Các đại biểu tham dự: Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Bà Võ Thị Ánh Xuân – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước; Ông Vũ Đức Đam – Uỷ viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ,...
Hoà nhạc có sự tham gia của 200 nghệ sĩ – chiến sĩ của 8 đoàn nhạc trong đó có 6 đoàn nhạc đến từ: Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Myanmar, Philippines và 2 đoàn nhạc đến từ nước chủ nhà Việt Nam là: Đoàn nhạc Cảnh sát Việt Nam, đoàn quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là chương trình khép lại một mùa Nhạc hội tưng bừng của Cảnh sát các nước ASEAN+.
Từ một ngã tư đường phố:
Chương trình hoà nhạc mở màn với phần biểu diễn ấn tượng của các nghệ sĩ Đoàn nhạc Cảnh sát Việt Nam. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng, NSƯT Kim Xuân Hiếu và Thiếu tá Nguyễn Tiến Dũng, dàn kèn lớn của lực lượng CAND đã thể hiện nhiều tác phẩm âm nhạc về tinh thần đoàn kết giữa các nước, văn hóa truyền thống của Việt Nam, Cảnh sát Việt Nam và văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản như: ASEAN ca, Dương liễu xanh, Hành khúc kỷ niệm, Từ một ngã tư đường phố, Liên khúc Lý ngựa ô – Tây Nguyên vào hội.
Liên khúc Lý ngựa ô – Tây Nguyên vào hội:
Đoàn nhạc Cảnh sát Brunei mang đến chương trình những giai điệu hào sảng, vui nhộn qua nhiều tác phẩm âm nhạc gắn với các lễ hội, phong tục tập quán, văn hóa của người dân Brunei:Hadrah; Joget Seri Kenangan, Dang Mengalai, Kayum Oya Kayum.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Đoàn nhạc Cảnh sát Brunei.
Các nghệ sĩ của Đoàn nhạc Cảnh sát Nhật Bản với 6 nhạc công, do nhạc trưởng Sato Shingo chỉ huy đã trình diễn nhiều tác phẩm, trong đó có những nhạc phẩm quen thuộc với người lính như: Introduction an Allergo, El Capitian.
Đoàn nhạc Cảnh sát Myanmar do nhạc trưởng Aung Zaw Oo chỉ huy mang đến buổi hòa nhạc nhiều nhạc phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa, trong đó có các tác phẩm biểu diễn trống truyền thống, nhạc khúc chúc mừng năm mới, ca khúc ca ngợi đất nước Myanmar.
![]() | ![]() |
Đoàn nhạc Cảnh sát Myanmar
Trích phần biểu diễn của Đoàn nhạc Cảnh sát Philippines:
Đoàn nhạc Cảnh sát Philippines dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Montano H Manabo khiến bầu không khí buổi hòa nhạc thêm rộn ràng với nhiều tác phẩm truyền thống của các vũ hội, đầy ắp sắc màu văn hóa như Liên khúc nhạc Chachacha, Bugler’s holiday, Trumpet Wilds…
Đoàn nhạc Cảnh sát Trung Quốc do nhạc trưởng Wu Jian Min chỉ huy biểu diễn hòa nhạc 4 tác phẩm gắn liền với Đoàn quân nhạc và văn hóa, đất nước, con người Trung Quốc: Hành khúc dòng lũ thép, Thần vận ngũ hành, Hoa nhài, Ca ngợi sông Trường Giang.
Đoàn nhạc Cảnh sát Lào mang đến nhiều bất ngờ thú vị khi 1 cảnh sát trẻ biểu diễn ca khúc Hà Nội niềm tin và hy vọngbằng tiếng Việt điêu luyện như ca sĩ Việt Nam và solo Khèn đơn - nhạc cụ dân tộc đã trở thành một trong các biểu tượng của Lào, từng được UNESCO ghi danh vào danh sách văn hóa phi vật thể thế giới. Những cống hiến, hy sinh của lực lượng Công an Lào trong sứ mệnh bảo vệ và phát triển đất nước cũng đã được các chiến sĩ trẻ thể hiện thành công qua tác phẩm múa Từng bước đi dưới lá cờ Tổ quốc…
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Đoàn nhạc Cảnh sát Lào.
