>>Computex 2011: Những “ngôi sao” của ngày khai màn
>>Thuê bao ĐT bất ngờ giảm 46,5 triệu trong 1 tháng
>>iPhone 5 với camera 8 “chấm” sẽ xuất hiện trong tháng 7
>>Clip vật thể lạ bay trên bầu trời Mỹ
Nhà mạng phải tuân thủ đúng lộ trình tắt sóng 2G
Ngày 30/5, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã chủ trì cuộc họp với các nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động. Tại cuộc họp này, Thứ trưởng cho biết, Bộ TT&TT đã ban hành các thông tư về quy hoạch băng tần 900/1800MHz tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai lộ trình dừng công nghệ 2G. Đề nghị các doanh nghiệp viễn thông nghiêm chỉnh thực hiện, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan theo chức năng và nhiệm vụ thực hiện giám sát, đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tắt sóng 2G và phổ cập điện thoại thông minh.
“Căn cứ quy hoạch băng tần 900/1800MHz, Bộ TT&TT sẽ không cấp phép lại các băng tần 900/1800/ 2100MHz, nếu doanh nghiệp vẫn còn thuê bao 2G only vào ngày 16/9/2024”, Thứ trưởng khẳng định.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã yêu cầu các nhà mạng phải nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết về lộ trình dừng công nghệ di động cũ theo từng tháng, tới từng tỉnh thành. Xây dựng giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ ngừng phục vụ thuê bao 2G only vào thời điểm tháng 9/2024, để đảm bảo thực hiện quy hoạch các băng tần 900/1800MHz.
Để đảm bảo quyền lợi người sử dụng, Thứ trưởng cũng lưu ý các nhà mạng phải có giải pháp hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn, khuyến khích hỗ trợ máy smartphone để thực hiện mục tiêu phổ cập dòng điện thoại này. Bên cạnh đó, nhà mạng phải xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai vùng phủ 4G thay thế vùng phủ 2G, có đánh giá với vùng phủ từng trạm thu phát sóng 2G đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G, khi dừng hệ thống vào tháng 9/2026.
Các nhà mạng phải xây dựng giải pháp truyền thông tới từng đối tượng người sử dụng theo độ tuổi, theo đặc điểm địa lý của từng tỉnh thành, lưu ý đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đối tượng sử dụng là người già, người dân tộc, người đi biển... để nắm bắt được chủ trương, kế hoạch dừng công nghệ 2G và thực hiện chuyển đổi sang sử dụng smartphone.
Bên cạnh đó, nhà mạng phải xây dựng kế hoạch hỗ trợ khách hàng qua các kênh thoại, cửa hàng, trang web; Xây dựng các nội dung truyền thông, hỏi đáp về dừng công nghệ 2G.
Nhà mạng cam kết tắt sóng 2G theo đúng lộ trình
Phát biểu tại buổi làm việc, các nhà mạng di động ảo khẳng định sẽ tuân thủ theo chỉ đạo của Bộ TT&TT về tắt sóng 2G. Đại diện Đông Dương Telecom cho hay, nhà mạng này tập trung vào khách hàng dùng gói cước data nên không có nhiều khách hàng 2G. Vì vậy, việc tắt sóng 2G sẽ được Đông Dương Telecom thực hiện nghiêm túc và sẽ có chính sách chuyển đổi cho khách hàng.
Theo đại diện Vietnamobile, hiện nhà mạng này còn khoảng 100.000 thuê bao 2G và đang có lộ trình tắt dần sóng 2G đến tháng 9/2024.
Gtel Mobile không có thuê bao 2G trên mạng, nên không bị ảnh hưởng gì liên quan đến lộ trình tắt sóng 2G.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Thiềm Công Nguyên, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, trong thời gian qua MobiFone đã tắt 10.000 trạm 2G, chiếm khoảng 40% số trạm của nhà mạng này. MobiFone sẽ tiếp tục lộ trình tắt sóng 2G tập trung vào vùng ít thuê bao và đến hết 2025 sẽ tắt toàn bộ trạm 2G.
