Di sản trên Internet của Nữ hoàng Elizabeth II
Nữ hoàng Elizabeth II - người trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh đã trải qua nhiều biến cố lớn của lịch sử thế giới như Thế chiến II,ảntrênInternetcủaNữhoàbang xep hang phap đại dịch Covid-19 và bi kịch cá nhân như cái chết của Công nương Diana. Ở độ tuổi 96, bà đã lớn tuổi khi Internet bùng nổ vào cuối thập niên 1990. Tuy nhiên, cố Nữ hoàng Elizabeth II có hiểu biết về công nghệ vượt xa tưởng tượng của nhiều người. Người tiên phong đem công nghệ phổ biến ở Anh Bất chấp những định kiến về phụ nữ cùng thời, Nữ hoàng Elizabeth II, thông qua những trợ lý của mình là một tín đồ nhiệt tình của công nghệ và sớm bày tỏ sự ủng hộ đối với phát minh còn mới mẻ vào thế kỷ trước. Nữ hoàng tiếp xúc với chương trình ARPAnet, mạng tiền thân của Internet ngày nay. Ảnh: Peter Kirstein. Bà tiếp xúc với mạng lưới truy cập toàn cầu từ sớm trong chuyến ghé thăm trung tâm nghiên cứu Cơ sở Tín hiệu và Radar Hoàng gia Anh năm 1976. Khi đó chương trình ARPAnet, mạng tiền thân của Internet ngày nay vẫn còn trong quá trình phát triển sơ khai. Peter Kirstein, tiến sĩ Khoa học máy tính góp công lớn đưa Internet phổ biến bên ngoài nước Mỹ sau đó hướng dẫn Nữ hoàng Elizabeth II trở thành một trong những người đầu tiên gửi email vào năm 1976. "Những gì bà ấy cần làm là ấn một vài nút và tin nhắn đã được gửi đi", Kirstein nói về khoảnh khắc hướng dẫn Nữ hoàng gửi email. Ông cũng đặt tên tài khoản cho Nữ hoàng là HME2, viết tắt của "Nữ hoàng, Elizabeth II". Bên cạnh email, Nữ hoàng Elizabeth II cũng tiên phong áp dụng nhiều công nghệ với Hoàng gia. Năm 1997, bà ra mắt phiên bản đầu tiên của trang web về các thành viên trong gia đình hoàng gia. Nhiều năm sau đó, một số tờ báo lớn của Vương quốc Anh mới thử nghiệm đưa tin trên mạng Internet. Đến năm 2007, Nữ hoàng Anh mở kênh thông tin chuyển tải thông điệp Giáng sinh trên YouTube, đánh dấu 50 năm ngày Nữ hoàng lần đầu tiên phát biểu trên truyền hình năm 1957. Bà cũng gửi dòng tweet đầu tiên của mình vào năm 2014. Nữ hoàng dùng iPad để gửi tweet đầu tiên năm 2014. Ảnh: Getty Images. Khi sức khỏe suy yếu, bà đã làm quen với iPad và thành thạo sử dụng để tham gia vào những cuộc họp trên Zoom khi đại dịch Covid-19 ập đến khiến việc di chuyển bị hạn chế. Nguồn cảm hứng bất tận cho những meme Trong những năm gần đây, Nữ hoàng Elizabeth II bất ngờ trở thành chủ đề chính cho những ảnh chế (meme) về sự trường thọ của mình. “Internet yêu thích bà ấy. Bà có niềm đam mê với những chú chó corgi, có thời điểm sở hữu 9 con trong số chúng. Tôi nghĩ rằng tình yêu của Nữ hoàng đối với động vật là một phần quan trọng giúp bà trở thần tượng vì công chúng trên Internet cũng yêu thích những chú chó corgi", Idil Galip, chuyên gia nghiên cứu về meme tại Đại học Edinburgh cho biết. Ngoài ra, điều khiến Nữ hoàng trở thành một ứng cử viên lý tưởng cho các meme nằm ở sự phá cách, đáng yêu giữa dáng đứng nghiêm túc và những hành động rất bình dân của bà. Nữ hoàng trở thành một ứng cử viên lý tưởng cho các meme nằm ở sự kết hợp giữa thái độ nghiêm túc và những hành động rất bình dân của bà. Ảnh: Getty Images. “Đó là điều không thể ngờ tới. Nó giống như khi bạn đi học mà một giáo viên nghiêm khắc bất ngờ bày ra một trò đùa. Thật ngạc nhiên khi Nữ hoàng có cá tính, sở thích hoặc khiếu hài hước thú vị trong khi mọi