Đoàn nhạc Nghi lễ Quân đội Nhân dân Việt Nam:
Đoàn nhạc Nghi lễ Quân đội Nhân dân Việt Nam để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng công chúng về anh bộ đội Cụ Hồ với 2 nhạc phẩm rất quen thuộc, gắn liến với lực lượng Quân đội Việt Nam: Nhạc chàocủa tác giả Nguyễn Bằng Thành và Xuân chiến thắngcủa tác giả Đinh Ngọc Liên. Bản lĩnh của Đoàn nhạc Nghi lễ có bề dày truyền thống cũng còn được dàn kèn hùng hậu và nhạc trưởng – Thượng tá Bùi Trung Dũng tiếp tục khẳng định qua tác phẩm nổi tiếng – Lassus trompon.
![]() | ![]() | ![]() |
Đoàn Cảnh sát Việt Nam.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Đoàn nhạc Nghi lễ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
“Đại tiệc” âm nhạc kết thúc với 2 tác phẩm được chuyển soạn cho dàn kèn: Trống cơm– dân ca đồng bằng Bắc Bộ và Hành khúc CAND Việt Namcủa nhạc sĩ Nguyễn Trọng Bằng. Dù là hai tác phẩm đã cũ nhưng được chơi dưới hình thức mới mẻ, đó là sự kết hợp của hơn 130 nhạc công của 8 đoàn nhạc dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng, NSƯT Kim Xuân Hiếu.
Những giai điệu tươi vui, rộn rã trên sân khấu lớn và hàng trăm người xem, gồm đại biểu, cán bộ, chiến sĩ hòa nhịp cùng các nghệ sĩ – chiến sĩ đang biểu diễn trên sân khấu để lại nhiều ấn tượng khó quên với bất kỳ khán giả nào tham dự chương trình.
Nhạc sĩ Trần Hải Đăng, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cố vấn âm nhạc cho chương trình chia sẻ: "Nhạc hội Cảnh sát các nước ASEAN+ 2022 là một trong những “đại tiệc” âm nhạc mà từ lâu lắm rồi những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp như chúng tôi cũng ít khi được chứng kiến. Các Đoàn nhạc đã mang đến những tác phẩm âm nhạc đặc sắc nhất, với nhiều phong cách rất riêng. Phần mở màn của khoảng 100 nhạc công Đoàn nhạc Cảnh sát Việt Nam rất ấn tượng, vừa thể hiện sự đoàn kết, vừa mang bản sắc rất riêng của lực lượng Công an.
Đoàn Brunei có cách chơi rất phóng khoáng, hài hước, rất tuyệt vời. Phong cách biểu diễn của Đoàn Philippines gần với âm nhạc đương đại. Đoàn Nhật chỉ có 6 người nhưng chơi rất hàn lâm, tinh tế. Đoàn Trung Quốc cho thấy những nhạc công và dàn nhạc rất chuyên nghiệp. Các tiết mục trình diễn của Myanmar hiện đại nhưng cũng vô cùng dân tộc và hoành tráng. Các bạn Lào múa và hát rất tốt.
Tôi rất ấn tượng với tiết mục biểu diễn Khèn bè của Lào, điệu múa về đất nước, con người Lào và ca khúc chiến sĩ Lào hát về Hà Nội – một tình yêu rất đặc biệt là các bạn Lào dành cho nước chủ nhà Việt Nam. 2 tác phẩm cuối chương trình là hòa nhạc Trống cơmvà Hành khúc CAND Việt Nam có sự tham gia của tất cả các nghệ sĩ các Đoàn nhạc không chỉ tạo ấn tượng về mặt tài năng mà còn cho thấy tinh thần đoàn kết, hữu nghị của các nước ASEAN+…
Nhạc hội diễn ra ở Thủ đô Hà Nội rất có ý nghĩa. Đây là vùng đất nghìn năm văn hiến, là Thủ đô vì hòa bình, khu vực Bờ Hồ thường xuyên có rất nhiều du khách nước ngoài, có thể tham dự. Nhạc hội là công trình rất công phu, kết nối được nhiều quốc gia, tổ chức bài bản, tạo được những màu sắc rất riêng của nhiều nước khác nhau. Việc tổ chức Nhạc hội thành công ngay sau đại dịch Covid-19 cho thế giới thấy hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam thanh bình".
