70% cơ quan báo chí Việt Nam sẽ đưa nội dung lên các nền tảng số
Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025,ơquanbáochíViệtNamsẽđưanộidunglêncácnềntảngsốnhiệt độ hôm nay định hướng đến năm 2030 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành ngày 6/4.
Mục tiêu chung của Chiến lược là xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Đồng thời, đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới cũng như thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
Chiến lược cũng nêu rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được của các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030. Theo đó, tỷ lệ cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số sẽ đạt 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.
Tỷ lệ cơ quan cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động cần đạt 50% vào năm 2025 và đến năm 2025 là 90%.
80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Tỷ lệ này đến năm 2030 sẽ là 100%.
Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 30% cơ quan tăng doanh thu tối thiểu 20% vào năm 2025. Tỷ lệ cơ quan tăng doanh thu tối thiểu 20% vào năm 2030 là 50%.
Các mục tiêu khác cần đạt cho giai đoạn từ nay đến năm 2025 còn có: 100% cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành báo chí hoặc có khoa báo chí cập nhật các kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong môi trường báo chí số trong chương trình đào tạo cho sinh viên; 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí.
Cũng đến năm 2025, 100% cơ quan báo chí điện tử có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên. Hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Chiến lược đã vạch rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung triển khai thời gian tới, đó là: Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật; phát triển các sản phẩm báo chí số; phát triển các nền tảng số; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.
Trong đó, về phát triển nền tảng số, sẽ xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số và truyền hình số quốc gia, nền tảng báo chí điện tử.
Cùng với đó, thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số…
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức triển khai Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bộ TT&TT cũng chủ trì thúc đẩy hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí; chủ trì và phối hợp xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; triển khai khảo sát, ghi nhận các mô hình chuyển đổi số báo chí, tối ưu hóa nguồn thu, tăng trưởng doanh thu…
Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực báo chí và thông tin các trình độ của giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.