người cho rằng bà sẽ tách biệt với mạng xã hội", Galip nói thêm. Sinh thời, Nữ hoàng Elizabeth II thường xuyên xuất hiện trước công chúng ở những sự kiện lớn. Sự vui tính và thoải mái giúp bà có nhiều khoảnh khắc đáng nhớ và trở thành niềm cảm hứng cho giới meme. Từ sự phấn khích khi nhìn thấy những chú bò trong sinh nhật lần thứ 90 của mình vào năm 2016, đến việc dùng thanh kiếm lễ để cắt bánh khi dự sự kiện tại một địa điểm gần khu vực đang diễn ra hội nghị G7 năm 2021, Nữ hoàng Elizabeth II cho thấy bà không hề ngại tham gia các sự kiện. “Tôi nghĩ nhiều người cũng thích nhìn thoáng qua sau vẻ bề ngoài của sự xa cách của các thành viên hoàng gia để rồi bất ngờ thốt lên 'Ồ, Nữ hoàng hóa ra cũng giống như chúng ta'", Galip nhận định. Một khoảnh khắc quan trọng trong việc đưa Nữ hoàng Anh đến gần với người dân xảy ra vào năm 2012. Khi đó, Nữ hoàng Elizabeth II cùng chú chó của mình đã xuất hiện cùng nam diễn viên Daniel Craig - người được biết đến với vai diễn James Bond trong loạt phim điệp viên 007 - tại lễ khai mạc Olympic London vào năm 2012. Dù thực tế cú nhảy dù từ trực thăng cùng với diễn viên Daniel Craig sau đó được thực hiện bởi một người đóng thế, ý tưởng này cho thấy Nữ hoàng vẫn là một người có khiếu hài hước độc đáo. "Dù luôn kín tiếng với rất nhiều thứ nhưng gương mặt của Nữ hoàng rất biểu cảm. Bà luôn khiến mọi người phải đoán già đoán non và điều ấy tạo nên sự bí ẩn thú vị", Sadie Quinlan - một YouTuber am hiểu về gia đình hoàng gia chia sẻ. Trong khi đó, Anastasia Denisova - một giảng viên ngành báo chí tại Đại học Westminster chuyên nghiên cứu về meme, nhận định bí ẩn là điều khiến Nữ hoàng trở thành một tượng đài về meme. “Nữ hoàng là hình mẫu để tăng thêm tính chủ quan của meme. Hình tượng của Nữ hoàng cũng rất mạnh mẽ, cộng với sự bí ẩn là chất liệu hoàn hảo để bà trở thành nguồn cảm hứng", bà Denisova nhận xét. Nữ hoàng Elizabeth cùng chú chó xuất hiện với nam diễn viên đóng vai "James Bond", Daniel Craig tại lễ khai mạc Olympic London vào năm 2012. Ảnh: Reuters. Sức khỏe của cố Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã yếu đi nhiều kể từ tháng 10/2021. Bà cũng mắc Covid-19 và trải qua cảm giác kiệt sức vì mệt mỏi. Sự ra đi của bà đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong gia đình hoàng gia và cả trong cách mà các nguyên thủ cấp quốc gia Vương quốc Anh cùng thành viên tương tác với công chúng. Dù là người ủng hộ tiên phong với những công nghệ mới, nữ hoàng vẫn chọn im lặng trên mạng xã hội thay vì công khai cảm xúc của mình. Trong khi đó, thế hệ sau các thành viên gia đình hoàng gia như Hoàng tử Harry và vợ Meghan Markle, Hoàng tử William và Công nương Kate lại cởi mở hơn và sẵn sàng chia sẻ cuộc sống của họ trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram. (Theo Zing) Năm 1976, Nữ hoàng Anh Elizabeth II trở thành một trong những nguyên thủ quốc gia đầu tiên gửi email thông qua mạng ARPANET, tiền thân của Internet ngày nay.Email đầu tiên của cố Nữ hoàng Elizabeth II
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Porto, 03h30 ngày 20/1: Đòi lại ngôi nhì
-
Chồng bất lực khi vợ tiêu xài hoang phí. Ảnh minh họa: FP Nhiều độc giả cho rằng, người chồng để vợ giữ toàn bộ tiền khi mình không có ở nhà là sai lầm. Dù đó là người đầu ấp tay gối nhưng có những khoản chi tiêu vợ chồng cần phải công khai minh bạch.