Ảnh: Phạm Hải
" alt=""/>'Đại tiệc' âm nhạc của tình đoàn kết các quốc gia giữa lòng Hà Nội![]() |
Gần đây, Sở TT&TT Đà Nẵng đẩy mạnh kiểm tra, xử phạt các vụ việc đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa: Internet) |
Trước thông tin không đúng sự thật, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội của thành phố từ trang Facebook cá nhân của nhà báo L.D.T, Sở TT&TT Đà Nẵng đã phối hợp với các cơ quan chức năng mời người này lên làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính. Nhà báo L.D.T đã thừa nhận việc đăng tải nội dung bài viết nêu trên là chưa chuẩn, chưa đúng và chưa được kiểm chứng.
Hành vi của nhà báo L.D.T vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 72 ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15 ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 14 ngày 27/1/2022 của Chính phủ, Thanh tra Sở TT&TT Đà Nẵng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhà báo L.D.T mức phạt 7,5 triệu đồng và buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Trước đó, vào ngày 10/8, Thanh tra Sở TT&TT Đà Nẵng đã thông tin việc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính với mức phạt 7,5 triệu đồng và yêu cầu ông L.T.H, chủ tài khoản Facebook “LH” gỡ bỏ ngay bài viết có nội dung xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức.
Vân Anh
Với hành vi đăng thông tin kèm hình ảnh về biển số xe 36A - 888.88 trên diễn đàn “Oto Fun Thanh Hóa” không đúng sự thật, chủ tài khoản Facebook Trịnh Ngọc Quân đã bị Sở TT&TT Thanh Hóa phạt 5 triệu đồng.
" alt=""/>Một nhà báo bị phạt 7,5 triệu đồng vì xuyên tạc chủ trương phát triển du lịch Đà Nẵng![]() |
Ngọc Nguyễn - du học sinh Mỹ với suất học bổng 7 năm của Davis UWC. Ảnh: NVCC |
Vô địch giải tennis toàn miền Bắc 3 năm liền
Ngọc là cái tên mà cha mẹ đặt cho cô gái đa tài này, nhưng với bạn bè quốc tế và giới du học sinh, Ngọc Nguyễn còn được gọi là Cici – “nickname” mà em tự đặt cho mình, vì “các bạn nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ khi đọc tên Ngọc nghe rất giống “Ngốc”. Không thích bị gọi là “stupid” nên Ngọc lấy tên Cici để các bạn dễ đọc, rút ngắn khoảng cách và thời gian kết bạn, hòa đồng với các bạn nước ngoài hơn.
Ngọc kể, chị cả từng nhận học bổng toàn phần ASEAN đi Singapore, sau đó là Stanford. Chị hai cũng nhận học bổng ASSIST đi giao lưu văn hóa Mỹ một năm, sau đó là học đại học Mỹ. “Khi nộp hồ sơ, mình biết mình có lợi thế về thông tin và cách chuẩn bị kinh nghiệm qua hai chị, nên mình muốn đạt kết quả cao nhất có thể. Ít nhất được bằng hai chị. Khi nhận học bổng 7 năm mình rất vui và trân trọng hai chị lớn vì đã cho mình động lực” – cô gái nhỏ bé này tâm sự.
Học bổng mà em đạt được là Davis UWC Scholarship, tài trợ trong 7 năm học – 3 năm cấp ba và 4 năm đại học với số tiền 20 nghìn đô la Mỹ mỗi năm. Sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 Westminster School, Ngọc còn xin thêm được học bổng President của trường Đại học Simmons College, mỗi năm 12 nghìn đô la Mỹ cho 4 năm học. Hiện tại, em đang học năm cuối trường Simmons.
Được gia đình định hướng đi du học từ nhỏ nên ngay từ những năm cấp 2 Ngọc đã biết đến và tham gia các đợt thi tuyển xin học bổng. “Mình bắt đầu xin học bổng để đi du học từ năm lớp 9 và có trượt 1 lần” – Ngọc chia sẻ. Là dân chuyên toán của ngôi trường nổi tiếng là vườn ươm các du học sinh – Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Ngọc vẫn nỗ lực học tiếng Anh thật tốt và đạt điểm cao trong các kỳ thi chuẩn hóa.
Tuy nhiên, theo Ngọc, thành tích gây ấn tượng nhất với các cán bộ tuyển sinh lại là chiếc cúp vô địch giải tennis toàn miền Bắc trong vòng 3 năm cấp 2. “Mình nhớ khi phỏng vấn cô phu trách tuyển sinh rất ấn tượng vì điều này” – Ngọc kể.
