Đôi nam nữ thoát chết gang tấc sau cú đâm kinh hoàng của xế hộp

Một nam thanh niên đã phản xạ cực nhanh cứu bạn gái của mình thoát khỏi vụ tai nạn trong gang tấc.

" />

Cô chủ khóc thét vì chó cưng bị Pitbull tấn công

Ngoại Hạng Anh 2025-02-03 16:11:17 774

D.T(theo Dailymail)

Đôi nam nữ thoát chết gang tấc sau cú đâm kinh hoàng của xế hộp

Đôi nam nữ thoát chết gang tấc sau cú đâm kinh hoàng của xế hộp

Một nam thanh niên đã phản xạ cực nhanh cứu bạn gái của mình thoát khỏi vụ tai nạn trong gang tấc.

本文地址:http://live.tour-time.com/news/956e498573.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng

Ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì cuộc họp triển khai kỳ thi THPT quốc gia với lãnh đạo các Sở GD-ĐT, lãnh đạo các trường ĐH chủ trì cụm thi khu vực phía nam.

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐHQG TP.HCM cho biết, các sở GD-ĐT đồng ý cử đại diện lãnh đạo vào hội đồng thi nhưng vẫn khá lúng túng trong việc điều động nhân sự; không rõ chọn trường phổ thông nào, giao việc gì cho họ. Hơn nữa, khu vực TP.HCM có tới 8 cụm thi nên vấn đề nhân sự có thể sẽ chồng chéo nhau.

{keywords}

Thí sinh dự thi ĐH năm 2014

 

TS Chính đề xuất 4 vấn đề: Giao các cụm thi chủ động quyết định có hay không nhân sự của trường phổ thông ở các hội đồng thi; Được chạy thử phần mềm tuyển sinh để làm quen; Có nhân sự ngoài trường phụ trách việc in ấn đề thi chuyên nghiệp; Sớm quy định mức chi để các trường cân đối thực hiện.

Trong khi đó, đại diện Trường ĐH Quy Nhơn- đơn vị được giao tổ chức thi cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định-  đề nghị không nên có sự tham gia của các trường THPT vào hội đồng thi.

Cả 2 ý kiến đến từ 2 cơ sở đại học lớn đều đề cập tới vấn đề"thiếu kinh phí". Chẳng hạn khi chấm thi, Bộ nên chỉ đạo UBND tỉnh cùng chia sẻ với cụm thi, không thể để trường ĐH lỗ vì những thí sinh này không phải thi vào trường mình.

Trong khi đó, GS-TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng lại lo lắng về địa điểm thi vì những năm trước, trường đi thuê chỗ thi đã rất khó khăn. Ông Nam mong Bộ sớm có chỉ đạo các trường ĐH hỗ trợ phòng Sở GD-ĐT lo hồ sơ, đề thi

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết TP.HCM có 141.521 thí sinh dự thi, trong đó có 68.150 thí sinh của thành phố, 73.371 thí sinh từ các tỉnh lân cận, chưa bao gồm thí sinh tự do. Thành phố không có cụm địa phương nên thí sinh dự thi xét tốt nghiệp vẫn thi ở cụm

“Theo quy định, thí sinh thi để xét tốt nghiệp THPT không thu lệ phí, nhưng nếu hòa vào thi tại các cụm thi do ĐH chủ trì thì có thu phí hay không? Nếu bây giờ không có hướng dẫn để thu, sau này đòi Sở thì không biết lấy đâu để trả”- ông Sơn nêu.

Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa –Vũng Tàu mong muốn Bộ GD-ĐT sớm có văn bản hướng dẫn ôn tập cho học sinh để có căn cứ lấy kinh phí cho công tác ôn tập:

“Theo kế hoạch ngày 30/5 nghỉ hè nhưng tới tháng 7 mới thi, giáo viên không thể để học sinh tự lo trong một tháng. Trường muốn đưa các em vào ôn tập một cách bài bản nhưng kinh phí lấy đâu chưa biết".

 Đặt vào hoàn cảnh thí sinh

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, về đề thi bộ đã nhận được nhiều thư, email, đặc biệt của các thầy cô vùng cao, nhiều đề nghị đề thi nên xếp rieeng câu dễ, câu khó. " Vì vậy, nên đặt mình vào hoàn cảnh các cháu để xử lý cho hài hòa".