Độc giả Thái Bình chia sẻ: “Bạn đưa hết tiền cho vợ giữ thì chứng tỏ khả năng quản lý tài chính của bạn quá yếu. Đồng ý vợ chồng tin tưởng nhau nhưng khoảng cách xa xôi rất khó nói. Lẽ ra bạn nên giữ tiền trong tài khoản của mình rồi hàng tháng gửi khoản chi tiêu cố định cho vợ. Việc làm ấy vừa giúp bạn giữ được tiền lại giữ được gia đình”.
Đồng quan điểm trên, độc giả Nguyễn Khang chia sẻ: “Đưa tiền cho vợ chính là đã tạo điều kiện cho vợ ở nhà ăn chơi rồi. Giả sử vợ anh là người biết suy nghĩ, lo cho chồng và tương lai thì cô ấy sẽ không làm việc đó. Nhưng anh đã gặp phải một cô vợ chỉ biết lo cho bản thân mình. Chỉ là, nếu anh không gửi hết tiền về thì dù đó là người vợ không biết nghĩ, cô ta cũng không biết lấy tiền ở đâu để đi thẩm mỹ”.
Ngoài ra, một số người cho rằng mất tiền nhưng cũng là cách để người đàn ông nhìn rõ bộ mặt thật của vợ mình. Một người vợ như vậy sẽ khiến người chồng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có nên tiếp tục chung sống hay không.
Bên cạnh những ý kiến phản đối việc người đàn ông đi làm ăn xa gửi hết tiền cho vợ, số ít lại cho rằng, vợ chồng phải tin tưởng lẫn nhau.
“Việc đưa hết tiền cho vợ khi mình đi xa cũng là chuyện rất bình thường. Tôi đi làm tận 3 năm, chỉ giữ lại tiền sinh hoạt, còn lại gửi về hết cho vợ. Tôi cho rằng đó mới là cách giữ tiền an toàn. Ở nhà công to việc lớn gì, vợ tôi đều lo cả. Tôi ở xứ người, giữ nhiều tiền cũng không tốt. Tôi cũng nghĩ, gửi tiền cho vợ chính là tin tưởng cô ấy và điều này giúp vợ càng tin tưởng vào chồng hơn”, độc giả Trần Hùng nhận định.
Có người lại kể câu chuyện của bản thân: “Tôi cũng đi xuất khẩu lao động và chọn cách gửi toàn bộ tiền về cho vợ, chỉ giữ lại tiền chi tiêu, sinh hoạt. Bốn năm về, tôi thấy vợ chăm lo cho gia đình chồng, bố mẹ chồng chu đáo. Bố mẹ tôi cũng có cuộc sống thoải mái hơn bằng số tiền con trai gửi về.