Ông Nguyễn Nam Long, Phó tổng giám đốc VNPT chia sẻ, VNPT có chủ trương không cho thiết bị 2G nhập mạng mới để chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G. Ông Nguyễn Nam Long cũng nhấn mạnh, để thành công trong việc tắt sóng 2G thì công tác truyền thông đến người dùng rất quan trọng; Chẳng hạn có thể truyền thông mạnh mẽ việc tắt sóng 2G giống như tắt truyền hình analog mà Bộ TT&TT đã làm.
Là nhà mạng hiện có nhiều thuê bao 2G nhất, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, trong thời gian qua, Viettel đã tắt trạm phủ sóng 2G ở những nơi có dưới 5% khách hàng đang sử dụng. Bên cạnh đó, Viettel đã phân tích hành vi của khách hàng đang dùng điện thoại 2G như người già, công nhân, thương lái… để đưa ra các chính sách phù hợp, như giảm giá 50% cho khách hàng mua máy đầu cuối và miễn phí 100% máy điện thoại 4G “cục gạch” với đối tượng hộ nghèo.
" alt=""/>Không cấp phép lại các băng tần nếu nhà mạng còn thuê bao 2G only sau ngày 16/9Đây là loại cây được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà vì khả năng phát triển mạnh dù điều kiện ánh sáng yếu và ít nước. Cây dễ bố trí trong nhiều không gian có thiết kế khác nhau. Đặc biệt hơn, cây lưỡi hổ được chứng minh có tác dụng làm sạch không khí.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí HortTechnology cho thấy, phòng thí nghiệm trồng cây lưỡi hổ có nồng độ ozone suy giảm nhanh hơn so với các phòng khác.
Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, hít phải khí ozone có thể ảnh hưởng xấu tới phổi và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Cây nhện
Đây cũng là một loại cây trồng trong nhà dễ thích nghi như lưỡi hổ. Cây phù hợp với những nơi có nguồn ánh sáng gián tiếp, đất thoát nước tốt.
Trong nghiên cứu của NASA về đặc tính làm sạch không khí của thực vật, cây nhện đã loại bỏ 95% chất độc hại formaldehyde trong vòng 24 giờ. Đó là một loại khí gây ung thư, có thể kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng.
Cây thường xuân
Loại cây leo này có thể được trồng làm lớp phủ mặt đất, trong các giỏ treo hoặc leo tường. Đây là loại cây trồng trong nhà hiệu quả nhất để loại bỏ benzen, hóa chất độc hại sinh ra khói thuốc lá và khí thải công nghiệp.
Cây thường xuân làm cạn kiệt gần 90% benzen từ không khí và giảm nồng độ trichloroethylene - chất lỏng gây hỏng hệ miễn dịch và hệ sinh sản, gây ra một số bệnh ung thư.
Loại cây này ưa môi trường ẩm và ánh sáng trung bình.
Hoa cúc
Các loại cây hoa cũng mang lại lợi ích thanh lọc không khí. Thử nghiệm cho thấy trong 24 giờ, chậu hoa cúc đã loại bỏ 61% formaldehyde, 53% benzen và 41% trichloroethylene khỏi một buồng kín.
Hoa cúc cần có đầy đủ ánh sáng mặt trời và tưới nước thường xuyên. Cây sẽ ra hoa từ tháng 9, mang lại màu sắc tươi vui, sinh động cho căn nhà.
Cây si
Cây si cảnh rất phổ biến, có thể bố trí ở góc phòng. Loại cây này có thể triệt tiêu gần 48% formaldehyde, 30% benzen và 10,5% trichloroethylen. Cây cần có ánh nắng và đất ẩm để phát triển tốt, nâng cao chất lượng không khí trong nhà.