Về ý kiến các trường muốn lùi thời gian chấm thi, nhất là môn văn có thể tính toán lại cho cân đối, đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, Bộ trưởng yêu cầu Cục Khảo thí phải chuẩn bị một số văn bản để ban hành trong tuần tới.

Ông cũng lưu ý "những năm trước, thường dùng khái niệm "thuê phòng thi", nhưng năm nay các trường phổ thông, các trường ĐH gánh vác nhiệm vụ chung cho cả hệ thống. Tất cả phải có trách nhiệm hỗ trợ cho nhau. Những điều quy chế không thể hiện thì các trường được quyền tự chủ.

Lê Huyền

">

Lo thiếu tiền, hổng nhân sự trước kì thi THPT quốc gia

Báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng tại sự kiện này.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Hà

“Dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá”là cách tiếp cận phổ quát để phát triển nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị chắc cũng cần cách tiếp cận này. Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam cũng dựa trên các nguyên tắc này.

Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”là hàm ý làm gì thì cũng phải đi con đường Việt Nam. CĐS Việt Nam cũng cần có lý luận Việt Nam về CĐS. Lý luận về CĐS Việt Nam đang được hình thành. Đó là toàn dân và toàn diện, là lấy người dân làm trung tâm, là không ai bị bỏ lại phía sau, là dựa trên các nền tảng số Make in Việt Nam, là CĐS để giải quyết những bài toán lớn quốc gia, là công nghệ cao giải những bài toán “nhỏ” nhưng thiết thực của người dân, là CĐS từng lĩnh vực, từng ngành, CĐS là phương thức phát triển mới, là cơ hội để Việt Nam phát triển bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia. CĐS Việt Nam muốn thành công thì phải đi con đường Việt Nam, dựa trên ngữ cảnh Việt Nam, dựa trên đặc điểm và sức mạnh cốt lõi Việt Nam, tức là phải dân tộc hoá. CĐS thì phải dựa trên KHCN, ĐMST, phải sử dụng những công nghệ mới của CMCN 4.0, phải sử dụng những thành tựu mới của nhân loại, tức là phải khoa học hoá, thời đại hoá. CĐS thì phải toàn dân và toàn diện, tức là đại chúng hoá bằng cách công nghệ thì cao, giá thì rẻ, dùng thì dễ, càng dùng nhiều càng rẻ, càng dùng nhiều thì sản phẩm càng tốt lên, để đưa các sản phẩm công nghệ số hiện đại tới được mọi người dân, mang lại lợi ích cho từng người dân.

“CĐS Việt Nam muốn thành công thì phải đi con đường, dựa trên ngữ cảnh, đặc điểm và sức mạnh cốt lõi Việt Nam, tức là phải dân tộc hoá.” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

CĐS là tạo ra một thế giới ảo bên cạnh thế giới thực. Hai thế giới này có ánh xạ 1-1 vào nhau, từ thực vào ảo và ngược lại, từ ảo về thực. Những gì khó giải quyết trong thế giới thực thì mang nó vào thế giới ảo (hay còn gọi là thế giới số) để giải quyết, rồi khi cần thì lại ánh xạ từ thế giới số vào thế giới thực. Hãy thử bàn về CĐS văn hoá.

Văn hoá thì cần bảo tồn. Bảo tồn trong thế giới thực là cần thiết, nhưng tốn kém và di sản cũng dần bị mai một. Số hoá các di sản, các nhà bảo tàng thì lưu trữ được lâu dài, không bị mai một, chi phí thấp, có cả phiên bản 3D với độ chính xác cao và khi cần có thể dựng lại. Chưa bao giờ chúng ta có cơ hội lưu trữ lâu dài và rẻ như bây giờ.

Nhà cổ Phùng Hưng, một trong những di tích tại Hội An được số hoá để phục vụ du lịch ảo.

Văn hoá thì cần phổ cập đến đại chúng. Đưa văn hoá lên môi trường số, rồi thể hiện nó trên đa nền tảng. Có phiên bản trên trang web của Bộ VH-TT-DL, trang web của các địa phương. Có phiên bản trên các báo điện tử, các đài truyền hình của Việt Nam. Có phiên bản YouTube, Facebook, Zalo, Tik Tok... Đa nền tảng như vậy thì văn hoá sẽ đến được toàn dân, đến được mọi tầng lớp. Chưa bao giờ chúng ta có cơ hội đại chúng hoá văn hoá, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hoá như bây giờ. 