Làm bất cứ việc gì, vợ cũng gọi cho tôi để thương lượng. Cô ấy muốn dùng một ít vốn đầu tư làm ăn, tôi đồng ý. Cô ấy muốn lấy một chút tiền để kinh doanh bất động sản lướt, tôi cũng đồng ý. Và thật không ngờ, vợ đã nhân đôi, nhân ba số tiền tôi gửi về trong suốt 4 năm.
Nhìn cơ ngơi vợ tạo ra, nhìn thành quả có được, tôi càng thấy yêu và ngưỡng mộ vợ hơn. Cô ấy ở nhà đã giúp tôi sử dụng số tiền đúng mục đích, không lãng phí và đặc biệt vợ rất tôn trọng chồng, không giấu giếm hay lén lút làm”.
Suy cho cùng, một người vợ tốt sẽ không âm thầm dùng số tiền chồng vất vả đổ mồ hôi, nước mắt nơi xứ người kiếm được vào mục đích cá nhân mà chưa được cho phép. Vậy nên anh chồng trong câu chuyện đã nhận nhiều sự cảm thông của mọi người.
2 năm đi làm gửi tiền về, ngày gặp vợ ở sân bay tôi suýt ngất
Đi xuất khẩu lao động với hy vọng tích được chút vốn rồi về quê hương làm ăn nhưng tôi không ngờ lại gặp cảnh như thế này." alt="Đi xuất khẩu lao động gửi hết tiền về cho vợ, người đàn ông nhận bài học nhớ đời">Đi xuất khẩu lao động gửi hết tiền về cho vợ, người đàn ông nhận bài học nhớ đời
-
Ông Kifleab Tekle - bảo vệ trường Hockaday suốt 30 năm qua Khi ông sắp nghỉ hưu, các học sinh và cựu học sinh của trường đã thể hiện lòng biết ơn của mình dành cho ông Tekle bằng một khoản gây quỹ 6 chữ số.
Quỹ này vốn được bắt đầu như một chiến dịch của các cựu học sinh khóa 2005, đặt mục tiêu quyên góp số tiền 2.005 đô la để làm quà tặng người bảo vệ đã gắn bó với rất nhiều thế hệ học sinh của trường.
Tuy nhiên, sau đó, chiến dịch Go Fund Me đã nhanh chóng thu hút được sự tham gia của cựu sinh viên tất cả các khóa.
Tính tới chiều ngày 11/4, quỹ này đã quyên góp được hơn 178.000 đô la, trong đó hơn 1.700 đô la là từ các khoản đóng góp cá nhân.
“Tôi không kỳ vọng sẽ có một lời tạm biệt lớn đến như vậy” – ông Kief chia sẻ. “Nó đảm bảo sự ổn định cho gia đình tôi”.
Được biết, các nữ sinh sẽ trao món quà này cho ông trong buổi lễ nghỉ hưu được tổ chức vào ngày 18/4 tới.
Trường nữ sinh Hockaday “Suốt 30 năm qua, Kief là hoàng đế của bãi đậu xe và trong suốt những năm ấy, Kief là trái tim và tâm hồn của Hockaday” – nữ sinh Liza Lee viết trong một bài phát biểu đã chuẩn bị trước. “Ông đã cho chúng ta những bài học về thái độ làm việc, bài học về sự nhã nhặn, bài học về tình yêu”.
Abby Hoak Morton, một học sinh khóa 2005 và hiện đang là giáo viên, cũng là người giới thiệu trang gây quỹ tới bạn bè, đã chia sẻ với tờ Dallas Morning News rằng, cô vô cùng ngạc nhiên về sự thành công của chiến dịch gây quỹ này.
Các cựu học sinh của trường nói rằng ông bảo vệ Kief giống như bác Hagrid của Hogwarts trong Harry Poter. Ông chưa bao giờ quên tên bất cứ học sinh nào. Thậm chí có một lần ông từng bị gãy tay vì đuổi theo một kẻ chạy từ trường ra.
Vì thế, khi cộng đồng trường Hockaday biết tin ông sắp nghỉ hưu, họ cảm thấy không chỉ ngạc nhiên mà còn bồi hồi.
