Về nước học tiếp vì đam mê thôi thúc
Nguyễn Trọng Tuấn (SN 1996) được sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa Việt Yên (Bắc Giang) - một trong những cái nôi tạo nên mảnh ghép "văn hiến Kinh Bắc”.
Niềm đam mê với chèo của Tuấn không chỉ đến từ những niềm vui được trình diễn trên sân khấu, mà còn khởi nguồn từ truyền thống gia đình. Ông bà và các thế hệ tiền bối trong gia đình cậu là những diễn viên chèo và đã từng thành lập các gánh chèo làng.
Vì vậy, sau 3 năm đi làm việc ở nước ngoài, Tuấn quyết định dừng kiếm tiền, trở về Việt Nam để theo đuổi nghệ thuật truyền thống. Cha mẹ Tuấn dù không trực tiếp làm nghệ thuật nhưng rất yêu thích và hoàn toàn ủng hộ con trai.
"Đó là động lực mang tính quyết định cho sự lựa chọn của mình" - Trọng Tuấn chia sẻ.
Trước khi bước vào thế giới của chèo, Tuấn đã có một quãng thời gian học trung cấp chuyên ngành hát dân ca quan họ. Tuy nhiên, niềm đam mê với những vai diễn sân khấu đã thôi thúc anh quyết định chuyển hướng. Năm 2019, anh thi và trúng tuyển vào Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, trở thành một trong số không nhiều những người trẻ tuổi theo đuổi chuyên ngành Diễn viên chèo, khoa Kịch hát dân tộc.
Trong thời gian học ở đây, với sự chăm chỉ và khát khao cống hiến, Tuấn đã gặt hái được nhiều thành tích như giải Nhì trong cuộc thi tài năng sinh viên khoa Kịch hát dân tộc (2022), và 2 giải Nhất cuộc thi hát dân ca quan họ của huyện Việt Yên (2022, 2023)...
Luyện tập thâu đêm, mong trở về quê cống hiến
Nhìn lại chặng đường 4 năm đại học, Tuấn tự nhận thấy bản thân đã trưởng thành và thay đổi rất nhiều.
"Việc học tập và rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp của trường đã giúp mình tiếp thu kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một diễn viên chèo đích thực. Trong 4 năm, mình luôn cố gắng vượt qua nhiều thách thức, dành thời gian không chỉ để học trên giảng đường mà còn rèn luyện thể hình và giọng hát".
Trọng Tuấn và bạn bè thường luyện tập suốt đêm để chuẩn bị cho các buổi thi hay hội diễn. "Thỉnh thoảng, sau những buổi tập khuya, chúng mình ra ngoài uống nước và trò chuyện đến tận 1-2h sáng, sau đó lại rón rén trèo qua hàng rào ký túc xá về phòng. Đó là những đêm gắn kết và đầy ý nghĩa trong thanh xuân của mình".
Tại buổi lễ tốt nghiệp ngày 28/4 vừa qua, Trọng Tuấn vào vai Hoàng tử Vương Tùng trong vở "Lời ru hai người mẹ". Vở kịch có nội dung: Với âm mưu đoạt ngai vàng, Thứ phi cùng con trai đã tìm cách hãm hại Hoàng tử Vương Tùng. Tuy nhiên, với sự phò trợ của các vị trung thần, hoàng tử đã thoát khỏi âm mưu gian xảo, đoạt lại ngôi báu và trừng trị kẻ ác.
"Vai diễn của em có chiều sâu và cảm xúc, hãy tiếp tục rèn luyện để trở thành một diễn viên thực thụ, đạt đến độ chín và trưởng thành hơn trong nghề" - NSND Thúy Ngần, đạo diễn kiêm giảng viên hướng dẫn, đã nhận xét về vai diễn của Trọng Tuấn như vậy.
Chính vai diễn này đã góp phần giúp Tuấn trở thành thủ khoa chuyên ngành Diễn viên chèo của trường.
Chia sẻ với VietNamNet, Trọng Tuấn cho biết tới đây, anh muốn trở về quê hương và đầu quân cho Nhà hát Chèo Bắc Giang để có cơ hội làm nghề và sống với nghệ thuật. Đồng thời, Tuấn mong sẽ lan tỏa để chèo được yêu mến hơn.
