Các nhà nghiên cứu tại IBM và trường Đại học ETH Zurich đã phát triển một loại “pin dòng chảy” có tác dụng vừa làm mát vừa cấp nguồn cho bộ vi xử lý.
Mặc dù vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nhưng công nghệ này có thể giúp tạo ra phần cứng nhỏ hơn và hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng,ớicóthểvừalàmmátvừacấpđiệnewcastle đấu với west ham họ có thể loại bỏ nhiệt dư thừa thông qua chuyển động của các chất điện phân của chất lỏng. Trước đây, pin dòng chảy chỉ thường được sử dụng trong các ứng dụng như tấm pin mặt trời và tuabin gió, nơi có thể lưu trữ năng lượng để sử dụng sau này. Thiết kế mới do các nhà nghiên cứu nghĩ đến có thể được đóng gói thành một gói nhỏ hơn rất nhiều, chỉ dày khoảng 1,5mm. Đội nghiên cứu nói rằng, họ có thể tạo ra 1,4w điện trên mỗi cm2 của pin, mang lại kết quả thực sự hiệu quả. Trước đây, nhiều nhà sản xuất thiết bị đã thử nghiệm những thứ như buồng hơi, nơi mà các chất lỏng nhỏ được sử dụng để làm mát bộ vi xử lý trước khi bay hơi trở lại được tập hợp và tái sử dụng. Sự khác biệt ở đây là chất lỏng giờ đây có thể được sử dụng để tạo ra điện thay vì chỉ làm mát thiết bị. Điều này có thể là một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực này. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một nguyên mẫu đầu tiên mà họ cho là không hoàn toàn có khả năng cấp nguồn cho một con chip máy tính, nhưng nhìn chung, ý tưởng này thật đáng kinh ngạc. Bằng cách phát triển công nghệ này để phù hợp hơn với các ứng dụng hiện đại trong vài năm tới, pin của chúng ta có thể mát hơn và hiệu quả hơn nhiều so với ngày nay. Nguyễn Minh(Theo androidauthority, digitaltrends) |