Học sinh của Hockaday là con gái của những gia đình quyền quý nhất nước Mỹ Cũng theo Dallas Morning News, ông Kief vốn sinh ra ở Ethiopia trong một gia đình giàu có, sống trong một căn biệt thự 8 phòng ngủ. Nhưng gia đình ông đã mất hàng triệu đô la, vật nuôi, 7 bất động sản và khách sạn khi chế độ quân chủ sụp đổ vào đầu những năm 1970.
Sau khi bị bắt vì làm việc cho một công ty dệt may của Nga, ông Kief bị buộc phải rời khỏi đất nước. Ông tìm đường tới Eritrea, sau đó là Sudan – nơi ông làm phiên dịch.
Cuối cùng, ông được một quỹ từ thiện tài trợ để chuyển đến Mỹ và định cư ở Dallas từ năm 1986. Vài năm sau, ông nhận được công việc đầu tiên ở Hockaday.
Từ khi thành lập vào năm 1913, trường Hockaday đã thu hút được nhiều nữ sinh là tiểu thư của những gia đình quyền lực nhất Texas cũng như quyền lực nhất nước Mỹ, trong đó có 2 cô con gái sinh đôi của cựu Tổng thống George W Bush.
Học phí của trường dao động từ 24.040 đô la cho bậc tiểu học tới 53.285 đô la cho bậc trung học.
- Nguyễn Thảo(Theo Daily Mail)
Bảo vệ trường con nhà giàu nhận quà nghỉ hưu hơn 4 tỷ
-
Ngọc kết hôn được hơn 2 tuần. Vừa trở về sau chuyến trăng mật, trong bữa cơm tối, mẹ chồng cô đề nghị đưa vàng cho bà giữ. Bà giải thích, hai vợ chồng cô còn trẻ, tính không cẩn thận, chưa biết quản lý tiền bạc, chi tiêu.
"Trong lúc tôi đang bối rối vì thực lòng không muốn ai cầm tiền vàng của mình, chồng tôi đã vội vàng lên tiếng ủng hộ mẹ. Anh quay sang tôi nói: "Để bà giữ hộ vàng cho yên tâm em ạ", Ngọc kể.
Vợ chồng Ngọc được bố mẹ, họ hàng đôi bên mừng cưới hơn 2 cây vàng. Trong đó, mẹ chồng tặng cô chiếc kiềng 5 chỉ. Ngọc dự định sẽ sắm két sắt để cất vàng, tiền cưới cũng như tiền tiết kiệm hàng tháng. Cô tự tin vào khả năng quản lý tài chính của mình.
Ngọc không muốn đưa vàng cho mẹ chồng, song lại sợ mẹ chồng phật ý, nghĩ cô không tin bà, vô tình tạo ra mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu.
"Hai hôm nay, tôi vờ như quên lời đề nghị của mẹ chồng để trì hoãn việc đưa vàng cho bà. Mới làm dâu được 2 tuần, tôi và mẹ chồng không có khúc mắc gì. Tôi cũng yêu quý và tin tưởng bà. Tôi tin bà muốn giữ gìn tài sản cho vợ chồng tôi.
Tôi cũng tự hỏi mình có nên thuận theo ý bà hay không. Chồng khuyên tôi không nên suy nghĩ sâu xa. Vàng vẫn là của tôi, chỉ là thay vì gửi két sắt, ngân hàng, tôi gửi... mẹ chồng.
Tuy vậy, tôi không thấy thoải mái cho lắm khi tiền bạc của mình mà mình lại không được giữ. Tôi cũng giận chồng vì không hỏi ý tôi đã vội nhận lời với mẹ, đặt tôi vào thế khó xử", Ngọc tâm sự.
Đáng chú ý, phần đa bình luận xung quanh câu chuyện đều là lời khuyên Ngọc không nên đưa vàng cho mẹ chồng.
Nguyễn Phương Mai (35 tuổi, Hưng Yên) cho biết, cô từng đưa vàng cho mẹ chồng giữ với những lý do giống mẹ chồng và chồng của Ngọc nói.