“Chưa bao giờ chúng ta có cơ hội đại chúng hoá văn hoá, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hoá như bây giờ.”Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Hãy lấy thí dụ về sách. Thời CĐS thì một quyển sách ra đời là phải nghĩ ngay đến các phiên bản của nó, phiên bản trên Facebook, Youtube là thế nào, phiên bản trên Tik Tok, Zalo, phiên bản để Google tìm kiếm là gì, và rồi phiên bản để ChatGPT đưa vào hệ tri thức của nó ra sao, phiên bản tóm tắt, phiên bản điện tử đầy đủ, phiên bản hoạt hình, phiên bản nhắn tin trên di động, phiên bản dưới dạng các câu trích dẫn ngắn để khai sáng, gây cảm hứng tư duy, phiên bản âm thanh, rồi cả phiên bản in đẹp và cao cấp... 

Quyển sách vẫn là quyển sách, nhưng vô vạn hình tướng. Vô vạn hình tướng là cách để sách đến được hàng triệu người. Một quyển sách in có thể tiếp cận chỉ hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người, nhưng hình tướng ngắn gọn và đa nền tảng của nó có thể tới được hàng triệu người, và nhiều hơn nữa, và vì thế mà giá trị của nó cũng tăng lên. Không nên ngại vô vạn hình tướng vì con người có xu thế tìm đến cái gốc khi thực sự quan tâm. Và đó là tương lai của sách. Nhưng để vô vạn hình tướng và đa nền tảng thì chỉ có công nghệ, nhất là công nghệ số, mới có thể giúp được. Vậy là sách bây giờ có thể đi xa hơn trước đây rất nhiều. Tương lai của sách là sáng lạn, nếu nhìn dưới góc nhìn này.

Hình tướng ngắn gọn và đa nền tảng của sách có thể tiếp cận tới hàng triệu người. Ảnh: Hiền Anh
 “Một quyển sách in có thể tiếp cận chỉ hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người, nhưng hình tướng ngắn gọn và đa nền tảng của nó có thể tới được hàng triệu người, và nhiều hơn nữa, và vì thế mà giá trị của nó cũng tăng lên.”  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Văn hoá thì cần giáo dục. Giáo dục từ nhỏ và giáo dục liên tục cả đời. Cách học bây giờ cũng có thay đổi. Thay vì đọc, thay vì đi học thì con người có xu thế khi cần thì hỏi. Hỏi thì có người đáp chính xác và gọn. Chúng ta mà xây dựng được một trợ lý ảo dạng như ChatGPT chỉ chuyên về văn hoá Việt Nam, để mọi người Việt Nam có thể vào đấy đối thoại, có cái thì hỏi, có cái thì nói chuyện để mở mang hiểu biết, lại mọi lúc, mọi nơi, 24/7, thì đó là cách truyền bá văn hoá Việt Nam tốt nhất.

ChatGPT là về mọi lĩnh vực, cho mọi quốc gia nên rất khó đạt đến mức xuất sắc, nhưng nếu xây dựng ChatVanHoaVietNam, với dữ liệu phải xử lý giảm đi hàng ngàn lần thì nó sẽ đạt được mức xuất sắc. ChatVanHoaVietNam do Bộ Văn hoá xây dựng cũng giúp cho người Việt Nam hiểu giống nhau và làm giống nhau về văn hoá Việt Nam. 

“ChatVanHoaVietNam do Bộ Văn hoá xây dựng cũng giúp cho người Việt Nam hiểu giống nhau và làm giống nhau về văn hoá Việt Nam”.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Văn hoá muốn phát triển thì cần một ngành công nghiệp văn hoá, một thị trường văn hoá. Kinh tế số của một số nước đã chiếm trên 50% GDP, ngành công nghiệp văn hoá trên môi trường số chắc cũng sẽ phải 50%. Ngành công nghiệp văn hoá sẽ phát triển mạnh hơn rất nhiều nếu nhiều người hơn có thể tham gia sáng tạo văn hoá. Điều này là khả thi khi chúng ta cung cấp các công cụ sáng tạo số cho người dân thông qua một nền tảng số. Thí dụ, TikTok là một nền tảng tạo ra các video ngắn. Một sàn thương mại điện tử về các sản phẩm văn hoá cũng sẽ giúp phát triển thị trường văn hoá. 

