Trước khi bệnh nhân số 416 được phát hiện tại Đà Nẵng,ậtmìnhvớiquảngcáođưangườiquabiêngiớitrốncáchlytrênmạgiải bóng đá đức không khó để tìm được những quảng cáo trên mạng xã hội về việc đưa người trái phép từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các quảng cáo này đều hứa hẹn rằng việc đưa người sẽ trót lọt, tránh được các trạm kiểm dịch và không bị cách ly 14 ngày.
Một nick Facebook là D**** ngày 8/7 có đăng một status có nội dung: “Sang, về ngày nào cũng có xe mọi người nhé”. Trước đó, ngày 29/6, nick này viết rằng: “Trốn ở đâu cũng đón được chị em nhé, em này giáp Bắc Kinh mình đón được hết nhé”.
Còn trên Zalo, một người có nick là V*** quảng cáo: “Để phục vụ nhu cầu đi lại của khách, nhà xe bên em vẫn hoạt động hai chiều sang Trung về Việt bình thường nhé. Chiều về em có đường tránh cách ly nhé. Khách kết bạn Wechat gửi vị trí xe đón tận nơi”.
Facebook của nhà xe X**** đã ra giá cho khách là 1500 NDT (khoảng 4 triệu đồng) từ Quảng Đông về Việt Nam và 1900 NDT (khoảng 6,2 triệu đồng) cho những người từ Phúc Kiến muốn về Việt Nam, hứa hẹn có đường tránh cách ly.
Còn theo thông tin trên page Cảnh sát Hình sự thì tiền công để những kẻ vận chuyển người phi pháp đưa một người từ Campuchia về Việt Nam tránh trạm kiểm dịch chỉ là 250 nghìn đồng.
Thật là nguy hiểm khôn lường khi có nhiều cá nhân bất chấp nguy hiểm, bất chấp những nỗ lực chống Covid-19 của cả một dân tộc, vì vài triệu đồng mà lén lút đưa người sang Việt Nam không qua các trạm kiểm dịch.
Chính phủ Việt Nam thời gian qua đã rất nỗ lực để ngăn chặn không cho Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, nên chúng ta mới chỉ có hơn 400 người nhiễm bệnh và chưa có trường hợp tử vong, có 99 ngày không phát hiện dịch bệnh trong cộng đồng. Suốt mấy nghìn km đường biên giới tiếp giáp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia, hàng chục nghìn chiến sỹ biên phòng đã ngày đêm căng mình trên chốt làm nhiệm vụ ngăn chặn người nhập cảnh trái phép, từ Tết đến giờ vẫn chưa được về nhà, cha mẹ mất cũng không thể về chịu tang.
Nhưng những kẻ vận chuyển người trái phép nói trên có thể phá hỏng mọi nỗ lực của chính phủ. Trường hợp phát hiện bệnh nhân 416 và 418 mới đây ở Đà Nẵng cho thấy nguy cơ bùng phát dịch rất lớn trong cộng đồng vì không truy vết được nguồn lây (F0). Việc phát hiện bệnh nhân 416 và 418 cũng trùng với thời điểm Đà Nẵng và Quảng Nam phát hiện nhiều nhóm người Trung Quốc xâm nhập và cư trú trái phép tại địa bàn.
Facebook nói gì về những quảng cáo đưa người vào Việt Nam trái phép?
Phóng viên VietTimes đã đặt câu hỏi cho ông Khôi Lê - Giám đốc bộ phận kinh doanh toàn cầu của Facebook tại thị trường Việt Nam, và đã nhận được câu trả lời như sau:
Nhìn chung, đối với những thông tin sai trái, Facebook chắc chắn sẽ gỡ bỏ. Facebook sẽ có những biện pháp rất quyết liệt đối với những thông tin vi phạm chính sách cộng đồng như gỡ bỏ, giảm thiểu hiển thị.
Về thông tin đưa người qua biên giới, đại diện Facebook ghi nhận câu hỏi của phóng viên VietTimes và đề nghị phóng viên cung cấp những thông tin chi tiết hơn như đường link bài đăng để có thể xem xét gỡ bỏ hoặc ngăn chặn.
(Theo VietTimes)
Chuyên gia y tế nói gì về “thuốc trị COVID-19” đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội?
Thông tin về thuốc trị COVID-19 do một số người ở Việt Nam mới chế tạo và được phát miễn phí đang lan truyền trên mạng xã hội suốt hôm nay, khiến nhiều người dân không biết thực hư ra sao.