10 năm sau, vợ chồng cô muốn mua một mảnh đất để ra ở riêng, cô xin lại số vàng hồi môn thì mẹ chồng đáp "hiện giờ mẹ không có".
"Bà nói như thể tôi đang vay vàng bà chứ không phải xin lại tài sản của tôi mà bà nhận giữ hộ. Bà bảo bà phải lo cho vợ chồng tôi nhiều việc, phải trả tiền cỗ cưới, sửa soạn buồng cưới, lo ngoại giao cho chồng tôi chuyển việc…
Tôi nói số tiền bà lo cho chồng tôi chuyển việc là bao nhiêu, số tiền sửa phòng cưới là bao nhiêu, tôi xin trả lại phần đó. Cỗ cưới đã có tiền mừng bù lại. Ở quê đám cưới không lỗ bao giờ vì đều làm tại nhà. Còn số vàng hồi môn mà bố mẹ tôi, cô dì chú bác tôi dành dụm cho tôi đi lấy chồng, tôi xin bà gửi lại.
Vậy là bà nổi giận, khóc lóc, mắng tôi láo. Chồng tôi ngồi đó không dám nói gì", Mai kể kinh nghiệm đau thương.
Cô nói thêm: "Tiền vàng phải giấu ở vành váy của mình, tuyệt đối không nên đưa cho ai giữ hộ, càng không đưa mẹ chồng. Bởi nếu rủi ro xảy ra, bạn sẽ không đòi được, không kiện được vì đó là mẹ của chồng bạn, bà của con bạn".
Định kiến nghiệt ngã chuyện mẹ chồng giữ vàng
Nhà tham vấn tâm lý Trần Thị Huyền Trang cho rằng không có đáp án chung cho câu hỏi nên hay không nên đưa vàng cho mẹ chồng giữ.
"Điều này thuộc về lựa chọn cá nhân, tính cách và mối quan hệ của mỗi cặp mẹ chồng - nàng dâu", bà Trang nhận định.
Bà Trang nói: "Người ngoài cuộc không có đủ thông tin để đưa ra lời khuyên. Nếu nàng dâu không muốn gửi, cô ấy cần liệt kê những lý do. Cô sợ mẹ lấy mất, sợ không được tự chủ việc mua bán hay những nỗi sợ khác.
Còn nếu cô ấy cân nhắc muốn gửi, cô ấy cũng cần đánh giá rủi ro: tính cách mẹ chồng thế nào, cách quản lý tài sản gia đình của bà có ổn không, các mối quan hệ ruột thịt nhà chồng có lành mạnh không, tình cảm giữa họ ra sao…
Dựa trên những đánh giá đó, người trong cuộc tự đưa ra quyết định nên hay không nên".
Nữ chuyên gia tâm lý cũng chỉ rõ thực tế, có những rào cản, định kiến không dễ xóa bỏ dành cho các nàng dâu nếu lựa chọn từ chối đưa vàng cho mẹ chồng giữ. Phải nói gì, nói như thế nào để mẹ chồng không phật ý phụ thuộc vào văn hóa mỗi gia đình cũng như nhân cách cá nhân?
"Tuy vậy, nguyên tắc chung là nên giao tiếp thẳng thắn trong hòa bình, trình bày rành mạch lý do tại sao không muốn và nhấn mạnh sự tự chủ, độc lập của bản thân với tư cách người trưởng thành", bà Trang nêu quan điểm.
Bà Trang cũng khuyến cáo chị em phụ nữ không nên đánh giá mẹ chồng trong câu chuyện đề nghị con dâu đưa vàng. Không ít trường hợp lời đề nghị thực sự xuất phát từ mối quan tâm, yêu thương con cái. Ngoài ra, ở nhiều vùng quê, việc mẹ chồng giữ vàng hộ con dâu còn là tập tục, thói quen, truyền thống gia đình.
