
Ở khối sinh viên, dự án “Nghiên cứu sản xuất viên nang giảm cân, hạ mỡ từ quả bưởi non”, dự án “Vật liệu xây dựng làm từ rác thải nhựa”, dự án “Nước rửa chén Sapowash” được trao giải Ba.
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) trao giải Ba cho các dự án. Giải Khuyến khích ở khối học sinh là Dự án “PPG – máy nhiệt điện phân rác thải nhựa thu nhiên liệu dầu và xử lý khí thải” của Sở GD-ĐT Gia Lai, dự án “Sản xuất sữa thực vật từ hạt ngô tím nảy mầm bản địa Yên Bái” của Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái, dự án “Chế phẩm chức năng dạng viên nén ngậm có tác dụng kháng viêm và giảm đau họng” của Sở GD-ĐT Thái Nguyên, dự án “Thực phẩm chức năng ức chế tế bào ung thư – Mộc Miên Khang” của Sở GD-ĐT Ninh Bình.
Các dự án được trao giải Khuyến khích ở khối sinh viên là: Dự án “Phát triển máy Real-time PCR giá rẻ, nhỏ gọn phục vụ nghiên cứu khoa học và xét nghiệm chuẩn đoán”, dự án “Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây bơ Việt Nam”, dự án “Trạm xử lý nước cấp di động thông minh công suất 100M3/NGĐ”.
Đối với các dự án khởi nghiệp của sinh viên, giải Nhất sẽ được nhận được 60 triệu đồng tiền mặt cùng gói hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ triển khai dự án trị giá 115 triệu đồng và cơ hội tham gia đàm phán để nhận đầu tư số tiền 40.000 USD.
2 giải Nhì sẽ nhận được 40 triệu đồng tiền mặt và cơ hội đầu tư từ các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp. Ba giải Ba được nhận 20 triệu đồng, 4 giải Khuyến khích được 10 triệu đồng/dự án.
Đối với học sinh THCS, THPT, dự án đạt giải Nhất sẽ nhận được 30 triệu đồng.
Hải Nguyên
Thứ trưởng GD-ĐT: Sinh viên muốn khởi nghiệp phải đổi mới tư duy
Sáng 22/12, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 (SV_STARTUP-2020).
" alt="Học sinh Đắk Lắk giành giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2020">Học sinh Đắk Lắk giành giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2020
-
MU chỉ có 1% cơ hội vô địch Premier League, trong khi với Man City là 66% Thầy trò Erik ten Hag hiện đứng thứ 5 trên BXH, kém Arsenal dẫn đầu 6 điểm. Khoảng cách của MU với nhà vô địch Man Citycó thể chỉ còn là 2 điểm, nếu Quỷ đỏ thắng ở derby Manchester tại Etihad lúc 20h Chủ nhật, ngày 2/10.
Bất chấp những tín hiệu khả quan, dựa trên các số liệu phân tích thống kê, MU kết thúc mùa giải đầu tiên dưới thời Erik ten Hag khá… ẹ.
Cụ thể, theo FiveThirtyEight, với các tính toán được dựa trên dữ liệu từ ESPN, Opta và kho lưu trữ Engsoccerdata GitHub, MU chỉ có 1% cơ hội vô địch Ngoại hạng Anh mùa này, so với Man City là 66%.
Liverpool dù khởi đầu mùa giải khó khăn, nhưng vẫn đứng thứ 2 với 15%, trong khi Arsenal xếp thứ 3 (8%).
Cũng theo dữ liệu, MU chỉ có 25% khả năng kết thúc trong top 4, cho chiếc vé Cúp C1 mùa tới.
Con số này cũng có nghĩa, cơ hội của Quỷ đỏ là thấp nhất trong nhóm ‘Big Six’, chỉ nhỉnh hơn Brighton một chút – với 24% khả năng góp mặt Champions League.
Sau khi thắng cả Liverpool và Arsenal, HLV Erik ten Hag cùng MU đối mặt với thử thách lớn nhất từ đầu mùa – chuyến làm khách đến Etihad của Man City vào Chủ nhật này (20h ngày 2/10), hứa hẹn một derby Manchester giàu cảm xúc và hấp dẫn.
" alt="MU sẽ chỉ có 1% cơ hội vô địch Premier League">MU sẽ chỉ có 1% cơ hội vô địch Premier League
-
Nhận định, soi kèo Petrojet vs Smouha, 21h00 ngày 11/2: Đối thủ yêu thích
-
Trả lời: Con dê ăn cỏ, sống trong rừng, núi, chăn thả tự nhiên nên trông sạch sẽ hơn con lợn. Tuy nhiên, tiết canh bản chất là máu sống, được trộn cùng các nguyên liệu khác như thịt, sụn, rau... Tiết canh lợn hay dê đều là mầm mống gây ra các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Quá trình chế biến mất vệ sinh hoặc người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khi ăn tiết canh, nguy cơ nhiễm chất độc từ máu các động vật rất cao. Con vật bị cắt tiết có cả máu đen lẫn máu đỏ mà người chế biến không phân biệt được. Máu đen là chất thải độc của con vật, không có lợi cho sức khỏe.
Chưa kể, lượng tiết canh dê khá ít nên nhiều người bán pha trộn với tiết, họng, sụn và thịt lợn, dẫn đến mất an toàn.
Nhìn chung, tất cả tiết canh đều mang nhiều mầm bệnh cho con người khi ăn phải như mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể tử vong. Nhiều trường hợp bị tụ cầu, ngộ độc, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa...
Do đó, bạn không ăn tiết canh hay các món ăn tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo. Nên ăn chín uống chín để bảo đảm sức khỏe. Nếu chăn nuôi gia sức thì phải tuân thủ quy trình xử lý phân, ngăn cách địa điểm nuôi với môi trường sống. Đảm bảo quy trình giết mổ để tránh bị nhiễm bệnh.
" alt="Ăn tiết canh dê có an toàn hơn tiết lợn?">Ăn tiết canh dê có an toàn hơn tiết lợn?