Đối với Tuấn, chèo không chỉ đơn thuần là một hình thức biểu diễn mà còn là một cách thể hiện và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Anh tin rằng chèo có khả năng mang lại niềm vui và sự thư giãn cho khán giả, đồng thời truyền tải những giá trị văn hóa sâu sắc.
Tuấn cũng rất mong được đóng góp vào sự phát triển của chèo, từ việc biểu diễn trên sân khấu cho đến tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử, ý nghĩa của loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Tử Huy
“Vừa hồi sức, tôi vừa giải thích tình trạng, nguy cơ có thể xảy ra để người nhà hiểu và chuẩn bị tâm lý. Sau gần 30 phút hồi sức tích cực, tim bệnh nhân có một vài nhịp trở lại nhưng là nhịp bất thường. Chúng tôi phải sốc điện tận 5 lần và sử dụng thêm nhiều thuốc đặc hiệu khác.
Nhận thấy bệnh nhân còn cơ hội, ê-kíp cấp cứu tiếp tục nỗ lực và gọi về Trung tâm để yêu cầu hỗ trợ thêm vật tư y tế. Lúc đó chúng tôi đã thấm mệt”, anh nói.
Sau yêu cầu hỗ trợ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương và y sĩ Trương Chí Công mang thêm máy móc, thuốc và bình oxy đến hiện trường. Bác sĩ Hương cho biết, khi chị đến nơi, ê-kip cấp cứu đã mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim liên tục. Chị lập tức đến hỗ trợ ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân, y sĩ Công thay bình oxy đã gần cạn.
“Sau sốc điện vài lần, bệnh nhân đã có nhịp tim và có mạch đập trở lại. Triệu chứng và nhịp tim gợi ý nhồi máu cơ tim cấp nên bác sĩ Tân đã liên hệ với một vài cơ sở y tế phù hợp. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đồng ý nhận bệnh”, bác sĩ Hương chia sẻ.
Tuy nhiên, khó khăn lại phát sinh khi thang máy của chung cư nơi bệnh nhân sinh sống không vừa băng ca, chuyển bệnh rất khó khăn. Ê-kip cấp cứu phải cố định ông D. trên băng ca, đi bằng thang tải hàng xuống tầng hầm (do thang này không dừng ở sảnh). Sau đó, lại từ tầng hầm đẩy ngược lên sảnh chính bằng lối dành cho xe máy.
Trên xe cứu thương, bệnh nhân được truyền dịch và bóp bóng giúp thở. Đôi lúc, tim người bệnh lại ngưng đập. Bác sĩ Hương ép tim khoảng vài phút, tim mới đập trở lại.
Khi đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân vẫn còn hôn mê, nhưng mạch đập đều, rõ và đo được huyết áp. Bệnh nhân được bàn giao và tiếp tục điều trị. “Chúng tôi hồi sức cho bệnh nhân tổng cộng hơn 60 phút. Mệt đấy nhưng cứu được người bệnh nên vui lắm”, y sĩ Công chia sẻ sau nỗ lực không ngừng nghỉ của ê-kip.
Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tắc nhánh động mạch lớn nhất nuôi tim. Người bệnh được ê-kip tại đây xử lý tái thông bằng cách đặt 1 giá đỡ trong lòng động mạch vành.
Tuy nhiên, ông D. bị suy đa cơ quan sau ngưng tim ngưng thở kéo dài, phải thở máy, lọc máu liên tục, dùng kháng sinh và nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Khoảng 18 ngày tích cực điều trị, bệnh nhân được cai máy thở và rút nội khí quản.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri nhận định, bệnh nhân đã được cứu sống và hồi phục ngoạn mục. "Kết quả này có được là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng từ nơi tiếp nhận ban đầu (là các bệnh viện tuyến dưới, Trung tâm cấp cứu ngoại viện 115), quy trình chuyển viện, bác sĩ cấp cứu nội viện, ê-kip can thiệp động mạch vành và đội ngũ hồi sức tích cực", ông nói.