"Từ xưa, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu đã chịu nhiều định kiến và tai tiếng. Do đó, vội vàng đánh giá mẹ chồng khi chưa có đủ thông tin sẽ vô tình tạo ra nghi kị, mâu thuẫn và khiến cho hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng", bà Trang khuyên.
Theo Dân trí
Lễ vu quy giữa vườn địa đàng đẹp như mơ, 'rich kid' Đồng Tháp nhận hồi môn khủng
Lễ vu quy của Trần Huỳnh Giao - 'rich kid' Đồng Tháp nổi danh một thời diễn ra cách đây ít ngày. Cô dâu xinh đẹp lộng lẫy bên cạnh chú rể như nam thần. Cặp đôi nhận quà hồi môn khủng khiến cộng đồng mạng xôn xao." alt="Cô dâu trẻ ngớ người khi mẹ chồng giục đưa vàng hồi môn bà... giữ hộ">Cô dâu trẻ ngớ người khi mẹ chồng giục đưa vàng hồi môn bà... giữ hộ
-
Nhận định, soi kèo PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1: Tìm lại phong độ
-
Chồng trò chuyện vui vẻ với cô hàng xóm. Ảnh minh họa: FP Khi biết các em gái đều chưa có bạn trai, tôi cũng ngỏ lời giới thiệu người này người nọ. Các em đều cười: “Bọn em kiếm mãi chẳng có người yêu, ế lắm chị ạ. Em chỉ sợ mấy đứa chưa có công việc tốt như bọn em chẳng ai chịu cưới”.
Rồi các em hết lời khen ngợi chồng tôi là người đẹp trai, ăn nói khéo léo. Khi biết chồng tôi làm giám đốc, các em càng ngưỡng mộ. “Em chỉ ước có người yêu như chồng chị thì tốt quá”, một cô nói. Tôi nhanh miệng đùa: “Thế thì cứ yêu chồng chị đi rồi biết”.
Đâu ngờ câu nói đùa của tôi đã thành sự thật. Hơn 3 tháng sau, tôi phát hiện chồng qua lại với cô hàng xóm qua lời nói của con gái 4 tuổi.
Hôm đó là cuối tuần, tôi về ngoại một mình có việc. Chồng ở lại chăm con. Ngày hôm sau, con khoe với tôi được bố đưa đi chơi và đi cùng cô Hằng hàng xóm. Tôi ớ người hỏi sao bố lại đi cùng cô Hằng thì con bảo: “Bố chở cô ấy và con đi chơi. Cô ấy mua cho con nhiều đồ chơi lắm. Con thấy bố nắm tay cô ấy mẹ ạ”.
Câu nói của con gái khiến tôi hoảng sợ. Cô Hằng chính là người chị em thân thiết của tôi cũng là cô gái mà tôi nói đùa chuyện “yêu chồng chị đi thì biết”. Không lẽ cô ấy lại yêu chồng tôi thật.
Kể câu chuyện này với người bạn thân, cô ấy khẳng định chồng tôi và cô hàng xóm có vấn đề và lên kế hoạch cho tôi theo dõi chồng. Những ngày sau đó, tôi âm thầm lắp một chiếc camera trong nhà không cho chồng biết.
Một tuần sau, tôi lại nói dối về quê ngoại vì mẹ ốm, chồng cũng không ý kiến. Anh bảo cứ để con lại cho anh trông. Và quả thật, khi tôi ở quán cà phê xem camera thì phát hiện cô hàng xóm ra vào nhà tôi liên tục. Điều khiến tôi sợ hãi hơn là cô ta có cả mật khẩu cửa nhà tôi.
Hai người tình tứ với nhau trong nhà mà không hay cảnh tượng ấy tôi đã ghi lại tất cả. Một cô gái chân dài, xinh đẹp lại trẻ trung, đàn ông thích là chuyện bình thường. Nhưng tôi không ngờ người chồng lúc nào cũng nói yêu thương vợ và ca ngợi sự thủy chung lại dễ ngoại tình đến thế.