CĐS là tạo ra một môi trường sống mới, môi trường số, bên cạnh môi trường thực mà chúng ta đã quen qua hàng ngàn năm. Môi trường mới thì cũng cần văn hoá mới, con người mới, đó là văn hoá số, con người số. Trước đây trong môi trường thực, một người nói cũng chỉ chục người nghe, bây giờ trong môi trường số, một người nói có cả triệu người nghe thấy, giống như một tờ báo vậy, thì ứng xử cũng phải khác, trách nhiệm cũng phải khác. Việc hình thành văn hoá số, rồi tuyên truyền thường xuyên và đưa vào từ giáo dục từ phổ thông là cần thiết. Phát biểu tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc tháng 11 năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.”

“CĐS là tạo ra một môi trường sống mới, môi trường số, bên cạnh môi trường thực mà chúng ta đã quen qua hàng ngàn năm. Môi trường mới thì cũng cần văn hoá mới, con người mới, đó là văn hoá số, con người số” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Cách mạng văn hoá muốn hoàn thành thì phải do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Muốn vậy thì các nền tảng số của văn hoá Việt Nam phải do Đảng lãnh đạo xây dựng. Đầu tư của nhà nước để tạo thành các nền tảng số cơ bản của văn hoá Việt Nam là cần thiết. Đầu tư này là không lớn, chỉ một vài phần trăm so với đầu tư vật chất cho lĩnh vực văn hoá, và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển làm chủ các nền tảng này.

Bộ về văn hoá thì sợ làm công nghệ, bộ về công nghệ thì sợ làm nội dung văn hoá.  Bởi vậy, các nền tảng về công nghệ để CĐS lĩnh vực văn hoá thì Bộ TT&TT, ngành TT&TT có thể giúp, còn nội dung thì chỉ có ngành văn hoá mới đưa lên được.

Lĩnh vực văn hoá cần có nhân lực số để làm CĐS. Nhưng trước mắt thì có thể dùng lực lượng CĐS số đang rất dồi dào của ngành TT&TT. Sự kết hợp này sẽ thúc đẩy nhanh CĐS trong sự phát triển văn hoá - con người Việt Nam. Cái gì dễ thì làm, cái gì khó thì hợp tác. Bởi vì, cái gì dễ với mình thì chắc ít ai làm được, còn cái gì khó với mình thì ngoài kia sẽ có người làm rất dễ.

Bộ TT&TT xin được đồng hành cùng với Bộ VH-TT-DL trong xây dựng các nền tảng số của văn hoá Việt Nam. 

Xin trân trọng cảm ơn!

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Chính phủ số sẽ tạo nên thay đổi lớn trong quản trị quốc gia

Chính phủ số sẽ tạo nên thay đổi lớn trong quản trị quốc gia

Một giá trị thiết thực của Chính phủ số là mỗi cán bộ sẽ có một trợ lý ảo giúp xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu bộ ngành địa phương rồi dùng Big Data, AI để phân tích, giám sát online, phát hiện sớm bất cập, cũng như dùng dữ liệu để ra quyết định.">

Kinh tế số, xã hội số cần có văn hóa số

Thanh Hóa công bố phương án thi THPT quốc gia, tuyển sinh lớp 10

Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung

Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết ngày 28/3 đã nhận được đơn thư của nhiều giáo viên đang công tác tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

{keywords}
Hơn 250 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn bàng hoàng trước nguy cơ có thể bị ra khỏi ngành sau hàng chục năm cống hiến. Ảnh: Thanh Hùng

Qua công tác nắm tình hình và đơn của giáo viên, Công đoàn Giáo dục Việt Nam được biết, trong thời gian tới UBND TP Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển viên chức năm 2019. Trong số những người có thể dự kỳ thi này có hơn 250 giáo viên cấp Tiểu học và THCS tại huyện Sóc Sơn là những người đã hợp đồng giảng dạy nhiều năm, nhiều người là giáo viên giỏi các cấp, có nhiều thành tích trong giảng dạy; có người có hoàn cảnh khó khăn hoặc đã lớn tuổi. Điều này phần nào gây ra tâm lý lo lắng cho đội ngũ giáo viên tại huyện Sóc Sơn cũng như sự quan tâm của dư luận xã hội.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng việc thực hiện chủ trương và các quy định hiện hành của Chính phủ về thi tuyển viên chức để đảm bảo có đội ngũ giáo viên chất lượng tốt, đạt chuẩn về trình độ, chuẩn nghề nghiệp nhất định là việc làm đúng và cần thiết. Tuy nhiên, cần xem xét trong điều kiện cụ thể với những giáo viên đã có nhiều năm công tác trong ngành, để có sự ghi nhận đối với quá trình cống hiến, tạo được sự đồng thuận, tin tưởng của người lao động khi thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, đồng thời thể hiện tính nhân văn và sự quan tâm của các cấp, chính quyền TP đối với sự nghiệp giáo dục.