An Yên (TheoBestlife)
" alt=""/>5 loại cây lọc không khí trong nhà giúp bảo vệ sức khỏe gia đìnhĐầu tư hạ tầng giao thông, đón sóng đầu tư
Long An là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của TP.HCM. Với lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An trong thời gian qua được đầu tư ngân sách lớn để phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Theo quy hoạch cho giai đoạn năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương tập trung nhiều nguồn lực để kết nối với TP.HCM cũng như các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Có thể kể đến khu vực Cần Giuộc hàng loạt các công trình được cải thiện và đầu tư như mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo với 6 làn xe thông sang khu công nghiệp Long Hậu; Tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và khu đô thị - cảng Hiệp Phước; khởi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ…
Các tuyến đường phụ kết nối Cần Giuộc - trung tâm TP.HCM bao gồm Quốc lộ 50 dự kiến mở rộng lên 34m (6 làn xe), đường Phạm Hùng nối dài hơn 8,6km, đường Lê Văn Lương mở rộng lên 40m. Và mới đây là đề xuất xúc tiến tuyến Metro số 5 dài 24km nối từ Bến xe Cần Giuộc đến cầu Sài Gòn.
Việc đưa vào hoạt động tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua các huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), huyện Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ rút ngắn thời gian nhiều lần.
Bên cạnh đó, Cần Giuộc cũng là địa phương có hệ thống giao thông đường thủy đa dạng. Trong đó, cảng Quốc tế Long An được đầu tư với nguồn vốn trên 10.000 tỷ đồng góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đến cảng, cắt giảm các chi phí liên quan đến logistics. Khi các tuyến giao thông kết nối thông suốt, Cảng Quốc tế Long An không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn mà còn cả một phần TP.HCM và các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL.
BĐS công nghiệp tạo đà cho Cần Giuộc
Trải qua năm 2020, nhờ vào công tác kiểm soát tốt dịch bệnh cùng lợi thế về cơ sở vật chất và chi phí lao động, Việt Nam trở thành điểm đến của các tập đoàn lớn trên thế giới để xây dựng các nhà máy sản xuất quy mô. Theo đó “thủ phủ công nghiệp” Long An trở thành điểm đến trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
Tính đến tháng 11/2020, Long An nằm trong top 10 tỉnh thành thu hút vốn FDI lớn nhất cả nước và dẫn đầu thu hút FDI tại Khu vực ĐBSCL. Hiện tại Long An có 32 khu công nghiệp (KCN) đã được quy hoạch đồng bộ, diện tích 11.523,14ha và 62 cụm công nghiệp (CCN) diện tích 3.106ha, trong đó 16 KCN và 21 CCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy lần lượt đạt 87,4% và 89,7%.
Khu đô thị liền kề các KCN tại Cần Giuộc dần được hình thành phục vụ cho cư dân (Nguồn ảnh: Dự án Elite Life) |
Một loạt dự án công nghiệp đã và đang hình thành trên địa bàn Cần Giuộc, thu hút hơn 400,000 lao động làm việc. Trong đó phải kể đến KCN Long Hậu, KCN Hiệp Phước, KCN Đông Nam Á Long An, KCN Tân Kim... và nhiều khu nhà xưởng lớn nhỏ khác.
Công nghiệp phát triển, thu hút lao động, chuyên gia kỹ thuật trong và ngoài nước đến Cần Giuộc làm việc và sinh sống, những cư dân mới này cần đáp ứng đầu tiên về nhu cầu về nhà ở.
Ngoài ra, khu vực gần KCN thường tập trung dân cư đông đúc, đi kèm là các tiện ích thiết yếu cũng như hạ tầng đường xá rộng, đẹp nên thu hút khách tìm mua. Trong đó, đa số khách thường săn lùng đất nền nhà phố để tiện kinh doanh, cho thuê,… với nguồn khách lớn từ các cụm công nghiệp. Do đó, những sản phẩm đất nền nằm liền kề cạnh KCN, CCN càng được săn đón, khiến giá liên tục tăng.
Tố Uyên
" alt=""/>Bất động sản Cần Giuộc hưởng ‘lợi kép’ nhờ sóng đầu tư hạ tầng và KCN