Tôi nhận ra, không nên tạo điều kiện cho chồng ở gần các cô gái trẻ đẹp. Cũng chẳng có mối quan hệ anh em trong sáng nào giữa một người đàn ông có vợ và một cô gái chưa có gia đình. Có chăng là gã đàn ông ấy chưa tán đổ được cô gái đó hoặc cô ta không có ý đồ với anh ta mà thôi.
Còn chồng tôi, một người có tiền, có địa vị lại có tình ý thì dại gì một cô gái chưa có gì trong tay không ngã vào lòng?
Khi tôi làm bung bét tất cả, chồng thừa nhận say mê yêu cô hàng xóm và còn đòi ly dị vợ. Thực sự tôi chưa từng nghĩ đến tình huống này. Đàn ông có thể chơi bời, ngoại tình nhưng ít người muốn bỏ vợ. Vậy mà vừa mới say mê cô hàng xóm, chồng đã muốn từ bỏ gia đình? Tôi thật sự chưa muốn buông tay.
Độc giả giấu tên
Thấy chồng ăn diện, vợ hỏi 1 câu, thế là mất chồng
"Tôi chỉ hỏi tại sao anh ấy bỗng dưng đi mua sắm quần áo, phụ kiện nhiều hơn. Thế là mất chồng" - chị nói." alt="Chỉ một câu nói đùa, tôi mất chồng vào tay cô hàng xóm">Chỉ một câu nói đùa, tôi mất chồng vào tay cô hàng xóm
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Ajman Club, 20h05 ngày 21/1: Cửa trên thắng thế
- Nhan sắc vợ kém 18 tuổi từng muốn ly hôn với ca sĩ Việt Hoàn
- Những hình ảnh đầu tiên ấn tượng về siêu bom tấn 'Avatar 2'
- Hà Nội: Hơn 78.000 hồ sơ tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6 ngay trong ngày đầu
- Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
- Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng
- Siêu mẫu Võ Hoàng Yến như 'đại gia', muốn mở tiệm tạp hóa ở khu cách ly
- Những bộ cánh dị biệt của “quái vật nổi loạn” Lady Gaga
- Nhận định, soi kèo Al
- Giả mạo ngân hàng cho vay tín chấp, ăn cắp tiền rồi biến mất
- 随机阅读
-
- Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
- Sách về thực trạng Trái đất và lối sống cân bằng, hòa hợp với thiên nhiên
- Hay nói về chính trị và những thứ liên quan tới trí tuệ
- 3 triệu lượt khách tới Phố Sách Hà Nội trong 5 năm
- Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Porto, 03h30 ngày 20/1: Đòi lại ngôi nhì
- MV mới của Sơn Tùng M
- Nguyễn Như Quỳnh đăng quang Mrs United Nations 2022
- Hà Nội vận hành thử nghiệm hệ thống thông tin báo cáo thành phố trong quý III
- Soi kèo góc Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
- Vợ mang bầu nhưng vẫn vấn vương tình cũ, tôi nên buông hay tiếp tục
- Mỹ nữ được báo Thái Lan ca ngợi là minh tinh quyến rũ nhất Việt Nam
- Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'
- Nhận định, soi kèo Sur Club vs Bahla, 20h00 ngày 22/1: Khách ‘ghi điểm’
- World Cup 2022 có công nghệ bắt việt vị mới
- Nghe điện thoại của kẻ giả mạo công an, người đàn ông bị lừa 500 triệu đồng
- Bắt đầu chuyển đổi tài khoản sang hệ thống đấu thầu mới từ ngày 1/7
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Thitsar Arman, 16h00 ngày 20/1: Những kẻ khốn cùng
- Con trai Tấn Beo tình nguyện xin làm việc ở khu cách ly
- Trịnh Y Kiện tái xuất giữa tin giải nghệ, sang Nhật định cư cùng vợ
- 3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà mà chẳng con nào về lấy
- 搜索
-
- 友情链接
-