“Sốc” khi trường nằm trên ngọn đồi hẻo lánh
Trước khi đặt chân sang Mỹ, tất cả những gì mà cô nữ sinh trường Ams biết về nước Mỹ chỉ là qua phim ảnh – những hình ảnh hào nhoáng, cuộc sống phóng khoáng, lãng mạn trong những bộ phim mà chủ yếu được quay ở các thành phố lớn, sôi động. Cho nên, Ngọc bị “sốc” khi bước xuống sân bay, em được cô giáo đón về ngôi trường nằm trên một ngọn đồi hẻo lánh thuộc một tiểu bang xa xôi (đa số các trường tự thục cấp 3 đều ở những tiểu bang hẻo lánh).
Thời gian đầu, Ngọc cũng gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ và thích nghi với cuộc sống như nhiều du học sinh khác. “Các bạn Mỹ sử dụng nhiều tiếng lóng. Cách nói chuyện của họ cũng rất thoải mái, có thể nói chuyện với người lớn tuổi hơn như với bạn bè mà không phải câu nệ, khách sáo. Mình mất một thời gian để thích nghi với điều này. Mình tiến bộ bằng cách cố gắng tiếp xúc thật nhiều với các bạn, thầy cô; sinh hoạt và giao lưu với người bản địa để hoà nhập với cuộc sống mới.”
![]() |
Ngọc và các bạn học ở Mỹ. Ảnh: NVCC |
Cách học trên lớp ở trường học Mỹ cũng khác nhiều so với Việt Nam.
“Khi còn ở Việt Nam, việc giơ tay xung phong phát biểu rất dễ, vì phần lớn các câu trả lời nằm trong sách giáo khoa. Bên này các thầy cô quan tâm đến cách bạn tư duy và phân tích vấn đề hơn. Thời gian đầu, mình không quen nên cũng gặp nhiều khó khăn”. Trong giờ học các môn xã hội như Lịch sử hay Kinh tế, các thầy cô thường sử dụng 10-15 phút đầu giờ để học sinh thảo luận, trao đổi về các tin tức xảy ra trong ngày, sau đó thảo luận nhóm để xem vấn đề đó đang ảnh hưởng gì đến xã hội nói chung và mỗi cá nhân có thể làm gì để cải thiện vấn đề đó. Bản thân Ngọc thấy cách học này rất thú vị và thiết thực.
Cũng giống như những gì em đã tưởng tượng về một nền giáo dục cởi mở, toàn diện, người Mỹ sống phóng khoáng và thực tế.
“Ở đây bạn có thể sống cuộc sống theo bất cứ cách nào mà bạn muốn mà không ngại bị người xung quanh soi mói, đánh giá” – Ngọc nhận xét.
“Mình thích cách sống chuyên nghiệp của người Mỹ. Mình thấy nhờ tính cách này mà năng suất và hiệu quả trong công việc rất cao. Thông thường khi tổ chức các sự kiện ở đây, các ban trong nhóm hoàn thiện công việc của mình rất đúng hạn”.
Hiện tại, ở trường Simmons, Ngọc tham gia các hoạt động ngoại khóa rất tích cực.
Em làm thực tập sinh cho văn phòng giáo dục toàn cầu của trường và là đại sứ quốc tế cho văn phòng tuyển sinh. Hiện Ngọc cũng đang là chủ tịch Hội học sinh quốc tế và người Mỹ đa chủng tộc (MISO- Multicultural and International Student Organization) của trường. Ngọc cho biết đây là nơi tập trung các bạn học sinh quốc tế và các bạn người Mỹ đa chủng tộc, là nơi để các bạn giao lưu và kết bạn với những học sinh quốc tế khác. Hội thường tổ chức các sự kiện để giới thiệu văn hóa của các quốc gia tới thầy cô, học sinh trong trường.
Chia sẻ về bí quyết xin học bổng Mỹ, Ngọc cười lớn và nói rằng các bạn cần phải “đi chơi nhiều hơn”.
“Người Mỹ coi trọng kĩ năng mềm hơn việc bạn đạt điểm tuyệt đối trên lớp. Đừng nên quá “stress” về điểm số, mà hãy cố gắng tham gia nhiều hoạt động xã hội”.
Nói về dự định tương lai, em nói sau khi tốt nghiệp muốn quay về Việt Nam để lập nghiệp. “Hy vong trong một tương lai gần mình sẽ có một công ty kinh doanh nhỏ sử dụng những văn mình mình học được trong thời gian ở Mỹ” – Ngọc chia sẻ về mơ ước của mình.