{keywords}
Ảnh: Thanh Hùng

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Chủ tịch UBND TP, giám đốc Sở Nội vụ, giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội quan tâm, có giải pháp để có thể xem xét đặc cách hoặc có chính sách ưu tiên thích hợp trong quá trình thi tuyển viên chức đối với các giáo viên tham gia giảng dạy lâu năm, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn tốt (giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên có nhiều thành tích trong công tác…); tham gia công tác quản lý, từ tổ trưởng các tổ chuyên môn trở lên; là cán bộ công đoàn (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với số giáo viên không trúng tuyển nhưng đã có thời gian công tác trong ngành giáo dục nhiều năm thì xem xét, tiếp tục ký hợp đồng và bố trí ở những nơi còn thiếu.

Đối với những người không trúng tuyển và không bố trí được thì ngoài các chế độ theo quy định của Nhà nước, cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để họ có cơ hội chuyển đổi công việc, tìm kiếm việc làm mới, sớm ổn định cuộc sống.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị lãnh đạo các cơ quan quan tâm, xem xét, có giải pháp phù hợp để đội ngũ nhà giáo sớm ổn định về mặt tâm lý và tập trung cống hiến cho ngành nhiều hơn.

Thanh Hùng

Có cả "quyển bằng khen", giáo viên vẫn lo sợ trượt chân viên chức

Có cả "quyển bằng khen", giáo viên vẫn lo sợ trượt chân viên chức

Dù chưa diễn ra kỳ thi viên chức, hơn 250 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn không khỏi lo lắng khi phải "cạnh tranh" với giới trẻ có nhiều lợi thế hơn mình.

">

Đề nghị xem xét đặc cách hoặc có chính sách ưu tiên cho giáo viên hợp đồng Sóc Sơn

Tú (Đình Tú) và Linh (Mỹ Duyên) tiếp tục khẩu chiến dữ dội sau khi Quy và Ly chính thức thành một đôi. "Anh tôi là người đàng hoàng quân tử chứ không phải kẻ lưu manh đầu đường xó chợ đâu mà anh đã phải lo cho bạn anh", Linh nói. Tú đáp trả: "Cô đã thấy người quân tử nào đâm sau lưng tôi để chiếm mặt bằng chưa?". Linh vẫn bảo vệ anh trai, nói rằng chuyện làm ăn của Quy cô không biết nhưng anh mình không sai luật cũng không phạm pháp.

Linh chĩa mũi nhọn về phía Tú, cho rằng bạn đểu là do mắt anh kém, còn nếu không nghĩa là Tú không ra gì. Đồng thời cô cho biết Ly mới xin Quy ứng 1 năm tiền lương hơn 100 triệu. Linh khẳng định Ly đang lợi dụng Quy, quyến rũ anh mình vì tiền. Thấy Tú có vẻ không tin, Linh lập tức đưa bằng chứng ra. 

Trong khi đó, bà Phượng (Tú Oanh) trách Ly vì đã để David làm cho bẽ mặt mà không phô diễn hết tài làm bánh được hưởng từ bố mẹ ra. Cuối cùng bà Phượng định gọi điện cho Quy, hỏi xem vì sao để David ức hiếp Ly như vậy. Tuy vậy bố con Ly liền ngăn lại, cho rằng đó là việc riêng của Ly, thêm nữa Quy còn chưa phải con rể. "Dù gì mẹ cũng không chịu thua đâu". 

Tú sẽ gặp Ly hỏi cho ra nhẽ? Bà Phượng sẽ hành động ra sao để lấy lại công bằng cho con gái? Diễn biến chi tiết tập 17 Đừng nói khi yêu lên sóng 21h40 tối nay trên VTV3.

Đời thường gợi cảm của Mỹ Duyên 'Đừng nói khi yêu'Đảm nhiệm vai Linh, em gái nhân vật Quy do Mạnh Trường đóng trong 'Đừng nói khi yêu' là người đẹp sinh năm 1995 Trình Mỹ Duyên.">

Đừng nói khi yêu tập 17: Linh khẩu chiến với Tú, khẳng định Ly đang lợi dụng Quy

友情链接